PDA

View Full Version : 1 2 3 Live in love



liveinlove
03-02-2009, 08:33 AM
Đi tu là theo ơn Chúa gọi. Ở ngoài đời lập gia đình cũng là theo ơn Chúa gọi. Đàng nào hơn?

Không đàng nào hơn cả. Phải tùy theo Ơn Chúa gọi mình. Làm sao biết?

Khi Chúa gọi ai, Người ban cho các dấu hiệu.

Người ta thường nói: "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa"!

Không có nhất nhì. Phải tùy theo Ơn Chúa gọi mình. Hãy tìm ra các dấu hiệu để biết Chúa gọi vào bậc nào.Tu "Chùa" hay Tu "tại gia". Cầu nguyện, bàn hỏi với các vị tu trì, với cha mẹ. Giữ Ơn gọi, nếu có...

liveinlove
03-02-2009, 08:39 AM
(Lm. Đoàn Quang, CMC.)
Lời đầu:
Đi tu là theo ơn Chúa gọi..
Ở ngoài đời lập gia đình cũng là theo ơn Chúa gọi.
Đàng nào hơn?
Không đàng nào hơn cả. Phải tùy theo Ơn Chúa
gọi mình.
Làm sao biết?
Khi Chúa gọi ai, Người ban cho các dấu hiệu.
Người ta thường nói: "Thứ nhất là tu tại gia, thứ
nhì tu chợ, thứ ba tu chùa"!
Không có nhất nhì . Phải tùy theo Ơn Chúa gọi
mình.
Hãy tìm ra các dấu hiệu để biết Chúa gọi vào bậc
nào Tu "Chùa" hay Tu "tại gia"
Cầu nguyện, bàn hỏi với các vị tu trì, với cha mẹ.
Giữ Ơn gọi, nếu có.

Nhiều khi nhìn bên ngoài, người ta nghĩ em nhỏ có
ơn gọi đi tu, nhưng em không có, không thích.
Truyện vui: Người ta kể rằng:
Gia đình kia , bố là người tu xuất, ông ta có
3 con trai. Một hôm cha xứ tới thăm gia
đình, cha muốn cổ động ơn gọi làm linh
mục. Cha hỏi cậu trai cả:
- Con có muốn đi tu không?
Cậu ta trả lời tỉnh bơ:
- I want to be a doctor, a doctor get a lot of
money.
Cha quay sang hỏi cậu thứ hai:
- Con có muốn đi tu không?
Cậu này vừa nhún vai vừa trả lời:
- Oh, oh, I want to become a superstar like
Michael Jackson.
Nói xong cậu đi giật lùi, lắc lắc cái mông y
như Michael thứ thiệt trên TV.
Không thất vọng, cha xứ nhìn cậu con trai
thứ 3 cách âu yếm và hỏi:
- Lớn lên con có muốn đi tu không bé?
Cậu bé này trợn mắt hỏi lại:
- What is đi tu?
Cha xứ...

