PDA

View Full Version : Buôn Người Việt Nam Khó Tin Nhưng có Thật



vũng_nước
18-01-2009, 05:02 AM
Đại Học Hoa Kỳ Bênh Vực Công Nhân Việt

http://www.machsong.org/images/topics/MSlogo.gif (http://www.machsong.org/modules.php?name=News&new_topic=28) Đại Học Georgetown Lên Tiếng Cho Công Nhân Việt ở Jordan
Hội sinh viên yểm trợ cho Liên Minh CAMSA

Hưởng ứng cuộc vận động của hội sinh viên Việt Nam, một trường đại học lớn ở thủ đô Hoa Kỳ lên tiếng đòi công lý cho các công nhân Việt Nam ở Jordan.

Trong văn thư đề ngày 22 tháng 12 gởi Ông Joseph Bauer, Chủ Tịch hãng Aramark, trường đại học Georgetown bày tỏ lòng bất nhẫn trước hành động buôn người của hãng may W&D Apparel ở Jordan. Hãng Aramark, đặt bản doanh tại Philadelphia, là khách đặt hang thường xuyên của W&D Apparel.

“Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phân loại hãng W&D là thành phần ‘tái diễn’ vi phạm luật lao động quốc tế, vì những vi phạm gồm có không trả lương, bắt làm giờ phụ trội không có lương, gian trá trong việc hứa hẹn tiền lương, xâm phạm thân thể, tịch thu sổ thông hành, và giam giữ công nhân ngoài giờ làm việc”, trường đại học Georgetown viết.

http://www.machsong.org/spaw/images/Tran%20Thi%20Anh%202%20small.jpg

Các công nhân Việt bị cảnh sát Jordan đánh trọng thương ngày 19/02/08 (ảnh CAMSA)


Công ty Aramark, với ngân sách nửa tỉ Mỹ kim, chuyên cung cấp dịch vụ thực phẩm, đồng phục, và quản trị khách sạn cũng như hội trường cho gần 600 trường đại học ở Hoa Kỳ. Công ty Aramark trúng thầu cung cấp dịch vụ nhà hàng ăn cho sinh viên, giáo sư, nhân viên và khách cũng như quản trị khách sạn và hội trường của Đại Học Georgetown, một đại học Công Giáo thuộc Dòng Tên (Jesuit).

Sau khi tham dự buổi trình bày của Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, vào đầu tháng 11 vừa qua, hội sinh viên Việt Nam ở đại học Georgetown tỏ ra phẫn uất khi được biết về tình cảnh của các công nhân Việt Nam bị bóc lột và đánh đập ở Jordan. Các sinh viên lập ngay kế hoạch kêu gọi ban lãnh đạo nhà trường hành động. Đầu tháng 12 một phái đoàn đại diện sinh viên đến tiếp xúc với Ông LaMarr Billups, Phụ Tá Phó Giám Đốc đặc trách về chính sách và kế hoạch thương vụ của đại học Georgetown.

Với những thông tin cung cấp bởi nhóm sinh viên, Ông Billups bày tỏ mối quan tâm và hứa sẽ hành động ngay. Liền sau đó, Ông liên lạc với Ts. Thắng để lấy thêm thông tin và chứng cớ. Ông Billups cũng tiếp xúc trực tiếp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để kiểm chứng tình hình ở Jordan.

Trong văn thư gởi Aramark, Ông Billups cho biết là tháng 9 năm ngoái Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Jordan đã phối kiểm và xác nhận các thông tin mà Liên Minh CAMSA đưa ra trong suốt thời gian từ tháng 2 trở đi.

“Đại Học Georgetown chủ trương chỉ giao dịch thương vụ trong tinh thần trách nhiệm xã hội theo đúng truyền thống của Dòng Tên và sứ mạng giáo dục của chúng tôi. Trường đại học của chúng tôi tôn trọng quyền của mọi người được đối xử nhân đạo, và được bảo vệ bởi luật pháp, vốn công nhận quyền của con người là được an toàn, sống mạnh khoẻ, trả lương công bằng so với sức lao động, tự do hội họp, tự do đi lại, và không bị sách nhiễu hay phân biệt đối xử. Chúng tôi kỳ vọng các đối tác thương vụ cũng hoạt động theo những cách thức để có sự thừa nhận những nguyên tắc này”, Ông Billups nhấn mạnh.
Ở cuối văn thư, Ông yêu cầu công ty Aramark cung cấp một số giấy tờ về hãng W&D Apparel và cử người đến gặp Ông ta tại văn phòng để trả lời trực tiếp.

“Chúng tôi tin rằng sự lên tiếng của Đại Học Georgetown đã có tác động. Theo công nhân Việt còn kẹt ở Jordan cho biết, họ vừa nhận được lương tháng 12 và được trả trên 300 Mỹ kim, cao gấp nhiều lần hơn so với những tháng trước”, Ts. Thắng cho biết.

Kế hoạch của hội sinh viên ở Đại Học Georgetown là vận động các hội sinh viên Việt Nam ở các trường đại học khác cùng lên tiếng, lần này để đòi hỏi hãng W&D Apparel phải trả bù phần lương mà công nhân đã bị trả thiếu trong suốt năm qua.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA trong tiếng Anh, được thành lập tháng 2 năm 2008 bởi bốn tổ chức: UBCNVB, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, và Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức). Trong 10 tháng hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho khoảng 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 - USA

Posted on Friday, January 16 @ 00:58:20 EST by ngochuynh


CAMSA Ngăn Chặn Một Toan Tính Phi Tang

http://www.machsong.org/images/topics/MSlogo.gif (http://www.machsong.org/modules.php?name=News&new_topic=28) Bảo Vệ Nhân Chứng Của Buôn Người: Video Tài Liệu
Liên Minh CAMSA ngăn chặn một toan tính phi tang của môi giới

Đêm 8 tháng 12, các công ty môi giới Mã Lai và Việt Nam phối hợp với nhau để hồi hương bốn nhân chứng người Việt trong một cuộc điều tra về buôn người. Phản ứng nhanh chóng, Liên Minh CAMSA ngăn chặn kịp thời toan tính phi tang này.

Bốn chị công nhân Việt này được đưa đến Mã Lai để giúp việc nhà. Họ bị truyền tay qua các chủ khác nhau, và bị chủ bóc lột cũng như ngược đãi thậm tệ. Họ phải làm việc từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mà không hề được trả lương. Sau một thời gian chủ trả họ về cho công ty môi giới Mã Lai, tên là Winbond. Công ty này giam cầm và cô lập các chị công nhân này. Họ cũng không được liên lạc với gia đình ở Việt Nam.

