PDA

View Full Version : Bạn muốn trở thành MC ???



Damsan
14-11-2008, 10:59 AM
KỸ NĂNG LÀM XƯỚNG NGÔN VIÊN ( SPEAKER – MC )



I. DẪN NHẬP:

Chúng ta có thể nhận thấy, hiện nay, trong mọi chương trình từ các dạng sinh hoạt chuyên nghiệp như văn nghệ sân khấu, lễ hội sân khấu hóa, các shows trên truyền thanh, truyền hình... đến các dạng nghi lễ khánh thành, bế giảng, động thổ, tang ma, cưới hỏi, bổn mạng, sinh nhật, ngân khánh, kim khánh hôn phối... hoặc trong các buổi sinh hoạt tập thể có đông đảo quần chúng tham dự như một buổi văn nghệ dã chiến, đêm lửa trại truyền thống, đại hội liên hoan, giao lưu văn hóa, bán đấu giá gây quỹ từ thiện... luôn luôn có sự xuất hiện của một Xướng Ngôn Viên ( Speaker ).

Một cách nào đó, có thể nói, nếu gạn lọc các khía cạnh thuần túy sân khấu đi, thì đối với các nghi lễ tôn giáo, công việc hướng dẫn cộng đoàn của một Linh Hoạt Viên Phụng Vụ ( Animateur Liturgique ) trong một Thánh Lễ bình thường, hoặc của một Chưởng Nghi ( MC – Master of Ceremony ) trong một Thánh Lễ đặc biệt trang trọng, có khá nhiều yếu tố giống với công việc của một Xướng Ngôn Viên chương trình ngoài xã hội.

Rõ ràng, chương trình càng quan trọng bao nhiêu thì vai trò của Xướng Ngôn Viên lại càng cần thiết bấy nhiêu. Vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, phong cách và các trang bị cần thiết cho một Xướng Ngôn Viên.

Bài khóa này được biên soạn dựa theo tài liệu đào tạo của trường Văn Hóa Nghệ Thuật, cùng với những kinh nghiệm thực tế của các Huynh Trưởng và Linh Hoạt Viên có được từ các dịp sinh hoạt với giới trẻ, thiếu nhi Giáo Lý và cộng đoàn Giáo Dân các Xứ Đạo hoặc cấp Giáo Phận.

II. VAI TRÒ CỦA MỘT XƯỚNG NGÔN VIÊN:

1. LÀ NGƯỜI GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH:

Xướng Ngôn Viên có trong tay toàn bộ chương trình các phần, các tiết mục theo thứ tự diễn tiến từ khai mạc cho đến bế mạc, từ đó sẽ giữ vai trò xuất hiện để giới thiệu từng tiết mục cho khán thính giả hoặc quần chúng tham dự.

2. LÀ NGƯỜI DẪN DẮT CHƯƠNG TRÌNH:

Xướng Ngôn Viên chịu trách nhiệm có tính quyết định về hiệu quả toàn bộ chương trình, làm cho chủ đề đưa ra được mọi người có thể nhận thấy luôn ẩn chứa đậm nét xuyên suốt qua các phần, các tiết mục của chương trình.

3. LÀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH:

Xướng Ngôn Viên có khả năng gây bầu khí cho toàn bộ chương trình bằng cách tạo ra các đột biến cao trào phấn khởi hay lắng đọng sâu xa nhằm thu hút, lôi cuốn mọi người theo một tiết tấu có tính toán trước một cách khéo léo và chu đáo.

4. LÀ DIỄN VIÊN ĐẶC BIỆT CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

Nếu các diễn viên khác chỉ ra biểu diễn một lần thì mọi người lại có thể gặp Xướng Ngôn Viên rất nhiều lần từ đầu đến cuối chương trình, do vậy, cần có những nét mới, duyên dáng, hấp dẫn, lôi cuốn và gây được cảm xúc mới. Tiết mục của Xướng Ngôn Viên tuy ngắn ngủi thoáng qua, không quá 1, 2 phút nhưng lại có thể làm nổi bật hơn những tiết mục khác vừa diễn xong hoặc sắp diễn trong chương trình.

Nghệ thuật của Xướng Ngôn Viên là nghệ thuật của ngôn ngữ và cử điệu, do vậy, nếu bản thân có thêm được các kỹ năng ca, múa, kịch, kịch câm thì càng dễ thành công.

III. NHIỆM VỤ CỦA MỘT XƯỚNG NGÔN VIÊN:

1. LÀM RÕ Ý NGHĨA TỪNG TIẾT MỤC:

Mỗi tiết mục là một thành phần, một diễn ý của chủ đề chung của toàn bộ chương trình. Do vậy, Xướng Ngôn Viên cần chuẩn bị trước phần thuyết minh cho tiết mục đó sao cho ý nghĩa được khơi gợi lên gắn bó sâu xa nhưng tự nhiên với yêu cầu hàm chứa của chủ đề.

