dvtung
08-01-2023, 07:42 PM
09/01 THỨ HAI CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Is 42,1-4.6-7 (hoặc Cv 10,34-38); Mt 3,13-17.
Phúc Âm: Mt 3, 13-17
"Khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống trên mình Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ xứ Galilêa mà đến với Gioan ở sông Giođan, để ông làm phép rửa cho. Nhưng Gioan can Người rằng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?" Chúa Giêsu liền đáp lại: "Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế". Và bấy giờ ông Gioan chiều ý Người. Chúa Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra, và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán: "Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta".
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
KHIÊM NHƯỜNG SỐNG NIỀM VUI TỰ HUỶ
“Khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống trên mình Người”.
Thiên Chúa có ý định thánh thiện của Người, khi Người chọn sông Gio-đan là nơi thấp nhất trên địa cầu này, làm nơi cho Gioan làm phép rửa, và cũng làm nơi cho Con của Người chịu phép rửa bởi Gioan. Đã là nơi thấp, mà người chịu phép rửa còn phải dìm mình xuống mặt nước thấp nhất, để tẩy sạch tội đời. Và cả Chúa Giê-su nữa, Con Thiên Chúa, Đấng Vô Tội, Đấng chí thánh, khi bằng lòng nhận phép rửa bởi Gioan, thì cũng dìm mình xuống nước như những tội nhân. Chuyện thực lạ lùng!
Hoá ra, ý của Chúa Cha là khi Ngôi Chúa Con đã làm con người, thì Ngôi Chúa Con cũng phải chấp nhận mặc lấy thân phận người mong manh, đau khổ, tội lỗi như những con người, để biến cái mong manh thành vĩnh cửu, biến cái đau khổ thành niềm vui, biến tội lỗi thành ơn thứ tha vô lượng.
Bấy giờ, vì Ngôi Con khiêm nhượng, vâng phục, và thực hiện ý Chúa Cha, mà Chúa Cha đã tuyên phán cho Con và cho mọi người biết rằng: “Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta”.
Lời Chúa mời gọi các gia đình sống khiêm nhượng và yêu thương như Chúa Giê-su. Khiêm nhượng mới có lòng sám hối. Cha mẹ có khiêm nhượng mới chịu dìm mình xuống mà nhận phần lỗi về mình trước khi sửa phạt các con. Khiêm nhượng mới có lòng xót thương. Cha mẹ có khiêm nhượng mới dám cúi mình xuống mà hy sinh phục vụ con cái. Những người con đã có tuổi, có bề thế cơ ngơi sự nghiệp, có chức có quyền, phải thực sự khiêm nhượng, mới có thể nhìn nhận người đàn ông đầy lỗi lầm kia là cha mình, để quý mến, trân trọng, để biết ơn, hiếu kính! Anh em có khiêm nhường, mới giữ được tình huynh đệ…..
Lạy Chúa, xin giúp các gia đình khiêm nhường sống niềm vui tự huỷ, để yêu Chúa, yêu nhau, và yêu mọi người. Amen.
PM Cao Huy Hoàng
https://www.youtube.com/watch?v=O_3PCn8aGgw
Is 42,1-4.6-7 (hoặc Cv 10,34-38); Mt 3,13-17.
Phúc Âm: Mt 3, 13-17
"Khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống trên mình Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ xứ Galilêa mà đến với Gioan ở sông Giođan, để ông làm phép rửa cho. Nhưng Gioan can Người rằng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?" Chúa Giêsu liền đáp lại: "Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế". Và bấy giờ ông Gioan chiều ý Người. Chúa Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra, và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán: "Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta".
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
KHIÊM NHƯỜNG SỐNG NIỀM VUI TỰ HUỶ
“Khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống trên mình Người”.
Thiên Chúa có ý định thánh thiện của Người, khi Người chọn sông Gio-đan là nơi thấp nhất trên địa cầu này, làm nơi cho Gioan làm phép rửa, và cũng làm nơi cho Con của Người chịu phép rửa bởi Gioan. Đã là nơi thấp, mà người chịu phép rửa còn phải dìm mình xuống mặt nước thấp nhất, để tẩy sạch tội đời. Và cả Chúa Giê-su nữa, Con Thiên Chúa, Đấng Vô Tội, Đấng chí thánh, khi bằng lòng nhận phép rửa bởi Gioan, thì cũng dìm mình xuống nước như những tội nhân. Chuyện thực lạ lùng!
Hoá ra, ý của Chúa Cha là khi Ngôi Chúa Con đã làm con người, thì Ngôi Chúa Con cũng phải chấp nhận mặc lấy thân phận người mong manh, đau khổ, tội lỗi như những con người, để biến cái mong manh thành vĩnh cửu, biến cái đau khổ thành niềm vui, biến tội lỗi thành ơn thứ tha vô lượng.
Bấy giờ, vì Ngôi Con khiêm nhượng, vâng phục, và thực hiện ý Chúa Cha, mà Chúa Cha đã tuyên phán cho Con và cho mọi người biết rằng: “Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta”.
Lời Chúa mời gọi các gia đình sống khiêm nhượng và yêu thương như Chúa Giê-su. Khiêm nhượng mới có lòng sám hối. Cha mẹ có khiêm nhượng mới chịu dìm mình xuống mà nhận phần lỗi về mình trước khi sửa phạt các con. Khiêm nhượng mới có lòng xót thương. Cha mẹ có khiêm nhượng mới dám cúi mình xuống mà hy sinh phục vụ con cái. Những người con đã có tuổi, có bề thế cơ ngơi sự nghiệp, có chức có quyền, phải thực sự khiêm nhượng, mới có thể nhìn nhận người đàn ông đầy lỗi lầm kia là cha mình, để quý mến, trân trọng, để biết ơn, hiếu kính! Anh em có khiêm nhường, mới giữ được tình huynh đệ…..
Lạy Chúa, xin giúp các gia đình khiêm nhường sống niềm vui tự huỷ, để yêu Chúa, yêu nhau, và yêu mọi người. Amen.
PM Cao Huy Hoàng
https://www.youtube.com/watch?v=O_3PCn8aGgw