gioanha
09-01-2025, 08:22 PM
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA:
PHÉP RỬA VÀ SỨ VỤ
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí Gp. - Xuân Lộc
Kính thưa quý OBACE, có bao giờ chúng ta tự hỏi: Tôi lãnh nhận Bí tích Rửa tội để làm gì?
Việc rửa tội theo đạo không phải là một thủ tục tôn giáo như xin một tờ giấy xác nhận; cũng không phải là một điều kiện để được kết hôn, vì không theo đạo vẫn có thể kết hôn. Bí tích Rửa tội là một cánh cửa đón nhận tư cách chính thức trở nên con Thiên Chúa và con Giáo Hội. Vì thế, việc rửa tội đòi hỏi người lãnh nhận phải thực hành và sống theo một nếp sống mới, nếp sống của người Kitô hữu và phải thi hành một sứ mạng mới, đó là loan báo Tin Mừng.
Hôm nay bắt đầu mùa Thường Niên, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Phép rửa mà Gioan Tẩy giả thực hiện không phải là Bí tích Rửa tội. Việc Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa không phải là để được tha tội, nhưng là một dấu chỉ, là một quyết tâm để bắt đầu một nếp sống mới, một sứ mạng mới. Chúa Giêsu đã trải qua thời gian khoảng 30 năm sinh sống, lao động, sinh hoạt bình thường như biết bao người thanh niên khác tại làng Nazaret. Hôm nay Tin Mừng kể lại việc Chúa bước đến dòng sông Giođan, cúi xuống xin Gioan làm phép rửa như bao nhiêu người khác. Thánh Luca trước đó đã lưy ý cho chúng ta rằng: Lúc đó dân chúng đang mong đợi, và trong thâm tâm ai nấy đều tự hỏi: Biết đâu ông Gioan chẳng là Đấng Mêsia? Như thế có thể hiểu rằng, việc dân chúng đang lũ lượt đến xin Gioan làm phép rửa là vì họ muốn thể hiện sự khao khát và chuẩn bị tâm hồn để đón Đấng Mêsia. Hơn nữa, dân chúng lãnh nhận phép rửa từ Gioan bởi nhiều người nghĩ Gioan là Đấng Mêsia, và ông sẽ thực hiện một cuộc thanh lọc như lời ông đã từng kêu gọi: Cái rìu đã đặt kề gốc gây.
Gioan Tẩy giả biết rằng, đám đông dân chúng đang hiểu sai về mình, vì thế ông đã cố gắng giải thích và hướng dẫn cho họ về Đấng Mêsia đích thực. Ông công khai trả lời: Tôi không phải là Đấng Mêsia. Ông cũng cho biết sự giới hạn của phép rửa ông thực hiện, không có khả năng thanh tẩy tội lỗi, mà chỉ là dấu chỉ thể hiện sự thành tâm đón nhận Đấng Cứu Thế (Mêsia): Tôi chỉ làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và lửa.
Đấng mà Gioan vừa tuyên bố, sẽ đến sau ông, là chính Đức Giêsu. Ngay lúc đó Đức Giêsu đã xuất hiện, đến bên Gioan và cũng xin ông làm phép rửa cho mình. Tin Mừng Luca không ghi lại cuộc đối thoại của Gioan và Chúa Giêsu, nhưng các Tin Mừng khác cho thấy Gioan đã từ chối và nói với Chúa Giêsu: Tôi mới là người cần xin Ngài làm Phép rửa. Vì trước mặt ông chính là Đấng mà ông đã tuyên bố cao trọng hơn ông, ông không đáng cúi xuống cởi dép cho Người, thì giờ đây chính Đấng ấy lại đang đứng trước mặt ông, đang cúi xuống để xin ông làm phép rửa cho mình.
Thánh Luca cho thấy: Đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu. Có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con. Với những chi tiết này, Tin Mừng cho thấy việc Chúa Giêsu chịu phép rửa là dấu chỉ một giai đoạn mới, đó là giai đoạn Nước Trời được mở ra để mời gọi mọi người, mọi dân cùng bước vào. Trong thời đại mới này, với sứ mạng mới, Chúa Giêsu công khai loan báo Tin Mừng, thi hành sứ vụ trong sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Cũng từ đây, Thiên Chúa không còn thinh lặng nữa, nhưng Ngài giới thiệu Con của Ngài cho nhân loại: Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.
Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con, Thiên Chúa Cha hài lòng vì Chúa Giêsu đã hoàn toàn vâng phục Cha trong yêu mến, để bước vào trần gian, thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa; để nói cho nhân loại biết rằng: Thiên Chúa là Đấng yêu thương, là Cha nhân từ, Đấng đã mở cửa Trời để mời gọi tất cả nhân loại vào nhà của Ngài cùng chung hưởng hạnh phúc. Như thế Tin Mừng cho thấy, việc Chúa Giêsu khiêm nhường bước đến trước mặt Gioan, cúi xuống để xin ông làm phép rửa, như là một dấu chỉ cho một giai đoạn mới, một sứ mạng lớn lao đó là đem Tin Mừng cứu độ cho nhân loại, đưa nhân loại về với Thiên Chúa.
Chúa Giêsu chính là Đấng làm phép rửa bằng Thánh Thần và lửa cho những ai tin vào Người. Qua cuộc tử nạn, phục sinh và lên Trời, Chúa Giêsu đã trao ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội và cho thế giới. Những ai lãnh nhận phép rửa của Chúa Giêsu, tức là Bí tích Rửa tội thì được đón nhận Thánh Thần và trở nên con người mới, trở nên con Thiên Chúa và cũng là con của Giáo Hội. Cùng với việc lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người cũng lãnh nhận sứ mạng của Chúa Giêsu, đó là Tư tế, Ngôn sứ và Mục tử. Với các sứ mạng này, người tín hữu phải thi hành trong cuộc sống thường ngày, trở nên những người trung thành thờ phượng Thiên Chúa, nhiệt tâm làm chứng cho Chúa và nhiệt thành trong việc phục vụ anh chị em chung quanh. Như thế, việc lãnh nhận Bí tích Rửa tội dù khi còn nhỏ hay khi trưởng thành thì cũng phải ý thức và liên tục thi hành các chức năng này.
Nói như thánh Phaolô trong thư gửi Titô bài đọc hai, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta đón nhận được ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, ân sủng ấy chỉ giống như một hạt mầm mà chúng ta phải chăm sóc mỗi ngày để ân sủng cứu độ của Thiên Chúa được bén rễ và lớn lên trong cuộc đời chúng ta. Thánh Phaolô còn dạy chúng ta: Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng này đòi chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.
Thưa quý OBACE, nhiều người, nhất là các bạn trẻ, đều nhớ ngày sinh nhật của mình, nhưng có lẽ không ai nhớ mình được rửa tội, được tái sinh ngày nào. Ngày rửa tội chúng ta không nhớ, thì liệu chúng ta có nhớ đến vinh dự và những đòi buộc khi được trở nên con Thiên Chúa không?
Hôm nay mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, cũng là dịp nhắc đến Bí tích Rửa tội và sứ vụ đi kèm mà chúng ta đã lãnh nhận. Chúng ta được mời gọi tự hào và sống đúng với tư cách là con Thiên Chúa, những người đã được Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc. Cũng qua Bí tích Rửa tội, chúng ta được mời gọi xây dựng tình huynh đệ hiệp thông trong Hội Thánh, vì Hội Thánh là mẹ và mọi người là anh chị em chúng ta. Đồng thời với ơn của Bí tích Rửa tội, chúng ta tham dự vào ba chức năng của Chúa Giêsu đó là Tư tế, Ngôn sứ, Mục tử và phải thi hành trong suốt cuộc đời.
Chức năng tư tế mời gọi chúng ta ý thức mình là dân được tuyển chọn để thờ phượng Thiên Chúa. Chúng ta sẽ chu toàn chức năng này bằng việc chuyên chăm tham dự một cách tích cực vào các cử hành phụng vụ, dâng lễ, rước lễ, lãnh nhận các bí tích. Đồng thời, chúng ta còn được mời gọi dâng hiến cuộc sống thường ngày của mình, cùng với buồn vui, sướng khổ, lao công vất vả để làm của lễ dâng lên Thiên Chúa. Tiếp đến, chúng ta thể hiện vai trò là Tư tế qua việc chuyên chăm cầu nguyện riêng tư cũng như các giờ kinh tối chung trong gia đình, mà các bậc cha mẹ sẽ là những người chủ sự.