2. ĐỊNH HƯỚNG CẢM XÚC, THẨM MỸ CỦA KHÁN GIẢ:

Xướng Ngôn Viên đóng góp phần khá lớn vào việc giúp khán thính giả nhận ra cái đúng, cái hay, cái đẹp, thậm chí có thể điều chỉnh được cả những thành kiến không tốt của dư luận quần chúng đối với thể loại nghệ thuật, đối với tác phẩm, tác giả, và có khi cả đối với diễn viên sắp biểu diễn.

3. GIỚI THIỆU THÔNG TIN:

§ Xướng Ngôn Viên cần diễn tả được mục đích, sự kiện, lý do hình thành chương trình: bác ái từ thiện, giao lưu văn hóa, mừng Đại Lễ Vượt Qua, Giáng Sinh, tiệc cưới, mừng tân chức Linh Mục, bế giảng niên khóa Giáo Lý, Đêm Lửa Trại...

§ Xướng Ngôn Viên trình bày vắn tắt về tác phẩm: thể loại nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời, thời điểm, ý nghĩa lúc ra đời và hiện tại, được yêu thích thế nào, có tác dụng ra sao, đã đạt được giải thưởng gì...
§ Xướng Ngôn Viên lược tóm đôi nét về tác giả: cuộc đời và quá trình sáng tác, khuynh hướng nghệ thuật, cảm xúc khi viết tác phẩm...
§ Xướng Ngôn Viên giới thiệu về diễn viên hay Nhóm diễn viên đang hoặc sắp ra sân khấu: cuộc đời và quá trình hoạt động nghệ thuật, hiện đang được dư luận đánh giá thế nào. Cần chú ý đến mối liên hệ giữa diễn viên – tác giả – tác phẩm và quần chúng.
§ Xướng Ngôn Viên làm thư giãn bầu khí: kể một mẩu truyện vui, phỏng vấn bỏ túi bằng những câu hỏi liên quan đến chủ đề, đến tiết mục vừa diễn hoặc sắp diễn với diễn viên, tác giả, đạo diễn, và với khán thính giả...
§ Xướng Ngôn Viên phải có khả năng biến báo, ứng xử duyên dáng, dí dỏm để có thể xử lý các tình huống đột xuất, bất ưng xẩy ra trên sân khấu như mất điện, mất âm thanh, diễn viên vấp chân hoặc chậm ra sân khấu...

IV. TIÊU CHUẨN VÀ NĂNG LỰC CỦA XƯỚNG NGÔN VIÊN:

· Xướng Ngôn Viên cần có nhân dáng đẹp, duyên dáng, ăn mặc lịch sự, đôi khi chính nhờ vào chiều cao hay thấp, vóc người mập hay gầy mà tạo thêm nét đặc thù lôi cuốn.
· Xướng Ngôn Viên cần nhất là có giọng nói dễ nghe, truyền cảm, bắt micro, rõ, chuẩn, không bị đớt hay ngọng, không nói pha nhiều giọng địa phương...
· Xướng Ngôn Viên cần biết sử dụng ngôn ngữ, ít nhất là không dùng từ sai nghĩa, hàm hồ lệch ý, thừa hay thiếu từ, phát âm chuẩn về Việt ngữ và ngoại ngữ, biết cách ngắt chữ, ngắt câu chính xác...
· Xướng Ngôn Viên cần nhạy cảm với tâm lý chung và yêu cầu của khán giả, vốn dĩ là đối tượng chính của chương trình: muốn giải trí, thưởng thức, giao lưu, đón nhận một cảm xúc nào đó liên quan đến chủ đề...
· Xướng Ngôn Viên cần có khả năng hiểu và phân tích được tác phẩm: kiến thức tương đối vững, sâu rộng, nắm bắt được các thông tin và dư luận mới nhất liên quan đến tác giả và tác phẩm vừa diễn xong hoặc sắp diễn...
· Xướng Ngôn Viên cần có khả năng thích ứng nhanh, chính xác, thông minh, có óc hài hước, dí dỏm nhưng tế nhị và duyên dáng trong các tình huống đột ngột bất ưng, hóa giải mọi phức tạp thành ra đơn giản, tránh nói cương dài–dai–dại... có thể xúc phạm đến người khác.
· Xướng Ngôn Viên nếu có thêm được một số kỹ năng phụ trợ như: kể truyện, làm băng reo, hò bằng thơ lục bát, thổi harmonica, ca, múa, đóng kịch dạng tiểu phẩm, giả tiếng, nói lái... để có thể tung hứng với các diễn viên, pha trò, gây bầu khí chung mỗi khi xuất hiện trên sân khấu, nhưng chú ý đừng kéo dài lê thê.

V. PHONG CÁCH VÀ TRANG PHỤC CỦA XƯỚNG NGÔN VIÊN:

1. CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ:

Vì liên quan nhiều đến nghệ thuật, phong cách và ngôn ngữ của Xướng Ngôn Viên cần gợi lên được những hình tượng nghệ thuật, gây được xúc cảm nơi người thưởng thức, cũng có thể đôi khi pha chút dí dỏm để bầu khí được cởi mở thư giãn. Trang phục nên lịch sự, tự nhiên, tránh không quá điệu hoặc quá nghiêm trọng cứng ngắc, gây ra sự thô thiển, lố bịch.

