Hoàng Trung
20-04-2024, 08:55 PM
CÁI BIẾT CỦA CHIÊN
Năm Phụng vụ nào, Giáo Hội cũng dành Chúa nhật thứ 4 sau Phục sinh để nói về Đức Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, đồng thời cũng dành Chúa nhật này để cổ võ cho ơn thiên triệu.
Trước mặt những người Do Thái, sau khi đưa ra tư cách của người làm thuê và hành động của người chăn chíên chân chính, Đức Giêsu đã tự giới thiệu: “ Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi.”( Ga 10: 11). Biết một cách thân mật khăng khít như Chúa Cha biết Chúa Con và Chúa Con biết Chúa Cha. Dân Do thái là dân du mục. Cuộc sống của họ gắn liền với súc vật và đồng cỏ. Đức Giêsu lấy hình ảnh quen thuộc ấy để nói lên mối liên hệ giữa mục tử với đàn chiên, giữa Thiên Chúa với con người. Trong tất cả những hình ảnh mà chúng ta có được về Đức Giêsu, có lẽ một trong những hình ảnh đáng yêu nhất là hình ảnh Mục Tử Nhân Lành.
Mục Tử biết đàn chiên và biết từng con chiên một, đó là những thực tại chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể thực hiện được. Thiên Chúa biết thân phận con người yếu đuối, tội lỗi, hay sa ngã theo đam mê dục vọng. Không như người làm thuê khi thấy sói đến, anh ta đã bỏ chiên mà chạy thoát thân, Mục Tử nhân lành là người “hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên”; ngoài ra, Mục Tử nhân lành luôn mong muốn cho đàn chiên một ngày một đông hơn, nên vẫn luôn luôn đi tìm “những con chiên khác không thuôc ràn này” để cho đến khi thành một đàn chiên và một mục tử. Không như kẻ trộm đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy, Mục Tử nhân lành đưa đàn chiên đến những nơi có cỏ non xanh rì để “ cho chiên được sống và sống dồi dào.”. Tất cả vì đàn chiên, cho đàn chiên. Nhưng chiên thì sao?
Có hai đàn chiên, đến tối cùng được nhốt chung trong một chuồng. Sáng sớm, một mục tử đến mở cửa chuồng và kêu lớn: “ Marah,” tiếng Ả rập có nghìa là “ Hãy theo ta,” và mọi con chiên trong chuồng đều đi theo anh ta.
Một người nhìn thấy cảnh tượng ấy, rất thích thú. Anh mượn chiếc áo khoác và cây gậy của mục tử kia và cũng kêu to: “ Marah!.” Nhưng không một con chiên nào động đậy trước tiếng gọi của anh ta. Anh đến gặp người mục tử và hỏi có bao giờ chiên đi theo một người nào khác không phải là anh ta không. Mục tử trả lời: “ Có chứ, đôi khi có một con chiên nào đó bị yếu bệnh quá nặng nên bất cứ ai nó cũng đi theo.”
Đó là hình ảnh của những con chiên lạc; ngược lại, những con chiên sống chung với đàn là những con chiên biết nghe tiếng chủ chăn và đi theo; đó là những con chiên qua Bí tích Thanh Tẩy đã trở nên con cái Thiên Chúa, vì “ sở dĩ thế gian không nhận biết Chúa là vì thế gian không nhận biết Người.” ( 1 Ga 3: 1b). Qua Kinh Thánh, nhất là Tin Mừng và qua Thánh Thể và qua Giáo Hội, chúng ta biết Mục Tử của mình là Đấng Phục Sinh hằng sống. Việc nghe tiếng của Mục Tử và đi theo phát xuất từ niềm tin yêu Thiên Chúa. Mục Tử Giêsu đã sống thế nào thì Ngài cũng muốn các chiên của Ngài sống như vậy.
Đươc chủ chăn gọi và nhanh chóng đáp lại tiếng gọi là đến với Đức Kitô Phục sinh qua Bí tích Thanh Tẩy để trở thành con cái Thiên Chúa, và được nuôi dưỡng bằng Bí tích Thánh Thể. Bổn phận của con chiên là nghe tiếng gọi va đi theo chủ chăn.
Con chiên ngoan ngoãn đáp lại tiếng gọi của chủ chăn là con chiên tin tưởng rằng Đức Giêsu đã hy sinh mạng sống mình để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết để đưa chúng ta vào sự sống vĩnh cửu, và thoát khỏi mưu ác của người chăn thuê. Nghe và theo chủ chăn là phó thác hoàn toàn vào Chúa để Ngài bảo vệ.
Sau khi Phục sinh về trời, Đức Giêsu lại giao phó nhiệm vụ mục tử cho Giáo Hội. Không phải chỉ giám mục, linh mục, tu sĩ mới là mục tử của Chúa, nhưng mọi người đều được kêu gọi trở thành mục tử trong gia đình, ngoài xã hội. Mục vụ là sứ mệnh của Giáo Hội, của các thành phần trong Giáo Hội. Mỗi Kitô hữu đều có phận vụ của mình theo gương Mục Tử Nhân Lành Giêsu.
