gioanha
29-01-2009, 05:46 PM
C âu chuyện ra đời của ca khúc
“CON MUỐN DÂNG NGÀI LỄ MỌN”
(http://thoidiemmaria.net/index.asp)
Từ thuở ấu thơ mỗi lần đi lễ, tôi thường cảm thấy tâm hồn mình rạo rực khi nghe ca đoàn hát những bản nhạc thánh ca. Lúc đó tôi đã ước mơ mình là nhạc sĩ để có thể viết một bản nhạc thật hay để tặng Chúa và được hàng ngàn người hát. Dầu sao, đó chỉ là một mơ ước của đứa bé lên tám mà thôi. Vì làm sao mà tôi có thể viết nhạc khi cả giòng họ tôi không ai biết nhạc, gia đình lại nghèo, làm sao tôi có cơ hội học nhạc. Nhưng có lẽ nhờ cái mơ ước bé nhỏ mà chân thành đó, nên Chúa quan phòng đã sắp đặt cơ hội để ước mơ của tôi thành sự thực: Tặng Chúa một bản nhạc để muôn người dâng lên Ngài trong thánh lễ.
Thực vậy, khi lên bậc trung học tôi đã được các cha, các thầy dòng dạy cho nhạc lý căn bản. Đặc biệt, khi qua Mỹ tôi càng có thêm cơ hội để học hỏi, được quen biết nhiều người bạn mới chẳng những cùng sở thích say mê âm nhạc mà còn biết đàn giỏi, hát hay. Chính vì sự khuyến khích của những người bạn này mà tôi đã “amateur’ sáng tác một số ca khúc để bạn bè cuối tuần đàn hát với nhau. Tuy nhiên những bản nhạc đầu tay này không phải là những bản nhạc tôi viết để tặng Chúa như là mơ ước đầu đời của tôi, nhưng là những bản nhạc du ca, những bản nhạc tình yêu của tuổi vương mùi khói. Trong đó có những bản nhạc rất hoang đàng, chẳng hạn ca khúc “Ta Theo Em Lâu Rồi”. Trong đó có những câu rất phản đạo như:
Chúa ở trên cao
Có thấy gì nào
Con uống rượu vào
Mộng ào cũng say
Sao người đứng kia
Đưa tay vời mộng
Ta theo lâu rồi
Người còn thấy xa (?)
Đây cũng là thời kỳ tôi bị khủng hoảng đức tin, xa Chúa, xa nhà thờ. Tiêu biểu cho lối sống này là bài thơ “Sợi Tóc Vàng” sau đây:
“Mẹ kiếp con nhỏ Mỹ chung lớp
Nó hỏi ta rằng “Are you lonely?”
Ta thầm cảm ơn nó người hiểu biết
Nên nhẹ nhàng ta bảo “very true”
Nó hỏi thêm rằng: “Are you married?”
Ta ngạc nhiên nhìn mắt em mùa thu
Rồi rất tình ta khẻ đáp:
“Not yet. It’s really true”
Mắt nó bổng trở nên thật sáng
Môi chợt hồng thấy rõ thắm màu thương
Ta hỏi nó sao “you” lấy làm lạ?
Nó trả lời “No, but it’s a good news”
Rồi từ đó mỗi chiều em tìm đến
Rủ ta xuống phố dượt dancing
Ta thấy rõ chết đời ta trước mặt
Nên anh hùng ta chối quyết không đi
Nhưng nó thật khôn thuyết ta:
“Why are you afraid?
You chẳng phải là một đấng nam nhi (?)”