2. CHƯƠNG TRÌNH NGHI LỄ:

Trong các dịp cần bầu khí long trọng như: khai giảng, khánh thành, bế mạc, đại hội, ngày truyền thống, cử hành một buổi cầu nguyện ( célébration de la prière ), tổ chức một đêm Lửa Dặm Đường trong Hướng Đạo, phát bằng tốt nghiệp... Xướng Ngôn Viên cần có phong cách trang trọng, nghiêm túc và chính xác, nhưng vẫn mang dáng dấp nghệ thuật cao. Trang phục nên tề chỉnh, gọn gàng.

( Ảnh chụp Lễ Hội Đâm Trâu Tây Nguyên nhân ngày Lễ Khánh Thành Trung Tâm Truyền Giáo DCCT Pleichuet, thuộc Giáo Phận Kontum, ngày 1.8.2005 vừa qua ).

3. CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU:

Trong các dịp giao lưu văn hóa, giới thiệu tài năng, tác phẩm, tác giả hoặc một nhân vật đặc biệt, Xướng Ngôn Viên cần có phong cách ngôn ngữ tự nhiên, lịch sự, pha chút dí dỏm và ngẫu hứng, nhưng tối kỵ không được để lộ ra một sự xếp đặt từ trước. Trang phục có thể tùy nghi, trẻ trung nhưng vẫn cần tề chỉnh.

4. CHƯƠNG TRÌNH HỘI THI:

Trong các dịp tổ chức đố vui Giáo Lý tại Giáo Xứ, đố vui để học tại trường học hoặc lên truyền hình như các chương trình Trò Chơi Liên Tỉnh SV 97 ( đại học ), Bẩy Sắc Cầu Vồng ( cấp 3 ), Kính Vạn Hoa ( cấp 2 ), Khu Vườn Cổ Tích ( mẫu giáo ), Đường Lên Đỉnh Olympia... Xướng Ngôn Viên cần có phong cách nghiêm minh, ngôn ngữ chính xác, dứt khoát mà vẫn lịch sự, có thể pha trò trong những trường hợp cần thiết. Trang phục tùy nghi, sao cho hợp với các đối tượng tham dự.

VI. VIẾT THUYẾT MINH:

Trọng tâm của công việc này là cố gắng làm nổi bật chủ đề chương trình mà những người đứng ra tổ chức muốn gửi gấm. Mặt khác, còn tùy vào tính chất chương trình như đã nêu ở phần trên để chọn phong cách nghệ thuật và khẩu ngữ, hành chánh hay khoa học cho thích hợp. Do vậy, Xướng Ngôn Viên cần soạn vắn tắt bản thuyết minh trên những tờ phiếu nhỏ có đánh số ký hiệu cho từng phần trọng tâm cần có độ nhấn, từng tiết mục theo thứ tự biểu diễn sao cho yêu cầu của chủ đề được thể hiện xuyên suốt toàn bộ chương trình, định hướng cảm xúc và thẩm mỹ của khán giả một cách nhẹ nhàng khéo léo.

Cũng có thể ứng biến ngẫu hứng, giới thiệu thêm một số thông tin hoặc thời sự bên lề mới nhất, kèm theo một vài ý, một vài câu pha trò duyên dáng làm thu giãn bầu khí.

Trong trường hợp Xướng Ngôn Viên là một Linh Hoạt Viên Phụng Vụ hay một Chưởng Nghi trong một nghi lễ tôn giáo, cần soạn một bản hướng dẫn chi tiết: ý nghĩa chung của buổi lễ, ý nghĩa các bài đọc Lời Chúa, các bài Thánh Ca, các lời nguyện cộng đoàn và các nghi thức trang trọng đặc biệt khác ( như đón đoàn chủ tế, rước kiệu hành hương, xông hương, rẩy nước phép, lắc chuông, tắt đèn, thắp nến, đặt tay trao sứ vụ, các tân chức phủ phục, các em học sinh Giáo Lý lên tuyên tín hoặc nhận Bí Tích... ), cần ghi rõ lời mời cộng đoàn tiến lên theo hàng, đứng, ngồi hay quỳ xuống...

