PDA

View Full Version : Giáo hội trong tình hiệp thông



Rocky
02-12-2008, 05:23 PM
Giáo hội trong tình hiệp thông
http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=69

MỞ ĐẦU

Giáo Hội bao gồm hết thảy các Giáo hội Công giáo Roma, cùng với các Giáo hội Chính Thống “chị em” (x. Thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI gửi Thượng phụ Athenagoras, ngày 25-7-1967), vì mối hiệp thông với nhau không bao giờ bị cắt đứt hoàn toàn. Còn các giáo hội và cộng đoàn Kitô tại phương Tây thì gìn giữ mối hiệp thông ở những mức độ nhiều ít khác nhau, tuỳ theo những yếu tố tông truyền cấu tạo nên các giáo hội và cộng đoàn ấy. Tuy nhiên, khi Thần Khí đoái thương hoà giải tất cả với nhau, mỗi giáo hội có thể bảo toàn truyền thống cá biệt của mình trong cùng một niềm hiệp thông chung.

Do đó, trong chương này, chúng tôi xin giới thiệu các giáo hội và các cộng đoàn Kitô với tất cả lòng yêu mến, kính trọng vì tất cả cùng sống chung trong một niềm hiệp thông đại kết.

Hơn nữa, vì Thiên Chúa là Cha chung của tất cả mọi người. Người mời gọi con cái mình tham dự vào sự hiệp thông lớn lao của gia đình con cái Chúa, nên chúng tôi cũng giới thiệu đôi nét về các tôn giáo lớn hoặc lâu đời như Do Thái giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo để tất cả cùng gặp gỡ và đối thoại với nhau.

Rocky
02-12-2008, 05:24 PM
I. CÁC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG
http://v3.hdgmvietnam.org/Default.as...ticleListPK=60 (http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=69&mid=405&ArticleListPK=60)
1. Giáo huấn của Công đồng Chung Vatican II
Công đồng Vatican II, trong Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông Phương (Orientalium Ecclesiarum), tuyên bố nhiều điểm liên quan đến di sản, thể chế thượng phụ, các bí tích và việc phụng tự của các Giáo hội Đông Phương.

Những Giáo hội đáng kính
Giáo hội Công giáo rất mực tôn trọng những quy chế, nghi lễ phụng vụ, truyền thống đạo giáo và quy luật của đời sống Kitô giáo nơi các Giáo hội Công giáo Đông Phương. Thật vậy, truyền thống từ các tông đồ qua các giáo phụ, vẫn sáng tỏ nơi các giáo hội vốn nổi danh nhờ sự cổ kính đáng mộ mến ấy. Chính truyền thống này tạo nên phần di sản mạc khải của Thiên Chúa và phần di sản nguyên tuyền của toàn thể Giáo Hội (Số 1).
Giáo hội Công giáo và Thánh thiện này là Nhiệm Thể Chúa Kitô bao gồm các tín hữu là những người liên kết chặt chẽ với nhau trong Chúa Thánh Thần nhờ có cùng một đức tin, cùng lãnh nhận các bí tích và cùng tuân phục một quyền cai trị duy nhất. Họ đoàn tụ thành những cộng đoàn có phẩm trật, tạo nên những giáo hội riêng biệt hay những nghi lễ. Giáo hội Công giáo muốn bảo toàn các truyền thống của từng giáo hội riêng biệt hay các nghi lễ. Đồng thời, Giáo Hội cũng muốn thích nghi nếp sống của mình với các nhu cầu khác nhau theo thời gian và nơi chốn (Số 2).

Các giáo hội riêng biệt này, Đông Phương cũng như Tây Phương, tuy có phần khác nhau về các nghi lễ, như trong phụng vụ, giáo luật và di sản tinh thần, nhưng tất cả đều được đặt dưới quyền cai quản mục vụ của Giáo hoàng Roma, là đấng kế vị Thánh Phêrô theo ý Thiên Chúa trong quyền tối cao trên toàn thể Giáo Hội. Do đó, xét theo phẩm giá, các giáo hội đều ngang hàng với nhau, để trên bình diện nghi lễ không một giáo hội nào trổi vượt trên giáo hội nào (Số 3).

Di sản Đông Phương
Tất cả và mỗi người Công giáo, cũng như những người đã chịu phép Rửa trong bất cứ giáo hội hay cộng đoàn không Công giáo nào, khi trở về hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo, vẫn được phép duy trì và tôn trọng nghi lễ riêng dù ở bất cứ nơi nào và phải tuỳ sức tuân giữ nghi lễ ấy (Số 4). Các Giáo hội Đông Phương, cũng như Tây Phương đều có quyền lợi và bổn phận tuân theo những quy luật riêng của mình (Số 5). Mọi tín hữu Đông Phương nên ý thức và xác tín rằng mình có thể và phải luôn luôn tuân giữ các nghi thức phụng vụ hợp pháp và quy luật của nghi lễ mình, và không được thay đổi điều chi nếu không vì lý do tiến bộ riêng thuộc phạm vi tổ chức (Số 6).

Các thượng phụ Đông Phương
Thể chế thượng phụ đã được thịnh hành từ lâu đời trong Giáo Hội và đã được các Công đồng Chung tiên khởi nhìn nhận. Chiếu theo tên gọi, thượng phụ Đông Phương là vị giám mục có thẩm quyền trên các giám mục khác (kể cả các tổng giám mục), trên các giáo sĩ và giáo dân trong địa hạt hay thuộc lễ chế mình chiếu theo luật định, nhưng vẫn tôn trọng quyền tối cao của Giáo hoàng Roma (Số 7). Các thượng phụ trong Giáo hội Đông Phương, dù tiến chức trước hay sau, tất cả đều bình đẳng trên cương vị thượng phụ giáo chủ, và giữa các ngài vẫn có ngôi thứ danh dự, được minh định cách hợp pháp (Số 8). Theo truyền thống rất cổ kính của Giáo Hội, các thượng phụ Đông Phương phải được hưởng một danh dự đặc biệt vì các ngài cai quản địa hạt mình như những người cha và thủ lĩnh.

2. Các Giáo hội Công giáo Đông phương
2.1. Giới thiệu
Bắt nguồn từ Palestine, Giáo Hội lan rộng đến các vùng khác trên thế giới, trong đó có một số nơi đã trở thành những trung tâm chủ yếu của đời sống Kitô giáo với ảnh hưởng lớn lao trên các giáo hội địa phương thuộc vùng của mình. Những trung tâm này đã phát triển thành các giáo khu thượng phụ cổ xưa như Constantinople, Alexandria, Antioch, Jerusalem ở phía Đông, và Roma ở phía Tây. Những nguồn gốc và việc thực hành thể chế thượng phụ của các Giáo hội Đông Phương vốn có từ trước khi đế quốc Roma phân thành hai vào năm 292: Đông (Byzantine) và Tây (Roma).

Các giáo hội khác với những truyền thống độc đáo riêng biệt đã phát triển vượt ra khỏi các biên giới của đế quốc Roma ở Ba Tư, Armenia, Syria, Ai Cập, Ethiopia và Ấn Độ. Giáo hội “Nestorian” ở Ba Tư, ngày nay gọi là Giáo hội Assyrian của phía Đông, đã cắt đứt hiệp thông với phần giáo hội còn lại sau Công đồng Ephesus (431) và không chấp nhận giáo huấn của Công đồng này. Các giáo hội “nhất tính thuyết” Armenia, Syria, Ai Cập, Ethiopia, Eritrea và Ấn Độ (ngày nay gọi là các Giáo hội Chính Thống Đông Phương) đã không chấp nhận các giáo huấn Kitô học của Công đồng Chalcedon (451) và vì thế tách biệt khỏi Giáo Hội trong đế quốc Roma.

Cuối cùng, tiếp theo sau những cuộc ra vạ tuyệt thông lẫn nhau vào năm 1054 giữa thượng phụ Constantinople và đặc sứ của giáo hoàng, Giáo Hội trong đế quốc đã phân chia thành hai phần, một phần trở thành Giáo hội Công giáo ở phía Tây và phần kia trở thành Giáo hội Chính Thống ở phía Đông. Đây là một cuộc xung đột kéo dài mà đỉnh cao của nó xảy ra vào năm 1204 với cuộc chinh phạt Constantinople của Đạo Binh Thánh Giá La Tinh.

Trong các thế kỷ tiếp theo sau, đã có những cố gắng để vượt qua những sự chia rẽ này, đáng chú ý nhất là tại Công đồng Lyon II vào năm 1274 và Công đồng Ferrara-Florence năm 1438 - 1439. Nhưng cả hai nỗ lực đó đều thất bại. Sau đó, Giáo hội Công giáo bắt đầu gửi những nhà thừa sai đi làm việc chung với các Kitô hữu Đông Phương ly khai, và một số nhóm trong các giáo hội ấy tự nguyện xin trở lại hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Roma. Do đó, bắt đầu thành hình các Giáo hội Công giáo Đông Phương. Các giáo hội này vẫn giữ lại phần lớn các di sản về phụng vụ, giáo luật, tu đức và thần học của những người anh em không Công giáo của mình.

Giáo luật của các Giáo hội Đông Phương ngày nay chia các giáo hội này theo bốn phạm trù: thuộc thượng phụ, thuộc tổng giám mục niên trưởng, thuộc tổng giám mục chính toà và thuộc các giáo hội “theo quy chế riêng” (suis generis) khác.

2.2. Thống kê (nguồn chính: Niên Giám Toà Thánh)

Những thống kê sau đây được tổng hợp từ báo cáo cho các thẩm quyền của các Giáo hội Công giáo Đông Phương mà thôi, không bao gồm những Giáo hội Công giáo Đông Phương thuộc quyền các giám mục La Tinh. Một vài con số chỉ có tính ước lượng. Các giáo hội được xếp nhóm theo các truyền thống phụng vụ của mình.