1. Đi Tu là gì?
http://www.xuanha.net/Ongoitutri/Chuagiangchomonde.GIFNgười Việt nam thường nói về tu:
"Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba
tu chùa".
Đối với các bạn trẻ, tôi muốn giải nghĩa như
sau:
- Tu tại gia là sống hiếu thảo với cha mẹ ông
bà, nhân nghĩa với anh em là sống bậc vợ
chồng, bậc gia đình thông thường như mọi
người. Đó là con đường chung cho nhân loại.
- Tu chợ là làm việc trong xã hội, giúp dân,
giúp nước với tư cách liêm chính (không
tham lam, hối lộ, nạt nộ, ức hiếp) theo quyền
chức mình có, nhưng hết lòng cứu người,
giúp đời.
- Tu chùa là bỏ đời, vào sống trong chùa,
nương mình dưới sự phù hộ của Đức Phật,
ngày ngày ăn chay, sám hối, tu luyện bản
thân, sớm hôm tụng kinh, niệm Phật, mong
được qua kiếp này rồi lên niết bàn.
Đối với người Công giáo, thay vì gọi là tu
chùa, người ta nói là đi tu Triều hay tu
Dòng. Tu Triều là làm linh mục giúp giáo
dân trong các xứ đạo. Tu Dòng là xin vào một
dòng nào đó, có hoạt động mình ưa thích,
để thánh hóa bản thân theo 3 lời khấn dòng:
vâng lời, khiết tịnh, khó nghèo, giữ hiến pháp,
kỷ luật để làm vinh Danh Chúa, học tập trở
thành linh mục, thầy dòng hay nữ tu. Nữ tu
còn gọi là dì phước, chị dòng, bà sơ (sister),
giúp người giúp đời theo chủ đích riêng của mỗi Dòng.
Có dòng giúp người nghèo, dòng dạy
học, dòng giúp nhà thương, dòng đi truyền
giáo cho người chưa biết Tin Mừng của
Chúa.
Nói cách khác, đi tu bên Công giáo là theo
ơn Chúa gọi (vocation). Không có ơn Chúa
gọi và phù trợ liên tục, không thể sống trọn
đường tu.

a/- Tu là Sống độc thân:
Vì Tu bên Công giáo là chấp nhận "sống
độc thân" để chỉ yêu Chúa, lo việc Chúa, lo
cho các linh hồn.

Truyện vui:
Vì muốn cho con đi tu, nên mẹ của bé Khoa
luôn luôn nhắc nhở: "Lớn lên con sẽ đi tu
nhá." Một buổi tối, sau khi đọc kinh xong,
bé Khoa hỏi mẹ:
- Má ơi, con thấy má nấu cơm cho ba ăn.
Vậy sau này con đi tu thì ai nấu cơm cho
con ăn?
Suy nghĩ một chút, má Khoa trả lời:
- Mình đi tu, tức là mình dâng đời mình cho
Chúa, nên con phải nấu cơm lấy mà ăn, đâu
có ai nấu cho.
Bé Khoa ra vẻ buồn lắm:
- Má ơi, vậy con không thích đi tu đâu.
Nói xong, bé buồn bã đi ngủ sớm để mai đi
học. Hôm sau, khi ở trường học về, bé Khoa
rất vủ vẻ nói với má:
- Má ơi, con lại thích đi tu rồi.
Má Khoa ngạc nhiên:
- Ủa! Sao vậy?
- Vì có người cùng đi tu với con và sẽ nấu
cơm cho con ăn.
- Ai vậy con?
- Thì cái Thu, con bác Tâm ở gần nhà mình
đó.

- Tu là dâng hết mọi sự của mình cho
Chúa:
Dâng hết đây là dâng xác hồn, nhất là tình
yêu của mình cho Thiên Chúa, để chọn Chúa
là đối tượng tình yêu của mình thay cho mối
tình ở đời mình đã từ bỏ.

Truyện vui:
Trong giờ giáo lý, sau khi sơ giải nghĩa về
ơn gọi đi tu, một em thiếu nhi hỏi:
- Sơ ơi, đi tu là làm sao?
- Đi tu là dâng hết cho Chúa
- Dâng hết là làm sao?
- Là dâng, mắt mũi, chân tay, trái tim linh
hồn và tất cả những gì em có. Vậy em có
muốn đi tu không?
Thinh lặng.
- Em không đi tu đâu. Lạnh lắm, dâng hết
quần áo cho Chúa rồi thì lấy gì mà mặc???