Lm. LÊ QUANG UY, trích NỐI LỬA CHO ĐỜI số 1
Chúng ta có thể nhận thấy, hiện nay, trong mọi chương trình từ các dạng sinh hoạt chuyên nghiệp như văn nghệ sân khấu, lễ hội sân khấu hóa, các shows trên truyền thanh, truyền hình... đến các dạng nghi lễ khánh thành, bế giảng, động thổ, tang ma, cưới hỏi, bổn mạng, sinh nhật, ngân khánh, kim khánh hôn phối... hoặc trong các buổi sinh hoạt tập thể có đông đảo quần chúng tham dự như một buổi văn nghệ dã chiến, đêm lửa trại truyền thống, đại hội liên hoan, giao lưu văn hóa, bán đấu giá gây quỹ từ thiện... luôn luôn có sự xuất hiện của một Xướng Ngôn Viên (Một cách nào đó, có thể nói, nếu gạn lọc các khía cạnh thuần túy sân khấu đi, thì đối với các nghi lễ tôn giáo, công việc hướng dẫn cộng đoàn của một Linh Hoạt Viên Phụng Vụ ( Animateur Liturgique ) trong một Thánh Lễ bình thường, hoặc của một Chưởng Nghi ( MC – Master of Ceremony ) trong một Thánh Lễ đặc biệt trang trọng, có khá nhiều yếu tố giống với công việc của một Xướng Ngôn Viên chương trình ngoài xã hội.Rõ ràng, chương trình càng quan trọng bao nhiêu thì vai trò của Xướng Ngôn Viên lại càng cần thiết bấy nhiêu. Vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, phong cách và các trang bị cần thiếtBài khóa này được biên soạn dựa theo tài liệu đào tạo của trường Văn Hóa Nghệ Thuật, cùng với những kinh nghiệm thực tế của các Huynh Trưởng và Linh Hoạt Viên có được từ các dịp sinh hoạt với giới trẻ, thiếu nhi Giáo Lý và cộng đoàn Giáo Dân các Xứ Đạo hoặc cấp Giáo Phận. Xướng Ngôn Viên có trong tay toàn bộ chương trình các phần, các tiết mục theo thứ tự diễn tiến từ khai mạc cho đến bế mạc, từ đó sẽ giữ vai trò xuất hiện để giới thiệu từng tiết mục cho khán thính giả hoặc quần chúng tham dự. Xướng Ngôn Viên chịu trách nhiệm có tính quyết định về hiệu quả toàn bộ chương trình, làm cho chủ đề đưa ra được mọi người có thể nhận thấy luôn ẩn chứa đậm nét xuyên suốt qua các phần, các tiết mục của chương trình. Xướng Ngôn Viên có khả năng gây bầu khí cho toàn bộ chương trình bằng cách tạo ra các đột biến cao trào phấn khởi hay lắng đọng sâu xa nhằm thu hút, lôi cuốn mọi người theo một tiết tấu có tính toán trước một cách khéo léo và chu đáo. Nếu các diễn viên khác chỉ ra biểu diễn một lần thì mọi người lại có thể gặp Xướng Ngôn Viên rất nhiều lần từ đầu đến cuối chương trình, do vậy, cần có những nét mới, duyên dáng, hấp dẫn, lôi cuốn và gây được cảm xúc mới. Tiết mục của Xướng Ngôn Viên tuy ngắn ngủi thoáng qua, không quá 1, 2 phút nhưng lại có thể làm nổi bật hơn những tiết mục khác vừa diễn xong hoặc sắp diễn trong chương trình.Nghệ thuật của Xướng Ngôn Viên là nghệ thuật của ngôn ngữ và cử điệu, do vậy, nếu bản thân có thêm được các kỹ năng ca, múa, kịch, kịch câm thì càng dễ thành công. Mỗi tiết mục là một thành phần, một diễn ý của chủ đề chung của toàn bộ chương trình. Do vậy, Xướng Ngôn Viên cần chuẩn bị trước phần thuyết minh cho tiết mục đó sao cho ý nghĩa được khơi gợi lên gắn bó sâu xa nhưng tự nhiên với yêu cầu hàm chứa của chủ đề. Xướng Ngôn Viên đóng góp phần khá lớn vào việc giúp khán thính giả nhận ra cái đúng, cái hay, cái đẹp, thậm chí có thể điều chỉnh được cả những thành kiến không tốt của dư luận quần chúng đối với thể loại nghệ thuật, đối với tác phẩm, tác giả, và có khi cả đối với diễn viên sắp biểu diễn. § Xướng Ngôn Viên cần diễn tả được mục đích, sự kiện, lý do hình thành chương trình: bác ái từ thiện, giao lưu văn hóa, mừng Đại Lễ Vượt Qua, Giáng Sinh, tiệc cưới, mừng tân chức Linh Mục, bế giảng niên khóa Giáo Lý, Đêm Lửa Trại...§ Xướng Ngôn Viên trình bày vắn tắt về tác phẩm: thể loại nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời, thời điểm, ý nghĩa lúc ra đời và hiện tại, được yêu thích thế nào, có tác dụng ra sao, đã đạt được giải thưởng gì...§ Xướng Ngôn Viên lược tóm đôi nét về tác giả: cuộc đời và quá trình sáng tác, khuynh hướng nghệ thuật, cảm xúc khi viết tác phẩm...§ Xướng Ngôn Viên giới thiệu về diễn viên hay Nhóm diễn viên đang hoặc sắp ra sân khấu: cuộc đời và quá trình hoạt động nghệ thuật, hiện đang được dư luận đánh giá thế nào. Cần chú ý đến mối liên hệ giữa diễn viên – tác giả – tác phẩm và quần chúng.§ Xướng Ngôn Viên làm thư giãn bầu khí: kể một mẩu truyện vui, phỏng vấn bỏ túi bằng những câu hỏi liên quan đến chủ đề, đến tiết mục vừa diễn hoặc sắp diễn với diễn viên, tác giả, đạo diễn, và với khán thính giả...