Ngày 8 tháng 11, hai trong số bốn chị công nhân trốn thoát được và đến Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam cầu cứu. Nhân viên văn phòng báo động cảnh sát Mã Lai để cùng giải cứu hai chị còn lại. Cả bốn chị sau đó được dời chuyển đến một khu chung cư an toàn.

Một luật sư địa phương tình nguyện đại diện cho các chị để đòi công ty môi giới Mã Lai trả lương và bồi thường thiệt hại. Trước diễn tiến này, các công ty môi giới Mã Lai và Việt Nam đã cùng nhau tìm cách ép các chị hồi hương trước khi việc lấy lời khai hoàn tất.

Ô Xin Việt Nam Ở Malaysia

Thanh Trúc, phóng viên RFA

2008-12-05

Sau khi hay tin một số phụ nữ Việt Nam làm nghề giúp việc nhà ở Malaysia gặp khó khăn đến phải bỏ trốn và hiện gần như bị giam lỏng trong một ký túc xá cho người lao động ở Kuala Lumpur, Thanh Trúc đã liên lạc để thực hiện câu chuyện Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, qua đó phản ảnh ý kiến từ nhiều phía .
Kỳ thị đối với người Việt Nam
Cả bốn chị xuất thân từ thôn quê miền Bắc là Nguyễn Thị Hà, Phạm Thị Quỳnh, Đặng Thị Hà, Phan Thị Hoa, sang Malaysia qua trung gian của SONA, Công Ty Xuất Khẩu Nhân Lực và Thương Mại thuộc Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội. Trong bốn người , chị Phan Thị Hoa bị quản lý túc xá đánh đập vì cho là chị giả ốm để khỏi đi làm.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/vietnamese-labors-in-malaysia-12052008172442.html/WorkerMalaysia250.jpg
Lao động Việt Nam ở Malaysia. AFP photo

Đối tác của SONA ở Việt Nam là công ty môi giới Winbond ở Malaysia phụ trách đưa người giúp việc đến nhà chủ.
Chị Phạm Thị Quỳnh, quê ở Thái Bình, qua Malaysia vào Tháng Mười 2008, thuật lại những sự việc xảy đến với chị ngay từ ngày đầu tới Kuala Lumpur:

Em vào nhà chủ làm, 5 giờ dậy làm cho tới 11 giờ đêm đấy ạ. Làm cho chủ được ăn cơm xong rồi đi làm luôn chứ không được nghỉ tí nào.
- Em qua tới sân bay là người ta đón về công ty ở Kuala Lumpur. Có một người tới kiểm tra rồi người ta lấy điện thoại di động nói đổi tiền Việt Nam qua đôla Mỹ ạ. Thì họ nói là nhà chủ họ trả hết. Nhưng mà cuối cùng đến nhà chủ thì họ không trả, họ nói là họ không biết.

Em vào nhà chủ làm, 5 giờ dậy làm cho tới 11 giờ đêm đấy ạ. Làm cho chủ được ăn cơm xong rồi đi làm luôn chứ không được nghỉ tí nào. Sau đó thì em nói là em bị đau lưng cho em đi chữa thì bà chủ nói là ốm thì bả không cần làm và trả lại công ty. Em ra công ty thì công ty đưa em đi về bên nhà ký túc Indo thì ở với những người Indo và họ nói nếu em ở đây mà không làm thì không cho em ăn.

Thế là một ngày hôm đó họ không cho em ăn. Em ở đó một ngày xong rồi họ đưa ra công ty ngồi ở đó từ sáng cho tới 10 giờ đêm họ mới cho về ký túc mà có người Indo nữa và có 3 người Việt Nam ở đấy nữa. Trong thời gian em chờ đợi ở đấy thì công tởi phía SONA ở Hà Nội đã đưa người tới gia đình em nói với bố mẹ em rằng là em ở bên này theo kẻ xấu đi ra ngoài đã bị cảnh sát bắt bỏ tù Ma Lai.


Họ bảo là em ở trong tù mà. Công ty phía Việt Nam cấm gia đình nhà em không được nghe một cuộc điện thoại nào ở bên Ma Lai gọi về.
Bố mẹ em xấu hỗ chẳng dám đi đâu mà họ nhiếc móc gia đình em nhiều lắm. Bố mẹ em khóc chẳng biết bây giờ em đang ở đâu. Họ bảo là em ở trong tù mà. Công ty phía Việt Nam cấm gia đình nhà em không được nghe một cuộc điện thoại nào ở bên Ma Lai gọi về. Có lần em gọi về bố mẹ em không được nghe bởi vì em theo kẻ xấu. Bố em nói thể, bố em khóc bố em nói thế.
Nạn nhân của các Cty Xuất Khẩu Nhân Lực?

Chị Nguyễn Thị Hà, quê ở Thanh Hoá , sang Malaysia tháng Năm 2008, cho biết chỉ đến lúc sắp lên máy bay rời Việt Nam thì chị mới được đọc lướt qua bản hợp đồng:
- Bản hợp đồng nói là công ty bên này giữ 3 tháng lương của em, thì lúc đó em hỏi những người phụ trách đưa bọn em ra sân bay là 3 tháng lương này nhà chị giữ hay công ty giữ thì họ có nói là chỉ giữ 3 tháng lương của em.

Khi em qua tới sân bay Ma Lai này thì công ty thu hết toàn bộ giấy tờ của em, sau đó người ta đưa em qua 3 cái công ty lúc ấy chủ mới đón em về. Em cũng về làm một thời gian thì trong người em bị bệnh. Công ty đưa em đi khám chi nói là em bị bệnh bướu cổ. Bướu cổ là căn bệnh của em và em đòi công ty cho em về nước để em có điều kiện em đi chữa bệnh mà công ty không cho em về.

Hơn ba tháng mà lúc đấy em đau đớn mà không có mộ viên thuốc nào, thì em mới nói chủ, chủ mới điện công ty thì công ty có nói là đưa em về công ty để cho công ty đưa em đi khám bệnh. Thì em về công ty, công ty nó đánh lừa em là để cho về nước. Chủ nói là nếu mà khi nào về thì chủ sẽ chuyển vé máy bay cho em về. Trong 3 tháng lương đó chủ có thể trả lại cho em, nhưng mà về đây thì công ty nhốt em lại.


