PDA

View Full Version : Các Vĩ Nhân Trong Thánh Kinh



nhoccon
02-01-2009, 01:37 PM
Hôm nay, ngẫu hứng nhoccon muón giới thiệu đến các anh chị một trong những "toát lược và những suy tư cuộc đời của các nhân vật trong Thánh Kinh" - do Giuse Phạm Đình Luận, LM Giuse Phạm Đức Tuấn,LM Giuse Nguyễn Tiến Sĩ SDB, là những dịch giả.

Nhoccon cũng mong với chút ít tư liệu này cũng đáp ứng được cho một số người.

Đầu tiên là nhân vật "CAIN, Kẻ sát nhân đầu tiên." St 4
( tạm là vậy, vì trước đó còn có ô,bà Adong và Eva nữa)

Không thể có bi kịch nào lớn hơn khi một gia đình phân rẽ trong bạo lực. tương quan huyết thống gắn bó những anh chị em với nhau, nhưng đôi khi những chia rẽ sâu sắc nảy sinh có thể đem đến những hậu quả thảm khốc.

Điều xảy ra cho thấy có chuyện gì đó rất sai trái đã lọt vào. Chuyện gì đó đi ngược lại bản chất tự nhiên của sự việc nhưng họ thường không đủ sức dừng nó lại.

Các tác giả Giavit viết câu chuyện Cain và Abel cho thấy sự sai trái khi sử dụng bạo lực giữa anh em. Việc đó gây rúng động họ đến nỗi họ quyết định dùng câu chuyện huynh đệ tương tàn như một thí dụ minh chứng xã hội có thể phân rẽ nhanh chóng và khốc liệt thế nào sau khi tội lỗi vào trần gian.

Thiên Chúa tạo dựng con người tốt đẹp, nhưng một khi Adam Eva phạm tội, thì không gìn giữ họ lại khỏi rơi vào trạng thái tồi tệ mà ngay cả những tương quan thiêng lêng nhất cũng bị hủy hoại không thương tiếc.

Cain và Abel là những con đầu của Adam Eva. Mỗi người chọn một công việc khác nhau. Cain trồng trọt, còn Abel thì chăn nuôi.

Ngày nọ, mỗi người chọn những lễ vật dâng Đức CHúa. Đức CHúa nhận lễ vật của Abel, nhưng Ngài không nhận của Cain.

Về điểm này chúng ta phải cẩn thận đừng đi quá sâu vào câu chuyện bởi nó không giải thích tại sao Thiên Chúa không nhận lễ vật của Cain ( chúng ta thực sự không biết có phải lễ vật của ông kém chất lượng hay không ).

Cain trở nên hung dữ bởi sự việc đã sảy ra. Thấy vậy, Thiên Chúa cảnh báo pông : đang tự gây nguy hiểm cho mình bởi nguy cơ phạm tội ( Chúng ta có thể thấy Thiên Chúa yêu thương và quan tâm đến Cain qua lời cảnh báo ấy). Cain bất chấp lời khuyên, anh lôi chú em ra ngoài đồng và giết đi.

Thiên nhiên chống lại hành động khủng khiếp ấy, và trái đất kêu than tới Thiên Chúa đòi công lý. Cain phủ nhận biết chuyện người em ra sao, ông cũng chối từ mọi trách nhiệm về sự an toàn của em.

Vì tội ác của Cain, Thiên Chúa trách phạt ông làm cho ông thành kẻ phiêu bạt trên địa cầu. Ngài chứng tỏ tình yêu lần nữa đối với Cain khi ghi trên trán ông một dấu hiệu để bảo vệ ông khỏi những kẻ muốn giết ông.

Câu chuyện đầy những bài học. Trước hết về ảnh hưởng của tội trên nhân tính (Người hành động theo thú tính sẽ ra sao). Bài học nữa trách nhiệm liên đới đối với anh chị em (Trong tất cả nhân loại).

Một điều quan trọng khác mà Cain cần học biết là Thiên Chúa yêu thương mỗi người chúng ta theo lối riêng của Ngài mất tên Chúng ta không được ghen tức về lối Thiên Chúa yêu thương kẻ khác, nhưng tốt hơn phải vui thỏa trong tình yêu Ngài dành cho chúng ta.

nhoccon
03-01-2009, 07:45 AM
CÁC VĨ NHÂN TRONG KINH THÁNH [TT]

NOÊ VÀ TRẬN LỤT - St6-10


Phải kiên nhẫn đến đâu cũng kô thành vấn đềnhưng mọi sự phải thay đổi. Khả năng duy nhất còn bỏ ngỏ là chọn phương thức hành động dứt khoát.