§ Xướng Ngôn Viên phải có khả năng biến báo, ứng xử duyên dáng, dí dỏm để có thể xử lý các tình huống đột xuất, bất ưng xẩy ra trên sân khấu như mất điện, mất âm thanh, diễn viên vấp chân hoặc chậm ra sân khấu...· Xướng Ngôn Viên cần có nhân dáng đẹp, duyên dáng, ăn mặc lịch sự, đôi khi chính nhờ vào chiều cao hay thấp, vóc người mập hay gầy mà tạo thêm nét đặc thù lôi cuốn.· Xướng Ngôn Viên cần nhất là có giọng nói dễ nghe, truyền cảm, bắt micro, rõ, chuẩn, không bị đớt hay ngọng, không nói pha nhiều giọng địa phương...· Xướng Ngôn Viên cần biết sử dụng ngôn ngữ, ít nhất là không dùng từ sai nghĩa, hàm hồ lệch ý, thừa hay thiếu từ, phát âm chuẩn về Việt ngữ và ngoại ngữ, biết cách ngắt chữ, ngắt câu chính xác...· Xướng Ngôn Viên cần nhạy cảm với tâm lý chung và yêu cầu của khán giả, vốn dĩ là đối tượng chính của chương trình: muốn giải trí, thưởng thức, giao lưu, đón nhận một cảm xúc nào đó liên quan đến chủ đề...· Xướng Ngôn Viên cần có khả năng hiểu và phân tích được tác phẩm: kiến thức tương đối vững, sâu rộng, nắm bắt được các thông tin và dư luận mới nhất liên quan đến tác giả và tác phẩm vừa diễn xong hoặc sắp diễn...· Xướng Ngôn Viên cần có khả năng thích ứng nhanh, chính xác, thông minh, có óc hài hước, dí dỏm nhưng tế nhị và duyên dáng trong các tình huống đột ngột bất ưng, hóa giải mọi phức tạp thành ra đơn giản, tránh nói cương dài–dai–dại... có thể xúc phạm đến người khác.· Xướng Ngôn Viên nếu có thêm được một số kỹ năng phụ trợ như: kể truyện, làm băng reo, hò bằng thơ lục bát, thổi harmonica, ca, múa, đóng kịch dạng tiểu phẩm, giả tiếng, nói lái... để có thể tung hứng với các diễn viên, pha trò, gây bầu khí chung mỗi khi xuất hiện trên sân khấu, nhưng chú ý đừng kéo dài lê thê. Vì liên quan nhiều đến nghệ thuật, phong cách và ngôn ngữ của Xướng Ngôn Viên cần gợi lên được những hình tượng nghệ thuật, gây được xúc cảm nơi người thưởng thức, cũng có thể đôi khi pha chút dí dỏm để bầu khí được cởi mở thư giãn. Trang phục nên lịch sự, tự nhiên, tránh không quá điệu hoặc quá nghiêm trọng cứng ngắc, gây ra sự thô thiển, lố bịch. Trong các dịp cần bầu khí long trọng như: khai giảng, khánh thành, bế mạc, đại hội, ngày truyền thống, cử hành một buổi cầu nguyện ( célébration de la prière ), tổ chức một đêm Lửa Dặm Đường trong Hướng Đạo, phát bằng tốt nghiệp... Xướng Ngôn Viên cần có phong cách trang trọng, nghiêm túc và chính xác, nhưng vẫn mang dáng dấp nghệ thuật cao. Trang phục nên tề chỉnh, gọn gàng. Trong các dịp giao lưu văn hóa, giới thiệu tài năng, tác phẩm, tác giả hoặc một nhân vật đặc biệt, Xướng Ngôn Viên cần có phong cách ngôn ngữ tự nhiên, lịch sự, pha chút dí dỏm và ngẫu hứng, nhưng tối kỵ không được để lộ ra một sự xếp đặt từ trước. Trang phục có thể tùy nghi, trẻ trung nhưng vẫn cần tề chỉnh. Trong các dịp tổ chức đố vui Giáo Lý tại Giáo Xứ, đố vui để học tại trường học hoặc lên truyền hình như các chương trình Trò Chơi Liên Tỉnh SV 97 ( đại học ), Bẩy Sắc Cầu Vồng ( cấp 3 ), Kính Vạn Hoa ( cấp 2 ), Khu Vườn Cổ Tích ( mẫu giáo ), Đường Lên Đỉnh Olympia... Xướng Ngôn Viên cần có phong cách nghiêm minh, ngôn ngữ chính xác, dứt khoát mà vẫn lịch sự, có thể pha trò trong những trường hợp cần thiết. Trang phục tùy nghi, sao cho hợp với các đối tượng tham dự.Trọng tâm của công việc này là cố gắng làm nổi bật chủ đề chương trình mà những người đứng ra tổ chức muốn gửi gấm. Mặt khác, còn tùy vào tính chất chương trình như đã nêu ở phần trên để chọn phong cách nghệ thuật và khẩu ngữ, hành chánh hay khoa học cho thích hợp. Do vậy, Xướng Ngôn Viên cần soạn vắn tắt bản thuyết biểu diễn sao cho yêu cầu của chủ đề được thể hiện xuyên suốt toàn bộ chương trình, định hướng cảm xúc và thẩm mỹ của khán giả một cách nhẹ nhàng khéo léo.Cũng có thể ứng biến ngẫu hứng, giới thiệu thêm một số thông tin hoặc thời sự bên lề mới nhất, kèm theo một vài ý, một vài câu pha trò duyên dáng làm thu giãn bầu khí.Trong trường hợp Xướng Ngôn Viên là một Linh Hoạt Viên Phụng Vụ hay một Chưởng Nghi trong một nghi lễ tôn giáo, cần soạn một bản hướng dẫn chi tiết: ý nghĩa chung của buổi lễ, ý nghĩa các bài đọc Lời Chúa, các bài Thánh Ca, các lời nguyện cộng đoàn và các nghi thức trang trọng đặc biệt khác ( như đón đoàn chủ tế, rước kiệu hành hương, xông hương, rẩy nước phép, lắc chuông, tắt đèn, thắp nến, đặt tay trao sứ vụ, các tân chức phủ phục, các em học sinh Giáo Lý lên tuyên tín hoặc nhận Bí Tích... ), cần ghi rõ lời mời cộng đoàn tiến lên theo hàng, đứng, ngồi hay quỳ xuống...
Lm. LÊ QUANG UY, DCCT

