PDA

View Full Version : Càng tùy thuộc Thiên Chúa, con người càng tự do



agapaw
26-09-2024, 10:03 PM
Càng tùy thuộc Thiên Chúa, con người càng được tự do

Chính Thiên Chúa đã ban cho con người khả năng tự định liệu (x. Hc 15,14) và thực sự con người luôn khao khát được hoàn toàn sử dụng tự do đó theo nghĩa thoát khỏi mọi sự tùy thuộc, kệ cả sự tùy thuộc Thiên Chúa. Thế nhưng, nghịch lý thay! Càng tùy thuộc Thiên Chúa, con người càng tự do. Bởi vì, tự do là có đủ điều kiện khả thể để đạt tới cứu cánh đời mình, nghĩa là đạt tới sự hiệp thông với Thiên Chúa. Điều đó đã được chứng thực nơi tương quan giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha.
1. Bởi vì sự thiện là điều kiện khả thể để con người đạt tới cứu cánh đời mình, cho nên càng hướng thiện, con người càng đạt được tự do[1] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn1). Thế mà Thiên Chúa là sự thiện tuyệt đối, nên muốn đạt tới cứu cánh đời mình, con người chỉ có thể tham dự vào mối tương quan tốt đẹp với Ngài[2] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn2). Thật vậy, những thực tại con người đang sống có liên hệ tới định mệnh thần linh của con người. Vì con người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài, nên con người có tự do. “Giống với Thiên Chúa”, có nghĩa là bản chất và hiện hữu của con người có liên quan đến Thiên Chúa một cách hết sức sâu xa[3] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn3). Chuyển động hướng về cứu cánh của con người cùng chiều với việc con người tự do bước vào tương quan không thể chia lìa giữa Đấng Tạo Hóa và loài thụ tạo, bởi vì muôn vật xuất phát từ Thiên Chúa và tiến về Thiên Chúa[4] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn4). Cho nên, càng tùy thuộc Thiên Chúa, con người càng tự do, càng tự do, con người càng tiến tới cùng đích sự thiện của đời mình[5] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn5).
2. Tự do của con người là thứ tự do được ban tặng[6] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn6), chứ không phải là thứ tự do tuyệt đối của Thiên Chúa hay nói cách khác, “tự do thật, vốn là dấu chỉ ưu đãi của hình ảnh Thiên Chúa nơi con người”[7] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn7). Tự con người xét như một hữu thể thiêng liêng, nên sự tăng trưởng được thực hiện qua việc khẳng định bản thân như một chủ thể. Tự do nội tâm chính là nét độc đáo riêng tư của con người[8] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn8). Thật vậy, theo trình thuật tạo dựng trong sách Sáng Thế[9] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn9), con người được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh của Ngài. Do đó con người có đầy đủ những yếu tố căn bản: linh hồn bất tử kết hợp trong một thân xác, có lý trí, ý chí và tự do, có quyền cai quản công trình sáng tạo, có tương quan với tha nhân, có khả năng yêu mến và đạt tới Thiên Chúa.[10] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn10) Như vậy, ngay từ nguyên thủy con người đã là một thụ tạo tự do đích thực trong cấu trúc tạo dựng của Thiên Chúa. Tự do thuộc về bản chất và là ân ban nội tại của con người, bởi được chia sẻ từ nguồn tự do đích thực nơi Thiên Chúa. Đức Bênêđictô XVI xác quyết, tự do là sự ưu ái, Thiên Chúa tạo điều kiện cho con người bước vào một tương quan đặc biệt với Ngài.[11] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn11) Vì vậy, nhờ tự do, con người có khả năng đạt tới tầm vóc viên mãn của chính mình trong mối hiệp thông với Thiên Chúa. Điều này đã được chứng thực bởi tương quan giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha.
3. Đức Giêsu Kitô, con người tự do đích thực, trở thành mô mẫu khả dĩ giúp con người thực hiện được vận mạng đích thực của họ, đó là ơn cứu độ. Ngài giúp con người được độc lập thực sự đối với tất cả những gì lôi kéo con người và làm cho họ bị lệ thuộc, thậm chí tha hóa. Đức Giêsu chính là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, đã công bố kế hoạch giải phóng: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, công bố ơn giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù sáng mắt, giải phóng những ai bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4,18-19; x. Is 61,1-2). Chính Ngài hoàn thành kế hoạch giải phóng trọn vẹn con người và vũ trụ[12] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn12).
Đức Giêsu đã thực hiện điều này cho mình và cho tất cả những ai tin vào Ngài. Ngài nói: “Nếu Người Con có giải phóng anh em thì anh em mới thật sự là những người tự do” (Ga 8,36). “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta” (Gl 5,1). Đức Giêsu đã giải phóng con người khỏi mọi sự lệ thuộc bằng cách giúp cho họ tùy thuộc vào Ngài, như chính Ngài đã tùy thuộc vào Chúa Cha[13] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftn13). Để giải thoát chúng ta, Đức Kitô trước hết là con người hoàn toàn tự do. Ngài tự do bởi vì Ngài hoàn toàn tùy thuộc vào Chúa Cha: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4, 34). Thế thì, “bước theo sát Đức Kitô”, trong sự tự do hoàn toàn tùy thuộc Thiên Chúa, con người mới tìm thấy lẽ sống và cách sống xứng với thân phận là con người và là con cái Thiên Chúa.

