PDA

View Full Version : TẤT CẢ Ý NGHĨA CỦA BÍ MẬT FATIMA



benngugx
05-02-2009, 09:43 PM
Ý NGHĨA BÍ MẬT FATIMA PHẦN BA


Sau khi đọc xong Bí Mật Fatima phần thứ ba được Toà Thánh Công Giáo Rôma chính thức tiết lộ ngày Thứ Hai 26/6/2000, kể cả sau khi đọc xong phần giải thích về bí mật còn lại này trong bản dẫn giải thần học của Đức Hồng Y Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh cũng được phổ biến cùng ngày, chúng ta đã hiểu rõ Bí Mật Fatima phần thứ ba nói riêng ra sao? Một số đã cho người viết biết rằng họ vẫn chưa hiểu rõ vấn đề... Thật ra, căn cứ vào các tài liệu được phổ biến trong Bản Văn Kiện của Tòa Thánh qua cơ quan thông tin chính thức của mình là tờ L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 28/6/2000, ở phần phụ bản dưới nhan đề “Sứ Điệp Fatima”, trang I-VIII, người ta đã có thể thấy được mấy ý nghĩa chính của phần Bí Mật Fatima cuối cùng này như sau:
Thứ nhất là của chị nữ tu Lucia, một trong ba vị thụ khải duy nhất còn sống sót, qua bức thư gửi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề ngày 12/5/1982 để gợi ý giải thích phần Bí Mật Fatima thứ ba, chị đã viết thế này:

“Phần Bí Mật Fatima thứ ba có liên quan đến những lời Đức Mẹ nói: ‘Bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bắt bớ Giáo Hội. Các người lành sẽ bị sát hại; Đức Thánh Cha sẽ phải khổ đau; nhiều dân nước sẽ bị tiêu diệt’ (13/7/1917)...

“Phần Bí Mật Fatima thứ ba là một tỏ hiện có tính cách biểu tượng nhắm đến phần Sứ Điệp trên đây và tùy thuộc vào việc chúng ta có biết đáp ứng điều Sứ Điệp đòi hỏi hay chăng: ‘Nếu những điều Mẹ yêu cầu được thực hiện thì Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có hòa bình; bằng không, nó sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới v.v.’

“Chính vì chúng ta không lưu tâm gì đến lời kêu gọi của Sứ Điệp trên đây mà chúng ta chứng kiến thấy nó đã thực sự xẩy ra, Nước Nga đã xâm lấn thế giới bằng các thứ lầm lạc của mình. Và nếu chúng ta chưa thấy phần cuối của lời tiên tri này được nên trọn thì chúng ta đang từ từ rút ngắn bước đường tiến đến chỗ đó vậy. Tức là nếu chúng ta không từ bỏ con đường tội lỗi, hận thù, báo oán, bất công, những vi phạm đến nhân quyền, những việc vô luân và bạo lực v.v.



(L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 28/6/2000, phần phụ trương, trang II)

Thứ hai là của Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, trong phần kết thánh lễ phong Á Thánh cho hai em thụ khải mục đồng Phanxicô và Giaxinta tại Đền Thánh Mẫu Fatima ngày 13/5/2000, ngài nêu lên nhận định như sau:

“Thị kiến Fatima này trước hết liên quan đến cuộc chiến gây ra bởi chế độ vô thần chống lại Giáo Hội cũng như thành phần Kitô hữu, thị kiến cũng diễn tả cho thấy cuộc khổ đau khôn xiết của các chứng nhân đức tin trong thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai”.



(cùng nguồn vừa dẫn, trang VI)


Thứ ba là của Đức Hồng Y Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh, trong chính bản dẫn giải thần học để giải thích ý nghĩa về phần Bí Mật Fatima còn lại này, ngài nhấn mạnh:

“Ý chính của phần thứ ba này là tiếng kêu ba lần: ‘Hãy Ăn Năn Đền Tội, Ăn Năn Đền Tội, Ăn Năn Đền Tội!’... Đó là đáp ứng xác đáng với giây phút lịch sử mang những đặc điểm hiểm nguy được tóm gọn nơi những hình ảnh sau đó”.