Trầm Hương
14-11-2008, 12:05 PM
Mình không là MC chuyên nghiệp ,nhưng rất thích nghề này , và yêu thích các MC chuyên nghiệp trong và ngoài nước ,cảm ơn banmexanh đã cung cấp "kỹ năng làm xướng ngôn viên "!

Damsan
02-12-2008, 08:36 PM
6 kỹ năng cần có của một MC:

1. Đài từ tốt - giọng nói phải tròn vành, rõ chữ.
2. Nghệ thuật diễn cảm - biết diễn đạt cảm xúc theo vấn đề, tạo được cảm xúc cho khán giả.
3. Phong cách sân khấu - duyên dáng, thanh lịch, có cá tính riêng.
4. Nghệ thuật biên soạn lời dẫn - có kiến thức sâu rộng, có khả năng khai thác đề tài và sử dụng ngôn từ khi dẫn chương trình.
5. Phương pháp phối hợp - phối hợp với những người dẫn chung chương trình, giao lưu với khán giả...
6. Tám chữ vàng cho nghề MC: Chính xác - linh hoạt - truyền cảm - nhiệt tình. Chính xác về thông tin. Linh hoạt về ứng xử tình huống. Truyền cảm về diễn đạt. Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách nhiệm...
Theo Lao động

Damsan
02-12-2008, 08:44 PM
http://www.htv.com.vn/data/news/2005/7/62480/tua.jpg (http://www.htv.com.vn/data/news/2005/7/62480/tua.jpg)
http://www.htv.com.vn/data/news/2005/7/62480/hoadep200.jpg (http://www.htv.com.vn/data/news/2005/7/62480/hoadep200.jpg)Chưa bao giờ Việt Nam có nhiều MC (master of ceremony - người dẫn chương trình) như hiện nay. Là MC có nghĩa là bạn phải trở thành cầu nối giữa khán giả và những nhân vật của chương trình, phải nắm bắt để khai thác câu chuyện phù hợp. Cuộc thi "Người dẫn chương trình truyền hình" trải qua 2 năm tổ chức (2004 và 2005) cho thấy sức hút của nghề MC đối với các bạn trẻ hiện nay.
http://www.htv.com.vn/data/news/2005/7/62480/chu-1.jpg (http://www.htv.com.vn/data/news/2005/7/62480/chu-1.jpg)
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, từ những MC có thâm niên tương đối lâu trong nghề cũng như những bạn trẻ đã có chút tiếng nói trong làng MC, họ cho biết một MC chuyên nghiệp cần những yếu tố sau:

- Khả năng ăn nói lưu loát, rõ ràng

- Thanh sắc, ngoại hình dễ nhìn và duyên dáng

- Sự tự tin khi đứng trên sân khấu

- Độ nhạy bén, bình tĩnh làm chủ tình hình, sự hoạt bát, lanh lẹ, óc hài hước, khả năng ứng tác mọi lúc mọi nơi. Trong những tình huống xảy ra ngoài kịch bản, MC phải giải quyết được một cách thông minh. MC phải vận dụng tất cả sự khéo léo, vốn "tủ" của mình để lấp đi những khiếm khuyết của chương trình, không để khán giả đợi chờ, phát hiện sự cố và la ó.

