dvtung
04-11-2024, 07:48 AM
02/11 THỨ BẢY TUẦN 30 TN
Lc 14,1.7-11.
Phúc Âm: Lc 14, 1. 7-11
"Hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu vào nhà một thủ lãnh các người biệt phái để dùng bữa, và họ dò xét Người. Người nhận thấy cách những kẻ được mời chọn chỗ nhất, nên nói với họ dụ ngôn này rằng:
"Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: "Xin ông nhường chỗ cho người này", bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến nói với ngươi rằng: "Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên", bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc.
"Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
ĐƯỢC THUỘC VỀ CHÚA, ĐƯỢC THUỘC VỀ NHAU
“Hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên”
Thiên Chúa là Đấng Thánh Thiện. Dấu chỉ mạc khải của sự thánh thiện ấy chính là đức khiêm nhường thẳm sâu và lòng xót thương vô biên vô tận. Đức khiêm nhường của Thiên Chúa chống lại và chiến thắng sự kiêu căng của ma quỷ. Đức khiêm nhường của Thiên Chúa mở lối cho một lòng xót thương vĩ đại, lòng xót thương từ bỏ chính mình, lòng xót thương xuống đến tận cùng thấp, lòng xót thương chấp nhận nộp mạng Người Con dấu yêu để Người Con ấy hiến mạng sống đền thay tội lỗi và cứu chuộc nhân loại khỏi cái chết ngàn đời.
Chúa Giê-su là dung mạo của Thiên Chúa khiêm nhường và xót thương. Vì thế, Người mời gọi con người sống khiêm nhượng như Người, để có lòng xót thương như Người. Ai có lòng khiêm nhượng, người ấy có lòng xót thương và được cứu rỗi. Ngược lại, ai kiêu căng thì không có lòng xót thương, thì chống lại Thiên Chúa, và không được cứu rỗi.
Chúa Giê-su nói: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Có khiêm nhượng mới sám hối. Còn kiêu căng thì không thể.
Kinh nghiệm sống của một vị cao niên nói với những người trẻ: “Có khiêm nhượng mới yêu Chúa và được Chúa yêu, mới quý mến mọi người và được mọi người quý mến, mới thành công từ việc nhỏ đến việc lớn, và nhất là mới xây dựng được một gia đình yêu thương nhau, hạnh phúc, chung thủy”.
Một bạn trẻ giật mình: “À thì ra, vợ chồng mình bất hạnh vì hai đứa đều kiêu ngạo, chẳng đứa nào nhịn nhục được đứa nào”.
Ước gì gia đình là địa chỉ gần nhất để mỗi người học và thực hành đức khiêm nhượng với Chúa Giê-su, như Chúa Giê-su.
Lạy Chúa, xin cho các gia đình có lòng khiêm nhường, tự hạ, tự hủy để được thuộc về Chúa, và được thuộc về nhau. Amen.
PM Cao Huy Hoàng
https://www.youtube.com/watch?v=uxWM7vJumZ8
Lc 14,1.7-11.
Phúc Âm: Lc 14, 1. 7-11
"Hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu vào nhà một thủ lãnh các người biệt phái để dùng bữa, và họ dò xét Người. Người nhận thấy cách những kẻ được mời chọn chỗ nhất, nên nói với họ dụ ngôn này rằng:
"Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: "Xin ông nhường chỗ cho người này", bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến nói với ngươi rằng: "Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên", bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc.
"Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
ĐƯỢC THUỘC VỀ CHÚA, ĐƯỢC THUỘC VỀ NHAU
“Hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên”
Thiên Chúa là Đấng Thánh Thiện. Dấu chỉ mạc khải của sự thánh thiện ấy chính là đức khiêm nhường thẳm sâu và lòng xót thương vô biên vô tận. Đức khiêm nhường của Thiên Chúa chống lại và chiến thắng sự kiêu căng của ma quỷ. Đức khiêm nhường của Thiên Chúa mở lối cho một lòng xót thương vĩ đại, lòng xót thương từ bỏ chính mình, lòng xót thương xuống đến tận cùng thấp, lòng xót thương chấp nhận nộp mạng Người Con dấu yêu để Người Con ấy hiến mạng sống đền thay tội lỗi và cứu chuộc nhân loại khỏi cái chết ngàn đời.
Chúa Giê-su là dung mạo của Thiên Chúa khiêm nhường và xót thương. Vì thế, Người mời gọi con người sống khiêm nhượng như Người, để có lòng xót thương như Người. Ai có lòng khiêm nhượng, người ấy có lòng xót thương và được cứu rỗi. Ngược lại, ai kiêu căng thì không có lòng xót thương, thì chống lại Thiên Chúa, và không được cứu rỗi.
Chúa Giê-su nói: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Có khiêm nhượng mới sám hối. Còn kiêu căng thì không thể.
Kinh nghiệm sống của một vị cao niên nói với những người trẻ: “Có khiêm nhượng mới yêu Chúa và được Chúa yêu, mới quý mến mọi người và được mọi người quý mến, mới thành công từ việc nhỏ đến việc lớn, và nhất là mới xây dựng được một gia đình yêu thương nhau, hạnh phúc, chung thủy”.
Một bạn trẻ giật mình: “À thì ra, vợ chồng mình bất hạnh vì hai đứa đều kiêu ngạo, chẳng đứa nào nhịn nhục được đứa nào”.
Ước gì gia đình là địa chỉ gần nhất để mỗi người học và thực hành đức khiêm nhượng với Chúa Giê-su, như Chúa Giê-su.
Lạy Chúa, xin cho các gia đình có lòng khiêm nhường, tự hạ, tự hủy để được thuộc về Chúa, và được thuộc về nhau. Amen.
PM Cao Huy Hoàng
https://www.youtube.com/watch?v=uxWM7vJumZ8