dvtung
12-01-2024, 02:57 PM
09/01 THỨ BA TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN.
1Sm 1,9-20; Mc 1,21-28.
Phúc Âm: Mc 1, 21-28
"Ngài giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
(Ðến thành Capharnaum), ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.
Ðang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai: là Ðấng Thánh của Thiên Chúa". Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi, và ra khỏi người này!" Thần ô uế liền dằn vật người ấy, thét lên một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái chi vậy? Ðây là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả các thần ô uế, và chúng vâng lệnh Người". Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
UY QUYỀN CỦA LỜI YÊU ĐÍCH THỰC
“Ngài giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền”.
Người nghe có thể hiểu được người nói. Không chỉ hiểu điều người nói đang nói, mà còn có thể hiểu được tâm ý của người đang nói, hiểu những điều người nói chưa nói, muốn nói, và nhất là hiểu được bản chất con người của người nói. Ông bà ta thường vẫn nhắc nhở: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Cũng thì lời ăn tiếng nói, mà nó cho biết sự khôn ngoan hay dại dột của một người, hoặc nó làm lồ lộ ra cách ứng xử văn hóa hay thiếu văn hóa, có lòng thương hay không có lòng thương. Bởi vậy, nhìn và nghe cách ăn nói của một người, có người còn thấu được điều đã nói ra có đủ sức khả tín hay không, thật lòng hay giả dối, hoặc bao nhiêu phần trăm là sự thật. Chuyện thường tình vẫn thế đấy mà!
Những người Do Thái đã từng nghe các luật sĩ giảng dạy trong Hội Đường, và hôm nay, họ lại được nghe Chúa Giê-su giảng dạy. Và dĩ nhiên, họ có quyền nhận xét rằng: “Chúa Giê-su giảng dạy người ta như đấng thực có uy quyền”, nghĩa là mức khả tín là chắc chắn, và sự thật là toàn vẹn.
Chúa Giê-su đã giảng dạy vì lòng xót thương con người, vì khát khao cho con người được bình an hạnh phúc thật. Chính Người là nguồn xót thương. Chính Người là nguồn bình an hạnh phúc. Lời thượng trí, lời uy quyền vì lời phát xuất từ lòng xót thương của Thiên Chúa. Chỉ khi thật yêu, thì cách ăn cách nói, cách ứng xử mới chân thật và có sức cảm hóa được người mình yêu. Bằng không thật yêu, thì cách ứng xử có khéo léo che đậy cách mấy nó cũng tự động lòi ra những điều dối trá, giả hình!
Ước gì các gia đình luôn thực lòng yêu mến Chúa, yêu mến giáo hội, thực lòng yêu nhau, và cũng thực lòng yêu ngươi.
Lạy Chúa, xin cho các gia đình lắng nghe và thực thi Lời dạy của Chúa Giê-su, và thực sống yêu như Người đã yêu. Amen.
PM Cao Huy Hoàng
https://www.youtube.com/watch?v=TsTVvDnbOvk
1Sm 1,9-20; Mc 1,21-28.
Phúc Âm: Mc 1, 21-28
"Ngài giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
(Ðến thành Capharnaum), ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.
Ðang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai: là Ðấng Thánh của Thiên Chúa". Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi, và ra khỏi người này!" Thần ô uế liền dằn vật người ấy, thét lên một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái chi vậy? Ðây là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả các thần ô uế, và chúng vâng lệnh Người". Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
UY QUYỀN CỦA LỜI YÊU ĐÍCH THỰC
“Ngài giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền”.
Người nghe có thể hiểu được người nói. Không chỉ hiểu điều người nói đang nói, mà còn có thể hiểu được tâm ý của người đang nói, hiểu những điều người nói chưa nói, muốn nói, và nhất là hiểu được bản chất con người của người nói. Ông bà ta thường vẫn nhắc nhở: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Cũng thì lời ăn tiếng nói, mà nó cho biết sự khôn ngoan hay dại dột của một người, hoặc nó làm lồ lộ ra cách ứng xử văn hóa hay thiếu văn hóa, có lòng thương hay không có lòng thương. Bởi vậy, nhìn và nghe cách ăn nói của một người, có người còn thấu được điều đã nói ra có đủ sức khả tín hay không, thật lòng hay giả dối, hoặc bao nhiêu phần trăm là sự thật. Chuyện thường tình vẫn thế đấy mà!
Những người Do Thái đã từng nghe các luật sĩ giảng dạy trong Hội Đường, và hôm nay, họ lại được nghe Chúa Giê-su giảng dạy. Và dĩ nhiên, họ có quyền nhận xét rằng: “Chúa Giê-su giảng dạy người ta như đấng thực có uy quyền”, nghĩa là mức khả tín là chắc chắn, và sự thật là toàn vẹn.
Chúa Giê-su đã giảng dạy vì lòng xót thương con người, vì khát khao cho con người được bình an hạnh phúc thật. Chính Người là nguồn xót thương. Chính Người là nguồn bình an hạnh phúc. Lời thượng trí, lời uy quyền vì lời phát xuất từ lòng xót thương của Thiên Chúa. Chỉ khi thật yêu, thì cách ăn cách nói, cách ứng xử mới chân thật và có sức cảm hóa được người mình yêu. Bằng không thật yêu, thì cách ứng xử có khéo léo che đậy cách mấy nó cũng tự động lòi ra những điều dối trá, giả hình!
Ước gì các gia đình luôn thực lòng yêu mến Chúa, yêu mến giáo hội, thực lòng yêu nhau, và cũng thực lòng yêu ngươi.
Lạy Chúa, xin cho các gia đình lắng nghe và thực thi Lời dạy của Chúa Giê-su, và thực sống yêu như Người đã yêu. Amen.
PM Cao Huy Hoàng
https://www.youtube.com/watch?v=TsTVvDnbOvk