Đó là ấn tượng chúng ta cảm nhận được khi đọc chương đầu sách Sáng Thế. Một khi Adam, Eva đã phạm tội, mọi sự mau chóng thành xấu hơn và tệ hại hơn. Loài người thoái hóa đến độ con người là thứ súc sinh. Thiên Chúa đã tạo dựng con người để nên tốt lành, thế mà nay chua xót và thất vọng biết bao về nỗi trở chứng này.

Chỉ còn một cách giải quyết vấn đề là tẩy sạch những thứ Thiên Chúa đã tạo dựng và khai sinh lại tất cả từ đầu. Để làm điều đó, Ngài chọn một người tốt: Noê, và bảo ông đóng con tàu lớn. Ông phải đem gia đình vào tàu cùng với tất cả các loài vật khác nhau. Một khi họ đã an toàn trong tàu, Thiên Chúa mở cổng nguồn nước của trời để cho toàn thế giới ngập lụt.

Sau 40 ngày mưa, Đức CHúa lần nũa đóng cổng nguồn của trời. Trái đất từ từ khô ráo, khi đất khô xuất hiện, Noê và gia đình ra khỏi con tàu. Họ cảm tạ ơn Thiên Chúa đã giải cứu họ và dâng của lễ hiến tế lên Ngài.

Thiên Chúa vui thỏa với tâm tình biết ơn của con người (trái với sự bất tuân quá khích trước trận lụt). Ngài hứa với loài người rằng Ngài sẽ không bao giờ hủy diệt địa cầu lần nữa bằng hồng thủy, và như một dấu hiệu bảo chứng, Ngài đặt một cầu vồng trên bầu trời.

Đó là giao ước (hay hiệp ước) đầu tiên được từng thuật trong Kinh Thánh. Dần dần Thiên Chúa tự mình gắn bó mật thiết hơn nữa với loài người đến khi Ngài sẽ trở nên một người với chúng ta trong giao ước mới nơi Đức Giesu.

Câu chuyện về Noê, cũng như những câu chuyện khác trong 11 chương đầu sách Sáng Thế, không nên được gán quá đáng về tính lịch sử. các tác giả của những chương này muốn trình bày những bài ộc hơn là những tiểu sử, và để làm điều đó, họ vay mượn một số chi tiết từ thần thoại ngoại giáo.

Thí dụ, chuyện Noê chứa nhiều điểm tương đồng với với chuyện " Gilgamesh" của dân vùng Lưỡng Hà. Một số học giả cho rằng chuyện Noê chẳng qua là bản cóp nhặt rẻ tiền của Gilgamesh. Khẳng định này khôgn công bằng, bởi còn có nhiều khác biệt chính yếu giữa hai chủ đề.

Dù cho các tác giả Kinh Thánh bắt đầu với chuyện Gilgamesh, họ đã thay đổi nhiều chi tiết câu chuyện một cách thấm thía. Trong đó thay đổi quan trọng nhất là thái độ của Thiên Chúa suốt trận lụt. Những vị thần của dân Lưỡng Hà không bao giờ chứng tỏ tình yêu, vì họ vốn ích kỷ và đỏng đảnh. Trong khi Đức Chúa của dân Israen là Thiên Chúa Yêu thương và còn tự gò mình vào một giao ước, một lời hứa và lời hứa này chỉ hoàn tất trong chuyện sinh tử của Đức Giêsu Kitô.

(Tất cả các bài viết trong mục này đều lấy từ trong sách " Các Vĩ Nhân Của Kinh Thánh " như đã giới thiệu ở phần đầu )

nhoccon
06-01-2009, 10:57 PM
nhoccon thử xem sao,hình vẩn chưa hoàn chỉnh

nhoccon
08-01-2009, 04:50 PM
CÁC VĨ NHÂN TRONG KINH THÁNH [TT]

ABRAHAM - Người Của Niềm Tin (Stt11,27-25,11; rm 4,1-tt)

Abaraham tổ phụ thứ nhất, được biết như cha những kẻ tin ( Cũng là cha của cả dân Do Thái và dân Arập). Có thể gặp chuyện ông trong sách St bắt đấu từ chương 12.

Trong những chương trước đó của sách St, Thiên Chúa gửi sứ giả của Ngài đến tất cả loài người, nhưng hết lần này đến lần khác họ mải mê phạm tội và bỏ qua lời mời gọi của Ngài. Thiên Chúa đành thay đổi phương pháp; Ngài gọi một người để qua người ấy cứu tất cả : Abraham, con trai của Tera người thánh Ur.