ALEXANDRIA
Thuộc truyền thống phụng vụ Ai Cập, nhất là truyền thống của giáo khu thượng phụ Hy Lạp Alexandria cổ xưa. Trong các tu viện ở sa mạc Ai Cập, nghi lễ này phát triển một cách đặc biệt và cuối cùng trở thành nghi lễ của Giáo hội Chính Thống Coptic. Giáo khu thượng phụ Hy Lạp ở Alexandria đã áp dụng nghi lễ Byzantine vào khoảng thế kỷ XII. Nghi lễ Coptic, với nguồn gốc Alexandria của nó, đã lan rộng đến Ethiopia trong thế kỷ IV, tại đây lễ nghi này trải qua nhiều sửa đổi quan trọng do ảnh hưởng mạnh mẽ của Syria. Các Giáo hội Công giáo trong nhóm này là:

Giáo hội Công giáo Coptic (giáo khu thượng phụ): 6 giáo phận ở Ai Cập, 197.878 tín hữu. Các thừa sai Công giáo hiện diện kể từ thế kỷ XVII. Chức thượng phụ được thiết lập đầu tiên vào năm 1824 và được cách tân vào năm 1895. Ngôn ngữ phụng vụ là ngôn ngữ Coptic và Ả Rập.

Giáo hội Công giáo Ethiopia (giáo khu tổng giám mục chính toà): 2 giáo phận ở Ethiopia và 3 ở Eritrea, 201.549 tín hữu. Hoạt động truyền giáo của Công giáo bắt đầu trong thế kỷ XIX, và cơ cấu giáo hội hiện nay đã thành hình từ năm 1961. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Ge’ez và Amharic.

ANTIOCHIA
Thuộc truyền thống phụng vụ Antiochia, một trong những trung tâm lớn của thế giới Kitô giáo sơ khai, cũng được gọi là Tây Syria. Ở Syria, truyền thống này phát triển dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của Jerusalem, nhất là phụng vụ của Thánh Giacôbê, trở thành hình thức được dùng ngày nay bởi các Giáo hội Chính Thống và Công giáo Syria ở Trung Đông và Ấn Độ. Giáo hội theo Thánh Maron ở Li Băng (Lebanon) đã phát triển các truyền thống phụng vụ riêng của mình dưới ảnh hưởng của cả lễ nghi Antiochia lẫn Chaldea.

Các giáo hội Công giáo thuộc nhóm này là:

Giáo hội Công giáo Syro-Malankara (giáo khu tổng giám mục chính toà): 4 giáo phận ở Ấn Độ, 446.220 tín hữu. Giáo hội này bắt đầu từ năm 1930, khi 2 giám mục, 1 linh mục, 1 phó tế và 1 giáo dân của Giáo hội Chính Thống Malankara được nhận vào mối hiệp thông hoàn toàn với Roma. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Malayalam.

Giáo hội Công giáo Maronite (giáo khu thượng phụ): 10 giáo phận ở Li Băng, 3 ở Syria, 2 ở Hoa Kỳ. Ở đảo Cyprus (Síp), Ai Cập, Argentina, Brazil, Australia, Canada, Mexico mỗi nơi 1 giáo phận, cùng với những giáo khu thượng phụ ở Jordan và Jerusalem, tất cả gồm 3.124.086 tín hữu.

Được thành lập bởi Thánh Maron vào thế kỷ IV, các tín hữu Maronite luôn tự nhận mình ở trong mối hiệp thông với Giáo hội Roma. Chức thượng phụ đã bắt đầu từ thế kỷ VIII, và được củng cố bởi Giáo hoàng Innocens III vào năm 1216. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Ả Rập.

Giáo hội Công giáo Syria (giáo khu thượng phụ): 4 giáo phận ở Syria, 2 ở Iraq (Irắc). Ở Li Băng, Ai Cập, Bắc Mỹ mỗi nơi 1 giáo phận, cùng với những giáo khu thượng phụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Kuwait (Côoét); số tín hữu là 137.166 người.

Hoạt động truyền giáo của Công giáo tại vùng các Giáo hội Chính Thống Syria bắt đầu từ thế kỷ XVII, và đã có một loạt các thượng phụ Công giáo liên tục kể từ 1783. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Syri-Aramic và Ả Rập.

ARMENIA

Thuộc truyền thống phụng vụ của các Giáo hội Công giáo và Tông truyền Armenia. Phụng vụ này có những yếu tố của lễ nghi Syria, Jerusalem và Byzantine. Từ thế kỷ V đến thế kỷ VII, đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ từ Syria và Jerusalem. Về sau, còn có thêm những áp dụng khác nữa của lễ nghi Byzantine, và vào thời Trung Cổ, các yếu tố của truyền thống La Tinh được thêm vào.

Giáo hội Công giáo Armenia (giáo khu thượng phụ): 2 giáo phận ở Syria. Ở Liban, Iran, Iraq, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Pháp, Argentina mỗi nơi có 1 giáo phận, cùng với giáo phận tông toà cho Hoa Kỳ, và các hạt tòng nhân ở Hy Lạp, Romania và Đông Âu (Armenia). Số tín hữu là 362.047.

Các thừa sai Công giáo đã làm việc tại các khu vực này kể từ thế kỷ XIV, và một giáo khu thượng phụ Công giáo đã được thiết lập ở Libanon vào năm 1742. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Armenia cổ.

BYZANTINE
Thuộc truyền thống của các Giáo hội Công giáo Byzantine và Chính Thống Đông Phương, bắt nguồn từ giáo khu thượng phụ Chính Thống Constantinople (Byzantium). Hình thức hiện nay là một tổng hợp của các yếu tố Palestine và Constantinople vốn là những yếu tố đã có mặt trong các tu viện khoảng giữa thế kỷ IX và thế kỷ XIV. Đây là truyền thống phụng vụ Đông Phương phổ biến rộng rãi nhất. Các Giáo hội Công giáo thuộc nhóm này có mặt ở:

Albania: 1 hạt giám quản tông toà ở phía nam Albania gồm 2.474 tín hữu. Những nhóm rất nhỏ các tín hữu Chính Thống Albania trở thành Công giáo vào năm 1628 và lần nữa vào năm 1900. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Albania.

Belarus: Không có hàng giáo phẩm. Đa số các tín hữu Chính Thống Belarus trở thành Công giáo với cuộc hợp nhất vào năm 1595-1596, nhưng cuộc hợp nhất này không tồn tại lâu. Những dấu hiệu phục hưng đã xảy ra kể từ năm 1989-1990. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Belarus.

Giáo hội Công giáo Bulgaria: 1 giám hạt tông toà ở Bulgaria gồm 15.000 tín hữu. Giáo hội này bắt nguồn từ một nhóm tín hữu Chính Thống Bulgaria trở lại Công giáo vào năm 1861. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Slavonic cổ.

Giám hạt Krizevci: 1 địa phận ở Croatia với số tín hữu là 48.775. Vào năm 1611, lần đầu tiên một giám mục được bổ nhiệm cho các tín hữu Chính Thống Serbia sống trong vùng Croatia Công giáo. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Slavonic cổ và tiếng Croatia.

Giáo hội Công giáo Hy Lạp: Các giám hạt tông toà ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ với 2.340 tín hữu. Các nhà thừa sai Công giáo ở Constantinople đã hình thành một nhóm nhỏ những người Công giáo Byzantine ở đó vào giữa thế kỷ XIX. Phần đông đã chuyển đến Hy Lạp vào thập niên 1920. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Hy Lạp.

Giáo hội Công giáo Hungary: 1 giáo phận và 1 giám hạt tông toà ở Hungary, 278.000 tín hữu. Các tín hữu ở đây là hậu duệ của các nhóm Chính Thống ở Hungary trở thành Công giáo vào thế kỷ XVII và sau đó. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Hungary.

Giáo hội Công giáo Italo - Albania: 2 giáo phận và 1 đan viện tòng thổ ở Italy, 61.563 tín hữu. Chủ yếu là hậu duệ của các tín hữu Chính Thống Albania chuyển đến miền Nam nước Ý và Sicili vào thế kỷ XV và cuối cùng trở thành Công giáo. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Hy Lạp và tiếng Ý.

Giáo hội Công giáo Hy Lạp Melkite (giáo khu thượng phụ): giáo phận ở Syria, 7 ở Li Băng. Ở Jordan, Israel, Brazil, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Australia mỗi nơi có 1 giáo phận, cùng với địa phận tông toà ở Venezuela và các giáo khu thượng phụ ở Iraq và Kuwait. Tổng số tín hữu là 1.251.300. Các thừa sai Công giáo bắt đầu làm việc trong các giáo khu thượng phụ Chính Thống Hy Lạp ở Antioch vào giữa thế kỷ XVII. Năm 1724, giáo khu này chia thành hai phần là Công giáo và Chính Thống. Những người Công giáo thường được gọi là Melkites. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Hy Lạp và tiếng Ả Rập.

Giáo hội Công giáo Hy Lạp Romania (thuộc tổng giám mục chính toà): 5 giáo phận ở Romania và 1 ở Hoa Kỳ với số tín hữu là 1.390.610. Các tín hữu Chính Thống Romania ở Transylvania chính thức đi vào trong mối hiệp thông với Roma vào năm 1700. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Romania.

Nga: Không có hàng giáo phẩm. 1 giám hạt tông toà được thiết lập cho nước Nga vào năm 1917 và cho người Nga ở Trung Hoa vào năm 1928, nhưng hiện nay cả hai đều không hoạt động. Có 5 giáo xứ đang tồn tại ở các khu vực người Nga lưu vong.

Giáo hội Công giáo Ruthenian: Ở Ukraine có 1 giáo phận, Hoa Kỳ có 4 giáo phận, Cộng Hoà Czech (Séc) có 1 giám hạt tông toà. Giáo hội này bắt đầu với việc đón nhận 63 linh mục Chính Thống vào Giáo hội Công giáo năm 1646. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Slavonic cổ và tiếng Anh. Số tín hữu: 662.820.

Giáo hội Công giáo Slovakia: ở Slovakia có 1 giáo phận và 1 giám hạt tông toà, ở Canada có 1 giáo phận. Số tín hữu là 221.044. Giáo hội này cũng bắt nguồn từ cuộc hợp nhất năm 1646. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Slavonic cổ và Slovak.

Giáo hội Công giáo Ukraine - Hy Lạp: Ở Ukraine có 6 giáo phận và 1 giám hạt thuộc tổng giám mục, Ba Lan có 2 giáo phận, Canada có 5 giáo phận, Hoa Kỳ có 4 giáo phận. Ở Australia, Brazil, Achentina, mỗi nơi 1 giáo phận. Ở Anh, Đức và Pháp có các giám hạt tông toà. Số tín hữu là 5.159.633. Giáo hội này bắt nguồn từ cuộc hợp nhất năm 1595-1596 giữa Tổng giáo phận Chính Thống Kiev và Giáo hội Công giáo. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Slavonic cổ và tiếng Ukraine.