- Tu phải chăm chỉ:
Chăm chỉ là một đức tính tốt của mọi người,
nhất là người đi tu theo Chúa, lo mở mang
Nước Chúa và phần rỗi các linh hồn, mở
mang Giáo hội.
Truyện vui:
Bé Hoàng 8 tuổi nói với mẹ là em muốn đi
tu làm linh mục, nhưng em lại có tật lười
biếng, ít khi giúp mẹ làm việc gì trong nhà.
Một hôm mẹ em bảo em đưa bao rác ra
ngoài cho họ lấy đi. Em trả lời:
- Con mệt quá.
Mẹ bảo lau đĩa cho mẹ, em trả lời:
- Con mệt quá.
Mẹ bảo quét nhà, em trả lời:
- Con mệt quá.
Mẹ Hoàng nói:
- Hoàng, con không thể đi tu làm linh mục
được, con lười quá. Làm linh mục thì phải
làm việc chăm chỉ và cực nhọc chứ.
Hoàng trả lời:
- Con cũng nghĩ vậy, nên bây giờ con phải
nghỉ ngơi trước.

- Tu cả cuộc đời
Không phải đi tu một tháng, một năm,
nhưng là đi tu cả cuộc đời. Điều này nghe
thấy dễ sợ và khó khăn, làm nhiều bạn trẻ tự
hỏi: không biết mình có tu đến cùng được
không, hay là tu ít lâu rồi lại ra, lúc ấy sẽ lỡ
làng cả cuộc đời !!! Thực tế đã xẩy ra như
vậy, nhưng Chúa có cách quyến rủ và Chúa
có cách giúp đỡ cho những người không tu
được trọn đời, họ sẽ đem những gì đã được
học hỏi trong nhà tu để giúp đời.
Truyện vui:
Bạn thằng Tèo rủ:
- Tèo ơi, mày đi tu không?
- Không tao không thích.
- Sao vậy?
- Đi tu chán thấy mồ, không được chơi game.
- Mày không nghe cô giáo nói: một ngày ở
trong nhà Chúa bằng cả ngàn ngày ở ngòai
đời sao, mày ngu quá.
Sau một thời gian, Tèo ngỏ ý muốn đi tu.
- Bố ơi, mai con đi tu.
- Tốt.
Tèo đi tu được đúng một ngày rồi xách áo
đòi về.
- Chào bố con đã về.
- Sao mày không tu được à.
- Con đi rồi, bố bảo tu một này bằng cả
ngàn năm sống ở đời mà. con được ngàn
năm rồi.
Mấy câu chuyện vui trên cho bạn một ý
niệm về tu trì bên Công giáo, đi theo Ơn
Chúa gọi.

2. Tại sao lại gọi đi tu là Ơn gọi?
http://www.xuanha.net/Ongoitutri/Chuagiangchomonde.GIF
Ơn gọi là lời mời gọi âm thầm của Thiên
Chúa Tình yêu. Từ đời đời trong ý định của
Chúa, Chúa đã nhắm gọi ai làm việc gì sau
này. Ơn gọi dần dần nảy nở trong thời gian,
cho tới một lúc thuận tiện, Chúa làm cháy
bùng lên, và Người đem họ vào nơi Người
muốn. Linh mục Colin, dòng Chúa Cứu Thế
viết về Ơn gọi như sau:
" Giữa đám người hằng hà sa số sẽ được
sinh ra trong thời gian, Chúa đã để ý tuyển
chọn một số người. Rồi Chúa tách biệt họ ra
khỏi đám đông, dành riêng họ cho công việc
Tình yêu của Người. Chúa yêu họ cách
riêng. Chúa phán với họ như xưa Người
phán với các môn đệ:
"Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng
chính Thầy đã chọn các con...(Tin mừng
theo thánh Gioan 15,16)
Nói cách khác: Hạt giống Ơn gọi được gieo
vào tâm hồn một trẻ em (nam hay nữ), bị
chôn vùi ở đấy nhiều năm không ai biết đến,
nhưng rồi một ngày kia, hạt giống sẽ mọc
lên và vươn mạnh theo hoàn cảnh Chúa thúc
đẩy. Trong âm thầm của tâm hồn người
được Chúa để ý tới, Chúa khẽ gọi:
"Con hãy đến theo Thầy...
Và, nếu muốn, với tình yêu, linh hồn sẽ
ngoan ngoãn đáp lại:
"Lạy Chúa, Này con đây...
Và người trẻ chỉ còn đợi ngày đại diện Giáo
hội Chúa chấp nhận, và lên đường.
(Rev. P. Colin, Cssr. Đức Mẹ Với Đời Tu,
trg. 14)
Như thế, Ơn gọi thật đẹp và dễ thương, vì nó
phát xuất từ tình yêu Chúa, và sự đáp trả
phát xuất từ tình yêu con người. Tất cả đều
là việc của tình yêu thánh thiện và quảng
đại.
Truyện vui:
Một cô gái có người yêu khác tôn giáo, cha
mẹ cô bảo:
- Ba má không chê thằng bồ của con điểm
nào cả, chỉ có nhà mình đạo gốc mà nó thì
không đạo. Vậy con nên khuyên bảo anh ấy
theo đạo thì mọi việc đều êm đẹp.
- Nhưng thưa Ba Má, con đã khuyên anh ấy
rồi mà anh có nghe con đâu.
Thấy con ủ rủ, bà mẹ bèn nói:
- Hay là con đem anh ta đến với Linh mục để
Ngài thêm ý kiến cho con trong việc này.
Cô gái nghe lời mẹ liền đem anh bồ đến với
linh mục để nghe khuyên bảo. Từ sáng đến
tối mới về, vừa vào nhà cô gái đã òa lên
khóc:
- Mẹ ơi, anh ấy đã thấm nhuần đạo Chúa
rồi, bây giờ chẳng những anh ấy chịu theo
đạo mà còn nhất định đi tu luôn chứ không
chịu cưới vợ nữa!