Ta không muốn mang danh trai nước Việt
Giống tiên rồng gan dạ của Hùng Vương
Đuổi “Thoát Hoan” chui ống đồng rớt khố
Thành “chicken” trước nhỏ Mỹ mắt xanh
Nên vươn vai thật oai ta đáp
“OK. Let’s go, sợ chi ai”
Rồi từ đó nó với ta quấn quít
Sợi tóc vàng tuy nhỏ thế mà dai
Nó trói buộc đời ta trong tăm tối
Nên “semester” này ta chỉ được “F and D (đi)
Nhưng nó lại bảo: “Don’t worry”
Vì nó cũng chỉ được F and D
Bài thơ này còn dài và tôi đã tặng cho người bạn gái mắt xanh chung lớp. Sau này cô ta là giáo sư đại hoc âm nhạc ở New York.
Mặc dầu tôi bỏ Chúa và quên cái niềm mơ ước tặng Chúa một bản nhạc, nhưng Ngài đã không bỏ tôi, và đặc biệt Ngài cũng không quên lời tôi hứa với Ngài năm xưa. Một hôm tôi nằm mơ đang lang thang ngoài phố. Khi ngang qua một thánh đường, tôi nghe tiếng hát thánh ca quen quen. Tôi tò mò bước vào nhà thờ và tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy mọi ngưòi đang hát bản nhạc thánh ca của mình. Tôi xúc động, quì xuống ở một góc cuối nhà thờ và những giọt lệ thống hối âm thầm rơi. Sáng mai thức dậy, tôi tự trách mình là tại sao tôi lại không thức dậy ngay để ghi lại những giòng nhạc tôi đã nghe trong giấc mơ. Tuy nhiên xúc động trong tôi vẫn còn. Tôi đã ghi lại những cảm xúc đó qua những vần thơ sau đây:
Chiều ngang qua giáo đường
Ta dừng chân lầm lạc
Rồi vòng quanh nhà Chúa
Xem Chúa còn thương ta
Bước chân vào nhà Chúa
Mắt xao xuyến nhìn quanh
Tìm chỗ nào xa Chúa
Xin quì gối ăn năn
Chúa nhìn ta bối rối
Mắt rơi lệ thương ta
Vì ….(Bài thơ còn dài, hẹn dịp khác)
Sau đó tôi đã viết nhiều bản nhạc thánh ca. Có những bản nhạc tôi rất thích, chẳng hạn ca khúc: “Về đây con dâng Ngài, Xin cho con như cung đàn, Tình Chúa Trong Con“..v..v. Nhưng đó không phải là bản nhạc tôi muốn tặng Chúa. Thực vậy, hình như có một tiếng nói sâu kín của Chúa trong tôi: “Đây không phải là bản nhạc mà con đã mơ ước thời thơ ấu để tặng Cha”. Và chính tôi cũng phải công nhận như thế. Vì bản nhạc mà tôi mơ ước là bản nhạc Chúa muốn muôn người cùng hát, cùng nhau ca tụng Chúa, cùng nhau dâng một của lễ.
Thế là tôi bắt đầu suy niệm về đề tài “Tặng Chúa cái gì đây?” Sau mấy năm trời tôi vẫn chưa tìm ra giòng nhạc hoặc ý tưởng gì đặc biệt để viết. Tôi biết chắc một điều là nếu tặng Chúa thì phải tặng Ngài cái gì đặc biệt nhất, cái gì mình yêu quí nhất. Và muốn có những thứ này tôi phải cầu nguyện, phải vất vả đi tìm lâu năm lâu tháng. Tôi tin như vậy. Tôi tin một ngày nào đó Chúa sẽ giúp tôi tìm được những bông hoa âm nhạc đẹp và quí để dâng lên Ngài. Và ngày ấy đã đến. Đó là dịp tôi trở lại quê hương lần đầu. Tôi đã được nghe chị tôi kể: “Sau biến cố 30/4, 1975, Cọng Sản bắt mọi người trở về nguyên quán. Trong làng ta ai cũng về. Chỉ có em và một vài người không trở về làng mà thôi. Mẹ và chị buổi cơm chiều nào cũng khóc vì nhớ em, không biết em sống hay chết và ở đâu. Mấy năm đầu 75, tuần nào mấy thằng công an cũng vào gõ cửa vào ban đêm tra khảo chị thằng em mầy ở đâu? Nó có phải là CIA không?” Tôi bồi hồi xúc động vì mình mà bao nhiêu người khác phải đau khổ, hi sinh. Cuộc đời tôi bổng nhiên hiển rõ các khuôn mặt của các vi ân nhân đời mình, những người bạn tri âm tri kỉ, những bóng hồng xinh đẹp đã để lại ngọt ngào trong tim. Và tôi đã thưa với Chúa: Chúa ơi! Con đã tìm được bông hoa đẹp để dâng Ngài rồi.
