dvtung
02-06-2024, 03:38 PM
01/6 THỨ BẢY TUẦN 8 TN
Gđ 17.20b-25; Mc 11,27-33
Phúc Âm: Mc 11, 27-33
"Ông lấy quyền nào làm sự đó?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ lại đến Giêrusalem. Và trong khi Chúa Giêsu đi lại trong đền thờ, thì những trưởng tế, luật sĩ và kỳ lão đến hỏi Người: "Ông lấy quyền nào mà làm sự đó? Và ai đã ban quyền cho ông để làm như vậy?" Chúa Giêsu đáp: "Tôi sẽ hỏi các ông một câu thôi, hãy trả lời cho Tôi thì Tôi sẽ bảo cho các ông hay Tôi lấy quyền nào mà làm việc đó: Phép rửa của Gioan bởi trời hay bởi người ta? Hãy trả lời Tôi đi". Họ liền bàn riêng với nhau rằng: "Nếu chúng ta trả lời "Bởi trời", ông ấy sẽ nói: "Vậy sao các ông không tin Người?" Nhưng nếu chúng ta nói "Bởi người ta", chúng ta sợ dân chúng, vì mọi người đều coi Gioan thật là một tiên tri. Vậy họ thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Chúng tôi không biết". Và Chúa Giêsu bảo họ: "Vậy thì tôi cũng không nói cho các ông biết bởi quyền phép nào Tôi làm sự đó".
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
KHIÊM NHƯỢNG THAM GIA XÂY DỰNG GIÁO HỘI
“Ông lấy quyền nào làm chuyện đó?”
Thấy Chúa Giê-su xua đuổi những người buôn bán trong đền thờ, các thượng tế kỳ mục thắc mắc Người lấy quyền nào mà làm như vậy. Họ không muốn tin vào Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa quyền năng, vì họ kiêu căng tin vào sự hiểu biết của họ.
Theo hiểu biết của họ, Đấng Messia không thể đơn giản tầm thường như người mang tên Giê-su kia, nhưng phải là người có khả năng giải phóng họ khỏi ách thống trị của đế quốc.
Theo khát khao của họ thì Đấng Messia phải là người thành lập một chính phủ mới, và biết trọng dụng họ vào một chỗ đứng trong guồng máy. Đàng này, Đức Giê-su không những không trọng dụng họ, mà còn lên án họ giả hình kiêu căng, và còn dạy người ta đừng bắt chước cách sống của họ để phải hư đốn đi.
Khi tham gia vào đời sống Giáo Hội, ước gì các gia đình trước tiên có lòng tin cậy mến Chúa, và sau đó là khiêm nhượng, chân thành yêu người, tôn trọng ơn gọi của nhau.
Có nhiều người tự phụ hiểu mình biết, mà không làm việc lành, lại khi thấy người khác làm việc lành, thì không ưng ý. Không tham gia xây dựng đời sống đức tin cậy mến từ trong gia đình mình, lại bài xích những người nhiệt thành. Không ủng hộ điều công chính, lại ủng hộ điều bất chính. Không tạ ơn và cầu nguyện cho người chưa tin vào Chúa, lại còn xem thường thiện chí của họ. Có phải cách hiểu biết đó là của các luật sĩ không?
Ông Tư hay nói với các con: Học cho biết Chúa Giê-su để sống với Chúa Giê-su, chứ không phải học cho biết Chúa Giê-su để dạy người ta sống, còn mình, hiểu biết rồi, được miễn trừ.
Lạy Chúa, xin Chúa dọn sạch những thứ rác rưởi kiêu căng trong lòng mỗi người, mỗi nhà chúng con, để chúng con tham gia vào đời sống Giáo Hội với trọn lòng khiêm nhượng, chân thành, yêu thương, tôn trọng và hiệp nhất. Amen.
PM Cao Huy Hoàng
https://www.youtube.com/watch?v=EJeLdXYuKek
Gđ 17.20b-25; Mc 11,27-33
Phúc Âm: Mc 11, 27-33
"Ông lấy quyền nào làm sự đó?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ lại đến Giêrusalem. Và trong khi Chúa Giêsu đi lại trong đền thờ, thì những trưởng tế, luật sĩ và kỳ lão đến hỏi Người: "Ông lấy quyền nào mà làm sự đó? Và ai đã ban quyền cho ông để làm như vậy?" Chúa Giêsu đáp: "Tôi sẽ hỏi các ông một câu thôi, hãy trả lời cho Tôi thì Tôi sẽ bảo cho các ông hay Tôi lấy quyền nào mà làm việc đó: Phép rửa của Gioan bởi trời hay bởi người ta? Hãy trả lời Tôi đi". Họ liền bàn riêng với nhau rằng: "Nếu chúng ta trả lời "Bởi trời", ông ấy sẽ nói: "Vậy sao các ông không tin Người?" Nhưng nếu chúng ta nói "Bởi người ta", chúng ta sợ dân chúng, vì mọi người đều coi Gioan thật là một tiên tri. Vậy họ thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Chúng tôi không biết". Và Chúa Giêsu bảo họ: "Vậy thì tôi cũng không nói cho các ông biết bởi quyền phép nào Tôi làm sự đó".
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
KHIÊM NHƯỢNG THAM GIA XÂY DỰNG GIÁO HỘI
“Ông lấy quyền nào làm chuyện đó?”
Thấy Chúa Giê-su xua đuổi những người buôn bán trong đền thờ, các thượng tế kỳ mục thắc mắc Người lấy quyền nào mà làm như vậy. Họ không muốn tin vào Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa quyền năng, vì họ kiêu căng tin vào sự hiểu biết của họ.
Theo hiểu biết của họ, Đấng Messia không thể đơn giản tầm thường như người mang tên Giê-su kia, nhưng phải là người có khả năng giải phóng họ khỏi ách thống trị của đế quốc.
Theo khát khao của họ thì Đấng Messia phải là người thành lập một chính phủ mới, và biết trọng dụng họ vào một chỗ đứng trong guồng máy. Đàng này, Đức Giê-su không những không trọng dụng họ, mà còn lên án họ giả hình kiêu căng, và còn dạy người ta đừng bắt chước cách sống của họ để phải hư đốn đi.
Khi tham gia vào đời sống Giáo Hội, ước gì các gia đình trước tiên có lòng tin cậy mến Chúa, và sau đó là khiêm nhượng, chân thành yêu người, tôn trọng ơn gọi của nhau.
Có nhiều người tự phụ hiểu mình biết, mà không làm việc lành, lại khi thấy người khác làm việc lành, thì không ưng ý. Không tham gia xây dựng đời sống đức tin cậy mến từ trong gia đình mình, lại bài xích những người nhiệt thành. Không ủng hộ điều công chính, lại ủng hộ điều bất chính. Không tạ ơn và cầu nguyện cho người chưa tin vào Chúa, lại còn xem thường thiện chí của họ. Có phải cách hiểu biết đó là của các luật sĩ không?
Ông Tư hay nói với các con: Học cho biết Chúa Giê-su để sống với Chúa Giê-su, chứ không phải học cho biết Chúa Giê-su để dạy người ta sống, còn mình, hiểu biết rồi, được miễn trừ.
Lạy Chúa, xin Chúa dọn sạch những thứ rác rưởi kiêu căng trong lòng mỗi người, mỗi nhà chúng con, để chúng con tham gia vào đời sống Giáo Hội với trọn lòng khiêm nhượng, chân thành, yêu thương, tôn trọng và hiệp nhất. Amen.
PM Cao Huy Hoàng
https://www.youtube.com/watch?v=EJeLdXYuKek