PDA

View Full Version : Cn 04 Tn : Như Đấng Có Thẩm Quyền (Mc 1, 21-28)



xoicucnong
30-01-2009, 11:28 PM
http://www.daminhvn.com/upload/news//tm/dgs65.jpg

G. Nguyễn Cao Luật op

Công bố một lời khác

Bài đọc Tin Mừng trong hai Chúa nhật liên tiếp kể lại hoạt động của Ðức Giêsu tại Ca-phác-na-um, và cũng là bản tóm tắt sứ vụ của Ðức Giêsu tại miền Ga-li-lê.

Cùng với các môn đệ đầu tiên, Ðức Giêsu đã trải qua một ngày sa-bát tại Ca-phác-na-um : tại đây, Người bày tỏ uy quyền siêu việt của Người về giáo huấn cũng như việc chữa lành những người bị quỷ ám và các bệnh nhân. Ngay từ những ngày đầu của sứ vụ công khai, danh tiếng của Ðức Giêsu đã vang dội ra khắp cả miền Ga-li-lê. Sau biến cố Phục Sinh, miền Ga-li-lê sẽ trở thành điểm xuất phát cho việc loan báo Tin Mừng đi khắp thế giới.

Hội đường

Lúc này Ðức Giêsu vào hội đường và giảng dạy. Có ba từ ngữ xác định địa điểm và công việc : Ngày sa-bát, hội đường, giảng dạy. Tất cả đều cho thấy một bối cảnh tôn giáo, theo đúng những thói quen và quy định đã có từ xa xưa. Ðây là một khung cảnh giới hạn, quen thuộc và Ðức Giêsu đã tham dự vào đó, không phải để phá huỷ nhưng để công bố cho mọi người một lời khác.

Sự đỗ vỡ, như đã thấy trong những câu trước (xem Chúa nhật III thường niên), lúc này không chỉ xảy ra ở bình diện bên ngoài, nhưng ở cuộc sống bên trong của con người.

Thẩm quyền

Sự rạn nứt đã diễn ra ngay trong giáo huấn của Ðức Giêsu : Người giảng dạy như một Ðấng có thẩm quyền chứ không như các kinh sư ! Ðang khi các kinh sư quan tâm trước hết đến việc giải thích từng chữ của bản văn, dựa trên những lời giải thích họ đã học hỏi từ các thầy dạy của họ, thì Ðức Giêsu tự diễn tả như một người biết rõ do đâu mình nói, và Người không chỉ bằng lòng với việc lặp lại điều người ta đã chỉ cho Người. Không dựa vào ai khác ngoài chính mình, Người tỏ ra là người tự do đối với Lề Luật.

Người có được thẩm quyền không phải do nhiệm vụ hay các tước hiệu : Người không hề có một bằng cấp nào. Ngược lại, các kinh sư không có thẩm quyền nào khác ngoài y phục : họ không có mặt trong những lời giảng dạy, họ chỉ đọc lại.

Còn Ðức Giêsu, Người dấn thân trọn vẹn vào điều Người nói và nhận trách nhiệm về giáo huấn của mình.
Người đã giảng dạy với thẩm quyền là như thế.
Người Ki-tô hữu mở miệng để lặp lại hay là làm chứng ?

Hiểu biết của tên quỷ

Tên quỷ biết Ðức Giêsu là ai, nhưng nó muốn đóng khung Ðức Giêsu vào tước hiệu nó gán cho Người. Hiểu biết của nó có tính cách sở hữu : không hề có lối mở cho một cuộc gặp gỡ.

Nhận ra Ðức Giêsu, đó không phải là để chiếm hữu Người. Trái lại, điều này đòi buộc một thái độ từ bỏ, hay nói khác đi là thái độ sẵn sàng đón nhận, tâm tình sám hối. Lời của Ðức Giêsu giải thoát người nghe khỏi thái độ chiếm hữu do một hiểu biết đóng kín nơi chính mình.

Quyền mặc khải và giải phóng

Một người đang giảng dạy trong hội đường, đám đông dân chúng thinh lặng lắng nghe. Bôỵng nhiên, một câu hỏi bật lên và cả đám đông đều nhao nhao : "Ông là ai ? Uy quyền của ông trên tâm hổn chúng tôi có phải là sắp tiêu diệt chúng tôi không ? Ông còn muốn lôi kéo chúng tôi đến bao giờ nữa ? Ông muốn nói gì về những điều nghiêm trọng và nguy hiểm như thế ? Ðiều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi nghe lời ông ?"

Con người không giống như những người khác ấy giảng dạy điều gì mới để rổi được nhận là Ðấng có thẩm quyền.

Thật ra, nội dung của giáo huấn không được nói rõ. Có thể nói rằng, nội dung chính vẫn là Lề Luật và lời rao giảng của các ngôn sứ, tức là mặc khải của Thiên Chúa, thế nhưng được hiểu theo một chiều kích mới, được giải thích theo những đường hướng khác hẳn với cách nghĩ của thói quen xưa nay. Cho nên giáo huấn của Ðức Giêsu có đặc tính mới mẻ không phải vì nội dung, nhưng vì phẩm chất.