Abraham là cha của kẻ tin bởi vì tương quan của ông với Thiên Chúa. Khi Thiên Chúa gọi ông lần đầu,ông bỏ mọi sự : đất đai,thân nhân, của cải và lên đường đến nơi Ngài chỉ cho. Về Thiên Chúa,Ngài hứa rằng Abraham được thừa hưởng đất ấy và trở nên người cao trọng.

Dù vậy niềm tin của Abraham luôn chịu thử thách. Ông đối mặt với thiếu tốn, hiểm nguy từ các vua xứ khác, và chiến đấu bảo vệ gia đình ông mà thử thách lớn nhất cho niềm tin của Abraham dẫn đến kết quả là giao ước Thiên Chúa đã lập với ông.

Giao ước là một thỏa thuận dùng ở thời cổ xưa trong đó hai bên tự gắn bó mình vào những bổn phận nào đó của bên này đối với bên kia. Giao ước Thiên Chúa thiết lập với Abraham được mô tả trong sách St chương 15 và 18. Thiên Chúa tự hạ quá chừng khi ký kết giao ước này, bởi Ngài đơn phương làm một số việc cho Abraham mà chẳng đòi hỏi Abraham điều gì.

Thiên Chúa hứa rằng ngoài việc nên cao trọng và sở hữu đất đai, Abraham còn trở nên cha của nhiều dân tộc. Con cháu ông rồi sẽ đông hơn sao trên trời, hơn cát bãi biển.

Thiên Chúa chậm rãi đến khó chịu để hoàn tất những lời hứa ấy( Để cho con người tỉnh thức,tự nhận ra tội lỗi của mình). Dù được hứa cho đất, Abraham phải mua một mảnh đất vùi thây vợ khi bà qua đời. Ông sẽ trở nên giàu có, nhưng gần hết cuộc đời ông chẳng có con vì Sara vợ ông đã quá cỗi.

Sara giử nàng hầu củ bà vào với Abraham để mong có đứa con thừa nhận (Đó là thói thường thủa ấy ), và nàng hầu Aga sinh một con trai đặt tên là Ismael. Khi chính Sara sinh được cậu con trai tên là Isaac, đứa con của niềm tin, Thiên Chúa để cho Abraham trục xuất Ismael theo yêu cầu của Sara . Abraham coi đó là lệnh của Thiên Chúa và ông thi hành.

Rồi Đức Chúa ra lệnh hiến tế Isaac, người thừa kế duy nhất còn lại. Lần nữa, Abraham gắng can đảm để hoàn thành ý muốn của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, ngay trước khi Abraham sát tế con, một Thiên Sứ của Đức Chúa đừng tay ông. Thiên Chúa đã thử thách Abraham thật nặng nề, Nhưng Abraham đã đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa.
Thế nên không đáng ngạc nhiên khi Thánh Phaolo tôn Abraham là cha của những ai tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa.

dom_thuy
03-02-2009, 09:59 AM
SARA, Mẹ của Israel


Thật khó sắp xếp Sara vào loại nào, bởi bà hoàn toàn khác biệt với các bà vợ khác của các tổ phụ Israel. Hầu hết phụ nữ trong Kinh Thánh như khuân mẫu, như người mẹ vĩ đại của dân.

Sara rõ rang được chú ý, Sara không chỉ làm nền tương phản để kể một câu chuyện. Bà là một nhân vật thực sự, có tính cách vượt ra ngoài chủ đề về tổ phụ Abraham. Bà là Tổ Mẫu của dân Do Thái.

Sara là em họ Abraham( vào thời các tổ phụ, kiểu hôn phối đó phổ biến, đặc biệt ở Ai Cập). Tên bà là Sarai, sau đổi thành Sara khi Thiên Chúa đổi tên cho Abram thành Abraham.

Sara chắc hẳn là một phụ nữ xinh đẹp bởi vì hai lần bà gặp nguy hiểm bởi kẻ ước muốn bà (Pharaon và vua Abimelét). Bà cũng có cá tính mạnh, làm nhiều quyết định và lôi được Abraham vào hành động như bà đã định :

Chuyện về Sara xoay quanh sự thể bà hiếm muộn. Bị xem là vô phúc kinh khủng khi không thể có con. Để vớt vát chút nào vị thế của mình, Sara giử cô hầu gái Aga vào trong lều của Abraham để bà có thể sở hữu một đứa con.

Khi đứa trẻ sinh ra, Sara nhận nuôi nó và như thế là một cách để bà có con cho mình. Tuy nhiên, khi đứa trẻ sinh ra, Aga ra chừng hống hách với Sara vì đã sinh được con trong khi Sara vẫn hiếm muộn.