Hoang Trung
Năm Phụng vụ nào, Giáo Hội cũng dành Chúa nhật thứ 4 sau Phục sinh để nói về Đức Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, đồng thời cũng dành Chúa nhật này để cổ võ cho ơn thiên triệu.
Trước mặt những người Do Thái, sau khi đưa ra tư cách của người làm thuê và hành động của người chăn chíên chân chính, Đức Giêsu đã tự giới thiệu: “ Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi.”( Ga 10: 11). Biết một cách thân mật khăng khít như Chúa Cha biết Chúa Con và Chúa Con biết Chúa Cha. Dân Do thái là dân du mục. Cuộc sống của họ gắn liền với súc vật và đồng cỏ. Đức Giêsu lấy hình ảnh quen thuộc ấy để nói lên mối liên hệ giữa mục tử với đàn chiên, giữa Thiên Chúa với con người. Trong tất cả những hình ảnh mà chúng ta có được về Đức Giêsu, có lẽ một trong những hình ảnh đáng yêu nhất là hình ảnh Mục Tử Nhân Lành.
Mục Tử biết đàn chiên và biết từng con chiên một, đó là những thực tại chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể thực hiện được. Thiên Chúa biết thân phận con người yếu đuối, tội lỗi, hay sa ngã theo đam mê dục vọng. Không như người làm thuê khi thấy sói đến, anh ta đã bỏ chiên mà chạy thoát thân, Mục Tử nhân lành là người “hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên”; ngoài ra, Mục Tử nhân lành luôn mong muốn cho đàn chiên một ngày một đông hơn, nên vẫn luôn luôn đi tìm “những con chiên khác không thuôc ràn này” để cho đến khi thành một đàn chiên và một mục tử. Không như kẻ trộm đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy, Mục Tử nhân lành đưa đàn chiên đến những nơi có cỏ non xanh rì để “ cho chiên được sống và sống dồi dào.”. Tất cả vì đàn chiên, cho đàn chiên. Nhưng chiên thì sao?
Có hai đàn chiên, đến tối cùng được nhốt chung trong một chuồng. Sáng sớm, một mục tử đến mở cửa chuồng và kêu lớn: “ Marah,” tiếng Ả rập có nghìa là “ Hãy theo ta,” và mọi con chiên trong chuồng đều đi theo anh ta.
Một người nhìn thấy cảnh tượng ấy, rất thích thú. Anh mượn chiếc áo khoác và cây gậy của mục tử kia và cũng kêu to: “ Marah!.” Nhưng không một con chiên nào động đậy trước tiếng gọi của anh ta. Anh đến gặp người mục tử và hỏi có bao giờ chiên đi theo một người nào khác không phải là anh ta không. Mục tử trả lời: “ Có chứ, đôi khi có một con chiên nào đó bị yếu bệnh quá nặng nên bất cứ ai nó cũng đi theo.”
Đó là hình ảnh của những con chiên lạc; ngược lại, những con chiên sống chung với đàn là những con chiên biết nghe tiếng chủ chăn và đi theo; đó là những con chiên qua Bí tích Thanh Tẩy đã trở nên con cái Thiên Chúa, vì “ sở dĩ thế gian không nhận biết Chúa là vì thế gian không nhận biết Người.” ( 1 Ga 3: 1b). Qua Kinh Thánh, nhất là Tin Mừng và qua Thánh Thể và qua Giáo Hội, chúng ta biết Mục Tử của mình là Đấng Phục Sinh hằng sống. Việc nghe tiếng của Mục Tử và đi theo phát xuất từ niềm tin yêu Thiên Chúa. Mục Tử Giêsu đã sống thế nào thì Ngài cũng muốn các chiên của Ngài sống như vậy.
Đươc chủ chăn gọi và nhanh chóng đáp lại tiếng gọi là đến với Đức Kitô Phục sinh qua Bí tích Thanh Tẩy để trở thành con cái Thiên Chúa, và được nuôi dưỡng bằng Bí tích Thánh Thể. Bổn phận của con chiên là nghe tiếng gọi va đi theo chủ chăn.
Con chiên ngoan ngoãn đáp lại tiếng gọi của chủ chăn là con chiên tin tưởng rằng Đức Giêsu đã hy sinh mạng sống mình để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết để đưa chúng ta vào sự sống vĩnh cửu, và thoát khỏi mưu ác của người chăn thuê. Nghe và theo chủ chăn là phó thác hoàn toàn vào Chúa để Ngài bảo vệ.
Sau khi Phục sinh về trời, Đức Giêsu lại giao phó nhiệm vụ mục tử cho Giáo Hội. Không phải chỉ giám mục, linh mục, tu sĩ mới là mục tử của Chúa, nhưng mọi người đều được kêu gọi trở thành mục tử trong gia đình, ngoài xã hội. Mục vụ là sứ mệnh của Giáo Hội, của các thành phần trong Giáo Hội. Mỗi Kitô hữu đều có phận vụ của mình theo gương Mục Tử Nhân Lành Giêsu.
Hoang Trung