Hơn nữa, Ðức Giêsu giảng dạy giáo huấn với uy quyền ("Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng ... Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết ..." (x. Mt 5,21). Người tự xưng mình ở trên Lề Luật, có quyền giải thích Lề Luật : "Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát" (Mc 2,28). Người tỏ ra mạnh hơn Lề Luật ! Lề Luật chỉ có thể xác nhận và loại trừ, còn Ðức Giêsu tẩy sạch và cho gia nhập vào cộng đoàn. Quyền bính Người thi thố là quyền năng giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô lệ, kể cả tội lôỵi (Mc 2,10). Thành ra chính là một quyền năng thần linh biểu lộ trong giáo huấn của Ðức Giêsu.

Cách Ðức Giêsu giảng dạy còn đặt ra vấn đề thân thế của Người nữa. Dân làng Na-da-rét đã nói lên điều này : họ kinh ngạc về nguổn gốc của Ðức Giêsu. Họ xầm xì với nhau : "Bởi đâu ông ta được như thế ?" Ðức Giêsu không phải là một giáo sĩ ; đúng hơn, Người có phong thái của một ngôn sứ tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa, hoàn toàn thông hiệp với Thiên Chúa. Người chính là Ðấng Thánh của Thiên Chúa, như tên quỷ đã gọi, và nhận được từ Thiên Chúa nguổn lực tạo nên uy quyền : quyền mặc khải mầu nhiệm Thiên Chúa và giải phóng nhân loại (x. N.Guillemette, Chú giải Phúc Âm Chúa nhật Năm B).

Giáo huấn của Ðức Giêsu còn được coi là mới mẻ vì tính hiệu quả đối với tà thần : Người nói một lời, quỷ phải tuân hành.

Như thế, một uy quyền, không chỉ là một giọng nói có uy, nhưng là điều đánh động tâm can, thu hút, thuyết phục, làm hoán cải. Ðó là lời sự thật có khả năng chữa lành đổng thời xua đuỗi ác thần.

Nhìn nhận Ðức Giêsu là Ðấng có thẩm quyền cũng đổng nghĩa với việc công nhận rằng điều Người loan báo có sức làm cho con người được lớn lên, không phải do việc tuân hành cách cứng ngắc theo một giáo huấn, nhưng là trong Thần Khí, Ðấng giải thoát con người khỏi mọi tà thần. Chính vì muốn giải thoát con người khỏi những quan niệm cũ kỹ, khỏi thứ an toàn dễ dãi mà Ðức Giêsu đã đến và nói với uy quyền.

Uy quyền là sứ mạng

Ôi Ðức Giêsu, Các môn đệ của Ngài đã có lần phải bối rối : "Thầy còn để lòng trí chúng con phải thắc mắc đến bao giờ ? Nếu Thầy là Ðấng Ki-tô, thì xin nói rõ cho chúng con biết" (x. Ga 10,24). Ðể trả lời, Ngài lại đặt một câu hỏi : "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?" Người ta có cảm tưởng rằng Ngài được tác động do một ơn gọi bí mật -có thể cũng đáng sợ-. Ngài đặt câu hỏi với các bạn hữu như thể Ngài chờ đợi nơi họ một sự xác nhận : "Theo dư luận quần chúng, thì Thầy là ai ?" Và ông Phê-rô đã trả lời : "Thầy là Ðấng Ki-tô" (Mc 8,27-29).

Ngài vẫn ý thức mình là con bác thợ mộc, nhưng đổng thời cũng là một người khác, có năng lực lạ lùng.

Dường như Ngài vẫn luôn bị thúc đẩy bởi một sức mạnh thầm kín. Năng lực này, chính Ngài đã đảm nhận cách can đảm : "Ai tiếp đón Thầy, là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy" (Mt 10,40). Chính nhờ năng lực này, Ngài đã chữa lành các bệnh nhân và làm cho người chết được chôỵi dậy. Chính năng lực này làm cho lời nói của Ngài có được uy quyền và lòng can đảm làm cho các thính giả đang nghe Ngài phải ngạc nhiên, có khi bất mãn nữa. Ngài đã chẳng qua một trường lớp nào, nhưng Ngài đã giải thích Sách Thánh trong các hội đường và dân chúng đã gọi Ngài là Thầy. Ngài đã giảng dạy như một Ðấng có thẩm quyền, vượt hẳn các kinh sư, và họ đã chất vấn Ngài : "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy ? hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy ?" (Mc 11,28).

Nhưng Ngài đã tránh không trả lời, bởi vì uy quyền của Ngài không có gì là chính thức, uy quyền ấy là một sứ mạng riêng tư luôn thôi thúc, ám ảnh Ngài. Phần Ngài, Ngài cảm nhận được tầm quan trọng của sứ mạng ấy. Ngài vốn là người hiền lành, hiền lành trong lòng, nhưng khi để nói đến sứ mạng ấy, cung giọng của Ngài trở thành long trọng : "Ở đây còn có người hơn cả Sa-lô-môn ... Ở đây còn có người hơn cả Giô-na ..." (theo Onimus)

G. Nguyễn Cao Luật op