Thiên Chúa đã hứa với Abraham rằng ông sẽ có vô số con cháu, thế mà giờ đây Abraham chỉ có mình Ismael, con trai của Aga. Ngày nọ, Thiên Chúa đến thăm lều Abraham, tại đó Ngài hứa với Abraham rằng Sara sẽ sinh con trai.

Sara nghe lén câu chuyện và phá ra cười, không tin nổi việc thực hiện lời hứa, bởi bà đã qua lâu rồi cái tuổi chịu ôm bầu. Ngay cả sau khi lời hứa thể hiện thì dường như tất cả vẫn có thể vuột mất, bởi bà lại bị đem vào hậu cung của Abimêlét.

Tuy vậy, Thiên Chúa bảo vệ Sara và bà thoát cơn nguy hiểm đó. Bà sinh con trai mà ông bà đặt tên cho là Isaac.

Sau khi sinh Isaac, Sara chứng tỏ tính chất mạnh mẽ của mình và bảo vệ con bằng cách buộc Abraham phải đuổi mẹ con Aga khỏi nhà. Bà nghi ngại Ismael và muốn con bà là người thừa kế duy nhất.

Chúng ta biết quá ít về Sara, ngoài việc khi bà chết Abraham mua đất lập mộ chôn bà hoàn tất bước đầu lời hứa của Thiên Chúa là ông sẽ sở hữu đất. Như vậy, chúng ta nhận thấy chân dung thực của Sara được trình bày cả mặt mạnh và mặt yếu. Bà là một phụ nữ thực sự, đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa và trở nên mẹ của một dân lớn.

dom_thuy
04-02-2009, 09:43 AM
CÁC VĨ NHÂN TRONG KINH THÁNH [TT]

ISAAC - Nạn Nhân (St 21-28)

Thật kỳ cục,hiếm khi con cái những người trứ danh đạt được sự quan trọng như cha mẹ. Rất thường họ sống dưới bóng vinh quang của cha mẹ và dường như họ chẳng bao giờ có thể tìm gặp được chính mình.

Chúng ta có loại cảm tưởng đó khi đọc về Isaac, con trai của Abraham. Isaac dường như chưa bao giờ đạt đến tầm cỡ của cha ông. Thực tế chỉ có hai loại chuyện về Isaac.

Loại chuyện thứ nhất : Isaac làm một số việc anh hùng, nhưng đó cũng là việc cha ông đã làm. Dường như ông không thể làm những chuyện lớn của riêng mình.

Loại thứ hai mạnh đều dần chỉ ra cảnh ngộ khốn khổ của Isaac, những chuyện ông bị lừa phỉnh qua các tình huống.

Tất nhiên, chuyện nổi tiếng nhất là việc cha của Isaac suýt hiến tế ông cho Thiên Chúa. Thế mà rất ít điều nói về phản ứng của Isaac đang khi bị trói, bị chất trên đống củi và nhìn lưỡi dao trong tay người cha đang hạ xuống đến mình. Ít nhất có thể nói đó là nỗi ám ảnh không thể nào quên.

Khi Sara, mẹ ông qua đời,Abraham cử người nô bộc già than tín đi tìm cho Isaac một người vợ. Ở đây, chúng ta thấy Isaac hoàn toàn thụ động, ở nhà chờ đợi tương lai được định doạt cho mình( cả Rebecca cũng không chủ động trong toàn bộ sự việc). Điểm trái ngược sắc nét với chuyện Giacop, con Isaac, ông tự đi tìm người vợ cho mình.

Một số chuyện tiếp theo về cuộc đời Isaac gần như bản sao những gì đã xảy ra trong đời cha ông.

Như cha ông, Isaac sống trong thiếu thốn thảm hại khi ông đến vương quốc của Abimelet. Như Abraham, ông nói dối về lai lịch của vợ. Như Abraham, cuối cùng ông lập thỏa thuận với Abimelet.
Isaac có khuynh hướng trở thành nạn nhân mà một lần nữa chúng ta sẽ thấy vào cuối cuộc đời của ông. Lúc gần chết, ông bị mù, ông gọi con trai lớn Esau và bảo chuẩn bị thức ăn cho ông. Để khi ăn xong ông sẽ chúc phúc cho Esau.

Khi Esau đi khỏi, Giacop theo kế hoạch của mẹ, dọn ăn cho Isaac và cải trang thành Esau. Isaac bị lừa và chúc phúc cho Giacop thay vì Esau.

Dù sao, điều quan trọng khẳng định rằng bất chấp sự thể Isaac thụ động và bị tổn thương , suốt cuộc đời của ông không quên làm theo ý định của Thiên Chúa.