Tôi trở lại Mỹ và hoàn thành bản nhạc vài ngày sau đó. Tôi hát đi, hát lại cả tuần, cả tháng cả năm để xem mình vẫn còn thích không. Và tôi vẫn còn thích. Tôi có linh cảm là Chúa đã nói với tôi: “Đúng đây là bản nhạc Cha muốn con tặng Cha”. Tôi đã gửi bản nhạc tới đức ông Mai Thanh Lương (khi đó chưa làm giám mục) để xin “Imprimatur” dùng trong phụng vụ và đã được ngài cho phép.
Nhưng cái trở ngại lớn là làm sao đưa bản nhạc đó tới quần chúng. Tôi tin rằng mỗi bản nhạc cũng có số như con người. Tôi tin rằng nếu đây là bản nhạc đẹp lòng Chúa thì thế nào Chúa cũng tạo ra cái duyên để nó có cơ hội bay khắp bốn phương. Và ngày đó đã đến một cách lạ lùng không khác gì ngày khai sinh của bản nhạc này.
Một hôm tôi nhận được email của cha MaiThien vì ngài nghe là tôi thích âm nhạc và sáng tác. Từ chỗ sơ giao đó, chúng tôi trở thành những người bạn thân vì ngài cũng thích âm nhạc và sáng tác nhiều bản nhạc thánh ca và sinh hoạt. Chúng tôi từ đó coi nhau như anh em. Năm ngoái tôi gửi ngài bản nhạc này và nhờ ngài kiếm dùm một giọng ca trẻ, có khả năng lột được linh hồn của bản nhạc, vì tôi muốn tặng bản nhạc này cho một người rất đặc biệt. Có lẽ cha MaiThiện vẫn chưa biết được “người đặc biệt” này là ai.
Tôi có dự định ra mắt bản nhạc này vào ngày mồng một tết ở VN nhưng ý Chúa lại khác. Ngài muốn tôi dâng tặng Ngài vào ngày mồng một tết nơi tôi ở chứ không phải nơi người khác ở.
“Lạy Chúa, hôm nay, ngày mồng một tết, con xin hợp cùng với ngàn bông hoa xuân xinh đẹp của Cha, cùng với bạn bè muôn phương dâng lên Ngài ca khúc “LỄ MỌN” như một lời cảm tạ hồng ân dấu ái của Cha đến muôn muôn đời.”
Sau dây xin mời quí anh chị thưởng thừc ca khúc “CON MUỐN DÂNG NGÀI LỄ MỌN” với giọng hát ca sĩ Anh-Thư. Để nghe ca khúc này, xin mời quí anh chị vào QuanNhacThienBan, Mục Giới Thiệu Nhạc Mới” như sau:
http://www.QuanNhacThienBan.com (http://www.quannhacthienban.com/)
Các ca đoàn và quí bạn nào muốn có bản nhạc (lời và nốt nhạc) xin Email cho tôi. Tôi sẽ trực tiếp gửi đến các bạn.
Như thường lệ tôi mong được làm quen và đón nhận những ý kiến của các bạn khắp nơi.
Xin hồng ân Thiên Chúa tràn đầy trên các bạn và gia quyến mỗi ngày trong năm mới này.