(cùng nguồn vừa dẫn, trang VIII)

Qua ba lời phát biểu thế giá của ba vị đáng kính trên đây, chúng ta thấy lời phát biểu thứ ba liên quan đến mục tiêu (tinh thần) của Bí Mật Fatima phần thứ ba, lời phát biểu thứ hai liên quan đến sự kiện (biến cố) của phần bí mật này, và lời phát biểu thứ nhất liên quan đến tính cách (tiên tri) của phần bí mật thứ hai trước đó. Thật vậy, để hiểu trọn vẹn Bí Mật Fatima phần thứ ba, chúng ta cần phải nắm vững được mối liên hệ của phần hết sức bảo mật này với toàn bộ Bí Mật Fatima, vì dù sao nó cũng chỉ là một phần trong toàn bộ Bí Mật Fatima và là phần cuối của một Bí Mật Fatima duy nhất.

Vậy, trước khi đi sâu vào vấn đề Tất Cả Ý Nghĩa Của Bí Mật Fatima, chúng ta hãy đọc lại nội dung của toàn bộ Bí Mật Fatima này, phần nhất và hai được chị Lucia viết ra từ ngày 31/8/1941 trong phần Hồi Ký thứ ba của chị, và phần thứ ba được viết ra từ ngày 3/4/1944.





NỘI DUNG TOÀN BỘ BÍ MẬT FATIMA


Bí mật này được làm nên bởi ba phần khác nhau mà giờ đây con sắp viết ra hai trong ba phần đó:

“Phần thứ nhất là thị kiến về hỏa ngục.


“Đức Mẹ đã tỏ cho chúng con thấy một biển lửa lớn, dường như ở dưới lòng đất. Ma quỉ và các linh hồn dưới hình người bị chìm ngập trong lửa này, giống như những cục than hồng thông suốt, hoàn toàn như thỏi đồng đen đủi hay bóng láng, bập bềnh trong một đám cháy rực lửa, lúc thì bị tung lên không trung bởi những ngọn lửa xuất phát từ chính mình họ cùng với những đám khói cả thể, lúc thì bị rớt một cách nhẹ bỗng xuống khắp nơi như những tia lửa của một đám cháy khổng lồ, với những tiếng la thất thanh và rên xiết đớn đau tuyệt vọng, khiến chúng con kinh khiếp và rùng mình sợ hãi. Có thể nhận ra đám ma quỉ bằng những hình thù rùng rợn và ghê tởm giống các con thú kinh khiếp chưa từng thấy. đen ngòm và thông suốt. Thị kiến này kéo dài trong giây lát. Chúng con làm sao có thể tỏ lòng biết ơn cho đủ đối với Người Mẹ thiên đình nhân ái của chúng con, Đấng mà trong lần hiện ra thứ nhất đã sửa soạn trước cho chúng con bằng lời hứa sẽ đem chúng con về thiên đàng. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết đi vì sợ hãi và kinh hoàng.

“Bấy giờ chúng con nhìn lên Đức Mẹ, Đấng hết sức nhân từ và buồn bã nói với chúng con rằng:

“Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ nói với các con được thực hiện thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình. Chiến tranh sắp chấm dứt, nhưng nếu người ta không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến khốc liệt hơn sẽ bùng nổ trong đời Đức Piô XI. Khi các con thấy ánh sáng lạ lùng chiếu giữa ban đêm, thì các con hãy biết rằng đó là điềm lạ vĩ đại Thiên Chúa muốn cho các con hay Ngài sắp sửa trừng phạt thế giới tội lỗi, bằng chiến tranh, đói khát và việc bắt bớ Giáo Hội cùng Đức Thánh Cha. Để ngăn ngừa điều này, Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng. Nếu người ta nghe lời Mẹ yêu cầu, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có hòa bình; bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Người lành sẽ chịu tử vì đạo; Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ; các nước khác nhau sẽ bị hủy diệt. Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được ban cho một thời gian hòa bình.