Piô Phan Văn Tình, OMI.


THƯ MỤC
Bottari, Pablo. Free in Christ. USA: Charisma House, 2000.
Cao Chu Vũ. Bước Theo Đức Kitô Trên Con Đường Tình Yêu Trong Chân Lý. Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, 2015-2016.
Edwards, Jonathan. The Exellency of Christ. USA: Curiosmith, 2012.
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Trans. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Hà Nội: Tôn Giáo, 2010.
Gioan Phaolô II. Veritatis Splendor. Ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1993. (trans.) Phaolô Đậu Văn Hồng. Sự Tỏa Rạng Của Chân Lý. Biên Hòa: Đồng Nai, 2020.
Handbook of Catholic Theology. Wolfgang Beinert and Francis Schussler Fiorenza (ed.). New York: Crossroad, 1995.
Haring, Bernard. Free and Faithful in Christ, 1st & 2nd Ed.,. Saint Paul Publications, 1979 & 1980. Tự Do và Trung Thành trong Đức Kitô (trans.) Nguyễn Đức Thông.
Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Rôma, 2000.
Liên Hợp Quốc. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc. Ban hành ngày 10-12-1948.
Philippe, Jacques. Tự Do Nội Tâm. Trans. Minh Anh. Hà Nội: Tôn Giáo, 2013.
Rahner, Karl. Foundations of Christian Faith. Translated by William V. Dych. New York: Crossroad, 1987.
Ratzinger, Joseph. God and the World: A Conversation with Peter Seewald. 01-10-2002. Thiên Chúa Và Trần Thế. Trans. Phạm Hồng Lam. Hà Nội: Tôn Giáo, 2011.
Vatican II. Gaudium et Spes. Ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965.


[1] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref1) X. Rôma 6,17.

[2] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref2) X. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1733.

[3] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref3) X. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, số 109; Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 356-358.

[4] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref4) X. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, số 46.

[5] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref5) X. Vatican II, Gaudium et Spes, số 17.

[6] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref6) X. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, số 138.

[7] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref7) Gioan Phaolô II, Veritatis Splendor, (trans.) Phaolô Đậu Văn Hồng, Sự Tỏa Rạng Của Chân Lý, số 38.

[8] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref8) X. Jacques Philippe, La Liberté Intérieure. Tự Do Nội Tâm (trans.), Minh Anh, (Hà Nội: Tôn Giáo, 2013), tr. 9-16.

[9] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref9) X. Sáng Thế 1,26-31.

[10] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref10) X. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1731.

[11] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref11) Joseph Ratzinger, God and the World: A Conversation with Peter Seewald. 01-10-2002. Thiên Chúa Và Trần Thế (trans.), Phạm Hồng Lam, (Hà Nội: Tôn Giáo, 2011), tr. 57.

[12] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref12) X. Bernard Haring, Free and Faithful in Christ, 2nd Ed., (Saint Paul Publications, 1980). Tự Do và Trung Thành trong Đức Kitô (trans.), Nguyễn Đức Thông, tr. 287-296.

[13] (file:///D:/PROPOSALS OF STL/BỘ LUẬN ĐỀ VỀ THẦN HỌC TÍN LÝ/PIÔ PHAN VĂN TÌNH BỘ LUẬN ĐỀ TÍN LÝ - THI (NGẮN GỌN-5 PHÚT).doc#_ftnref13) X. Bernard Haring, op.sit., (1st Ed., 1979), Tự Do và Trung Thành trong Đức Kitô, (trans.) Nguyễn Đức Thông, tr. 225-230.