Th ân ái
J. Bosco Thiện-Bản
“CON MUỐN DÂNG NGÀI LỄ MỌN”
(http://thoidiemmaria.net/index.asp)
Từ thuở ấu thơ mỗi lần đi lễ, tôi thường cảm thấy tâm hồn mình rạo rực khi nghe ca đoàn hát những bản nhạc thánh ca. Lúc đó tôi đã ước mơ mình là nhạc sĩ để có thể viết một bản nhạc thật hay để tặng Chúa và được hàng ngàn người hát. Dầu sao, đó chỉ là một mơ ước của đứa bé lên tám mà thôi. Vì làm sao mà tôi có thể viết nhạc khi cả giòng họ tôi không ai biết nhạc, gia đình lại nghèo, làm sao tôi có cơ hội học nhạc. Nhưng có lẽ nhờ cái mơ ước bé nhỏ mà chân thành đó, nên Chúa quan phòng đã sắp đặt cơ hội để ước mơ của tôi thành sự thực: Tặng Chúa một bản nhạc để muôn người dâng lên Ngài trong thánh lễ.
Thực vậy, khi lên bậc trung học tôi đã được các cha, các thầy dòng dạy cho nhạc lý căn bản. Đặc biệt, khi qua Mỹ tôi càng có thêm cơ hội để học hỏi, được quen biết nhiều người bạn mới chẳng những cùng sở thích say mê âm nhạc mà còn biết đàn giỏi, hát hay. Chính vì sự khuyến khích của những người bạn này mà tôi đã “amateur’ sáng tác một số ca khúc để bạn bè cuối tuần đàn hát với nhau. Tuy nhiên những bản nhạc đầu tay này không phải là những bản nhạc tôi viết để tặng Chúa như là mơ ước đầu đời của tôi, nhưng là những bản nhạc du ca, những bản nhạc tình yêu của tuổi vương mùi khói. Trong đó có những bản nhạc rất hoang đàng, chẳng hạn ca khúc “Ta Theo Em Lâu Rồi”. Trong đó có những câu rất phản đạo như:
Chúa ở trên cao
Có thấy gì nào
Con uống rượu vào
Mộng ào cũng say
Sao người đứng kia
Đưa tay vời mộng
Ta theo lâu rồi
Người còn thấy xa (?)
Đây cũng là thời kỳ tôi bị khủng hoảng đức tin, xa Chúa, xa nhà thờ. Tiêu biểu cho lối sống này là bài thơ “Sợi Tóc Vàng” sau đây:
“Mẹ kiếp con nhỏ Mỹ chung lớp
Nó hỏi ta rằng “Are you lonely?”
Ta thầm cảm ơn nó người hiểu biết
Nên nhẹ nhàng ta bảo “very true”
Nó hỏi thêm rằng: “Are you married?”
Ta ngạc nhiên nhìn mắt em mùa thu
Rồi rất tình ta khẻ đáp:
“Not yet. It’s really true”
Mắt nó bổng trở nên thật sáng
Môi chợt hồng thấy rõ thắm màu thương
Ta hỏi nó sao “you” lấy làm lạ?
Nó trả lời “No, but it’s a good news”
Rồi từ đó mỗi chiều em tìm đến
Rủ ta xuống phố dượt dancing
Ta thấy rõ chết đời ta trước mặt
Nên anh hùng ta chối quyết không đi
Nhưng nó thật khôn thuyết ta:
“Why are you afraid?
You chẳng phải là một đấng nam nhi (?)”