Mẹ Têrêsa Calcuta nói về Ơn gọi:

http://www.xuanha.net/Ongoitutri/Chuagiangchomonde.GIF"Ôi, Ơn gọi làm linh mục cao trọng chừng
nào! Thiên Chúa đã đến sống cuộc sống của
loài người, Người cần linh mục để tiếp xúc
với lòng Thương xót và sự tha thứ của Chúa.
Người cần thừa tác vụ linh mục để tẩy sạch
tội lỗi, để xóa bỏ tội lỗi trong Máu Thánh
Người.
Hỡi các bạn trẻ được Chúa Kitô kêu gọi,
được Chúa Kitô chọn làm của riêng Người,
hãy quan tâm đến lời mời gọi này như chiếc
cầu liên kết linh hồn với Thiên Chúa.
Chúng ta đừng yêu bằng lời suông, nhưng
hãy yêu đến bị tổn thương. Yêu đắt giá như
Chúa Giêsu yêu ta, Người yêu đến chết vì ta.
Giờ đây đến lượt ta cũng phải yêu nhau như
Chúa đã yêu ta. Bạn đừng sợ thưa "yes" với
Chúa Giêsu, vì không có tình yêu nào lớn
hơn tình yêu của Người, không có niềm vui
nào lớn hơn niềm vui của Người".
...Ta có một người mẹ trên trời, Đức Trinh
Nữ Maria, là Đấng hướng dẫn chúng ta, một
niềm vui to lớn, và là nguồn mạch quan
trọng niềm vui của ta trong Chúa Kitô. Hãy
cầu xin Người trước Nhan Chúa. Hãy lần
hạt Mân côi, để Mẹ Maria luôn ở với bạn,
hướng dẫn bạn, che chở, gìn giữ bạn như
người mẹ...
Lời cầu của tôi cho bạn là xin cho bạn hiểu
biết và có can đảm trả lời lời mời gọi của
Chúa Giêsu bằng tiếng "xin vâng" đơn sơ.
Bây giờ, mời các bạn cầu nguyện với tôi lời
cầu mà các nữ tu thửa sai Bác ái cầu hằng
ngày:
Lạy Chúa, xin làm cho chúng con đáng phục
vụ anh chị em chúng con rải rác khắp thế
giới, những người sống và chết trong nghèo
khó, đói khát. Qua sự phục vụ của bàn tay
chúng con, xin ban cho họ bánh ăn hàng
ngày, và qua tình yêu hiểu biết của chúng
con, xin ban cho họ bình an và niềm vui.
Lạy Chúa,xin cho con trở thành khí cụ bình
an,
để con đem yêu thương vào nơi oán thù,
đem thứ tha vào nơi lăng nhục,
đem tin kính vào nơi nghi nan,
đem hi vọng vào nơi thất vọng,
đem ánh sáng vào nơi tối tăm,
đem niềm vui vào chốn u sầu,
Ôi Thầy chí thánh, xin ban cho con biết:
tìm an ủi người hơn được người ủi an,
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu,
vì khi cho đi là khi nhận lãnh,
khi tha thứ là được thứ tha,
khi chết đi là khi sống muôn đời.
Amen.
(Mother Teresa, One heart full of love).
----------------------------[nguồn xuân hà.net]

