px_hongtrinh
21-01-2009, 09:01 PM
ĐGH: Hãy vận động cho cuộc chung sống hòa bình với người di dân
VATICAN CITY (Zenit.org).- Nhận thấy rằng người di cư và tị nạn thường phải sống trong những hoàn cảnh đau thương và khó khăn, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã thúc giục các tín hữu Kitô giáo hoạt động để có thể cùng chung sống hòa bình với người dân thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác biệt.
Đức giáo hoàng phát biểu điều đó hôm nay nhân ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn, trước lúc đọc kinh Truyền tin với các tín hữu tụ tập tại Công trường Thánh Phêrô. Chủ đề của ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn là “Thánh Phaolô, Người Di dân và Tông đô Dân ngoại.”
Đức giáo hoàng nói: “Saulô (ngài dùng tên Do thái của Thánh Phaolô) được sinh ra trong một gia đình di dân tại Tarsus, một thành phố quan trọng tại Cilicia, và trưởng thành dưới ảnh hưởng của ba nền văn hóa – Do thái, Hy lạp và La mã – và mang một tâm thức rộng rãi về thế giới.
“Khi từ một kẻ bách hại các Kitô hữu trở lại thành vị tông đồ của Phúc âm, Phaolô đã trở thành “người sứ giả” của Đấng Kitô Phục sinh, làm cho Ngài được mọi người biết tới, với niềm xác tín rằng trong Ngài mọi dân tộc được kêu gọi làm thành một đại gia đình gồm những người con cái Chúa.”
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đó cũng là sứ vụ của Giáo hội, hơn lúc nào hết trong thời kỳ toàn cầu hóa này. Là những người Kitô hữu, chúng ta không thể không cảm nghiệm được nhu cầu trao chuyển sứ điệp yêu thương của Chúa Giêsu, đặc biệt là cho những ai chưa biết Ngài hoặc những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau đớn.
“Hôm nay, trong tâm tưởng, tôi đặc biệt lưu tâm đến những người di dân. Thực tại của họ quả thật khác biệt: Trong một số trường hợp, cảm tạ ơn Chúa, thực tại đó thật an bình và họ được hội nhập một cách tốt đẹp; nhưng bất hạnh thay, có những trường hợp khác, lại thật đau đớn, khó khăn và đôi lúc đầy bi thương nữa.”
Nơi gặp gỡ các nền văn minh
“Tôi muốn đoan chắc rằng cộng đồng Kitô giáo hãy chú tâm đến từng người, từng gia đình, và xin Thánh Phaolô sức mạnh để canh tân lòng nhiệt thành phục vụ trên khắp mọi miền thế giới, hầu cho những người thuộc các chủng tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo khác nhau có thể chung sống hòa bình với nhau.
Mỗi người, “tuỳ theo ơn gọi của mình và nơi chỗ mình sinh sống và làm việc, được kêu gọi làm nhân chứng cho Tin Mừng, mang mối quan tâm rộng lớn đến những anh chị em từ những quốc gia khác vì nhiều lý do đã đến sống giữa chúng ta.”
Ngài sau đó gọi “hiện tượng di dân” là một cơ hội nơi các nền văn minh gặp gỡ.”
“Chúng ta hãy cầu nguyện và hành động để điều đó xẩy ra theo đường hướng an hòa và xây dựng, trong niềm tôn trọng và đối thoại, tránh mọi cám dỗ xung đột và lạm dụng.”
Hướng sự chú tâm tới những người thủy thủ và ngư dân, Đức thánh cha bày tỏ mối quan ngại về những “mối băn khoăn lớn lao” của họ.
“Ngoài những khó khăn thông thường, họ còn phải chịu những sự hạn chế trong việc đưa các vị tuyên úy lên tầu thuyền, cũng như những mối hiểm nguy của nạn hải tặc và những thiệt hại gây ra bởi hành động đánh cá bất hợp pháp. Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi đối với họ và ước vọng rằng lòng độ lượng của họ trong công việc phục vụ ngoài khơi sẽ được đền bù bằng cách nhận được nhiều quan tâm hơn nữa.”