Công ty đưa em đi khám chi nói là em bị bệnh bướu cổ. Bướu cổ là căn bệnh của em và em đòi công ty cho em về nước để em có điều kiện em đi chữa bệnh mà công ty không cho em về.
Khóc lóc mãi thì công ty xứ này mới cho em liên lạc về với gia đình em, sau đó lại bắt em làm cho một chủ nữa mà chỉ làm 10 ngày thôi bởi vì chủ đấy chuẩn bị đi Mỹ. Người ta bắt em làm đúng mười ngày trời để chuyển đồ đạc sang nhà khác. Đến ngày cuối cùng là em gọi hết là công ty lại đưa em về công ty. Thì em có hỏi công ty rằng tại sao lại đưa tôi về công ty, thì họ nói là về đến công ty thì biết.

Nhưng mà em hỏi công ty thì công ty nó không nói một điều gì như thế nào thế nào cả. Hai chủ đầu tiên là em không lấy được một đồng lương nào hết, rồi lại bắt em đến chủ thứ ba nữa. Trong khi em nghe tin chồng em bị tai nạn, công ty bên này cho em điện về Việt Nam thì công ty Việt Nam nói là nếu em có về thì phải đưa gia đình lên ký kết để nọp 14 triệu thì em mới được về.

Mấy hôm sau nó lại bắt em đến một chủ nữa thì em làm được 10 ngày nữa thì lúc đấy nó mới cầm cái tờ giấy bắt em ký vào 3 tháng lương không có lương. Nó bắt em ký vào thì em có nói là trong khi em làm được ba bốn tháng đầu tiên tại sao không trả lương mà bây giừo đến chủ mới lai bắt em ký là 3 thàng lương không có lương nữa? Thì nó nói là nếu không ký thì nó điện về Việt Nam cho chồng con em nói là em ở bên này thế này thế nọ.

Sang đây gần 7 tháng rồi mà không hề có một đồng lương nào cả. Em ức quá và em hối hận. Bây giờ công ty bắt gia đình ký kết 15 triệu thì mới được về.
Về trường hợp chị Phan Thị Hoa bị quản lý người Indonesia đánh đập, chị Nguyễn Thị Hà thay bạn kể lại:
- Bởi vì là Hoa lúc đấy là buồn bực bì bị bắt phải nọp mười mấy triệu mới cho về nước, mà bên này thì không ai thuê Hoa để làm. Bá sĩ khám Hoa có bệnh thần kinh rồi. Có một người Indo cai quản đánh Hoa sướt cả chân cả tay thì lúc đấy bọn em nghĩ là Việt Nam với Việt Nam không để cho nó hành hạ, thì lúc đó em đứng lên em mới gàn, thì lúc đấy nó mới đè mắt em nó đánh em chảy cả máu mắt. Em lên cảnh sát thì cảnh sát chụp ảnh vào mắt em nhé.
Từ tỉnh Thái Bình, thân phụ chị Phạm Thị Quỳnh , ông Thuân, nói với Thanh Trúc :

Có một người Indo cai quản đánh Hoa sướt cả chân cả tay thì lúc đấy bọn em nghĩ là Việt Nam với Việt Nam không để cho nó hành hạ, thì lúc đó em đứng lên em mới gàn, thì lúc đấy nó mới đè mắt em nó đánh em chảy cả máu mắt.

- Tức là Bộ Lao Động của bên Hà Nội với lại cái ông đưa Quỳnh sang Malaysia để làm việc là ông Ninh đó trên công ty SONA của Hà Nội đó, về đến xã này nói là coi như là em nó bị người xấu ở bên Malaysia lôi cuốn theo bọn người ấy coi như đả đảo lại chính quyền Việt Nam, hai bác phải lên công an trình báo, cấm không cho liên lạc với ai ngoài Quỳnh ra.

Họ bảo con tôi mang những tranh ảnh đối truỵ tại Việt Nam sang đấy. Làm gì có như thế. Tôi bảo như thế nào thì để tôi liên lạc với con tôi. Rồi cuối cùng từ cái hôm về xã làm việc như thế đến nay là coi như không có một tin tức gì của công ty SONA nữa.
Cty. thiếu trách nhiệm
Để hiểu rõ vụ việc hơn, Thanh Trúc điện về Công Ty Xuất Khẩu Nhân Lực Và Thương Mại SONA ở Hà Nội, được ông Dương Kim Huyền , phó giám đốc công ty SONA, xác nhận tiền dịch vụ mà người qua Malaysia làm ô xin phải trả cho SONA là ba triệu hai trăm ngàn đến ba triệu năm trăm ngàn đồng.

Được hỏi SONA có buộc người muốn về phải trả cho công ty mười bốn mười lăm triệu đồng hay không, ông Huyền nói không có chuyện đó. Về câu hỏi vì sao các chị ô xin qua Malaysia làm mấy tháng mà không có đồng lương nào, ông Huyền giải thích:
Ông Dương Kim Huyền : Lương một người lao động thì chủ sử dụng trả trực tiếp cho người lao động, về tổng thể là như vậy. Nhưng mà cũng có những hợp đồng là người lao động có thể uỷ quyền lại cho chủ sử dụng lao động và chủ sử dụng lao động chuyển về tài khoản của công ty để công ty trả trực tiếp cho thân nhân người lao động.

Đó là cái dạng thứ hai. Nhưng riêng đối với người giúp việc nhà thì chủ trả trực tiếp thẳng cho người lao động. Và theo như tôi biết thì trong thời gian đầu có thể người lao động họ đặt cọc nào đấy đối với chủ sử dụng lao động, cái để mà xét lại tay nghề hay thái độ của người lao động trong 3 tháng đầu tiên thử việc như thế nào. Cái đó cũng là rất bình thường, chứ hoàn toàn không có ai quỵt đồng nào của người lao động cả đâu.

