PDA

View Full Version : Các bước chuẩn bị để thay đổi công việc



Damsan
16-12-2008, 08:40 PM
Các bước chuẩn bị để thay đổi công việc

Bạn đang nghĩ đến một sự bứt phá và làm một cuộc thay đổi lớn trong sự nghiệp của mình? Bạn cần tìm kiếm một công việc mới nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Các bước sau đây sẽ giúp bạn.
http://www.saga.vn/Saga_Gallery/NguyenTriDat/windmill.jpg 1. Tự mình quyết định: Thay đổi công việc phải bắt đầu từ chính bạn. Trước khi đưa ra bất cứ một quyết định nào, bạn cần phải nhận ra sự say mê của mình và thiết lập mục tiêu.
2. Tổng hợp toàn bộ các kỹ năng: Rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng viết (http://www.saga.vn/event.aspx?id=24), quản lý, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích… cần phải xem xét lại. Trước khi tiến hành nghiên cứu, hãy tạo một danh sách các kỹ năng, bằng cấp của bạn. Sau đó, xem trong số chúng, kỹ năng nào đáp ứng được yêu cầu của công ty mới và kỹ năng nào phù hợp với vị trí bạn đang muốn tuyển.
3. Nhận ra các kỹ năng cần thiết: Có thể với những công việc cũ, bạn chắc chắn có kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết, nhưng với công việc mới bạn lại thiếu. Vì thế, hãy nghiên cứu công việc mới để xác định rõ những kỹ năng mới bạn cần để bắt đầu sự nghiệp. Bất cứ khi nào có thể, hãy chia sẻ với những người có kinh nghiệm về mong muốn của bạn và cách thức để làm được việc có hiệu quả.
4. Hình thành các kỹ năng: Một khi bạn đã nhận ra những công cụ cần thiết có thể mang tới thành công cho bạn, thì hãy cố gắng nắm giữ lấy chúng. Hãy chủ động xin vào các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Bằng cách này, bạn không những nắm rõ được những khả năng của mình mà còn được trang bị những kỹ năng cơ bản cần thiết khác để có được một "bước nhảy" thành công.
5. Viết CV: CV là yêu cầu không thể thiếu đối với các công ty, song nó đòi hỏi phải tổng hợp đầy đủ các kỹ năng về lĩnh vực mong muốn của bạn chứ không phải là để trình bày trước đây bạn đã làm những công việc gì. Trong CV cần nhấn mạnh những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan. Ngoài ra, trong đó còn bao gồm những thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, những hoạt động xã hội, các sở thích, thói quen của bạn...
Nên nhớ rằng, CV không phải là một danh sách các nhiệm vụ phải hoàn thành mà là những điểm nổi bật nhất của những kỹ năng và thành quả đáp ứng những yêu cầu của công việc mới mà bạn đang tìm kiếm.
6. Thiết lập mạng lưới thông tin: Bạn không nên đơn phương độc mã trên con đường sự nghiệp của mình. Hãy thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh. Hãy chia sẻ với mọi người về lĩnh vực mà bạn quan tâm bởi biết đâu đấy trong số họ, ai đó có thể sẽ cho bạn một cơ hội mới.

7. Linh hoạt: Mặc dù bạn đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về kinh nghiệm cũng như bằng cấp, hầu hết các nhà tuyển dụng thường xem bạn là một nhân viên mới toanh. Khi đó, bạn sẽ phải chấp nhận một vị trí với trách nhiệm và tiền lương có thể ít hơn so với công việc trước. Bạn hãy chuẩn bị tinh thần. Tuy nhiên, nếu rơi vào truờng hợp đó, đừng thất vọng. Có thể sếp muốn thử thách bạn. Vì thế, hãy tin tưởng vào những gì mình có.

8. Rời bỏ công việc hiện tại với thái độ hòa nhã (http://www.saga.vn/view.aspx?id=3166): Đừng tỏ thái độ khiếm nhã với các đồng nghiệp cũ. Bất cứ lúc nào, hãy luôn hành động một cách chuyên nghiệp và duy trì những mối quan hệ chân thành. Bởi đồng nghiệp có thể sẽ là người cố vấn cho bạn trên con đường sự nghiệp của bạn hoặc một ngày nào đó, biết đâu đấy bạn và đồng nghiệp cũ lại làm cùng ở công ty mới.