Chức năng Ngôn sứ mời gọi chúng ta sống và làm chứng cho Chúa và Tin Mừng của Người qua đời sống gương sáng, qua những việc tốt lành và sự quan tâm, cùng tình yêu thương dành cho nhau. Chúng ta sẽ trở thành ngôn sứ từ trong gia đình, đến xã hội. Để có thể thực hiện được sứ mạng Ngôn sứ, chúng ta sẽ cần phải chuyên chăm đọc, lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa nhất là qua giờ kinh gia đình và trong thánh lễ. Mỗi ngày để một câu Lời Chúa thấm vào suy nghĩ và ngày sống của ta. Từng ngày từng ngày như thế, Lời Chúa sẽ biến đổi chúng ta và gia đình.
Chúng ta sẽ phải thi hành chức năng Mục tử, đây là một chức năng mời gọi ta dám sống khiêm nhường, cúi xuống để phục vụ anh chị em. Khiêm nhường để lắng nghe, đón nhận và cảm thông; khiêm nhường để dễ dàng tha thứ và bước đến với những người khác, kể cả những người mình không thích. Cúi xuống để loại bỏ cái tôi kiêu căng, ích kỷ, loại bỏ những cao ngạo, muốn hơn người, muốn làm thầy thiên hạ. Chỉ khi dám cúi xuống chúng ta mới có thể lắng nghe, có thể hiểu, có thể nhìn thấy những nhu cầu, những đau khổ của anh chị em mình.
Xin Chúa Thánh Thần giúp mỗi người ý thức được phẩm giá cao trọng và sứ mạng của mình, để mỗi ngày sống, nơi công ty, xí nghiệp hoặc nơi gia đình, chúng ta luôn tự hào và thể hiện đúng tư cách là người con của Chúa qua lời nói, cách sống và việc làm của mình. Amen.
PHÉP RỬA VÀ SỨ VỤ
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí Gp. - Xuân Lộc
Kính thưa quý OBACE, có bao giờ chúng ta tự hỏi: Tôi lãnh nhận Bí tích Rửa tội để làm gì?
Việc rửa tội theo đạo không phải là một thủ tục tôn giáo như xin một tờ giấy xác nhận; cũng không phải là một điều kiện để được kết hôn, vì không theo đạo vẫn có thể kết hôn. Bí tích Rửa tội là một cánh cửa đón nhận tư cách chính thức trở nên con Thiên Chúa và con Giáo Hội. Vì thế, việc rửa tội đòi hỏi người lãnh nhận phải thực hành và sống theo một nếp sống mới, nếp sống của người Kitô hữu và phải thi hành một sứ mạng mới, đó là loan báo Tin Mừng.
Hôm nay bắt đầu mùa Thường Niên, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Phép rửa mà Gioan Tẩy giả thực hiện không phải là Bí tích Rửa tội. Việc Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa không phải là để được tha tội, nhưng là một dấu chỉ, là một quyết tâm để bắt đầu một nếp sống mới, một sứ mạng mới. Chúa Giêsu đã trải qua thời gian khoảng 30 năm sinh sống, lao động, sinh hoạt bình thường như biết bao người thanh niên khác tại làng Nazaret. Hôm nay Tin Mừng kể lại việc Chúa bước đến dòng sông Giođan, cúi xuống xin Gioan làm phép rửa như bao nhiêu người khác. Thánh Luca trước đó đã lưy ý cho chúng ta rằng: Lúc đó dân chúng đang mong đợi, và trong thâm tâm ai nấy đều tự hỏi: Biết đâu ông Gioan chẳng là Đấng Mêsia? Như thế có thể hiểu rằng, việc dân chúng đang lũ lượt đến xin Gioan làm phép rửa là vì họ muốn thể hiện sự khao khát và chuẩn bị tâm hồn để đón Đấng Mêsia. Hơn nữa, dân chúng lãnh nhận phép rửa từ Gioan bởi nhiều người nghĩ Gioan là Đấng Mêsia, và ông sẽ thực hiện một cuộc thanh lọc như lời ông đã từng kêu gọi: Cái rìu đã đặt kề gốc gây.