Cũng có nhiều trường hợp người lao động có những vi phạm, có những sai sót mà chủ không chấp nhận thì mình cũng tìm mọi cách để chuyển chủ cho người lao động để cho người lao động làm việc dài và an tâm.
Ông Dương Kim Huyền.Cty Sona

Thanh Trúc : Vì sai công ty môi giới Winbond ở bên Malaysia đưa họ đến nhà chủ có 10 ngày xong lại đổi họ qua chủ khác rồi lại trả về nhà chủ cũ hay là lại đổi qua một chủ mời khác? Có lẽ cái đó cũng làm cho công nhân hoang mang.
Ông Dương Kim Huyền : Chúng tôi chỉ khẳng định chung như thế này. Cái nghề giúp việc gia đình là cái nghề thoạt nhìn ngoài thì người ta tưởng dễ nhưng mà thực chất là một cái nghề cực kỳ khó, thí dụ chị ở Việt Nam hoặc chị ở Washington thì chị thuê người giúp việc thì người giúp việc đấy có thể làm việc cho chị lâu dài, những mà cũng có thể người giúp việc ấy không phù hợp với chị, hoặc họ có tính cách nào đó mà mình không chấp nhận, thì cái trường hợp đó là phải đổi chủ cho người lao động để làm sao họ tìm được môi trường tốt nhất cho người lao động làm việc lâu dài.

Cũng có nhiều trường hợp người lao động có những vi phạm, có những sai sót mà chủ không chấp nhận thì mình cũng tìm mọi cách để chuyển chủ cho người lao động để cho người lao động làm việc dài và an tâm. Trong trường hợp mà người lao động không chấp nhận hoặc người lao động cố tình về thì công ty cũng giải quyết cho về.
Thanh Trúc : Đưa họ về thì thứ nhất là tiền máy bay ai chịu? Thứ nhì, tiền lương mà mấy tháng họ không được lãnh thì họ có được trả không hay là họ đi về tay không?
Ông Dương Kim HUyền : Về nguyên tắc thì tất cả tiền lương của người lao động, nếu người ta không vi phạm bất cứ điều gì thì phải trả lại cho họ, bởi vì nguyên tắc khi phải về nước không do lỗi của người lao động thì cả bên môi giới hoặc bên chủ lẫn công ty SONA sẽ ủng hộ họ tiền vé để cho họ về nước.

Có những trường hợp có những thông tin mình nghe như thế này nhưng thực tế lại như thế kia nên công việc của chúng ta là phải uyển chuyển, những vẫn phải lấy việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm trọng.

Người lao động họ có hể báo cáo về người thường trực đại diện công ty SONA. Nói chung là về nguyên tắc thì công ty sẽ làm hết sức mình để giải quyết ổn thoả.
Ông Dương Kim Huyền.Cty Sona
Thanh Trúc : Qua quá trình điều tra thì ông nghĩ bốn chị mà đang gặp khó khăn ở bên Malaysia, họ có vi phạm kỹ luật gì không?
Ông Dương Kim Huyền : Công ty tôi nắm được thì chưa có vi phạm gì lớn cả, bởi vì dù sao tôi chỉ nghe được báo cáo chứ mình không trực tiếp bên kia xuống tận người lao động mà gặp họ, gặp chủ, do đó cái tường trình chi cũng không thể nói với chị được.
Thanh Trúc : Công ty SONA có gửi người qua đó để tìm hiểu không?
Ông Dương Kim Huyền : Công ty SONA có thường trực đại diện ở bên kia. Trong những trường hợp phát sinh ngay lập tức người lao động họ có hể báo cáo về người thường trực đại diện công ty SONA. Nói chung là về nguyên tắc thì công ty sẽ làm hết sức mình để giải quyết ổn thoả.
Đó là câu chuyện ô xin Việt Nam ở Malaysia. Trong mục đích trình bày sự việc dưới mọi khía cạnh, Thanh Trúc gọi qua công ty môi giới Winbond Malaysia là đối tác của Công Ty Xuất Khẩu Nhân Lực và Thương Mại (SONA) ở Việt Nam. Điện thoại reo nhiều lần nhưng không có người bắt máy.
Trong khi chờ xem vụ việc được giải quyết ra sao, mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm dừng ở đây. Thanh Trúc hẹn quí vị tối Thứ Năm tuần tới.


Ô Xin Việt Nam Tại Malaysia (phần 2)

Thanh Truc, phóng viên RFA

2008-12-12

Sau câu chuyện tuần trước về bốn phụ nữ được công ty môi giới SONA ở Việt Nam đưa sang Malaysia làm nghể giúp việc nhà mà không được trả lương và liên tục bị đổi chủ, đến tối Thứ Hai vừa qua thì đại diện công ty SONA đến bảo các chị thu xếp hành lý ngay để ra phi trường về nước ngay.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/Follow-Up-On-Current-Situation-Of-Vietnamese-Maids-In-Malaysia-12122008162953.html/xuatKhauLaodong-305.jpg AFP photo
Công nhân VN đợi đi nước ngoài lao động-Sân bay Hà Nội


Cty. SONA đêm hôm đòi đưa lao động về nước
Chị Phạm Thị Quỳnh thuật lại: Anh Dũng là người đại diện cho công ty SONA bên này, ảnh đến với 2 người bảo vệ và một ngưởi cảnh sát Mã Lai. Ảnh nói với chúng em là có lệnh của đại sứ quán trục xuất chúng em về nước vì sang đây mà không làm việc.


Ảnh nói chúng em phải thu xếp khẩn trương quần áo đồ dùng trong 10 phút mà không nhanh thì ảnh cho pô-lit (police) còng tay chúng em kéo ra sân bay để về nước.
Chị Phạm Thị Quỳnh
Ảnh lôi giấy ra ảnh đọc cho chúng em là đáng nhẽ về trước ngày mùng 7 nhưng mà đến hôm nay thì là muộn rồi cho nên phải ra ngay sân bay lập tức để về. Cái chuyện bồi thường như thế nào thì về Việt Nam, còn lương thì ảnh trả chị Đặng Hà và Nguyễn Hà đầy đủ. Ảnh nói chúng em phải thu xếp khẩn trương quần áo đồ dùng trong 10 phút mà không nhanh thì ảnh cho pô-lit (police) còng tay chúng em kéo ra sân bay để về nước.