- Chọn chi tiết đắt và chọn lọc, tránh nói lan man, khiến người nghe mệt mỏi.

- MC không chỉ nói giỏi mà còn cần phải biết nghe giỏi, "đọc" được diễn biến tâm lý của nhân vật chính, của khán giả và không khí đang diễn ra trong khán phòng.

- Vốn kiến thức sâu, rộng ở tất cả các thể loại

- Tránh không học thuộc lòng kịch bản, nắm ý, lập dàn ý

Damsan
02-12-2008, 08:45 PM
Người dẫn chương trình, hay còn gọi là em-xi (MC) do gọi tắt từ tiếng Anh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Anh): Master of Ceremonies, theo nghĩa thông thường được hiểu là người hướng dẫn quần chúng trong một sự kiện. Ngày nay, dẫn chương trình được xem là một nghiệp vụ thuộc về lĩnh vực nghệ thuật (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87_thu%E1%BA%ADt), vì thế người làm nghiệp vụ này cũng được xem là một nghệ sĩ.
Một số từ tiếng Anh khác cũng được dùng để chỉ người dẫn chương trình là: emcee; compere; presenter; disc jockey; DJ; quiz-master; question-master(theo Lạc Việt Từ Điển, phần từ điển Việt-Anh).
Vào thập niên 1970 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp_ni%C3%AAn_1970) và thập niên 1980 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp_ni%C3%AAn_1980), thuật ngữ MC có liên hệ với âm nhạc hip-hop (http://vi.wikipedia.org/wiki/Hip-hop), và là từ để chỉ người mà bây giờ thường được gọi là "rapper". Khi ấy, người ta còn coi MC là viết tắt của những cụm từ như: microphone controller, mic checka, music commentator và moves the crowd. Việc không thống nhất trong cách viết tắt này có thể là nguyên nhân khiến người dẫn chương trình ngày nay đảm đương nhiều nhiệm vụ hơn thế, không chỉ là dẫn chương trình mà thôi. Ví dụ: giới thiệu những người biểu diễn, nói và giao lưu với khán thính giả; hướng dẫn một buổi lễ, một cuộc họp. Ở một số quốc gia khác, người dẫn chương trình còn có trách nhiệm biên tập chương trình và chính mình giới thiệu, dẫn dắt cho chương trình đó.
Những người dẫn chương trình nổi tiếng (người Việt (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t)): Nguyễn Ngọc Ngạn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_Ng%E1%BA%A1n), Nguyễn Cao Kỳ Duyên (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Cao_K%E1%BB%B3_Duy%C3%AAn), Thanh Bạch (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thanh_B%E1%BA%A1ch&action=edit&redlink=1), Minh Hương (http://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_H%C6%B0%C6%A1ng), Quỳnh Hương (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Qu%E1%BB%B3nh_H%C6%B0%C6%A1ng&action=edit&redlink=1), Quỳnh Hoa (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Qu%E1%BB%B3nh_Hoa&action=edit&redlink=1), Quỳnh Trâm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Qu%E1%BB%B3nh_Tr%C3%A2m&action=edit&redlink=1), Lại Văn Sâm (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%E1%BA%A1i_V%C4%83n_S%C3%A2m&action=edit&redlink=1), Diễm Quỳnh (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Di%E1%BB%85m_Qu%E1%BB%B3nh&action=edit&redlink=1), Long Vũ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Long_V%C5%A9&action=edit&redlink=1)... Khi nhắc đến người dẫn chương trình, mọi người thường nghĩ họ là những người có tài hoạt bát, tự tin trước công chúng, có kiến thức rộng, khôi hài, thanh lịch, duyên dáng v.v...
Mỗi người có một giọng nói riêng. Trong thực tế không có những giọng nói hoàn toàn giống nhau. Đa số người dẫn chương trình đều được "trời ban" cho một chất giọng hay (chất giọng thiên phú). Điều quan trọng nhất về giọng nói khi nói trước công chúng là "tròn vành, rõ tiếng" (hoặc "tròn vành, rõ chữ"). Nếu nói không rõ tiếng, rõ lời thì thông tin muốn truyền đạt đến công chúng không được rõ ràng, đôi khi bị hiểu lầm. Hơn nữa nói không rõ chữ, rõ tiếng thì sẽ kém truyền cảm. Một số người tuy không có chất giọng thiên phú, nhưng thông qua quá trình rèn luyện, tiếp xúc nhiều với nghiệp vụ, nhờ vào kinh nghiệm, khi làm việc thì cách nói đúng có thể để lại ấn tượng tốt cho khán, thính giả. Để có thể nói hay, người dẫn chương trình cần có những phương pháp nhất định trong nghệ thuật nói. Để dẫn dắt tốt một chương trình, người dẫn chương trình cần có "kỹ năng dẫn chương trình". Đây chính là nền tảng của nghiệp vụ. Không có kỹ năng dẫn chương trình, người dẫn chương trình sẽ bị áp lực tâm lý đó là không tự tin, luôn có cảm giác mơ hồ tựa như đang đi trong sương mù vì không biết làm như thế đúng hay sai, không biết bắt đầu từ đâu, sáng tạo trên cơ sở nào và trong quá trình tác nghiệp vô tình phạm lỗi.