CHALDEA
Cũng gọi là Đông Syria, đây là truyền thống phụng vụ của các Giáo hội Công giáo Chaldea và Syro-Malabar cũng như của Giáo hội Assyria phía Đông. Phát xuất từ nghi lễ cổ của Giáo hội Mesopotamia trong đế quốc Ba Tư, nghi lễ này được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương Syria cổ. Các Giáo hội Công giáo thuộc truyền thống này gồm:

Giáo hội Công giáo Chaldea (giáo khu thượng phụ): 10 giáo phận ở Iraq, 3 ở Iran. Ở Li Băng, Ai Cập, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ mỗi nơi 1 giáo phận. Số tín hữu là 322.266. Một nhóm thành viên của Giáo hội Assyria (Nestorian) phía Đông đã xin hợp nhất với Giáo hội Roma vào năm 1553. Vào năm ấy, Giáo hoàng Julius III đã tấn phong giám mục cho lãnh đạo của họ và đặt vị ấy làm thượng phụ. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Syria và Ả Rập.

Giáo hội Công giáo Syro-Malabar (thuộc tổng giám mục niên trưởng): 22 giáo phận ở Ấn Độ. Số tín hữu là 3.408.093. Bắt nguồn từ cộng đoàn Kitô hữu theo Thánh Tôma ở Ấn Độ, những người này đã trở thành Công giáo sau cuộc xâm chiếm của người Bồ Đào Nha. Năm 1993, giáo phận Ernakulam Angamaly được nâng thành giáo khu của tổng giám mục niên trưởng. Ngôn ngữ phụng vụ là tiếng Malayalam.

Chúng ta có thể ghi nhận rằng trong nhiều thế kỷ, các Giáo hội Đông Phương chỉ giới hạn trong những nhóm quốc tịch và ngôn ngữ tại một số quốc gia Trung Đông, Đông Âu, Á Châu và Phi Châu. Kể từ năm 1917, sau khi Liên Bang Xô Viết được thành lập, và sau Chiến tranh Thế giới thứ II, đã có những cuộc di cư của nhiều Giáo hội Đông Phương ra khỏi quê quán cũ. Những cuộc di cư này, và nhiều cuộc di cư tự nguyện khác, đã khiến cho các Giáo hội Đông Phương lan rộng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Rocky
02-12-2008, 05:24 PM
II. CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG TÁCH BIỆT
http://v3.hdgmvietnam.org/Default.as...ticleListPK=61 (http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=69&mid=405&ArticleListPK=61)

Giáo hội Chính Thống
Đây là một nhóm Giáo hội Đông Phương thuộc truyền thống Byzantine vốn ở trong sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Roma suốt thiên niên kỷ thứ nhất, và tất cả các giáo hội này đều nhìn nhận Thượng phụ Constantinople là giám mục Chính Thống thứ nhất. Bất chấp sự chia rẽ giữa Công giáo và Chính Thống, mà biểu hiệu rõ nhất là sự kiện tuyên vạ tuyệt thông lẫn nhau vào năm 1054, Giáo hội Công giáo vẫn tự xem mình ở trong mối hiệp thông hoàn toàn với các Giáo hội Chính Thống. Theo Vatican II, các Giáo hội Chính Thống “vẫn liên kết với chúng ta một cách hết sức mật thiết” về nhiều phương diện khác nhau, nhất là trong chức giám mục và bí tích Thánh Thể. Các Giáo hội Chính Thống chỉ nhận bảy Công đồng Chung đầu tiên là chuẩn mực cho đức tin của mình, cùng với Thánh Kinh và các Công đồng địa phương khác đã diễn ra trong các thế kỷ sau.

Các Giáo hội Chính Thống được tổ chức trong khoảng 15 giáo hội độc lập, phần lớn tương ứng với những quốc gia hay từng nhóm sắc tộc. Thượng phụ Constantinople có thế giá ưu việt so với các thượng phụ khác, nhưng thẩm quyền thật sự của ngài chỉ giới hạn trong giáo khu thượng phụ của mình mà thôi. Trong tư cách là lãnh đạo tinh thần của các tín hữu Chính Thống toàn thế giới, ngài đóng vai trò như một đầu mối hợp nhất, và ngài có quyền triệu tập những hội nghị toàn thể các Giáo hội Chính Thống.

Mối quan hệ cấp cao nhất giữa các giáo hội đã có những bước cải thiện trong những năm gần đây qua các cố gắng của Thượng phụ Athenagoras I, Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI và Thượng phụ Dimitrios I. Đức Phaolô VI đã gặp gỡ Thượng phụ Athenagoras 3 lần trước khi vị Thượng phụ này qua đời vào năm 1972. Hành động có ý nghĩa nhất của hai vị lãnh đạo tinh thần này là việc rút vạ tuyệt thông mà hai bên đã áp đặt lên nhau kể từ năm 1054. Việc phát triển mối quan hệ với Chính Thống là ưu tiên hàng đầu của Đức Gioan Phaolô II ngay từ khi bắt đầu triều giáo hoàng của ngài. Cả Đức Gioan Phaolô II lẫn Thượng phụ Chính Thống Bartholomew đều nêu rõ quyết tâm cải thiện mối quan hệ, bất chấp những tranh cãi giữa Công giáo Đông Phương và các Giáo hội Chính Thống về những vấn đề phát sinh tại những nơi mới thoát khỏi sự áp đặt của chính quyền trước đây.

Các Giáo hội Chính Thống Độc lập
Giáo khu thượng phụ Constan-tinople (ở Thổ Nhĩ Kỳ, Crete, Dodecan, Hy Lạp).
Giáo khu thượng phụ Alexandria (ở Ai Cập, Kenya, Uganda).
Giáo khu thượng phụ Antiochia (ở Syria, Lebanon, Iraq, Australia, Hoa Kỳ).
Giáo khu thượng phụ Jerusalem (ở Israel và Jordan).
Giáo hội Chính Thống Nga (ở Nga, Ukrain, Belarus, Esthonia, Moldova, Latvia).
Giáo hội Chính Thống Serbia (ở Nam Tư, Tây Âu, Bắc Mỹ và Australia).
Giáo hội Chính Thống Romania (ở Romania, Tây Âu và Bắc Mỹ).
Giáo hội Chính Thống Bulgaria (ở Bulgaria, Tây Âu và Bắc Mỹ).
Giáo hội Chính Thống Georgia (ở Georgia).
Giáo hội Chính Thống Cyprus (ở Cyprus).
Giáo hội Chính Thống Hy Lạp (ở Hy Lạp, Hoa Kỳ).
Giáo hội Chính Thống Ba Lan (ở Ba Lan).
Giáo hội Chính Thống Albania (ở Albania).
Giáo hội Chính Thống Cộng Hoà Czech và Slovak (ở Cộng Hoà Czech và Slovak).
Giáo hội Chính Thống Hoa Kỳ (ở Hoa Kỳ).

Các Giáo hội Đông Phương cổ
Các Giáo hội Đông Phương cổ không phải là các Giáo hội Chính Thống như kể trên, mà bao gồm: Giáo hội Assyria phía Đông (trước đây gọi là Giáo hội Nestoria), Giáo hội Tông truyền Armenia, Giáo hội Chính Thống Coptic, Giáo hội Chính Thống Ethiopia, Giáo hội Chính Thống Syria (đôi khi gọi là Giáo hội Jacobite) và Giáo hội Chính Thống Syria-Malankara ở Ấn Độ.

Sau Công đồng Ephesus (431), Giáo hội Assyria phía Đông không duy trì mối hiệp thông với thế giới Kitô giáo còn lại. Có lẽ chủ yếu vì lý do chính trị hơn là vì lý do giáo thuyết, Giáo hội này đã không chấp nhận giáo huấn của Công đồng về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (đối ngược với quan điểm của Nestorius). Điều đáng ghi nhận rằng vào thế kỷ XVI, một bộ phận lớn các tín hữu của Giáo hội này đã hiệp thông hoàn toàn với Toà Thánh Roma và tạo thành giáo khu thượng phụ Chaldea ngày nay. Đức Mar Dinkha IV, thượng phụ của Giáo hội Assyria phía Đông, trong chuyến viếng thăm của ngài tại Toà Thánh từ 7 đến 9-11-1984, đã nêu yêu cầu rằng người ta đừng gọi Giáo hội của ngài là “Nestoria” nữa, và ngài bày tỏ hy vọng rằng sẽ có một tuyên ngôn chung giữa ngài và Giáo hoàng Roma để diễn tả đức tin chung của hai giáo hội vào Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria.

Các Giáo hội Đông Phương cổ khác (ngày nay được gọi là các Giáo hội Chính Thống Đông Phương), trong một thời gian rất lâu, đã bị gán là “các giáo hội nhất tính thuyết”. Thật ra, trong thông điệp Sempiternus Rex, Đức Piô XII đã tuyên bố về các anh em tín hữu thuộc các giáo hội này như sau: “Các anh em ấy chỉ đi lạc về phương diện thuật ngữ, khi họ giải thích chi tiết giáo thuyết về sự nhập thể của Chúa. Người ta có thể nhận ra điều này từ các sách phụng vụ và thần học của họ”.

Cũng trong thông điệp nói trên, Đức Piô XII nhận định rằng sự ly khai về giáo thuyết đã xảy ra “chỉ vì có một sự ngộ nhận về thuật ngữ ngay từ đầu”. Sau đó, hai tuyên bố quan trọng khác đã lần lượt được đưa ra song song với những nỗ lực đại kết của Giáo Hội tại Công đồng Vatican II và những nỗ lực của các nhà thần học. Một tuyên bố được ký bởi Đức Phaolô VI và Thượng phụ Coptic Shenouda III vào ngày 10-5-1973; tuyên bố khác được ký bởi Đức Gioan Phaolô II và Thượng phụ Syria Ignatius Zakka II vào ngày 23-6-1984. Trong cả hai văn bản này, hai bên đều tuyên xưng cùng một đức tin như nhau về Mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Sau những tuyên bố đó, người ta không còn gọi các giáo hội này là “nhất tính thuyết” nữa. Ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 10 triệu tín hữu thuộc các Giáo hội Đông Phương cổ.