Các anh Năng với lại anh Thắng với lại Hoàng tới gọi anh Dũng lại để nói chuyện là tại làm sao đêm hôm như thế này lại đưa lao động về nước, thì ảnh (Dũng) nói là cái này là lệnh của đại sứ quán. Ảnh nói là ảnh theo lệnh của đại sứ quán và lôi tờ giấy ra thì tờ giấy chỉ viết có máy cái tên linh tinh là chúng em không đủ khả năng làm việc với lại không có chữ ký của ai hết. Thế là các anh nói là như thế này áp dụng vào đâu mà đưa những người lao động về nước như thế này là không có đúng. Thì anh Dũng ảnh cũng không có nói gì nữa, rồi ảnh tự rút lui ảnh về ạ.
Thanh Trúc : Đó là chuyện tối hôm Thứ Hai, tối hôm nay là tối Thứ Tư thì có chuyện gì xảy ra?
Chị Phạm Thị Quỳnh : Tối hôm nay thì ở Việt Nam công ty SONA đã đánh về tỉnh của em là tỉnh Thái Bình thì đưa mọi người ở trên tỉnh về uỷ ban xã triệu tập bố mẹ em lên và nói em ở bên này theo kẻ xấu, tung tin ra thế này thế kia để cho bố em phải ký kết vào tờ giấy bắt em phải về ngay, còn nếu mà không về thì bỏ tù em ở bên này ạ. Bây giờ chị Nguyễn Thị Hà nói chuyện với chị nhé?
Thân nhân bên Việt Nam bị hăm dọa
Thanh Trúc : Chị Hà ở Thanh Hoá đó phải không?
Chị Nguyễn Thị Hà : Vâng. Chị ơi, sáng hôm nay công an tập trung đến nhà em doạ gia đình nhà em là hiện gìơ em ở bên này làm có 3 tháng trốn ra ngoài để phá vỡ hợp đồng mà công ty bảo lãnh cho về lại không về, còn ăn vạ công ty. Gia đình muốn cho Hà về thì phải ký kết vào giấy này để công ty bảo lãnh cho Hà về, chứ nếu mà không về thì cảnh sát bên này sẽ đánh đập bỏ tù.
Thanh Trúc : Làm sao mà Hà biết tin ở bên nhà như vậy?
Chị Nguyễn Thị Hà : Thì hôm nay em điện về hỏi thăm gia đình, mẹ em khóc, mẹ em nói là mày làm sao để cho công ty đưa công an về kéo mẹ kéo anh lên xã để ký kểt vào giấy bảo lãnh cho mày về. Hôm nay em điện về cho biết tình hình là như vậy và em nói rõ cho mẹ em biết.

Sáng hôm nay công an tập trung đến nhà em doạ gia đình nhà em là hiện gìơ em ở bên này làm có 3 tháng trốn ra ngoài để phá vỡ hợp đồng mà công ty bảo lãnh cho về lại không về, còn ăn vạ công ty.
Chị Nguyễn Thị Hà
Thanh Trúc : Cho Thanh Trúc nói chuyện với chị Đặng Thị Hà đi.
Chị Đặng Thị Hà : Vâng. Em đây.
Thanh Trúc : Đây là Đặng Thị Hà có phải không?
Chị Đặng Thị Hà : Vâng ạ. Em ở tỉnh Phú Thọ chị ạ. Chiều hôm nay công ty SONA cho người của công ty và công an tỉnh triệu tập về xã em, gọi chồng em ra để ký kết, làm đơn để xin cho em về nước. Công ty nói với chồng em là bây giờ em sang bên này không làm việc, phá hợp đồng. Nếu chồng em không viết lá đơn xin cho em về nước thì chồng em phải bỏ một số tiền ra để nộp cho công ty SONA, mà nếu không làm đơn thì công ty SONA cũng không cho em về mà bắt em ở bên này, nhốt tù ở bên này.
Muốn về nước phải đóng 16 triệu đồng
Thanh Trúc : Thanh Trúc nói chuyện với ông Lý ở bên toà đại sứ thì ông ta nói rằng các chị qua đây không chịu đi làm.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/Follow-Up-On-Current-Situation-Of-Vietnamese-Maids-In-Malaysia-12122008162953.html/Malaysia-305.jpg
Công nhân ngoại quốc ăn trưa trong giờ nghỉ tại một xưởng làm ở Kuala Lumpur. AFP Photo

Chị Đặng Thị Hà : Không phải ạ. Như trường hợp của em sang nhà chủ em làm được 3 tháng thì tự nhiên nhà chủ lại đưa em sang nhà chủ khác em làm được 2 ngày thì nhà chủ khác đấy lại đưa em về nhà chủ cũ, thì về nhà chủ cũ em làm được 5 ngày thì nhà chủ đấy lại bắt em đi làm tiếp ở một nhà chủ khác thì em mới bảo vớí nhà chủ là bây giờ nếu bà tiếp tục không cho tôi làm việc ở nhà bà thì bà đưa tôi ra công ty để tôi xin về nước. Nhưng ra công ty thì công ty bắt chồng em phải nộp cho công ty SONA 15 triệu thì mới cho em về nước.
Thanh Trúc : Thanh Trúc có gọi hỏi ông Dương Kim Huyền là ông phó giám đốc của công ty SONA thì ông ta nói rằng là không có cái chuyện đòi 14-15 triệu.
Chị Đạng Thị Hà : Có. Thực tế là như thế. Em đi sang đây là hôm 17-7-2008 thì đi cùng với chị Nguyễn Thị Thanh. Đi sang đây được hơn một tháng thì đúng vào ngày 28-8 thì chị về nước, trong đó chị chồng mất 16 triệu mới về nước được chị ạ.


Nếu bà tiếp tục không cho tôi làm việc ở nhà bà thì bà đưa tôi ra công ty để tôi xin về nước. Nhưng ra công ty thì công ty bắt chồng em phải nộp cho công ty SONA 15 triệu thì mới cho em về nước.
Chị Đạng Thị Hà
Tại vì chị ấy sang đây chỉ vào nhà chủ làm được 3 ngày thì vì công việc quá nặng nhọc, làm việc quần quật cho đến 2 giờ sáng mới được ngủ, mà thậm chí một ngày chỉ được ăn có một gói mì tôm thôi. Thế chỉ không thể làm việc được.