Một số kỹ năng cơ bản, tạm liệt kê như sau:


"Tiếng nói sân khấu" giúp người dẫn chương trình phát âm chuẩn.

"Nghệ thuật diễn cảm" giúp người dẫn chương trình tạo được cảm xúc cho khán thính giả bởi sự biến đổi âm điệu trong lúc nói.

"Phong cách sân khấu" giúp người dẫn chương trình hiểu biết về cách phục trang và quan trọng hơn hết là tư thế đúng đắn khi xuất hiện trước công chúng cũng như những cử chỉ diễn đạt bằng tay, bằng mắt mang nét riêng của nghệ thuật dẫn chương trình.

"Nghệ thuật biên soạn lời dẫn" giúp người dẫn chương trình biết cách khai thác đề tài, sẽ nói gì trong chương trình và sử dụng ngôn từ.

"Phương pháp phối hợp" hướng dẫn cách phối hợp giữa hai hay nhiều người dẫn chương trình sao cho hoà quyện, nhịp nhàng. Ngoài ra còn một số kỹ năng khác, ví dụ: Giao lưu trên sân khấu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ hài hước...

Có 8 chữ vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: "Chính xác - Linh hoạt - Truyền cảm - Nhiệt tình". Tám chữ vàng này cũng là yêu cầu của nghiệp vụ. Chính xác về thông tin. Linh hoạt về ứng xử tình huống. Truyền cảm về diễn đạt. Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách nhiệm

xoicucnong
02-12-2008, 11:24 PM
XOicuc lun có uoc mo thanh 1 MC nhưng...giấc mơ chỉ là giấc mơ thôi!!!

Damsan
03-12-2008, 10:37 AM
Là một MC, bạn cần phải biết rõ nên nói cái gì cũng như nói như thế nào để có thể chinh phục khán giả một cách tốt nhất.

http://www2.vietbao.vn/images/vn5/Hoc_Song/50792617_1.jpg
Ảnh minh họa.Có thể kể đến một số kỹ năng cần thiết sau đây.

Tìm hiểu thông tin
Trước hết, nếu bạn được chọn làm MC cho một chương trình, hãy nói chuyện với những người chỉ đạo để biết họ mong chờ ở bạn điều gì. Nếu bạn phải giới thiệu người mà bạn không biết trước, hãy cố gắng tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến họ. Hãy tự chuẩn bị cho mình bản vắn tắt điều cần nói và kiểm tra lại với những người liên quan, phòng trường hợp có thay đổi vài phút cuối cùng.
Tiếng nói
Công cụ chính yếu của một MC chính là giọng nói và phương pháp thể hiện lời nói. Cách tuyệt vời nhất để tập trước điều này là sử dụng máy ghi âm giọng nói của chính bạn trước gương, từ đó tìm ra khuyết điểm để sửa chữa. Thở sâu sẽ giúp bạn thư giãn và lấy lại tự tin. Hãy nói rõ ràng, càng ngắn gọn càng tốt. Sự đơn điệu chính là mối nguy hiểm lớn nhất cho sự nghiệp của bạn. Một phong cách năng động, chân thành và cởi mở sẽ thuyết phục khán giả tốt nhất.
Kỹ thuật sử dụng micro
Chiếc micro cũng là công cụ cần thiết cho một MC. Hãy hỏi kỹ thuật viên xem nên cầm micro thế nào, cách xa miệng bao nhiêu là tốt nhất. Hãy tự thử micro trước buổi diễn. Chiếc micro là để tăng âm giọng nói của bạn, vậy đừng bao giờ hét vào đó.
Trách nhiệm và nghĩa vụ
Trách nhiệm đầu tiên của MC là đối với khán giả của mình. Không bao giờ nên trình diễn với phong cách tùy tiện. Trong nhiều trường hợp, MC cũng sẽ phải giúp khách mời, người được phỏng vấn kể cả khán giả tìm ra được lời thích hợp để diễn giải lý kiến của mình. Hãy làm cho tất cả những người tham gia có cảm giác là chương trình đang chạy tốt và rất thú vị.
Hãy nhớ rằng, làm MC là một vinh dự. Hãy làm vinh dự đó với sự cẩn thận và tinh thần trách nhiệm để đem lại niềm vui cho khán giả và chính bản thân bạn. Hãy nhìn thẳng vào khán giả khi nói cũng như chú ý lắng nghe những ý kiến phản hồi của họ. Và cuối cùng, hãy nhớ thêm rằng, MC chính là người có thể tạo nên thành công nhưng cũng có thể làm cho chương trình đổ vỡ hoàn toàn.

(Theo ICT)
Việt Báo (Theo_NgoiSao)