liveinlove
03-02-2009, 08:46 AM
Khiêm nhường trong Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

§ +GM JB Bùi Tuần
Chúa Nhật thứ IV sau Phục sinh được chọn là ngày cầu cho ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Khi nói về việc cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ, chúng ta thường hiểu thế này: Xin Chúa thương ban cho Hội Thánh nhiều linh mục và tu sĩ thánh thiện. Nghĩa là chúng ta nghĩ đến lượng và phẩm.
Lời cầu trên đây là chính đáng. Rất nhiều nơi thiếu linh mục và tu sĩ. Rất nhiều nơi có số linh mục và tu sĩ tương đối đông, nhưng không phải tất cả số đông đó đều thánh thiện.
Ở đây, tôi xin phép giới hạn chia sẻ vào mặt thánh thiện.Trong thánh thiện, tôi để ý đến một nhân đức mà thôi, đó là đức khiêm nhường.
Khiêm nhường cũng là lãnh vực rộng lớn. Nên, tôi chỉ xin nói thoáng qua về vài điều, mà thực tế hiện nay thúc bách.
1/ Khiêm nhường nhận mình bất xứng với chức quyền được trao

Thánh vương Đavít đã rất khiêm nhường khi nói mình chỉ là kẻ ngu si, nhu con vật:
“Con quá ngu si chẳng hiểu, trước mặt Ngài, con như thú vật mà thôi” (Tv 72, 22)
Còn Đức Mẹ Maria, khi được Chúa chọn, đã cúi đầu nhận mình chỉ là ‘người nữ tỳ của Chúa” (Lc 1, 38).
Trong Kinh Thánh và truyện các thánh có vô vàn gương khiêm nhường trước mọi chức quyền được trao ban.
Trên thực tế tại Việt Nam, rất nhiều linh mục và tu sĩ đã theo gương khiêm nhường các thánh để lại và Kinh Thánh đã dạy.
Thế nhưng, cũng không thiếu trường hợp khiến những ai có trách nhiệm đào tạo nhân sự của Hội thánh phải cảnh giác.
Bởi vì :
Đã có những đấu tranh trong lãnh vực chức quyền. Đã có những vận động để được địa vị. Đã có những giới thiệu chính mình như ứng viên xứng đáng của những trọng trách. Đã có những lễ tạ ơn và giới thiệu quá đáng sau khi được chức tước.
Trong đạo những trường hợp đó bị coi là xa lạ với tinh thần của Phúc Âm. Tuy hiện nay những trường hợp như thế không nhiều, nhưng nếu không cảnh giác, cứ để chúng tự do phát triển, thí chúng ta có lý do để sợ : Chức vụ linh mục và tu sĩ có thể bị tục hóa. Lúc đó, sẽ thực hiện Lời Chúa phán : “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1Pr 5, 5). Tình hình như thế sẽ đưa hội Thánh về đâu?
2. Khiêm nhường khi gặp thử thách

Không linh mục, tu sĩ nào mà không bị thử thách là để được thanh luyện. Thử thách là một cách Chúa yêu thương.