Làm việc được cho nhà chủ 3 ngày thì chỉ bảo là bây giờ tôi mệt mỏi quá không thể làm việc được nữa, bây giờ cho tôi ra công ty, thì cho ra công ty thì chỉ cảm thấy sức khoẻ quá yếu rồi nên chỉ bảo thôi bây giờ cho tôi về nước. Chỉ phải nộp cho công ty SONA 16 triệu thì họ mới cho chị về nước.
Thanh Trúc : Ngoài chị Đặng Thị Hà, Thanh Trúc cũng có hỏi ông Nguyễn Hải Lý, phòng quản lý lao động nước ngoài ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Kuala Lumpur, là có phải mấy chị đi thì mấy chị phải đóng một số tiền là ba triệu mấy không, thì ông ta nói đó chỉ là tiền đặt cọc thôi. Chị giải thích thế nào?
Chị Đặng Thị Hà : Không phải chị ạ. Em, như trường hợp của em thì tất cả 11 chị em cùng một xã, chúng em đi là di theo công ty SONA đã cho người về, về từ bí thứ, chủ tịch cho đến phụ nữ xã vận động chị em đi làm kinh tế, nên mỗi chị em phải xuống công ty thì có người môi giới của công ty đưa giấy làm thủ tục vay tiền ngân hàng cho chúng em mỗi chị em 8 triệu. Công ty phối hợp với ngân hàng vay tiền cho chúng em 8 triệu thì công ty giữ nguyên 6 triệu hai của chúng em, còn đưa lại cho chồng em 1 triệu tám.
Thanh Trúc : Đó là trường hợp của chị Hà, còn mấy chị kia thì sao? Đưa (điện thoại) Thanh Trúc hỏi lại chị Quỳnh một tiếng.
Chị Phạm Thị Quỳnh : Dạ em nghe đây chị.
Thanh Trúc : Chị Phạm Thị Quỳnh ở Thái Bình?
Chị Phạm Thị Quỳnh : Vâng.
Thanh Trúc : Ông Nguyễn Hải Lý ở bên Toà Đại Sứ Việt Nam ổng nói rằng các chị đi thì các chị chỉ đặt cọc số tiền 3 triệu mấy thôi chứ không phải là công ty môi giới lấy tiền của mấy chị và khi nào mấy chị về nước thì người ra sẽ trả lại.
Chị Phạm Thị Quỳnh : Khi chúng em lên thì là người ta bảo là đi theo cái nguồn vốn tài trợ của người nghèo như là giúp vốn cho các chị đi, thì em cũng có được biết là họ lấy của em 3 triệu và bảo sau 3 năm về nước làm đủ thì họ trả lại cho 2 triệu còn họ lấy tiền môi giới của mình là 1 triệu chị ạ.
Thanh Trúc : Tuần trước tất cả đều nói rằng mong muốn đi về nước chớ không muốn ở đây nữa, thì bây giờ công ty SONA khẩn cấp cho mấy chị về thì tại sao các chị lại không về đi?
Chị Phạm Thị Quỳnh : Em cũng muốn nói luôn với chị như thế này. Trước lúc ra sân bay thì người ta cho em biết là làm thời gian chỉ có 12 tiếng thôi, nếu quá 12 tiếng thì tính tiền tăng ca. Sau khi em sang bên này, từ sân bay về Kuala Lumpur là từ kem đánh răng, dầu gội đầu, rồi diện thoại của em đều bị thu hết chị ạ.


Về đến nhà chủ em làm được 2 ngày, 18 đến 19 tiếng một ngày, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, ăn chưa xong thì người ta giục mình làm. Thế là em thấy cái hợp đồng lao động không đúng chị ạ. Em muốn ra đòi hỏi để công ty nói lại.
Chị Phạm Thị Quỳnh
Về đến nhà chủ em làm được 2 ngày, 18 đến 19 tiếng một ngày, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, ăn chưa xong thì người ta giục mình làm. Thế là em thấy cái hợp đồng lao động không đúng chị ạ. Em muốn ra đòi hỏi để công ty nói lại. Thì khi ra công ty người ta cho em điện về SONA để nói với chị Hiền, phó giám đốc công ty SONA phía Việt Nam đó chị.

Thì công ty SONA cho tụi em về nước nhưng lại không trả tiền cho em với lại đồ thu của em, với lại tiền học hành của em chi phí này kia thì em muôn đòi hỏi cái quyền lợi là tiền nong của em ở phía Việt Nam em đi đã nộp một khoản cũng khá lớn so với gia đình em nghèo.

Xong rồi sang đây hợp đồng không có một cái gì cho chúng em rõ ràng thì bảo em làm sao? Chúng em không biết là như thế nào, vì là cái ức hiếp gia đình nhà em rồi vu khống đủ thứ, rồi tiền nong thuyốc men của em thu hết rồi đồ dùng như vậy, bắt em làm với thời gian như vậy, rồi đánh đập người lao động, như thế mà chị bảo tự nhiên đưa chúng em về nước một cách dễ dàng thì chúng em không biết phải nói thế nào nữa chị ạ.
Giám Đốc Boat People SOS- CAMSA sang Malaysia
Thanh Trúc : Có mặt tại Malaysia để tìm hiểu vụ việc này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Boat People SOS, bao gồm CAMSA, tức tổ chức bảo vệ người lao động ở nước ngoài, cho biết:
TS Nguyễn Đình Thắng : Sáng hôm nay chúng tôi có tiếp xúc với bà Fanlicon, một nhân vật chủ chốt ở trong công ty Winbond và chính căn nhà của bà ta là nơi giam giữ 4 chị công nhân người Việt trước khi họ chạy thoát ra vào ngày 9 tháng 11. Thì ba ta giải thích rằng bà ta nhận được chỉ thị từ phía Đại Sứ Quán Việt Nam là phải đưa những người này về nước lập tức. Vì lý do đó mà bà ta đã phải hợp tác với công ty SONA.

Chúng tôi có nói bà ta phải ngưng ngay tất cả hành động như vậy. Chúng tôi đặt diều kiện rằng nội ngày hôm nay bà ta phải trao trả lại tất cả các tài sản mà công ty Winbond đã tịch thu của các chị công nhân này. Thứ hai là phải yêu cầu công ty SONA không được gửi người đến quấy nhiễu nữa. Và thứ ba là phải cung cấp một số tiền cho những chị này mua thực phẩm để nấu nướng lấy.