Phụng Nghi
VietCatholic News (20 Jan 2009 21:17)
VATICAN CITY (Zenit.org).- Nhận thấy rằng người di cư và tị nạn thường phải sống trong những hoàn cảnh đau thương và khó khăn, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã thúc giục các tín hữu Kitô giáo hoạt động để có thể cùng chung sống hòa bình với người dân thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác biệt.
Đức giáo hoàng phát biểu điều đó hôm nay nhân ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn, trước lúc đọc kinh Truyền tin với các tín hữu tụ tập tại Công trường Thánh Phêrô. Chủ đề của ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn là “Thánh Phaolô, Người Di dân và Tông đô Dân ngoại.”
Đức giáo hoàng nói: “Saulô (ngài dùng tên Do thái của Thánh Phaolô) được sinh ra trong một gia đình di dân tại Tarsus, một thành phố quan trọng tại Cilicia, và trưởng thành dưới ảnh hưởng của ba nền văn hóa – Do thái, Hy lạp và La mã – và mang một tâm thức rộng rãi về thế giới.
“Khi từ một kẻ bách hại các Kitô hữu trở lại thành vị tông đồ của Phúc âm, Phaolô đã trở thành “người sứ giả” của Đấng Kitô Phục sinh, làm cho Ngài được mọi người biết tới, với niềm xác tín rằng trong Ngài mọi dân tộc được kêu gọi làm thành một đại gia đình gồm những người con cái Chúa.”
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đó cũng là sứ vụ của Giáo hội, hơn lúc nào hết trong thời kỳ toàn cầu hóa này. Là những người Kitô hữu, chúng ta không thể không cảm nghiệm được nhu cầu trao chuyển sứ điệp yêu thương của Chúa Giêsu, đặc biệt là cho những ai chưa biết Ngài hoặc những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau đớn.
“Hôm nay, trong tâm tưởng, tôi đặc biệt lưu tâm đến những người di dân. Thực tại của họ quả thật khác biệt: Trong một số trường hợp, cảm tạ ơn Chúa, thực tại đó thật an bình và họ được hội nhập một cách tốt đẹp; nhưng bất hạnh thay, có những trường hợp khác, lại thật đau đớn, khó khăn và đôi lúc đầy bi thương nữa.”
Nơi gặp gỡ các nền văn minh
“Tôi muốn đoan chắc rằng cộng đồng Kitô giáo hãy chú tâm đến từng người, từng gia đình, và xin Thánh Phaolô sức mạnh để canh tân lòng nhiệt thành phục vụ trên khắp mọi miền thế giới, hầu cho những người thuộc các chủng tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo khác nhau có thể chung sống hòa bình với nhau.
Mỗi người, “tuỳ theo ơn gọi của mình và nơi chỗ mình sinh sống và làm việc, được kêu gọi làm nhân chứng cho Tin Mừng, mang mối quan tâm rộng lớn đến những anh chị em từ những quốc gia khác vì nhiều lý do đã đến sống giữa chúng ta.”
Ngài sau đó gọi “hiện tượng di dân” là một cơ hội nơi các nền văn minh gặp gỡ.”
“Chúng ta hãy cầu nguyện và hành động để điều đó xẩy ra theo đường hướng an hòa và xây dựng, trong niềm tôn trọng và đối thoại, tránh mọi cám dỗ xung đột và lạm dụng.”
Hướng sự chú tâm tới những người thủy thủ và ngư dân, Đức thánh cha bày tỏ mối quan ngại về những “mối băn khoăn lớn lao” của họ.
“Ngoài những khó khăn thông thường, họ còn phải chịu những sự hạn chế trong việc đưa các vị tuyên úy lên tầu thuyền, cũng như những mối hiểm nguy của nạn hải tặc và những thiệt hại gây ra bởi hành động đánh cá bất hợp pháp. Tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi đối với họ và ước vọng rằng lòng độ lượng của họ trong công việc phục vụ ngoài khơi sẽ được đền bù bằng cách nhận được nhiều quan tâm hơn nữa.”
Phụng Nghi
VietCatholic News (20 Jan 2009 21:17)