Gioan Tẩy giả biết rằng, đám đông dân chúng đang hiểu sai về mình, vì thế ông đã cố gắng giải thích và hướng dẫn cho họ về Đấng Mêsia đích thực. Ông công khai trả lời: Tôi không phải là Đấng Mêsia. Ông cũng cho biết sự giới hạn của phép rửa ông thực hiện, không có khả năng thanh tẩy tội lỗi, mà chỉ là dấu chỉ thể hiện sự thành tâm đón nhận Đấng Cứu Thế (Mêsia): Tôi chỉ làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và lửa.
Đấng mà Gioan vừa tuyên bố, sẽ đến sau ông, là chính Đức Giêsu. Ngay lúc đó Đức Giêsu đã xuất hiện, đến bên Gioan và cũng xin ông làm phép rửa cho mình. Tin Mừng Luca không ghi lại cuộc đối thoại của Gioan và Chúa Giêsu, nhưng các Tin Mừng khác cho thấy Gioan đã từ chối và nói với Chúa Giêsu: Tôi mới là người cần xin Ngài làm Phép rửa. Vì trước mặt ông chính là Đấng mà ông đã tuyên bố cao trọng hơn ông, ông không đáng cúi xuống cởi dép cho Người, thì giờ đây chính Đấng ấy lại đang đứng trước mặt ông, đang cúi xuống để xin ông làm phép rửa cho mình.
Thánh Luca cho thấy: Đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu. Có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con. Với những chi tiết này, Tin Mừng cho thấy việc Chúa Giêsu chịu phép rửa là dấu chỉ một giai đoạn mới, đó là giai đoạn Nước Trời được mở ra để mời gọi mọi người, mọi dân cùng bước vào. Trong thời đại mới này, với sứ mạng mới, Chúa Giêsu công khai loan báo Tin Mừng, thi hành sứ vụ trong sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Cũng từ đây, Thiên Chúa không còn thinh lặng nữa, nhưng Ngài giới thiệu Con của Ngài cho nhân loại: Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.
Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con, Thiên Chúa Cha hài lòng vì Chúa Giêsu đã hoàn toàn vâng phục Cha trong yêu mến, để bước vào trần gian, thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa; để nói cho nhân loại biết rằng: Thiên Chúa là Đấng yêu thương, là Cha nhân từ, Đấng đã mở cửa Trời để mời gọi tất cả nhân loại vào nhà của Ngài cùng chung hưởng hạnh phúc. Như thế Tin Mừng cho thấy, việc Chúa Giêsu khiêm nhường bước đến trước mặt Gioan, cúi xuống để xin ông làm phép rửa, như là một dấu chỉ cho một giai đoạn mới, một sứ mạng lớn lao đó là đem Tin Mừng cứu độ cho nhân loại, đưa nhân loại về với Thiên Chúa.
Chúa Giêsu chính là Đấng làm phép rửa bằng Thánh Thần và lửa cho những ai tin vào Người. Qua cuộc tử nạn, phục sinh và lên Trời, Chúa Giêsu đã trao ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội và cho thế giới. Những ai lãnh nhận phép rửa của Chúa Giêsu, tức là Bí tích Rửa tội thì được đón nhận Thánh Thần và trở nên con người mới, trở nên con Thiên Chúa và cũng là con của Giáo Hội. Cùng với việc lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người cũng lãnh nhận sứ mạng của Chúa Giêsu, đó là Tư tế, Ngôn sứ và Mục tử. Với các sứ mạng này, người tín hữu phải thi hành trong cuộc sống thường ngày, trở nên những người trung thành thờ phượng Thiên Chúa, nhiệt tâm làm chứng cho Chúa và nhiệt thành trong việc phục vụ anh chị em chung quanh. Như thế, việc lãnh nhận Bí tích Rửa tội dù khi còn nhỏ hay khi trưởng thành thì cũng phải ý thức và liên tục thi hành các chức năng này.