Rocky
02-12-2008, 05:26 PM
III. CÁC GIÁO HỘI CẢI CÁCH
http://v3.hdgmvietnam.org/Default.as...ticleListPK=62 (http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=69&mid=405&ArticleListPK=62) 1. Các vị lãnh đạo và học thuyết của các giáo hội Cải Cách

John Wycliff (K. 1320-1384): linh mục và học giả người Anh, đề xướng một trong những ý tưởng cải cách quan trọng gần 200 năm trước Martin Luther, ông cho rằng chỉ một mình Thánh Kinh là chuẩn mực đầy đủ của đức tin. Nhưng John Wycliff chỉ có ảnh hưởng gián tiếp trên phong trào cải cách vào thế kỷ XVI. Ủng hộ niềm tin vào một tín ngưỡng thực tiễn và hướng nội, ông phủ nhận thẩm quyền của giáo hoàng và của các giám mục trong Giáo Hội. Ông cũng phủ nhận sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, ông chống lại bí tích Hoà giải và chống lại giáo thuyết về ân xá. Gần 20 đề nghị của ông đã bị Đức Giáo hoàng Gregorius XI kết án vào năm 1377. Các sách vở của ông bị cấm phổ biến rộng rãi bởi Công đồng Constance vào năm 1415. Ảnh hưởng của ông mạnh nhất ở Bohemia và Trung Âu.

John Hus (K. 1369-1415): linh mục miền Bohemia và là một nhà giảng thuyết cải cách, đã đưa ra 30 đề nghị và bị Công đồng Constance lên án. Ông bị vạ tuyệt thông vào khoảng năm 1411 hay 1412, và bị thiêu sống vào năm 1415. Những sai lầm lớn nhất của ông liên quan đến bản chất của Giáo Hội và nguồn gốc của quyền bính giáo hoàng. Ông phổ biến một số ý tưởng của Wycliff, nhưng không chấp nhận quan điểm cho rằng chỉ một mình đức tin là điều kiện để được công chính hoá và được cứu độ. Ông không nhận chỉ một mình Thánh Kinh là đủ làm luật cho đức tin, sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể và hệ thống bí tích. Vào năm 1457, một số trong các môn đệ của ông đã thành lập Giáo hội Huynh Đệ, được xem như cơ chế Tin Lành độc lập cổ xưa nhất.

Martin Luther (1483-1546): linh mục dòng Augustinô và tiến sĩ thần học, là nhân vật chủ chốt của phong trào Cải Cách. Năm 1517, ông xuất bản tại Wittenberg 95 luận điểm liên quan đến những vấn đề về niềm tin và thực hành của Công giáo. Năm 1520, Đức Giáo hoàng Leo X kết án 41 tuyên bố của ông. Vì từ chối rút lại ý kiến, Luther bị vạ tuyệt thông trong năm sau đó. Luận điểm của ông ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thần học gia theo ông sau này. Những tuyên bố về đức tin trong luận điểm của ông được tìm thấy trong cuốn Sách Thoả Ước (1580).

Học thuyết của Luther bao gồm những điều như sau: Tội của Adam làm hư hỏng bản tính con người một cách triệt để (nhưng không phải một cách trọn vẹn về bản chất), đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của con người. Sự công chính hoá, được hiểu như là sự thứ tha các tội lỗi và tình trạng trở nên công chính là do ân sủng của Đức Kitô qua đức tin. Đức tin không chỉ liên can đến sự chấp nhận trong lý trí mà còn là một hành động đầy tin tưởng của ý chí. Các việc lành là những điểm thiết yếu đi kèm theo đức tin, nhưng không lập nên công trạng đáng hưởng ơn cứu độ. Về các bí tích, Luther vẫn giữ phép Rửa tội, Sám hối, và Thánh Thể như những phương tiện hữu hiệu của ơn Chúa Thánh Thần. Ông chủ trương rằng trong việc hiệp lễ Thánh Thể, bánh và rượu được truyền phép chính là Mình và Máu Chúa Kitô. Quy luật của đức tin là mạc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Ông bác bỏ luyện ngục, các ân xá, và việc khẩn cầu các thánh, và ông chủ trương rằng việc cầu nguyện cho người chết chẳng có hiệu quả gì. Các chủ trương của Luther không hợp với giáo thuyết Công giáo và đã bị lên án bởi Công đồng Trent.

Ulrich Zwingli (1484-1531): linh mục khởi xướng phong trào Cải Cách ở Thuỵ Sĩ với một loạt những bài giảng về Tân Ước vào năm 1519, với những cuộc tranh luận sau đó và với những hoạt động khác nữa. Ông chủ trương rằng Tin Mừng là căn bản duy nhất của chân lý. Ông bác bỏ thánh lễ, bí tích Sám hối và các bí tích khác. Ông phủ nhận quyền tối thượng của giáo hoàng, phủ nhận giáo thuyết liên quan đến luyện ngục và đến việc khẩn cầu các thánh. Ông phủ nhận đời sống độc thân, đời sống đan tu và nhiều thực hành đạo đức truyền thống khác. Quan điểm của ông về hy tế Thánh Thể, vốn rất khác biệt đối với Công giáo, cũng gây ra sự đối kháng không thể hoà giải được với Luther và các môn đệ của Luther. Zwingli bị giết trong một trận chiến giữa các lực lượng của Tin Lành và Công giáo ở Thuỵ Sĩ.

John Calvin (1509-1564): nhà lãnh đạo Pháp của phong trào Cải Cách ở Thuỵ Sĩ. Chủ trương chính yếu của ông là sự tiền định tuyệt đối của một số người được hưởng phúc thiên đàng và một số người khác phải sa hoả ngục. Ông bác bỏ giáo thuyết Công giáo vào năm 1533 sau khi tự xác tín rằng mình có sứ mạng cải cách Giáo Hội. Năm 1536, ông xuất bản lần đầu tiên quyển Những Cơ chế Kitô giáo, một sự trình bày có hệ thống về học thuyết của ông, sau này trở thành kinh điển của thần học Cải Cách để phân biệt với thần học Luther. Thêm vào với các luận điểm cốt lõi của Luther, ông bổ sung sự tiền định tuyệt đối, sự chắc chắn của ơn cứu độ đối với những người đã được chọn, và tình trạng không thể đánh mất ơn cứu độ của những người này. Lý thuyết của ông về Thánh Thể không thể dung hoà được cuộc xung đột giữa Zwingli và Luther và rất khác biệt đối với giáo thuyết Công giáo.

2. Các giáo hội và các phong trào

CƠ ĐỐC PHỤC LÂM (Adventists): gắn liền với niềm tin rằng cuộc trở lại của Đức Kitô sắp xảy ra cho triều đại 1.000 năm công chính. Cùng với chiến thắng của các lực lượng đại diện cho điều lành trên sự dữ trong trận cuối cùng tại Armageddon. Triều đại này sẽ bắt đầu với sự sống lại của những người được chọn và sẽ chấm dứt với sự sống lại của tất cả mọi người khác, và việc khử trừ hoàn toàn sự dữ. Sau đó, người công chính sẽ sống mãi mãi trong trời mới đất mới. Một giấc ngủ của linh hồn diễn ra giữa lúc người ta chết và ngày xét xử. Không có luyện ngục. Thánh Kinh được hiểu theo sát chữ và là quy luật duy nhất của đức tin và việc thực hành đức tin đó.

Phái TÁI THANH TẨY (Ana-baptism): xuất phát ở Saxony hồi đầu thế kỷ XVI và lan nhanh khắp miền Nam nước Đức. Tin rằng phép Rửa chỉ dành cho người lớn mà thôi, phép Rửa của trẻ em không có hiệu lực. Học thuyết về sự soi sáng bên trong của phái này, tức sự hướng dẫn trực tiếp của Thánh Thần trên tín hữu, bao hàm việc bác bỏ giáo thuyết Công giáo về các bí tích và về bản chất của Giáo Hội.

Phái ARMINO (Arminianism): do Jacob Arminius (1560-1609) khởi xướng. Điều chỉnh thuyết tiền định quá cứng nhắc của Calvin. Có ảnh hưởng lớn trên một số hệ phái Calvin.

Phái BÁPTÍT (Baptism): mang danh xưng này vì học thuyết có liên hệ đến phép Rửa. Phái này từ chối làm phép Rửa cho trẻ con và chỉ thực hành phép Rửa bằng hình thức dìm trong nước. Các lãnh đạo là John Smith (+ 1612) ở Anh và Roger William (+ 1683) ở Hoa Kỳ.

Phái CÔNG HỘI (Congregationalists): đề cao sự tự do cá nhân trong các vấn đề tôn giáo; không đòi hỏi sự chấp nhận Kinh Tin Kính như là điều kiện để hiệp thông, quan niệm rằng mỗi cộng đoàn đều tự quản và tự trị. Rogert Browne đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên phái này.

Phái MÔN ĐỆ (Disciples): xuất phát từ một phong trào của thế kỷ XIX và mang khát vọng thống nhất các Giáo hội Kitô giáo. Những nhà thờ của phái này đón nhận mọi người làm thành viên, cử hành Thánh Thể mỗi ngày Chủ nhật, chỉ làm phép Rửa cho người lớn.

Phái METHODISTS: một nhóm tách rời khỏi Liên hiệp Anh giáo dưới sự lãnh đạo của John Wesley (1703 – 1791), dù vẫn giữ một số niềm tin Anh giáo.
Phái NGŨ TUẦN (Pentecostals): phát triển sau năm 1906, gắn liền với hiện tượng nói các tiếng lạ và với kinh nghiệm được thanh tẩy trong Thánh Thần. Vào giữa thế kỷ XIX, kinh nghiệm đoàn sủng bắt đầu được chia sẻ bởi một số thành viên của các giáo hội cổ điển, gồm cả Giáo hội Công giáo.

Phái THANH GIÁO (Puritans): những người cố tìm kiếm sự cải cách Giáo Hội theo khuynh hướng chặt chẽ của Calvin.

Phái TRƯỞNG LÃO (Presbyterians): chủ yếu theo học thuyết Calvin. Gọi là Trưởng Lão, vì tổ chức các giáo hội tập trung quanh Hội đồng các Trưởng Lão. John Knox (K. 1513-1572) lập ra ở Scotland.

Phái HỮU NGHỊ (Quakers): niềm tin đặt chủ yếu vào sự soi sáng thần linh bên trong như là nguồn duy nhất của chân lý và linh hứng. George Fox (1624-1691) là một trong các nhà lãnh đạo của Giáo hội này ở Anh.

Phái THẦN NHẤT VỊ (Unitarianism): một học thuyết của thế kỷ XVI từ chối Ba Ngôi và từ chối thần tính của Đức Kitô. Chủ trương Thiên Chúa chỉ có một ngôi vị. Faustus Socinus là một trong các lãnh đạo của phong trào.