Ta không muốn mang danh trai nước Việt
Giống tiên rồng gan dạ của Hùng Vương
Đuổi “Thoát Hoan” chui ống đồng rớt khố
Thành “chicken” trước nhỏ Mỹ mắt xanh
Nên vươn vai thật oai ta đáp
“OK. Let’s go, sợ chi ai”
Rồi từ đó nó với ta quấn quít
Sợi tóc vàng tuy nhỏ thế mà dai
Nó trói buộc đời ta trong tăm tối
Nên “semester” này ta chỉ được “F and D (đi)
Nhưng nó lại bảo: “Don’t worry”
Vì nó cũng chỉ được F and D
Bài thơ này còn dài và tôi đã tặng cho người bạn gái mắt xanh chung lớp. Sau này cô ta là giáo sư đại hoc âm nhạc ở New York.
Mặc dầu tôi bỏ Chúa và quên cái niềm mơ ước tặng Chúa một bản nhạc, nhưng Ngài đã không bỏ tôi, và đặc biệt Ngài cũng không quên lời tôi hứa với Ngài năm xưa. Một hôm tôi nằm mơ đang lang thang ngoài phố. Khi ngang qua một thánh đường, tôi nghe tiếng hát thánh ca quen quen. Tôi tò mò bước vào nhà thờ và tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy mọi ngưòi đang hát bản nhạc thánh ca của mình. Tôi xúc động, quì xuống ở một góc cuối nhà thờ và những giọt lệ thống hối âm thầm rơi. Sáng mai thức dậy, tôi tự trách mình là tại sao tôi lại không thức dậy ngay để ghi lại những giòng nhạc tôi đã nghe trong giấc mơ. Tuy nhiên xúc động trong tôi vẫn còn. Tôi đã ghi lại những cảm xúc đó qua những vần thơ sau đây:
Chiều ngang qua giáo đường
Ta dừng chân lầm lạc
Rồi vòng quanh nhà Chúa
Xem Chúa còn thương ta
Bước chân vào nhà Chúa
Mắt xao xuyến nhìn quanh
Tìm chỗ nào xa Chúa
Xin quì gối ăn năn
Chúa nhìn ta bối rối
Mắt rơi lệ thương ta
Vì ….(Bài thơ còn dài, hẹn dịp khác)
Sau đó tôi đã viết nhiều bản nhạc thánh ca. Có những bản nhạc tôi rất thích, chẳng hạn ca khúc: “Về đây con dâng Ngài, Xin cho con như cung đàn, Tình Chúa Trong Con“..v..v. Nhưng đó không phải là bản nhạc tôi muốn tặng Chúa. Thực vậy, hình như có một tiếng nói sâu kín của Chúa trong tôi: “Đây không phải là bản nhạc mà con đã mơ ước thời thơ ấu để tặng Cha”. Và chính tôi cũng phải công nhận như thế. Vì bản nhạc mà tôi mơ ước là bản nhạc Chúa muốn muôn người cùng hát, cùng nhau ca tụng Chúa, cùng nhau dâng một của lễ.
Thế là tôi bắt đầu suy niệm về đề tài “Tặng Chúa cái gì đây?” Sau mấy năm trời tôi vẫn chưa tìm ra giòng nhạc hoặc ý tưởng gì đặc biệt để viết. Tôi biết chắc một điều là nếu tặng Chúa thì phải tặng Ngài cái gì đặc biệt nhất, cái gì mình yêu quí nhất. Và muốn có những thứ này tôi phải cầu nguyện, phải vất vả đi tìm lâu năm lâu tháng. Tôi tin như vậy. Tôi tin một ngày nào đó Chúa sẽ giúp tôi tìm được những bông hoa âm nhạc đẹp và quí để dâng lên Ngài. Và ngày ấy đã đến. Đó là dịp tôi trở lại quê hương lần đầu. Tôi đã được nghe chị tôi kể: “Sau biến cố 30/4, 1975, Cọng Sản bắt mọi người trở về nguyên quán. Trong làng ta ai cũng về. Chỉ có em và một vài người không trở về làng mà thôi. Mẹ và chị buổi cơm chiều nào cũng khóc vì nhớ em, không biết em sống hay chết và ở đâu. Mấy năm đầu 75, tuần nào mấy thằng công an cũng vào gõ cửa vào ban đêm tra khảo chị thằng em mầy ở đâu? Nó có phải là CIA không?” Tôi bồi hồi xúc động vì mình mà bao nhiêu người khác phải đau khổ, hi sinh. Cuộc đời tôi bổng nhiên hiển rõ các khuôn mặt của các vi ân nhân đời mình, những người bạn tri âm tri kỉ, những bóng hồng xinh đẹp đã để lại ngọt ngào trong tim. Và tôi đã thưa với Chúa: Chúa ơi! Con đã tìm được bông hoa đẹp để dâng Ngài rồi.