Và khi chúng tôi đến thăm họ ngày hôm qua, tôi thấy những tờ giấy đựng những thức ăn như là cho chó ăn quẳng dưới đât và 4 người mà chỉ có 3 phần ăn mà thôi. Họ đã thực thi đúng 3 điều mà chúng tôi yêu cầu.
Thanh Trúc : Từ sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur, ông Nguyễn Hải Lý, chuyên trách Ban Quản Lý Lao Động tại Malaysia, nói với Thanh Trúc rằng bốn chị công nhân này phải về nước vì đi lao động mà không chịu làm việc.
Ông Nguyễn Hải Lý : Tại vì công nhân ở nhà đến cả tháng trời mà không đi làm.
Thanh Trúc : Họ nói rằng 3 tháng đầu họ có đi làm, nhưng mà cứ 10 ngày, 20 ngày lại đổi chủ mà không trả lương cho họ.
Ông Nguyễn Hỉa Lý : Theo như chúng tôi được biết thì họ nhận được lương đầy đủ nhưng công nhân không chịu nhận. Bây giờ công nhân cứ ngồi lại trong ký túc xá đấy không chịu đi làm. Tôi khẳng định luôn với chị là không có chuyện chi 3 triệu cả mà theo tôi biết là họ chỉ đặt cọc thôi chứ còn không có chi phí nào cả, khi họ về họ sẽ nhận lại.
Thanh Trúc : Mà bây giờ người ta trả tiền lương rồi người ta bảo đi về đi thì tại sao lại không đi về mà lại đòi ở lại làm cái gì nữa? Chính vì vậy cho nên Thanh Trúc mới lại hỏi.
Ông Nguyễn Hải Lý : Bây giờ người lao động sang đây không đi làm vì chủ sử dụng người ta không đồng ý nhận vì các chị không đạt yêu cầu nên công ty SONA đã mua vé cho các chị về nước rồi. Nhưng mà đến nay chúng tôi nghe thông báo là các chị vẫn không chịu về.
Thanh Trúc : Nếu mà như vậy thì tại sao ban ngày không lại nói chuyện với các chị mà lại 10 giờ đêm?
Ông Nguyễn Hải Lý : Có, có phản ảnh đến. Tôi cũng đã trao đổi. Nhưng mà vì chuyến bay buổi sáng sớm là 6 giờ sáng thì 4 giờ đã phải làm thủ tục xuất cảnh rồi. Thì 9-10 giờ tối người ta phải đưa đi chừng mấy trăm cây số cơ mà. Tất cả những vấn đề khúc mắc liên quan đến phía Việt Nam thì họ phải về Việt Nam để giải quyết.

Theo báo cáo của Winbond thì họ không đi làm, không đảm bảo sức khoẻ, không đảm bảo các điều kiện để đi làm, chính vì như thế nên phải đưa lao động về nước. Trước khi có văn bản của sứ quán thì tại buổi làm việc trước đó nữa thì sứ quán cũng đã thông báo các chị không đủ điều kiện phải sớm đi về nước.
Thanh Trúc : Thanh Trúc gọi lại cho SONA tức Công Ty Nhân Lực và Thương Mại ở Hà Nội. Vẫn ông Phó giám đốc Dương Kim Huyền trả lời.
Ông Dương Kim Huyền : Nếu mà chị muốn liên hệ vì muốn có thêm tin thì chị liên hệ với bên kia đại diện của công ty chúng tôi và nếu đại diện công ty của chúng tôi làm mà người lao động cảm thấy chưa thoả đáng thì người lao động có quyền liên hệ trực tiếp với công ty. Có những chuyện thế này thế kia nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty và công ty chúng tôi chịu trách nhiệm cho họ.
Thanh Trúc : Họ là những người lao động ít chữ ít nghĩa mà, phải bảo vệ cho họ chứ!
Ông Dương Kim Huyền : Cái đó là tôi khẳng định ngay từ đầu rồi là công ty là cơ quan cấp giấy phép đưa đi, cơ quan hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bản thân 4 cô có bao giờ chịu liên hệ với công ty đâu. Chỉ liên hệ đâu đâu mà thôi. Gia đình cũng mong các cô về.
Vừa rồi là câu chuyện về bốn phụ nữ giúp việc nhà ở Malaysia.
Trong lúc chờ xem các phía trách nhiệm giải quyết thế nào, Thanh Trúc kính chào và hẹn tái ngộ quí vị tối Thứ Năm tuần tới.

vũng_nước
18-01-2009, 05:16 AM
Tệ nạn buôn người trên thế giới

Hà Giang, thông tín viên RFA

2009-01-13

Dù việc buôn bán nô lệ đã chấm dứt tại Hoa Kỳ trên hơn một thế kỷ nay, nhưng tệ nạn buôn bán người hiện nay vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới.

Đây là một ưu tư lớn của Hoa Kỳ, vì thế vào mùa Xuân năm 2007, Tổng Thống Bush đã bổ nhiệm ông Mark Lagon vào chức vụ Đại Sứ Lưu Động, đặc trách việc Chống Tệ Nạn Buôn Người. Nhân chuyến đi công tác tại tiểu bang California trong dịp kỷ niệm hai năm ngày chống Tệ Nạn Buôn Người
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Ambassador-Mark-Lagon-met-with-Vietnamese-Media-on-National-Human-Trafficking-Awareness-Day-01132009164409.html/MarkLagon140.jpg
Đại Sứ Mark Lagon

(ngày 11 tháng 1 năm 2009), Đại Sứ Mark Lagon đã gặp gỡ và thảo luận với giới truyền thông tại Nam California về vấn đề chống tệ nạn buôn người và bảo vệ các nạn nhân.


Tổng Thống Bush đã bổ nhiệm ông Mark Lagon vào chức vụ Đại Sứ Lưu Động, đặc trách việc Chống Tệ Nạn Buôn Người.
Nạn buôn người xuyên biên giới vẫn hoạt động

Theo tài liệu của bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì trên thế giới hiện có khoảng 27 triệu nạn nhân của việc buôn người xuyên biên giới, và hàng năm có thêm hơn 800 ngàn nạn nhân mới. Con số này đã tăng lên gấp 7 lần so với năm 1960.

Nạn nhân thường là người nghèo khổ, đã bị những cơ quan môi giới đánh lừa khi đi tìm việc làm và bị bán đi như những món hàng, biến thành những nô lệ tình dục, hoặc những lao nô phải làm việc trong điều kiện hết sức cơ cực.
Đại Sứ Mark Lagon, người được tổng thống Bush bổ nhiệm đặc trách theo dõi vấn đề buôn người đã có một buổi họp báo vào ngày 11 tháng 1, năm 2009, để gặp gỡ và thảo luận với giới truyền thông tại Nam California về vấn đề chống tệ nạn buôn người liên quan đến Việt Nam.
Môi giới - Nạn nhân - Biện pháp ngăn ngừa

Đại SứLagon cho biết việc chống nạn buôn người là một việc làm rất khó khăn, được ông tóm gọn vào ba phần chính: Trừng phạt kẻ môi giới, giúp đỡ nạn nhân, và tìm ra biện pháp ngăn ngừa. Ông chia sẻ:

Trên thế giới hiện có khoảng 27 triệu nạn nhân của việc buôn người xuyên biên giới, và hàng năm có thêm hơn 800 ngàn nạn nhân mới. Con số này đã tăng lên gấp 7 lần so với năm 1960.