Phái PHỔ ĐỘ (Universalism): một kết quả của chủ trương Tin Lành tự do hồi thế kỷ XVIII ở Anh. Chủ trương rằng cuối cùng, tất cả mọi người đều sẽ được cứu độ.

LIÊN HIỆP ANH GIÁO (Anglican Communion)
Không phát xuất từ ảnh hưởng của phong trào Cải Cách mà là từ sự kiện vua Henry VIII nước Anh (1491-1547) từ chối quyền bính giáo hoàng. Về sau, mới có những thay đổi đáng kể liên quan đến các vấn đề như Thánh Kinh là quy luật của đức tin, về các bí tích, về bản chất của thánh lễ, về thiết lập giáo phẩm. Liên hiệp Anh giáo có 27 giáo tỉnh.

Rocky
02-12-2008, 05:28 PM
IV. ĐẠI KẾT
http://v3.hdgmvietnam.org/Default.as...ticleListPK=63 (http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=69&mid=405&ArticleListPK=63)

1. Đại kết Đông Phương
Công đồng Vatican II, trong Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông Phương Orientalium Ecclesiarum, đã nêu bật vai trò đặc biệt mà các giáo hội này phải đảm nhận “trong việc thăng tiến sự hợp nhất giữa mọi Kitô hữu”.

Giáo hội Đông Phương thông hảo với Toà Thánh Roma có trọng trách đặc biệt phải xúc tiến việc hợp nhất các Kitô hữu, nhất là các Kitô hữu Đông Phương, dựa theo các nguyên tắc mà Công đồng Vatican II bàn tới trong Sắc lệnh “Về hợp nhất”, nhất là họ phải cầu nguyện và làm gương sáng trong đời sống, trung thành với những truyền thống đạo giáo Đông Phương thời xưa, tìm hiểu lẫn nhau sâu xa hơn, cộng tác và đánh giá con người và sự vật trong tình huynh đệ (Số 24).

Các anh em ly khai Đông Phương, khi trở về hợp nhất với Công giáo theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, sẽ không đòi phải làm gì hơn là chỉ tuyên xưng đức tin Công giáo. Lại nữa, vì chức vụ linh mục đã thành sự nơi họ vẫn được bảo tồn, nên các giáo sĩ Đông Phương, khi trở về hợp nhất với Giáo hội Công giáo, vẫn còn quyền thi hành chức vụ riêng theo những quy luật do Đấng có thẩm quyền chỉ định (số 25).

“Luật Chúa cấm thông dự vào sự thánh có phương hại đến vấn đề hợp nhất của Giáo Hội, hoặc đưa đến sai lầm hay nguy cơ lạc hướng đức tin, sinh ra gương mù gương xấu và tạo nên thái độ lãnh đạm. Việc thực hành mục vụ chứng tỏ rằng: đối với những vấn đề liên quan đến anh em Đông Phương, người ta có thể và phải xét tới hoàn cảnh cá biệt của từng người, trong đó có những hoàn cảnh không phương hại đến sự hợp nhất của Giáo Hội, cũng không đưa tới những hiểm nguy phải tránh, nhưng chỉ thấy sự cần thiết của ơn cứu rỗi và lợi ích thiêng liêng của các linh hồn thúc bách” (số 26).

Trước mọi hoàn cảnh, thời gian, nơi chốn và nhân sự, Giáo hội Công giáo vẫn đang còn chủ trương một phương thức hành động mềm dẻo, đề ra những phương thế cứu rỗi và biểu dương tình bác ái của Kitô hữu cho hết mọi người qua việc tham dự vào các bí tích, cũng như các cuộc cử hành phụng vụ khác. Sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, Công đồng Vatican II đã ấn định nguyên lý hành động sau đây:

“Chiếu theo các nguyên tắc vừa được nhắc trên đây, có thể ban các bí tích Rửa tội, Hoà giải, và Xức dầu bệnh nhân cho những tín hữu Đông Phương vì lòng ngay lành đã ly khai với Giáo hội Công giáo, nếu tự ý họ xin và đã chuẩn bị tâm hồn một cách thích đáng. Hơn nữa, người Công giáo cũng được quyền xin chịu những bí tích này nơi các thừa tác viên thuộc các giáo hội ngoài Công giáo có những bí tích ấy thành sự, mỗi khi cần thiết hay ích lợi thiêng liêng đòi hỏi, trong trường hợp ngăn trở thể lý cũng như luân lý, không thể tìm tới linh mục Công giáo được” (số 27).

“Cũng theo các nguyên tắc trên, khi có lý do chính đáng, người Công giáo và anh em ly khai Đông Phương có thể cùng nhau thông dự vào những cuộc cử hành phụng tự, dùng chung những đồ vật thánh và nơi thánh” (số 28). Các giám mục sẽ quyết định cụ thể về việc thực hành này.

Những văn kiện quan trọng gần đây liên quan tới các mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Đông Phương ly khai là Tông thư Ánh sáng từ Đông Phương (Orientate Lumen), công bố ngày 5-5-1995; Thông điệp Để họ nên một (Ut Unum Sint), công bố ngày 30-5-1995, Tuyên ngôn Kitô học, được ký kết ngày 11-11-1994 giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Thượng phụ Giáo chủ Mar Dinkha IV của Giáo hội Assyria Đông Phương; và Tuyên ngôn của Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ sự Hợp nhất Kitô hữu, ngày 25-10-2001, về việc đón nhận Thánh Thể giữa Giáo hội Chaldea và Assyria.

2. Phong trào Đại kết Kitô giáo

Phong trào Đại kết hiện nay, phát xuất từ các học giả và nhiều người khác trong thế kỷ XIX, đã hình thành cơ cấu tổ chức từ năm 1910 nơi các anh em Tin Lành và Chính Thống, và đã dẫn tới việc thành lập Hội đồng các Giáo hội Thế giới vào năm 1948. Phong trào này phát triển bên ngoài mối quan tâm chính của Giáo hội Công giáo trong nhiều năm. Hiện nay, ngay cả đối với người Công giáo, Phong trào Đại kết đã trở thành một trong những sự kiện tôn giáo lớn nhất của thời đại chúng ta.

Đối với người Công giáo, cương lĩnh cho hoạt động đại kết bao gồm nhiều văn kiện khác nhau, trong đó đáng kể nhất là Sắc lệnh về Hợp nhất Unitatis Redintegratio, được Công đồng Vatican II ban hành ngày 21-11-1964. Những tài liệu khác, có tính nhấn mạnh hay mở rộng Sắc lệnh nói trên, bao gồm Lumen Gentium (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội), Orientalium Ecclesiarum (Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông Phương), và Gaudium et Spes (Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay).

Gần đây hơn, Toà Thánh đã thể hiện mối quan tâm hàng đầu của phía Công giáo về đại kết qua các tài liệu như Chỉ nam cho việc áp dụng những nguyên tắc và những chuẩn mực về đại kết (1993), và Chiều hướng đại kết trong việc huấn luyện những người làm công tác mục vụ (1998). Các tài liệu ấy, cùng với Thông điệp Ut Unum Sint (1995) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đã hướng dẫn cho các sáng kiến của phía Công giáo về đại kết. Bộ Giáo lý Đức tin cũng công bố một bản tuyên ngôn gồm 23 số, 6 chương, mang tựa đề Dominus Jesus, liên quan đến “tính chất độc đáo và phổ quát” của ơn cứu độ qua Đức Giêsu Kitô và Giáo Hội. Tuyên ngôn đã được Đức Thánh Cha phê chuẩn vào ngày 6-8-2000 và được ấn ký bởi Hồng y Ratzinger ngày 16-6-2000.
Sắc lệnh về Đại kết của Công đồng Chung Vatican II

Những trích dẫn sau đây từ Unitatis Redintegratio cho thấy bối cảnh và những nguyên tắc thần học rộng rãi cũng như hướng dẫn các nỗ lực của Giáo Hội trong Phong trào Đại kết.

Những người tin vào Đức Kitô và đã lãnh nhận phép Rửa cách đúng đắn đều được đưa vào trong một mối hiệp thông, dù rằng chưa hoàn toàn, với Giáo hội Công giáo. Rõ ràng, những dị biệt tồn tại trong những cấp độ khác nhau giữa họ và Giáo hội Công giáo, hoặc trong giáo thuyết, hoặc đôi khi trong các quy luật, hay trong liên quan đến cơ cấu Giáo Hội, thật sự có tạo ra nhiều cản trở, đôi khi rất nghiêm trọng, cho sự hiệp thông hoàn toàn. Phong trào Đại kết đang cố gắng vượt qua những cản trở đó (Số 3).

Các yếu tố chung của mọi Kitô hữu

“Hơn nữa, một số, hay thậm chí rất nhiều, những yếu tố quan trọng nhất hoặc những tài sản được trao ban góp phần xây dựng và làm sống động Giáo Hội, có thể không nằm trong bình diện hữu hình của Giáo Hội như: Lời Chúa ghi chép trong Thánh Kinh, đời sống trong ơn thánh, đức tin, cậy, mến và các ơn nội tâm do Thánh Thần ban, cùng những yếu tố hữu hình. Tất cả phát sinh từ Chúa Kitô và dẫn đưa về chính Người, thì đương nhiên cũng thuộc quyền Giáo Hội duy nhất của Người.

Các anh em ly khai với chúng ta cũng cử hành nhiều lễ nghi phụng vụ của Kitô giáo. Những lễ nghi ấy, chắc chắn có thể thật sự phát sinh đời sống ơn thánh và phải được công nhận là đường đưa đến sự thông hiệp vào ơn cứu rỗi, tuy cách thức có khác nhau tuỳ hoàn cảnh của mỗi Giáo hội hay cộng đoàn.

Do đó, dù chúng ta tin là họ còn khiếm khuyết, nhưng chính các giáo hội và các cộng đoàn ly khai ấy vẫn chưa trở thành vô nghĩa và vô giá trị trong mầu nhiệm cứu rỗi. Thật vậy, Thánh Thần của Chúa Kitô không khước từ sử dụng họ như những phương tiện cứu rỗi mà năng lực phát xuất từ chính sự sung mãn của ơn thánh và chân lý đã được uỷ thác cho Giáo hội Công giáo” (Số 3).

