PDA

View Full Version : Hạnh Các Thánh: 14/02 - Thánh Cyrilô, Đan sĩ (827-884), và Thánh Mêthôđiô, Giám mục (825-869)



dvtung
07-02-2024, 12:44 PM
14/2 – THÁNH CYRILÔ, ĐAN SĨ (827-884), và THÁNH MÊTHÔĐIÔ, GIÁM MỤC (825-869)


Hai anh em Cyrilô sinh năm 827 và Mêthôđiô sinh năm 825 tại Thessalonica, Đông Bắc Hy lạp. Cha của các ngài là một sĩ quan ở Hy lạp, nơi có nhiều người Slavs sinh sống, thế nên hai anh em này trở nên nhà truyền giáo, thầy dạy và vị bảo trợ của dân Slavs. Sau khi học hành giỏi giang, Cyrilô từ chối chức thống đốc khi em trai ngài chấp nhận là những người nói tiếng Slavs. Cyrilôrút về tu viện, nơi em trai Mêthôđiô làm tu sĩ sau vài năm làm thống đốc. Trước đó, Cyrilô được gọi là Constantine đến khi làm tu sĩ không lâu sau khi cha mất.

Sự thay đổi “định mệnh” xảy ra khi Công tước Moravia (ngày nay là Cộng hòa Czech) yêu cầu Hoàng đế Đông phương Michael cho độc lập về chính trị, tách khỏi quyền cai trị của Đức và tự trị Giáo hội vì đã có giáo sĩ và phụng vụ riêng. Cyrilô và Mêthôđiô hiểu sứ vụ truyền giáo của mình.

Công việc đầu tiên của Thánh Cyrilô là sáng tạo bảng mẫu tự, vẫn được dùng trong một số phụng vụ Đông phương. Những người theo ngài có thể thành lập bảng mẫu tự Cyrilô (Cyrillic alphabet), chẳng hạn trong tiếng Nga hiện đại,từ chữ hoa Hy Lạp. Họ cùng dịch Phúc Âm, Thánh Thi, các Thư của Thánh Phaolô và sách phụng vụ sang tiếng Slavs, lập nghi thức Phụng vụ Slavs, lúc đó khác nhiều.

Họ dùng thổ ngữ khi thuyết giảng nên dẫn đến đối lập trong giới giáo sĩ Đức. Đức giám mục không chịu phong chức giám mục và linh mục cho người Slavs. Thánh Cyrilô buộc phải đi Rôma. Trên đường đến Rôma, ngài và Thánh Mêthôđiô vui mừng khi thấy sách phụng vụ mới của hai anh em được ĐGH Adrianô II phê chuẩn. Thánh Cyrilô qua đời tại Rôma.

Thánh Mêthôđiô tiếp tục sứ vụ trong 16 năm nữa. Ngài là khâm sứ tòa thánh (papal legate) cho dân tộc Slavs, được phong chức giám mục và coi sóc một giáo phận mà nay thuộc Cộng hòa Czech. Khi nhiều vùng trong lãnh địa bị mất quyền hạn, các giám mục Bavaria phản hồi bằng cách chống lại thánh Mêthôđiô. Cuối cùng, Hoàng đế Louis người Đức bắt Thánh Mêthôđiô đi đày 3 năm, nhưng được tự do nhờ ĐGH Gioan VIII bảo lãnh.

Giáo sĩ người Frankish tiếp tục cáo trạng, Thánh Mêthôđiô phải đi Rôma để không bị kết tội dị giáo và bảo vệ việc dùng phụng vụ Slavs. Sau đó, ngài được minh oan.

Thời kỳ hoạt động sôi nổi của Thánh Mêthôđiô là dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Slavs trong vòng 8 tháng. Ngài qua đời vào thứ Ba Tuần Thánh, các đệ tử vây quanh, và ngài được an táng tại nhà thờ chính tòa.

Sau khi ngài mất vẫn có những người phản đối, rồi công việc của hai anh em ở Moravia đến hồi kết thúc và các đệ tử của họ tản mác. Nhưng có hiệu quả lợi ích về việc truyền bá các hoạt động tâm linh, phụng vụ và văn hóa của hai anh em sang Bulgaria, Bohemia và Nam Ba Lan. Hai anh em là bổn mạng của Moravia, được tôn kính đặc biệt trong cộng đồng Công giáo ở Cộng hòa Czech, Slovaks, Croatia, kể cả trong Chính Thống giáo ở Serbia và Bulgaria.Thánh Cyrilô và Mêthôđiô là Tông đồ và là cha đẻ của văn chương Slavs, đồng thời là người bảo vệ sự hiệp nhất lâu dài giữa Đông phương và Tây phương. Năm 1980, ĐGH Gioan Phaolô II tôn phong các ngài làm thánh bổn mạng Âu châu (cùng với Thánh Bênêđictô).



https://www.youtube.com/watch?v=aMqWCQyi4gY
https://thanhcavietnam.mobi/HanhCacThanh/Thang2/1402HCT-ThanhCyriloDanSiVaThanhMethodioGiamMuc-TTTcn-LeAnh.mp3