Thiên Chúa không bao giờ hứa rằng chúng ta sẽ gặp thành công lớn lao và vang danh nếu chúng ta đi theo Ngài, Ngài chỉ hứa với chúng ta được yêu mến.

Isaac không buộc phải lớn lao như Abraham để giữ vẹn niềm tin nơi Thiên Chúa. Tất cả đều Thiên Chúa đòi hỏi nơi ông chỉ là ông phúc lộc Chúa đã ban cho ông ( dù nhỏ bé ) để làm tốt nhất theo khả năng của ông.

dom_thuy
05-02-2009, 10:27 PM
CÁC VĨ NHÂN TRONG KINH THÁNH [TT]

RÊBECCA - Vợ của Isaac

Chúng ta thường khó hiểu : Tại sao Thiên Chúa chọn người nào đó nên quan trọng trong khi những người khác lại để lấp vào những vai trò ít quan trọng.

Những việc Thiên Chúa chọn lựa thường trái ngược với những gì chúng ta tưởng. Vì đường lối của Thiên Chúa khác xa đường lối của chúng ta.
Chúng ta nhận ra điều bí nhiệm ấy trong chuyện về Rêbecca, vợ của Isaac.

Nàng được mang về cho Isaac do người nô bộc già của Abraham, ông được sai đến vùng Lưỡng Hà để tìm vợ cho Isaac trong going họ của Abraham. Rêbecca chứng tỏ mình rộng lượng trong cách tiếp đón người nô bộc của Abraham, đây cũng là dấu chính người nô bộc đã xin để biết ý Chúa.

Vì Rêbecca là người tốt và cũng có lien hệ với Abraham, người nô bộc già đến nhà nàng để bàn định việc hôn nhân của nàng với con ông chủ. Khi được hỏi ý kiến thế nào về việc ấy, nàng mau lẹ nhận lời.

Chuyện viết rằng Isaac đã yêu nàng ( điều không mấy khi được thừa nhận trong các hôn lễ thuộc Cựu Ước ).

Dù có lúc hiếm con, cuối cùng nàng sinh đôi : Êsau và Giacóp.
Từ trong thai, hai đứa con trai đã đánh nhau. Êsau, người ra trước là cha của dân Êđômit. Còn Giacóp là cha của Israel.

Rêbecca đã tham dự vào chọn lựa của Thiên Chúa với hai con trai. Thiên Chúa đã chọn Giacóp trên Êsau. Rêbecca cũng yêu Giacóp hơn người con trai lớn của bà là Êsau. Nên khi Isaac, chồng bà sắp qua đời, bà làm chuyện tráo trở để ông chúc phúc cho Giacóp thay vì cho Êsau.

Thông thường, lời chúc phúc thuộc về Êsau, nhưng Thiên Chúa đã chọn Giacóp vào vai trò đặc biệt, và Ngài không để điều gì ngăn trở đường lối của Ngài.

Tuy nhiên, sự thiên vị Rêbecca dành cho Giacóp sẽ mang đến hậu quả tai hại. Như mẹ ông, sau này Giacóp cũng tỏ ra thiên vị với một trong các người con trai ông là Giuse. Sự thiên vị ấy cuối cùng đã đưa đến việc Giuse bị các anh bán làm nô lệ.

Phải rất lâu sau các anh của Giuse mới có thể nhận ra sự việc của Thiên Chúa ( cũng như cha họ ) đã trọn Giuse trên họ và chính họ phải sống với lựa chọn này của Thiên Chúa.

Cả chúng ta cũng thường khó chấp nhận vai trò mà Thiên Chúa muốn chúng ta đóng. Nên điều Thiên Chúa thực sự đòi chúng ta phải làm là đón nhận những gì Thiên Chúa ban cho và sử dụng cách tốt nhất.

Hơn tất cả, Ngài đòi chúng ta tin tưởng nơi Ngài, trong mọi việc.