Tình trạng thiếu hợp nhất
“Nhưng các anh em ly khai với chúng ta, cá nhân cũng như cộng đoàn, các giáo hội của họ, không được hưởng sự hợp nhất, mà Chúa Kitô đã rộng ban cho những kẻ Người đã tái sinh và cho sống chung trong một thân thể duy nhất và trong đời sống mới, sự hợp nhất mà Thánh Kinh và truyền thống đáng kính của Giáo Hội đều tuyên xưng. Chỉ nhờ Giáo hội Công giáo của Chúa Kitô là “phương thế cứu rỗi chung” mới có thể đạt được đầy đủ các phương tiện cứu rỗi. Chúng tôi tin Chúa đã uỷ thác cho cộng đoàn tông đồ, mà Phêrô lãnh đạo, tất cả sản nghiệp Tân Ước để tạo thành một thân thể duy nhất của Chúa Kitô ở trần gian. Tất cả những ai thuộc về Dân Chúa, một cách nào đó, đều phải sáp nhập vào thân thể ấy” (Số 3).

Phong trào Đại kết bao gồm những gì?
Ngày nay, tại nhiều nơi trên thế giới, nhờ ơn Thánh Thần thúc đẩy, vô số các cố gắng đang được thực hiện bằng cầu nguyện, lời nói và việc làm nhằm đạt được sự hợp nhất hoàn toàn như Đức Giêsu Kitô mong ước. Vì thế, Công đồng mời gọi mọi tín hữu Công giáo nhận ra các dấu chỉ của thời đại và tham dự một cách hữu hiệu vào công cuộc đại kết.

Căn cứ vào các nhu cầu và các cơ hội khác nhau của Giáo Hội, “phong trào đại kết” bao gồm những hoạt động tập thể và cá nhân được khởi sự và tổ chức nhằm thúc đẩy sự hợp nhất giữa các Kitô hữu. Đáng kể là:

Thứ nhất, phải cố gắng để loại bỏ những lời nói, mọi sự xét đoán và mọi hành động không phản ánh sự thật và không công bằng đối với hoàn cảnh của các anh em ly khai, điều đó làm cho các mối quan hệ trở nên khó khăn hơn.

Tiếp đến là công cuộc “đối thoại” giữa các chuyên viên của các giáo hội và các cộng đoàn khác nhau (đại kết về mặt học thuật).

Ngoài ra, cần nỗ lực hợp tác chặt chẽ hơn trong mọi công cuộc thiện ích chung mà lương tâm Kitô giáo đòi hỏi (đại kết về mặt xã hội).

Các nhóm cũng đến với nhau để cùng cầu nguyện mỗi khi có cơ hội thuận tiện (đại kết về mặt linh đạo).

Sau cùng, tất cả cùng hướng đến việc kiểm điểm xem mình có trung thành với ý muốn của Đức Kitô về Giáo Hội không. Trong trường hợp cần thiết, tất cả sẽ mạnh dạn bắt tay vào việc cải cách và canh tân.

Rõ ràng, công việc sửa soạn và hoà giải những cá nhân muốn đi vào mối hiệp thông Công giáo trọn vẹn, tự bản chất của nó phân biệt hẳn với hoạt động đại kết. Nhưng không có sự đối lập nào giữa hai bên, bởi vì cả hai đều thuộc về sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa (Số 4).

Bổn phận hàng đầu của người Công giáo

Trong công cuộc đại kết, người Công giáo phải hết sức quan tâm đến các anh em ly khai, cầu nguyện cho họ, chia sẻ với họ về Giáo Hội, đi bước trước để đến với họ. Nhưng bổn phận trước tiên là phải đánh giá kỹ lưỡng và trung thực về những gì cần phải được nắm bắt và đổi mới ngay trong chính bản thân Giáo hội Công giáo, để đời sống của Giáo Hội có thể nên chứng tá sắc nét và trung thực hơn về những giáo huấn và những định chế đã được truyền lại từ Chúa Kitô qua các Tông đồ.

Mọi người Công giáo phải nhắm đến sự hoàn thiện Kitô giáo (x. Gc 1,4; Rm 12,1-2) và mỗi người, tuỳ hoàn cảnh mình, phải góp phần giúp Giáo Hội ngày càng được tinh luyện và mới mẻ hơn, hướng đến ngày được trình diện với Đức Kitô trong tất cả vinh quang rạng ngời, không tì vết của Giáo Hội (x. Ep 5,27).

Người Công giáo cần phải vui mừng nhìn nhận, tôn trọng những giá trị thật sự được trao ban cho Kitô giáo, xuất phát từ cùng một di sản chung được tìm thấy nơi các anh em ly khai.

Cũng đừng quên rằng những gì ơn Chúa Thánh Thần thực hiện nơi các anh em ly khai cũng có thể góp phần xây dựng chúng ta. Bất cứ những gì thật sự thuộc về Đức Kitô đều không bao giờ đối lập với những chân giá trị của đức tin, trái lại, còn luôn luôn có thể giúp chúng ta đi sâu hơn vào chính mầu nhiệm của Chúa Kitô và Giáo Hội (Số 4).

Tham gia vào phụng tự

Các chuẩn mực liên quan đến việc người Công giáo tham gia vào phụng tự của các Giáo hội Kitô giáo khác được phác thảo trong sắc lệnh này của Công đồng và được chi tiết hoá trong các văn kiện khác như: Sắc lệnh của Công đồng Vatican II công bố năm 1964 về các Giáo hội Công giáo Đông Phương, Chỉ thị về Đại kết của Hội đồng Giáo hoàng về Thăng tiến sự Hợp nhất Kitô hữu, xuất bản năm 1967, 1970, 1993.

Các chuẩn mực ấy cổ vũ việc cầu nguyện chung cho sự hợp nhất Kitô hữu và cho các ý chỉ khác. Xa hơn nữa, các chuẩn mực ấy vạch ra sự phân biệt giữa các giáo hội ly khai của truyền thống Cải Cách, của Liên hiệp Anh giáo và của các Giáo hội Đông Phương ly khai, dựa theo quan điểm chung về giáo thuyết và thực hành của Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Đông Phương, liên quan đến sự kế tục liên tiếp có tính tông truyền của các giám mục, đến các chức thánh, phụng vụ và các vấn đề khác về tín điều.

Người Công giáo không được phép tham dự đầy đủ các phụng vụ chính thức của anh em Tin Lành, vì việc này, bao hàm việc tuyên xưng đức tin được diễn tả trong phụng vụ.

3. Các cơ quan Đại Kết

Hội đồng Giáo hoàng: cơ quan cao nhất của những nỗ lực đại kết về phía Giáo hội Công giáo là Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ sự Hợp nhất Kitô hữu, được khai sinh năm 1960 trong tư cách là một Uỷ ban trù bị cho Công đồng Vatican II. Mục đích của cơ quan này là cung cấp những hướng dẫn và, khi cần, cung cấp sự hợp tác cho những cố gắng đại kết của những người Công giáo. Cơ quan cũng thiết lập và duy trì các mối quan hệ với những đại diện của các Giáo hội Kitô khác nhằm phục vụ cho công cuộc đối thoại và hoạt động đại kết.

Dưới sự lãnh đạo của Hồng y Walter Kasper, Hội đồng này đã thiết lập những mối liên hệ làm việc chặt chẽ với các cơ quan đại diện của các giáo hội khác và với Hội đồng các Giáo hội Thế giới. Hội đồng này đã tham gia vào cuộc đối thoại với các Giáo hội Chính Thống, với Liên hiệp Giáo hội Anh, với Liên hiệp Giáo hội Lutheran Thế giới, với Liên minh Thế giới các Giáo hội Cải Cách, với Hội đồng Thế giới Methodist,… Trong những năm gần đây, các thành viên và các đại diện của Hội đồng này đã tham dự cách này hoặc cách khác vào hầu hết các công cuộc đại kết trên khắp thế giới.

Hội đồng này và các cơ quan tương ứng, thuộc các giáo hội khác, đã tập trung chú ý ưu tiên đến những vấn đề thần học và những vấn đề liên quan đến sự hợp nhất Kitô hữu. Đồng thời các bên cũng đã bắt đầu ngày càng nhấn mạnh nhiều hơn đến trách nhiệm của các giáo hội trong việc nêu chứng tá hợp nhất và nỗ lực cộng tác trong những lĩnh vực nhân đạo.

Hội đồng các Giáo hội Thế giới (World Council of Churches)

Hội đồng các Giáo hội Thế giới là một nhóm các giáo hội nhìn nhận “Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ”. Tổ chức thường trực này là đại diện của 330 giáo hội với 450 triệu thành viên có mặt tại 100 quốc gia, có nhiệm vụ tiến hành những cuộc gặp gỡ, trao đổi, hợp tác liên quan đến những vấn đề về tín lý, phụng tự, công tác xã hội, rao giảng Tin Mừng, và những vấn đề khác mà các bên cùng quan tâm.

Hội đồng các Giáo hội Thế giới được chính thức thành lập ngày 23-8-1948 tại Amsterdam với một hiến pháp được thông qua bởi 147 nhóm khác nhau. Kể từ 1948, đã có những đại hội ở Evanston (1954); New Delhi (Ấn Độ, 1961), Uppsala (Thuỵ Điển, 1968), Nairobi (Kenya, 1975), Vancouver (Canada, 1983), Canberra (Australia, 1991) và Harare (Zimbabwe, 1998).

Mối liên lạc giữa Hội đồng các Giáo hội Thế giới và Vatican đã được duy trì kể từ năm 1966 qua một nhóm cộng tác viên. Giáo hội Công giáo Roma chưa phải là thành viên chính thức của Hội đồng.

Trụ sở chính của Hội đồng các Giáo hội Thế giới đặt tại Genève, Thuỵ Sĩ. Hội đồng này cũng duy trì các mối quan hệ huynh đệ với các hội đồng Giáo hội cấp địa phương, cấp quốc gia và cấp khu vực trên khắp thế giới.

Rocky
02-12-2008, 05:29 PM
V. ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
http://v3.hdgmvietnam.org/Default.as...ticleListPK=64 (http://v3.hdgmvietnam.org/Default.aspx?tabid=69&mid=405&ArticleListPK=64)

DO THÁI GIÁO
Do Thái giáo là tôn giáo của Thánh Kinh Do Thái và của người Do Thái đương thời. Được Thiên Chúa mạc khải và trong bối cảnh của các tổ phụ (Abraham, Isaac, Jacob), Do Thái giáo xuất phát từ giao ước Môsê, và mặc lấy hình thức và nét đặc biệt như là một tôn giáo dựa vào Torah (lề luật). Các lề luật ấy được rút ra từ giao ước này và dựa trên những cải cách được khởi xướng bởi Ezra và Nehemia sau thời lưu đày ở Babylon.