Đại Sứ Mark Lagon
“Khoảng 800 ngàn người được buôn bán qua biên giới mỗi năm, 80 % những người này là phụ nữ, và hơn một nửa là trẻ em. Con số này không kể hàng triệu người bị bán thành nô lệ tình dục hay cưỡng bách lao động ngay trong nước mình”.
Khi được hỏi về tình trạng buôn người tại Việt Nam, Đại Sứ Mark Lagon đã đơn cử một trường hợp cụ thể, là vào tháng 9 năm 2008, tại Jordan, ông đã gặp khoảng 200 người lao động đến từ VN.

Những người này bị đối xử tàn tệ như nô lệ, và phải sống trong tình trạng rất thiếu vệ sinh. Họ còn bị tước hết giấy tờ, để không thể chạy thoát đi đâu được. Ông cũng nhân dịp này cám ơn tổ chức Boat People SOS, một tổ chức phi chính phủ của người Mỹ gốc Việt, đã can thiệp để giúp đỡ những nạn nhân này.
Cô Tiffany Nguyễn,đại diện của Boat People SOS tại Nam California đã hỏi là liệu chính quyền Hoa Kỳ có thể giúp đỡ gì cho những nạn nhân tại Jordan hiện đã xin hồi hương sợ bị trừng phạt vì đã phá hợp đồng.

Đại Sứ Lagon trả lời rằng việc giúp đỡ cho nạn nhân, và trừng phạt những tổ chức lường gạt là trách nhiệm của mỗi chính phủ. Ông cũng cho rằng đây là một vấn đề nan giải, vì chính những tổ chức môi giới được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam lại có liên hệ rất mật thiết với các giới chức cao cấp của nhà cầm quyền.


Những người này bị đối xử tàn tệ như nô lệ, và phải sống trong tình trạng rất thiếu vệ sinh. Họ còn bị tước hết giấy tờ, để không thể chạy thoát đi đâu được.
Đại Sứ Mark Lagon
Hơn nữa, cho đến nay Việt Nam chỉ mới có biện pháp đối với nạn buôn người để làm nô lệ tình dục, còn nạn buôn người làm lao nô thì vẫn chưa được chú ý.
Một thành viên của tổ chức phi chính phủ chuyên chống nạn buôn người có tên là VietAct đã đưa ra vấn đề về việc bản tường trình nạn buôn người hàng năm xếp hạng các quốc gia từ cấp 1 (vi phạm nhẹ nhất) đến cấp 3 (vi phạm nặng nhất).

Ông nói:“Việt Nam đã được xếp hạng vào cấp 2 trong nhiều năm qua, và việc chống tệ nạn buôn người ở đây ngày càng không mấy khả quan, tôi muốn biết khi nào thì Việt Nam mới bị đẩy xuống cấp bực 3, và tôi cũng muốn hiểu hậu quả của việc bị xếp vào hạng ba đối với một quốc gia sẽ như thế nào.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Ambassador-Mark-Lagon-met-with-Vietnamese-Media-on-National-Human-Trafficking-Awareness-Day-01132009164409.html/treembiraobanvinet.jpg
Trẻ em bị rao bán trên internet

Đại Sứ Lagon nói rằng phải chờ đến bản tường trình năm 2009 thì mới biết là Việt Nam có bị thụt xuống hạng ba hay không.

Ông cũng cho biết các là quốc gia được xếp vào hạng ba sẽ phải chịu một số những biện pháp chế tài từ cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi hỏi quan điểm của Đại Sứ Mark Lagon về tương quan giữa một thể chế độc tài và tệ nạn buôn người, và đã được ông khẳng định rằng, theo kinh nghiệm của ông, thì có một liên hệ mật thiết giữa một thể chế, hay mức độ dân chủ của một quốc gia với việc chống nạn buôn người ở quốc gia đó. Ông giải thích:

Để chống lại việc buôn người, cần phải có luật pháp minh bạch, cần phải dẹp bỏ tình trạng tham nhũng hiện đang có tại Việt Nam, ngoài ra cũng cần phải có một biện pháp trừng trị những kẻ đã biến người khác trở thành nô lệ.
Đại Sứ Mark Lagon
Để chống lại việc buôn người, cần phải có luật pháp minh bạch, cần phải dẹp bỏ tình trạng tham nhũng hiện đang có tại Việt Nam, ngoài ra cũng cần phải có một biện pháp trừng trị những kẻ đã biến người khác trở thành nô lệ
. Ở một nơi không có luật pháp công minh, thì triển vọng chống lại nạn buôn người không mấy khả quan.

Tôi cả quyết là có một mối tương quan trực tiếp giữa một chính thể và việc buôn người. Khi chúng tôi khuyến khích một chế độ cởi mở hơn cho Việt Nam, điều này sẽ giúp cho việc chống nạn buôn người.

Mặt khác khi chúng tôi thúc giục chính quyền Việt Nam giải quyết tệ nạn buôn người, điều này cũng đóng góp cho một nỗ lực lớn hơn, đó là nỗ lực mang đến dân chủ và tự do cho Việt Nam.
Trước khi chấm dứt cuộc họp báo, Đại Sứ Mark Lagon đã kêu gọi sự tiếp tay của giới truyền thông, các tổ chức phi chính phủ, ông nói rằng ngay cả những người tiêu dùng cũng có thể giúp việc chống nạn buôn người bằng cách tẩy chay những món hàng đã được sản xuất bằng công sức của những lao nô.
Buổi họp báo với Đại Sứ Lagon đã giúp mọi người hiểu biết sâu rộng hơn về tệ trạng buôn người. Riêng tại Việt Nam, theo phát biểu của Đại Sứ, thì việc chống nạn buôn người sẽ tiếp tục không hữu hiệu cho đến khi nào Việt Nam có được một nền luật pháp công minh và tệ trạng tham nhũng được giải quyết rốt ráo.

onggiachonggay_99
18-01-2009, 10:06 AM
mai mốt kiếm ít vốn đi buôn mèo chắc hổng bị lên án đâu
thịt để nhậu,da,lông để làm trang sức,sưông để nấu cao ngâm rượu tuyệt luôn

Masafot
19-01-2009, 01:39 PM
Hic, con chỉ mún ở nhà với mẹ thôi.