dom_thuy
10-02-2009, 03:13 PM
Có một số người dường như luôn dính líu vào một số âm mưu. Hoặc là họ đang bận dở trò với ai đó hoặc họ đang bị vướng trò. Giacóp con của Isaac, rơi vào trường hợp đó.
Tên Giacóp có nghĩa là “ Kẻ níu gót”, ám chỉ việc khi ông sinh ra, tay ông nắm chặt bàn chân người anh song sinh là Êsau. Bản tính tranh dành ấy đã dẫn ông trước nhất đến việc mua quyền trưởng nam của anh bằng một bát cháo đậu và rồi đồng mưu với mẹ để đoạt lấy lời chúc phúc của cha định dành cho Êsau.
Tiếp sau chuyện lừa đảo ấy, Giacóp chốn đến nhà cậu Laban. Trên đường đi, ông mơ thấy một chiếc thang nối đất với trời và các Thiên Thần lên xuống trên thang. Qua thị kiến ấy Thiên Chúa hứa cho ông một hậu duệ lớn lao và sở hữu đất.
Đến nhà Laban, Giacóp gặp được người vợ tương lai là Raken. Ông làm việc trong bảy năm để trả giá, nhưng người cậu giở trò với ông trong đêm tân hôn khi tráo Lêa, cô chị kém hấp dẫn hơn thay vào chỗ Rakhen.
Giacóp đành làm them bảy năm khác để mua Raken. Lêa, người hầu của Lêa, và người hầu của Raken tất cả đều sinh nhiều con cho Giacóp, nhưng Rakhen chỉ sinh một mình Giuse.
Quyết định trở về nhà, Laban đòi chia phần bầy đàn, và bởi sử dụng những mưu mánh, ông xoay sở tăng phần chia tài sản của mình. Ông chốn đi nhưng bị Laban chận đường, người cậu tức dận vì ai đó(Raken) đã đánh cắp tượng thần là vật gia bảo của ông. Không tìm được, Laban lập thỏa thuận với Giacóp và để cho ông đi.
Giacóp biết lúc trở về nhà sẽ gặp phải Êsau, người anh đã bị ông chơi xấuGiacóp gửi nhiều quà tặng anh để vuốt ve cơn giận của anh. Đêm trước khi chạm chán Êsau, ông trăn trở vật lộn với “Chúa”, Đấng cho ông tên mới là Israel.
Lần gặp ấy với Thiên Chúa dường như tác động mạnh đến Giacóp, vì những ngày sau thay vì dung những xảo mưu để thoát khỏi hậu quả, ông cầu xin long khoan dung của Êsau và Êsau đã tha thứ cho ông. Đây là lần đầu tiên Giacóp cậy dựa vào tình yêu chứ không dựa vào mưu mô.
Giacóp định cư ở Sichem, ở đó Dina con gái ông bị làm nhục. Các con trai của Giacóp trả thù sự ô nhục đó bằng kế lừa giết những kẻ liên can.Giacóp liền phải dời đến Bêthen, ở đó bà Raken vợ ông qua đời khi sinh Bengiamin.
Phần còn lại của chuyện Giacóp kết nối vào chuyện của Giuse, con yêu dấu của Giacóp( yêu dấu vì là con người vợ yêu dấu của ông là Raken). Ông tỏ rõ sự thiên vị với Giuse và khuấy lên tính ghen tuông trong các anh của Giuse ( dẫn tới hậu quả bi thảm ).
Giuse, người bị bán làm nô lệ bởi các anh, cuối cùng trở thành tể tướng của Ai Cập, cứu cả gia đình thoát khỏi thời kỳ thiếu kém.Giacóp chết bên Ai Cập, nhưng thi thể được an táng trong Đất Hứa.