Do Thái giáo không có một khung tín điều chính thức, nhưng các điểm chính yếu trong niềm tin của tôn giáo này lại rất rõ ràng. Niềm tin căn bản đặt vào một Thiên Chúa siêu việt, Đấng mạc khải chính Ngài qua Torah, qua các ngôn sứ, qua đời sống của dân Ngài và qua các biến cố trong lịch sử. Vì mọi người là con Thiên Chúa nên cũng là anh em của nhau. Đức tin và thực hành tôn giáo hệ tại ở chỗ sống theo luật Chúa. Niềm xác tín và việc thực hành luân lý được xem là quan trọng hơn việc thiết định và tuyên xưng đúng đắn giáo lý. Việc phụng tự chính thức, hành vi chủ yếu là tế lễ, kể từ thời Xuất Hành ra khỏi Ai Cập cho đến năm 70 sau Công Nguyên, thì nay được thực hành qua cầu nguyện, đọc và suy niệm Sách Thánh, qua việc giữ ngày Sabbath và các ngày lễ trọng.

Do Thái giáo đặt niềm hy vọng vào Đấng Messiah. Ngài sẽ đến để hoàn thành trọn vẹn Giao Ước, làm xuất hiện Nước Thiên Chúa, quy tụ dân Ngài, phán xét cuối cùng và thưởng phạt cho tất cả. Có những quan điểm khác nhau tuỳ theo cách thế để thực hiện niềm hy vọng này, chẳng hạn, viễn tượng đó sẽ được thực hiện qua một con người, hay một cộng đoàn dân Thiên Chúa, qua một cuộc tiến hoá của những biến cố lịch sử, hay một hành động cánh chung của chính Thiên Chúa. Cũng có những khác biệt nhau trong niềm hy vọng về ơn cứu độ cá nhân, tuỳ theo quan niệm về bản chất của sự bất tử, về thưởng phạt và về các vấn đề liên hệ khác.

Sách Thánh
Là 24 quyển gồm văn bản Luật bằng tiếng Hipri, các sách Tiên Tri và các Thánh Ký khác. Tất cả các sách này đều chứa đựng những chỉ dẫn căn bản hay những chuẩn mực cho đời sống công chính. Trong một số từ ngữ Lề Luật hay Torah chỉ quy chiếu đến Ngũ Thư (Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Đệ Nhị Luật). Trong nhiều trường hợp khác, từ ngữ ấy quy chiếu đến tất cả các Sách được viết, thậm chí có thể quy chiếu cả đến truyền thống truyền miệng nữa. Hai bộ Talmuds được biên soạn ở Palestine và Babylon lần lượt vào thế kỷ IV và V sau Công Nguyên cũng chiếm tầm quan trọng đặc biệt. Hai bộ này gồm sách Mishna chứa đựng các luật truyền khẩu và sách Gemara gồm các lời giải thích của các rabbi (thầy thông luật) về sách Mishna. Midrash là bộ tập hợp các lời giải thích Thánh Kinh và các lời khuyên luân lý.

Các tư tế là những vị lãnh đạo tôn giáo chủ yếu trong cử hành phụng tự tế lễ ở đền thờ. Các rabbi vốn nguyên thuỷ là các kinh sư, ngày nay các rabbi chia sẻ cả công việc hướng dẫn cầu nguyện nữa. Hội đường là nơi phụng tự của cộng đoàn. Gia đình là đơn vị căn bản để cử hành phụng tự và thực hành Do Thái giáo.

Những sự kiện chủ yếu trong đời sống tín đồ Do Thái giáo bao gồm việc cắt bì cho người nam, căn cứ theo các quy định của giao ước, lễ mừng “mitzvah” lên 13 tuổi của con trai con gái Do Thái, việc kết hôn, việc tuân giữ ngày Sabbath và các ngày lễ như Hanukkhah (lễ Ánh Sáng), Pesach (Vượt Qua), Shavuoth (lễ Ngũ Tuần), Purim, Rosh Hashana (lễ Kèn, Năm Mới), Yom Kippur (lễ Chuộc Tội), Yom HaShoah (lễ Tưởng Niệm).

Việc giữ ngày Sabbath và các ngày lễ bắt đầu vào lúc mặt trời lặn của ngày hôm trước và kéo dài cho đến lúc mặt trời lặn của ngày hôm sau.

Mối quan hệ Công giáo - Do Thái giáo
Cùng với Sắc lệnh về Đại kết (liên quan tới phong trào hợp nhất các Kitô hữu), Công đồng Vat. II đã công bố Tuyên ngôn Nostra Aetate về mối quan hệ giữa Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Văn kiện này nêu các lý do và các chỉ dẫn căn bản cho mối tương quan giữa Giáo Hội và các tín đồ Do Thái giáo. Những phần khác của văn kiện này nói đến Ấn giáo, Phật giáo và Hồi giáo.

Sự gắn bó thiêng liêng
Thánh Công đồng nêu bật mối liên kết thiêng liêng giữa dân của Giao Ước Mới và con cháu Abraham.

Giáo Hội Chúa Kitô nhận thức rằng trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, đức tin và sự tuyển chọn của mình bắt nguồn từ các tổ phụ, Môsê, và các tiên tri. Giáo Hội tuyên xưng rằng tất cả những ai tin vào Đức Kitô, tức con cháu của Abraham theo đức tin (x. Gl 3,7) đều chia sẻ cùng một ơn gọi của các tổ phụ và ơn cứu độ của Giáo Hội cũng đã được báo trước một cách mầu nhiệm nơi cuộc xuất hành của dân Chúa ra khỏi đất nô lệ Ai Cập.

Vì thế, Giáo Hội không thể quên rằng mình nhận được mạc khải của Cựu Ước qua việc Thiên Chúa đã ưu ái tuyển chọn Dân Ngài để thiết lập Giao Ước Cũ. Giáo Hội tin rằng nhờ Thập Giá của Đức Kitô nên đã có sự giao hoà giữa dân Do Thái và dân ngoại, làm cho cả hai trở thành hợp nhất nơi chính Ngài (x. Ep 2,14-16).

Vì di sản thiêng liêng chung của các Kitô hữu và các tín đồ Do Thái giáo lớn lao như thế, nên Thánh Công đồng mong muốn thúc đẩy và cổ vũ sự hiểu biết và kính trọng lẫn nhau, việc nghiên cứu Thánh Kinh, thần học và những cuộc đối thoại huynh đệ.

Không bài Do Thái giáo
Đành rằng giới hữu trách Do Thái và những người theo họ đã cố đẩy Đức Kitô đến chỗ chết (x. Ga 19,6); nhưng không phải hết thảy mọi người Do Thái lúc bấy giờ, càng không phải là người Do Thái hôm nay – đều phải nhận trách nhiệm về những gì đã xảy ra trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Mặc dù Giáo Hội là dân mới của Thiên Chúa, điều đó không có nghĩa là dân Do Thái bị Chúa nguyền rủa hay khước từ theo như một vài cách nhìn từ Thánh Kinh.
Giáo Hội bác bỏ mọi sự bách hại đối với bất cứ ai và rất tiếc về mọi sự hiềm khích, bách hại và biểu hiện của chủ nghĩa bài Do Thái ở bất cứ thời nào và từ bất cứ nơi đâu (Nostra Aetate, số 4).

Giáo Hội tẩy chay mọi sự kỳ thị về chủng tộc, màu da, điều kiện sống, hay tín ngưỡng tôn giáo,… vì tất cả những điều đó không hợp với tinh thần của Đức Kitô (số 5).

HỒI GIÁO

Hồi giáo xuất hiện với Đức Mohammed (tên Ả Rập là Muhammad), và theo tương truyền, ngài đã nhận được mạc khải của Chúa. Các tín đồ Hồi giáo nhìn nhận rằng mạc khải này xuất phát từ Thiên Chúa độc nhất, và không cho rằng Hồi giáo là một tôn giáo mới. Họ tuyên xưng Đức Mohammed là vị tiên tri cuối cùng trong một loạt các vị tiên tri, đa số những tiên tri này được nêu tên trong Thánh Kinh Do Thái và trong Tân Ước, đầu tiên là Ađam, và tiếp tục qua Noe, Abraham, Môsê, Giêsu,... cho tới Mohammed.

Tín đồ Hồi giáo tin vào một Thiên Chúa độc nhất là Đức Allah theo tiếng Ả Rập. Theo Kinh Coran, Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất và Siêu Việt, là Đấng Sáng Tạo và là Đấng Nâng Đỡ vũ trụ, là Đấng Cai Trị từ bi và thương xót, và là Đấng Phán Xét. Thiên Chúa còn có nhiều danh hiệu khác nữa, tổng cộng kể được đến 99 danh hiệu. Đây là lời tuyên tín: “Không có thần nào khác ngoài Thiên Chúa, và Mohammed là sứ giả của Thiên Chúa”.

Các bổn phận thiết yếu của tín đồ Hồi giáo là: làm chứng cho đức tin bằng việc đọc lại lời tuyên tín hằng ngày; mỗi ngày năm lần thực hiện hành vi thờ phượng, quay về hướng Thành Thánh Mecca; bố thí; giữ chay hằng ngày từ sáng tinh mơ đến chạng vạng tối trong suốt tháng Ramadan; hành hương về Mecca một lần trong đời nếu có thể.

Tín đồ Hồi giáo tin vào cuộc phán xét cuối cùng, tin có thiên đàng và hoả ngục. Luân lý và các chuẩn mực đạo đức do thần khải có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tín đồ Hồi giáo. Có những quy định rất chặt chẽ xung quanh việc kiêng cữ ăn uống. Vào các ngày thứ sáu, giờ kinh trưa là một giờ cầu nguyện tập thể, thường diễn ra trong một thánh đường. Chủ đề chính của việc cầu nguyện là tôn thờ và tạ ơn. Hồi giáo không có thừa tác viên chức thánh.

Cơ sở của niềm tin Hồi giáo là Kinh Coran (Qu’ran), tức lời của Thiên Chúa mạc khải cho Đức Mohammed trong một thời gian kéo dài 23 năm. Nội dung của cuốn sách thánh này được bổ sung bởi Sunna, một sưu tập các truyền thống thánh từ cuộc đời của vị Tiên Tri Mohammed.