Có những thử thách đoán trước được. Có những thử thách xảy ra đột ngột.
Có những thử thách thuộc thể xác. Có những thử thách thuộc tâm hồn.
Có những thử thách hợp lý hợp tình. Có những thử thách bất công vô lý, ngược tình.
Thánh vương Đavít đã tả cảnh thử thách bằng những lời bi đát sau :
“Mạng sống con bị chôn vùi như cát bụi. Tấm thân này nằm bẹp dưới bùn đen” (Tv 44, 26)
“Thân sâu bọ, chứ đâu còn là người, Con bị đời mắng chửi khinh khi, Thấy con, ai cũng chê cười Lắc đầu bĩu môi, nói lời mỉa mai” (Tv 22, 7-8).
Thử thách nhiều khi rất nặng nề. Cho dù đạo đức chấp nhận, con người vẫn cảm thấy đau đớn, nhọc nhằn.
Lúc đó, phải rất khiêm nhường luôn kiên nhẫn. Như lời Chúa Giêsu phán : “Những kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 24, 13).
Khiêm nhường cầu nguyện sẽ được Chúa ban ơn kiên nhẫn vượt qua được thử thách. Thường thì những thử thách đó thuộc loại lớn.
Thế nhưng, những ai đã có kinh nghiệm trong đời sống linh mục, tu sĩ, sẽ thấy thử thách mà các ngài trải qua thường ngày là rất thường. Như những cám dỗ về tiền bạc, những thiên kiến, những ganh tỵ, những đòi hỏi của xã hội, những áp lực trong nội bộ, nhất là phải vâng lời chu toàn bổn phận hàng ngày.
Chính vì những thử thách trên đây thuộc loại bình thường, xảy ra hằng ngày, nên nhiều linh mục tu sĩ không để ý lắm. Do đó mà dễ vấp ngã.
Chúa Giêsu dạy: "Phải cầu nguyện và tỉnh thức” (Mt 26,44).
Nhưng thực tế cho thấy: Về lâu về dài, người ta cũng dễ chểnh mảng với cầu nguyện và tỉnh thức. Thành ra, số người vấp ngã khi gặp thử thách lớn thì không nhiều. Nhưng số người đầu hàng trước những thử thách nhỏ lại khá đông.
3/ Khiêm nhường trước những biến chuyển của tình hình

Đời linh mục, tu sĩ chúng ta là những biến chuyển lịch sử tiếp nối.
Lịch sử đời biến chuyển. Lịch sử đạo chuyển biến.
Trước những biến chuyển lịch sử đạo đời, tôi vừa phải trung thành với cội nguồn Phúc Âm, vừa phải hiện diện có trách nhiệm với từng chặng đường lịch sử, mà tôi không tránh được.
Muốn được như thế, tôi phải cố gắng tìm sống Phúc Âm trong từng chặng đường lịch sử một cách hữu hiệu nhất theo ý Chúa.
Đem chân lý đời đời áp dụng vào tình hình cụ thể nơi chốn và thời gian tôi được sai đến, đó là điều không dễ.
Sẽ là ngây thơ, nếu tôi chỉ biết có cội nguồn Phúc Âm, mà quên hiện tại lịch sử. Sẽ là phản chứng, nếu tôi chỉ lo một phần hiện tại, mà quên giá trị đời đời của Phúc Âm.
Ý thức tầm quan trọng của những biến chuyển trong tình hình, nhiều linh mục tu sĩ đã có những suy nghĩ và hành động sáng suốt, để việc phục vụ cộng đoàn, Hội Thánh và Đất Nước được hữu hiệu theo ý Chúa.Và đó là khiêm nhường trước những biến chuyển của tình hình.
+GM JB Bùi Tuần[nguồn:memaria.org]

liveinlove
04-02-2009, 09:02 AM
Chúa ơi xin người chỉ đường cho con vững bước theo Ngài!

hankite08
04-02-2009, 04:05 PM
Sao chủ đề này im vậy?ban ý muốn đi tu, cả nhà vào chia sẻ động viên ban ý nha.