dom_thuy
14-02-2009, 09:24 PM
Tại sao chúng ta yêu người này hơn người khác ? Tại sao chúng ta bị hấp dẫn bởi một người đang khi những người khác lại xay xưa tìm đến với mình ? Tại sao chúng ta điên cuồng ngả vào tình yêu với một người trong khi nhiều người khác chẳng hề làm ta rung động.
Dù không thể trả lời những câu hỏi ấy, thế mà những vấn đề ấy lại rất quan trọng đối với chúng ta. Những vấn đề của trái tim có thể làm cho cuộc sống trở nên diệu kỳ hay hủy hoại cuộc đời.
Câu chuyện Lêa và Raken, hai chị em cũng là hai người vợ của Giacóp sẽ minh họa cho điều này. Họ là con gái của Laban, cậu của Giacóp.
Như Isaac cha mình, Giacóp tìm vợ trong xứ sở tổ tiên. Chàng gặp cô gái đẹp Raken bên một giếng nước và giúp cô cho bầy đàn uống nước. Chàng theo đến nhà nàng vì muốn cưới nàng ( Cô cũng là hàng thân tộc của Giacóp. Vào thời cổ, các anh em họ lấy nhau rất thường tình, và thực tế các đám cưới trong gia tộc như thế rất được ưa chuộng )
Giacóp trở lại với Laban và chăm nom bầy đàn cho cậu. Sau một thời gian ngắn Laban hỏi Giacóp muốn được trả công như thế nào cho việc đã làm. Giacóp thưa muốn cưới Raken. Laban đồng ý, nhưng khi Giacóp đã làm việc cho ông được bảy năm, Laban nuốt lời hứa.
Thay vì gả Reken cho Giacóp, Laban lại gán cô nàng Lêa của Raken cho chàng. Vì có mạng che mặt, Giacóp không phát hiện sự tráo đổi cho đến khi việc đã quá trễ.
Khi Giacóp hỏi Laban tại sao ông làm như vậy, Laban chỉ đáp rằng họ không có thói quen cho em lấy chồng trước chị. Sau bảy năm khác phục vụ Laban sẽ gả Raken cho Giacóp.
Lêa và Raken khác nhau hoàn toàn. Lêa dường như kém hấp dẫn còn Raken làm chàng say đắm. Lêa vốn dễ bảo còn Raken láu lỉnh ( như đã thấy co chộm thần vật của bố ).
Lêa rất dồi dào con cái, còn Raken lại hiếm muộn, chỉ có hai con và chết khi sinh đứa thứ hai.
Vì lý do nào đó, Giacóp ngã liểng xiểng vào tình yêu với Raken, còn dường như chàng có nhiều xa cách hơn trong quan hệ với Lêa. Có thể Raken là mối tình đầu hay vì nàng lôi cuốn hơn cô chị, chúng ta không thể biết trắc tại sao.
Tuy nhiên, tình yêu của Giacóp nồng nhiệt với một người vợ hơn người vợ khác có nhiều hậu quả tai hại, điều này có thể hoàn toàn phơi bày ra ánh sang ở các thế hệ sau. Các con của hai vợ và những nàng hầu ( Giuse và an hem ) phải đấu tranh với tình yêu bất bình đẳng của Giacóp đối với họ và mẹ họ. Họ chỉ có thể học từ từ để chấp nhận sự việc và dần dần sống với nó.

lanhvananh
15-02-2009, 08:03 AM
Còn nữa... Samson - biểu tượng của sức mạnh. Sức mạnh do Thiên Chúa ban tặng qua mái tóc dày và rậm, như sư tử mạnh mẽ nhờ cái bờm trên cổ vậy. Nhờ sức mạnh ấy đã tay không giết chết sư tử, tay không xô đổ đền Thần Dagon, nơi thờ phượng ngẫu tượng của dân Philitin...
"Mắt con được bừng sáng trước vinh quang của Chúa. Lạy Chúa, giờ đây xin cho con được chôn thây cùng kẻ thù của con"
https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=1524

dom_thuy
20-02-2009, 09:29 AM
Đôi khi chúng ta hình dung những nhân vật trong Kinh Thánh được sinh ra đã hoàn hảo. Chúng ta tưởng họ có một đường liên lạc đặc biệt mở ra với Thiên Chúa sao cho mỗi khi họ cần, Chúa ắt có mặt. Chúng ta ngạc nhiên tại sao điều đó không đúng với những người trong thời đại chúng ta.
Chuyện của Giuse và những anh em ông dọn sẵn sự đổi thay đáng kể về kiểu mẫu này. Ông và các anh em chẳng là những con người hoàn hảo, có lẽ họ là những cá thể rạn vỡ, nhưng khi lớn lên họ hướng đến sự hòa nhập.
Suốt câu chuyện của họ, có rất ít những can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa, hẳn Thiên Chúa làm việc thông qua các sự kiện tự nhiên. Giuse và các anh em là người thật mà chúng ta có thể đồng cảm.
Câu chuyện xoay quanh chủ đề : tại sao một trong các anh em lại được bố Giacóp yêu thương đặc biệt, và những khó khăn phát sinh từ đó. Giacóp(và Thiên Chúa) rõ ràng thiên vị Giuse, và các anh ghen tức với ông.
Về phần mình, Giuse không mấy khôn khéo trong cách sống. Các anh quyết định trả đũa việc luôn bị lép vế và họ bán Giuse làm nô lệ.
Giuse tỏ ra xứng đáng được may mắn trong cảnh nô lệ cũng như đang ở gia đình. Ông đoan chính khi vợ của chủ định quyến rũ ông (vì thế ông bị ném vào ngục).
Trong tù ông nhanh chóng vươn đến vị trí có trách nhiệm. Rồi ông được mời đến trước Pharaon để giải thích một trong các giấc mộng của vua.
Giuse bảo Pharaon rằng : Aicập sẽ có bảy năm được mùa và tiếp theo là bảy năm đói kém. Pharaon đặt Giuse làm tể tướng trông coi việc chuẩn bị cho lúc đói kém.
Khi đến thời đói kém, dân từ khắp nơi đoàn lũ kéo về Aicập để mua lương thực, trong đó có cả các anh của Giuse.
Thoạt đầu Giuse đối xử khắc nghiệt với các anh, bắt một người vào tù cho đến khi họ trở lại với người em út. (Họ không biết vị tể tướng họ đến trình diện lại là người em của họ). Khi họ trở lại cùng với người em út, ông gài họ vào một bẫy khác, truyền bắt người em út làm nô lệ.
Đến lúc họ can đảm, tự nhận làm nô lệ để em út được tự do. Giuse nhận rõ họ đã trưởng thành thế nào. Ông tỏ mình ra và quả quyết với các anh rằng ông là em của họ và ông tha thứ cho họ.
Câu chuyện nói về sự trưởng thành của một người có quyền chức. Giuse từ đứa trẻ tự kiêu tự đại lớn lên thành người có thể tha thứ cho việc bất công nghiêm trọng.
Các anh lớn lên từ thói ghen tuông cho đến mức có thể thừa nhận lỗi lầm và sẵn sang chịu đau khổ thay cho người khác. Họ cũng có thể thừa nhận và vui vẻ để cho bố Giacóp yêu Giuse hơn họ.