Nói như thánh Phaolô trong thư gửi Titô bài đọc hai, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta đón nhận được ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, ân sủng ấy chỉ giống như một hạt mầm mà chúng ta phải chăm sóc mỗi ngày để ân sủng cứu độ của Thiên Chúa được bén rễ và lớn lên trong cuộc đời chúng ta. Thánh Phaolô còn dạy chúng ta: Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng này đòi chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.
Thưa quý OBACE, nhiều người, nhất là các bạn trẻ, đều nhớ ngày sinh nhật của mình, nhưng có lẽ không ai nhớ mình được rửa tội, được tái sinh ngày nào. Ngày rửa tội chúng ta không nhớ, thì liệu chúng ta có nhớ đến vinh dự và những đòi buộc khi được trở nên con Thiên Chúa không?
Hôm nay mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, cũng là dịp nhắc đến Bí tích Rửa tội và sứ vụ đi kèm mà chúng ta đã lãnh nhận. Chúng ta được mời gọi tự hào và sống đúng với tư cách là con Thiên Chúa, những người đã được Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc. Cũng qua Bí tích Rửa tội, chúng ta được mời gọi xây dựng tình huynh đệ hiệp thông trong Hội Thánh, vì Hội Thánh là mẹ và mọi người là anh chị em chúng ta. Đồng thời với ơn của Bí tích Rửa tội, chúng ta tham dự vào ba chức năng của Chúa Giêsu đó là Tư tế, Ngôn sứ, Mục tử và phải thi hành trong suốt cuộc đời.
Chức năng tư tế mời gọi chúng ta ý thức mình là dân được tuyển chọn để thờ phượng Thiên Chúa. Chúng ta sẽ chu toàn chức năng này bằng việc chuyên chăm tham dự một cách tích cực vào các cử hành phụng vụ, dâng lễ, rước lễ, lãnh nhận các bí tích. Đồng thời, chúng ta còn được mời gọi dâng hiến cuộc sống thường ngày của mình, cùng với buồn vui, sướng khổ, lao công vất vả để làm của lễ dâng lên Thiên Chúa. Tiếp đến, chúng ta thể hiện vai trò là Tư tế qua việc chuyên chăm cầu nguyện riêng tư cũng như các giờ kinh tối chung trong gia đình, mà các bậc cha mẹ sẽ là những người chủ sự.
Chức năng Ngôn sứ mời gọi chúng ta sống và làm chứng cho Chúa và Tin Mừng của Người qua đời sống gương sáng, qua những việc tốt lành và sự quan tâm, cùng tình yêu thương dành cho nhau. Chúng ta sẽ trở thành ngôn sứ từ trong gia đình, đến xã hội. Để có thể thực hiện được sứ mạng Ngôn sứ, chúng ta sẽ cần phải chuyên chăm đọc, lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa nhất là qua giờ kinh gia đình và trong thánh lễ. Mỗi ngày để một câu Lời Chúa thấm vào suy nghĩ và ngày sống của ta. Từng ngày từng ngày như thế, Lời Chúa sẽ biến đổi chúng ta và gia đình.
Chúng ta sẽ phải thi hành chức năng Mục tử, đây là một chức năng mời gọi ta dám sống khiêm nhường, cúi xuống để phục vụ anh chị em. Khiêm nhường để lắng nghe, đón nhận và cảm thông; khiêm nhường để dễ dàng tha thứ và bước đến với những người khác, kể cả những người mình không thích. Cúi xuống để loại bỏ cái tôi kiêu căng, ích kỷ, loại bỏ những cao ngạo, muốn hơn người, muốn làm thầy thiên hạ. Chỉ khi dám cúi xuống chúng ta mới có thể lắng nghe, có thể hiểu, có thể nhìn thấy những nhu cầu, những đau khổ của anh chị em mình.
Xin Chúa Thánh Thần giúp mỗi người ý thức được phẩm giá cao trọng và sứ mạng của mình, để mỗi ngày sống, nơi công ty, xí nghiệp hoặc nơi gia đình, chúng ta luôn tự hào và thể hiện đúng tư cách là người con của Chúa qua lời nói, cách sống và việc làm của mình. Amen.