Tôi trở lại Mỹ và hoàn thành bản nhạc vài ngày sau đó. Tôi hát đi, hát lại cả tuần, cả tháng cả năm để xem mình vẫn còn thích không. Và tôi vẫn còn thích. Tôi có linh cảm là Chúa đã nói với tôi: “Đúng đây là bản nhạc Cha muốn con tặng Cha”. Tôi đã gửi bản nhạc tới đức ông Mai Thanh Lương (khi đó chưa làm giám mục) để xin “Imprimatur” dùng trong phụng vụ và đã được ngài cho phép.
Nhưng cái trở ngại lớn là làm sao đưa bản nhạc đó tới quần chúng. Tôi tin rằng mỗi bản nhạc cũng có số như con người. Tôi tin rằng nếu đây là bản nhạc đẹp lòng Chúa thì thế nào Chúa cũng tạo ra cái duyên để nó có cơ hội bay khắp bốn phương. Và ngày đó đã đến một cách lạ lùng không khác gì ngày khai sinh của bản nhạc này.
Một hôm tôi nhận được email của cha MaiThien vì ngài nghe là tôi thích âm nhạc và sáng tác. Từ chỗ sơ giao đó, chúng tôi trở thành những người bạn thân vì ngài cũng thích âm nhạc và sáng tác nhiều bản nhạc thánh ca và sinh hoạt. Chúng tôi từ đó coi nhau như anh em. Năm ngoái tôi gửi ngài bản nhạc này và nhờ ngài kiếm dùm một giọng ca trẻ, có khả năng lột được linh hồn của bản nhạc, vì tôi muốn tặng bản nhạc này cho một người rất đặc biệt. Có lẽ cha MaiThiện vẫn chưa biết được “người đặc biệt” này là ai.
Tôi có dự định ra mắt bản nhạc này vào ngày mồng một tết ở VN nhưng ý Chúa lại khác. Ngài muốn tôi dâng tặng Ngài vào ngày mồng một tết nơi tôi ở chứ không phải nơi người khác ở.
“Lạy Chúa, hôm nay, ngày mồng một tết, con xin hợp cùng với ngàn bông hoa xuân xinh đẹp của Cha, cùng với bạn bè muôn phương dâng lên Ngài ca khúc “LỄ MỌN” như một lời cảm tạ hồng ân dấu ái của Cha đến muôn muôn đời.”
Sau dây xin mời quí anh chị thưởng thừc ca khúc “CON MUỐN DÂNG NGÀI LỄ MỌN” với giọng hát ca sĩ Anh-Thư. Để nghe ca khúc này, xin mời quí anh chị vào QuanNhacThienBan, Mục Giới Thiệu Nhạc Mới” như sau:
http://www.QuanNhacThienBan.com (http://www.quannhacthienban.com/)
Các ca đoàn và quí bạn nào muốn có bản nhạc (lời và nốt nhạc) xin Email cho tôi. Tôi sẽ trực tiếp gửi đến các bạn.
Như thường lệ tôi mong được làm quen và đón nhận những ý kiến của các bạn khắp nơi.
Xin hồng ân Thiên Chúa tràn đầy trên các bạn và gia quyến mỗi ngày trong năm mới này.
Th ân ái
J. Bosco Thiện-Bản