dom_thuy
03-03-2009, 07:37 AM
Nhà lập pháp, vị tiên tri, nhà lãnh đạo, vị thẩm phán, người trung gian, vị tư tế đó mới chỉ là chút ít danh hiệu có thể gán cho Môsê. Ông tự đặt mình làm công cụ của Đức Chúa, và qua ông Đức Chúa thực hiện những việc trọng đại.
Môse là một trong những nhân vật trong Kinh Thánh được Thiên Chúa tuyển chọn từ lúc sơ sinh. Ông được cứu thoát khỏi chỉ dụ tàn sát của Pharaon : muốn giết tất cả trẻ nam Do Thái. Người mẹ đặt ông vào một chiếc giỏ thả xuống song Nil, con gái Pharaon bắt gặp và nhận làm con nuôi.
Lớn lên, Môsê phải chọn giữa nếp sống Ai Cập hay sống theo cội nguồn Do Thái. Ông đã giết chết một người Ai Cập, vì người này đã đối xử tàn tệ với nô lệ Do Thái, rồi ông phải lẩn trốn để giữ mạng sống.
Đến Mađian, Môsê đi chăn cừu cho bố vợ, ông bất ngờ gặp Thiên Chúa trong bụi gai cháy. Thiên Chúa chọn ông để giao nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ Ai Cập. Thoạt đầu ông lưỡng lự, nhưng Thiên Chúa đoan quyết với ông là Ngài sẽ hành động qua ông.
Khi Môsê và anh là Aaron, đến gặp Pharaon để đòi tự do cho người Do Thái. Pharaon từ chối lại còn làm cho công việc nô dịch thêm khó khăn và nặng nhọc. Thiên Chúa giáng hàng loạt tai ương chống Ai Cập, ngón tay Ngài đã đè trên Pharaon, cuối cùng là cái chết của mọi con trai đầu lòng trong đất nước từ loài người cho đến súc vật.
Pharaon kinh hãi và tống dân Do Thái đi ngay, nhưng ông sớm xét lại và đem quân đuổi theo họ. Thiên Chúa cứu nguy dân cách kỳ diệu bằng việc cho họ đi qua Biển Đỏ ráo chân, đồng thời xô ngã đạo binh Pharaon đắm chìm tại đó.
Thiên Chúa tiếp tục hướng dẫn dân Ngài băng qua sa mạc đến núi Thánh, nơi Ngài ban cho Môsê Mười Điều Răn, dạy cho dân Ngài sống sao cho khỏi lạc xa tình Ngài, thế mà họ vẫn cứ lạc.
Dân chúng không ngớt nhớ tiếc những hy sinh mà họ phải chịu trong sa mạc. Họ nổi dậy chống lại Thiên Chúa, thờ phụng con bò bằng vàng do chính họ tạo nên. Khi đến gần Đất Hứa, họ cũng công khai nghi ngờ sự bảo vệ của Thiên Chúa.
Mỗi khi họ nổi dậy chống lại Thiên Chúa, Ngài gửi bệnh tật và bất hòa để đem họ trở lại chỗ biết đúng sai. Mỗi khi Thiên Chúa trách phạt họ, Môsê lại nói giùm cho họ.
Môsê chỉ được phép chiêm ngắm Đất Hứa từ xa. Ông chết trên núi Nêbô, cũng là nơi mai táng ông.
Môsê là một thí dụ điển hình về một người xem mình là yếu đuối để cho sức mạnh Thiên Chúa hành động qua ông, đây là điều mà tất cả tín hữu chúng ta phải làm.