Thái độ của Giáo Hội
Trong Tuyên ngôn về Liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo Nostra Aetate, Công đồng Vatican II phát biểu: “Giáo Hội cũng tôn trọng các anh chị em Hồi giáo, vì họ cùng tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và hằng hữu, từ bi và toàn năng, Đấng sáng tạo trời đất, đã từng đối thoại với con người. Anh chị em Hồi giáo chuyên tâm tuân phục cả những phán quyết bí nhiệm của Thiên Chúa với tất cả tâm hồn, như Abraham đã tuân phục, người mà đức tin Hồi giáo sẵn lòng noi theo. Dù không nhìn nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa, anh chị em Hồi giáo vẫn tôn kính Ngài như một vị tiên tri, và cũng tôn kính Đức Mẹ Đồng Trinh của Ngài. Hơn nữa, họ cũng trông chờ ngày chung thẩm và sự tưởng thưởng của Thiên Chúa sau khi mọi kẻ chết sống lại. Vì thế, họ rất chú trọng đến một đời sống công chính và tôn thờ Thiên Chúa, nhất là qua việc cầu nguyện, bố thí và giữ chay.

Trải qua các thế kỷ, nhiều cuộc tranh cãi và nhiều mối bất đồng đã xảy ra giữa các Kitô hữu và các anh chị em Hồi giáo. Nay Thánh Công đồng kêu gọi mọi người hãy quên đi quá khứ, và chân thành nỗ lực tìm hiểu lẫn nhau nhằm phục vụ cho thiện ích của mọi người, Thánh Công đồng khích lệ việc cùng nhau bảo vệ và thăng tiến hoà bình, tự do, công bằng xã hội và các giá trị luân lý”.

Đối thoại
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gặp gỡ các vị lãnh đạo và các phái đoàn Hồi giáo cả ở Roma lẫn trong những chuyến công du của ngài tới các quốc gia. Ngài đã nói chuyện với đông đảo tín đồ Hồi giáo tại Morocco, Indonesia, Mali và nhiều nơi khác. Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đã tổ chức những cuộc đối thoại chính thức với các tổ chức Hồi giáo.

“Các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo: Những người tin vào Thiên Chúa, những người trung thành với nhân đạo”, đó là tựa đề của một sứ điệp do Đức Hồng y Francis Arinze, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, gửi cho cộng đồng Hồi giáo nhân dịp Lễ Id al-Fitr 1999 vào cuối tháng Ramadan, tháng chay tịnh của các tín đồ Hồi giáo. Sau đây là trích đoạn của Sứ điệp:

“Giai đoạn này là một cơ hội cho người Kitô hữu viếng thăm các anh chị em Hồi giáo của mình để bày tỏ tình thân hữu, và qua đó có thể thắt chặt mối quan hệ thân tình vốn vẫn đang có sẵn giữa hai bên, đồng thời kiến tạo những mối hữu nghị mới. Sứ điệp hằng năm này, vì thế, trở thành như nhịp cầu giữa các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo – một nhịp cầu đang không ngừng được xây dựng và củng cố. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì những hoa quả đã gặt hái được và chúng ta cầu nguyện cho mối quan hệ giữa các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Chính đức tin của các bạn, tức lòng thần phục và tín thác của các bạn vào Thiên Chúa, đã thúc đẩy các bạn thực hành việc giữ chay trong suốt tháng Ramadan. Chúng ta, là những tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo, cùng chân nhận mình là những “người tin”, và cùng với anh chị em Do Thái giáo, chúng ta hướng nhìn về Tổ phụ Abraham như một mẫu mực cho đức tin của chúng ta…

Theo gương Tổ phụ Abraham, các tín đồ Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo cố gắng dành cho Thiên Chúa địa vị thích đáng trong cuộc sống của mình – Thiên Chúa là Cội Nguồn, là Chủ, là Đấng Dẫn Dắt, và là Định Mệnh Tối Hậu của mọi con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng ý thức rằng còn có những tín đồ thuộc các tôn giáo khác nữa, đáng được tôn trọng. Thật vậy, chính vì nhân danh Thiên Chúa mà mọi tín đồ đích thật sẽ bày tỏ lòng kính trọng đối với mọi nhân vị khác. Tôn giáo không thể cho phép chúng ta vịn vào những khác biệt mà nuôi dưỡng những thái độ tiêu cực đối với nhau”.

ẤN ĐỘ GIÁO, PHẬT GIÁO VÀ CÁC TÔN GIÁO KHÁC
Trong lịch sử phát triển tâm linh, con người đã khám phá ra nhiều con đường khác nhau để tìm về Hữu Thể Tuyệt Đối như một vị thần linh tối cao, hay như một người Cha qua việc cảm nhận được quyền lực ẩn tàng trong vạn vật và trong những biến cố của đời người. Cảm thức đó dẫn họ đến những tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo có liên quan mật thiết với tiến bộ văn hoá đã cố gắng diễn tả và giải đáp những vấn đề sâu xa của đời người bằng những ý niệm cao siêu và bằng những ngôn ngữ ngày càng tinh tế. Hơn nữa, các tôn giáo còn cố gắng làm cho tâm hồn con người thoát khỏi những băn khoăn bằng nhiều phương thế khác nhau như đề xướng ra những giáo thuyết, luật sống cũng như những lễ nghi phụng tự.

“Giáo hội Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó. Hơn nữa, với lòng kính trọng chân thành, Giáo Hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo Hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân Lý, Chân Lý chiếu soi cho hết mọi người. Tuy nhiên Giáo Hội rao giảng và có bổn phận phải kiên trì rao giảng Đức Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (Ga 14,6). Chỉ ở nơi Người con người mới tìm thấy đời sống tôn giáo sung mãn và chỉ nhờ Người mới giao hoà được với Thiên Chúa” (Tuyên ngôn về Liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Nostra Aetate, số 2).

ĐTC Gioan Phaolô II trong Tông huấn Giáo Hội tại châu Á, Ecclesia in Asia, ngày 6-11-1999 đã nhìn nhận: “Á Châu là chiếc nôi của những tôn giáo lớn trên thế giới như Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Đó là nơi khai sinh của nhiều truyền thống tâm linh khác như Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Bái Hoả giáo (Zoroastrianism), đạo Giaina (Jainism), đạo Sikh và Thần Đạo (Shintoism). Chưa kể hàng triệu người theo các tôn giáo truyền thống hay bộ tộc, có nghi thức quy củ và giáo lý chính thức ở những mức độ khác nhau. Giáo Hội hết sức kính trọng các truyền thống này và luôn tìm cách đối thoại chân thành với các tín đồ ấy” (số 6). Trong cuộc đối thoại này, Chúa Thánh Thần đóng một vai trò hết sức quan trọng vì Ngài sẽ soi sáng tâm trí con người khám phá ra Đức Giêsu Kitô và nối kết mọi dân tộc, mọi nền văn hoá và mọi tôn giáo trong Tình Yêu Thiên Chúa (số 15).

Ấn giáo và Phật giáo, cùng với Khổng giáo, Lão giáo, Thần đạo, và các tôn giáo khác, không giống với Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo ở chỗ, trong các tôn giáo ấy, không có mặt Abraham như một người cha trong đức tin.

Trong tuyên ngôn về mối quan hệ của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Công đồng Vat. II đã tuyên bố: “Trong Ấn giáo, con người tìm hiểu huyền nhiệm thần thiêng, và diễn tả huyền nhiệm đó bằng những thần thoại phong phú bất tận cũng như bằng những nỗ lực suy tư triết lý sâu sắc. Họ tìm cách giải thoát khỏi những nỗi âu lo của kiếp người hoặc bằng những lối sống khắc khổ, hoặc bằng tịnh niệm thâm sâu, hoặc bằng việc chạy đến nương ẩn nơi Thượng Đế với lòng mến yêu tin cậy”.

Người Công giáo - nhất là ở Ấn Độ - đã cố gắng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với anh chị em Ấn giáo và đã dấn thân vào nhiều nỗ lực gặp gỡ và đối thoại. Trong các chuyến viếng thăm Ấn Độ, các Đức Thánh Cha Phaolô VI (1964) và Gioan Phaolô II (1986 và 1999) đã bày tỏ lòng kính trọng đối với dân chúng Ấn Độ, nhất là với các tín đồ và các vị lãnh đạo Ấn giáo.

Năm 1995, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đã bắt đầu gửi một sứ điệp cho cộng đồng Ấn giáo nhân dịp Lễ Diwali là lễ mừng ánh sáng chiến thắng bóng tối.

Về Phật giáo, Công đồng Vatican II đã tuyên bố trong tuyên ngôn về mối quan hệ của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo như sau: “Phật giáo, theo nhiều tông phái khác nhau, lại nhìn nhận sự thiếu sót căn bản của cuộc đời thay đổi này và vạch ra con đường cho những người thành tâm tin cậy, hoặc đạt đến chỗ giải thoát trọn vẹn hay giác ngộ hoàn toàn, bằng những cố gắng của riêng mình hay bằng trợ lực của ơn trên”.

Các Đức Thánh Cha như Phaolô VI, Gioan Phaolô II đã tiếp đón nhiều phái đoàn và các vị chức sắc hàng đầu của Phật giáo. Trong Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hoà bình hằng năm được tổ chức tại Assisi (4-10) các vị lãnh đạo của nhiều tôn giáo đã cùng cầu nguyện với Đức Thánh Cha. Tại nhiều quốc gia, hiện nay vẫn đang diễn ra những cuộc gặp gỡ và đối thoại hữu nghị giữa các tín đồ Công giáo và Phật giáo.

Năm 1995, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đã tổ chức một cuộc hội thảo song phương giữa Kitô giáo và Phật giáo tại Đài Loan. Cũng từ năm 1995, Hội đồng bắt đầu gửi sứ điệp hằng năm cho cộng đồng Phật giáo vào dịp lễ Phật Đản Vesakh.


Louis NGUYỄN PHÚC KIM

Nguồn tư liệu:

- Matthew Bunson, Catholic Almanac 1999, tr. 301-330; 2000, tr. 582-605; 2003, tr. 568-603, NXB Our Sunday Visitor, Indiana.
- NN, Théo: Nouvelle Encyclopédie Catholique, Droguet Ardant / Fayard, 1989.
- Olivier de la Brosse, Dictionnaire de la foi Chrétienne.