“Sau hai phần con đã diễn tả, thì ở bên trái của Đức Mẹ và cao hơn một chút, chúng con thấy có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm cháy lửa nơi tay trái; thanh gươm chớp chớp phát ra những ngọn lửa như muốn thiêu đốt thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đã bị tắt mất trước ánh quang sáng ngời từ bàn tay phải của Đức Mẹ phát ra chiếu về phía vị Thiên Thần, bởi thế, lấy bàn tay phải của mình mà chỉ xuống trái đất, vị Thiên Thần đã kêu lớn tiếng rằng: ‘Hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội!’. Rồi chúng con thấy một vị Giám Mục mặc Áo Trắng, ‘mà chúng con có cảm nhận đó là Đức Thánh Cha’, trong một vùng sáng mênh mông là Thiên Chúa, ‘giống như người ta thấy mình đi ngang qua trước một tấm gương soi’. Các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ khác đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng, trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn, được làm bằng những thân cây nứt nẻ như loại thân cây điên điển còn vỏ; trước khi tiến lên tới đỉnh núi, Đức Thánh Cha đã băng qua một thành phố lớn, một nửa đã bị tàn rụi, còn một nửa kia thì đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ, Ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thi thể Ngài gặp thấy trên quãng đường đi; tiến tới đỉnh núi rồi thì khi đang quì ở dưới chân cây Thập Giá lớn, Ngài đã bị một nhóm lính bắn các đầu đạn và mũi tên đến hạ sát, cũng lần lượt bị sát hại như thế có cả các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với thành phần giáo dân ở các tầng lớp và vai trò khác nhau. Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay mình một bình nước thánh bằng pha lê để chứa đựng máu của các vị Tử Đạo và hai vị dùng máu ấy vẩy trên những linh hồn đang tìm đường đến cùng Thiên Chúa”.



(cùng nguồn vừa dẫn, trang III và IV)






Ý NGHĨA TOÀN BỘ BÍ MẬT FATIMA


Đọc kỹ toàn bộ Bí Mật Fatima, chúng ta thấy bí mật này gồm có hai phần thị kiến (đầu và cuối) và một phần mạc khải (giữa). Phần bí mật thứ nhất cho thấy thị kiến về việc hiện hữu thực sự của hỏa ngục cùng với số phận của các linh hồn tội nhân vô phúc đã sa xuống đó, phần bí mật thứ hai cho thấy mạc khải về phương thế cứu rỗi các linh hồn khỏi sa hỏa ngục đó là lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, và phần bí mật thứ ba cho thấy thị kiến về thân phận của thành phần chứng nhân Kitô giáo trong việc theo Chúa Kitô cho đến cùng nhờ đó đã cứu được những người thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa.

Như thế, trọng tâm của toàn bộ Bí Mật Fatima ba phần chẳng qua chỉ là vấn đề cứu độ khẩn trương cấp thời mà thôi. Chính vì thế bối cảnh của toàn bộ Bí Mật Fatima được mở màn mới là “hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống”, và ý tưởng chính của chẳng những riêng phần thứ hai mà còn cho cả phần thứ ba, nghĩa là cho chung toàn bộ Bí Mật Fatima, đó là ba chữ “để cứu họ” ngay sau đó. “Họ” đây không phải là những linh hồn tội nhân đã bị sa hỏa ngục rồi, mà là các linh hồn tội nhân nói chung cho “khỏi lửa hỏa ngục”, như Mẹ Maria, sau khi tỏ hết ba phần Bí Mật Fatima, đã xin 3 em mục đồng: “Sau mỗi một chục kinh, các con hãy đọc lời nguyện này: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng...’”. Phải, “để cứu họ”, tức cứu thành phần tội nhân đáng thương cho khỏi đời đời sa hỏa ngục vô cùng bất hạnh như phần bí mật thứ nhất cho thấy, mới có phần bí mật thứ hai, và từ đó cũng mới có phần bí mật thứ ba.

Đối với phần bí mật thứ hai, “để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ nói với các con được thực hiện thì nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình”. Thiên Chúa đã thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới bằng cách nào, nếu không phải bằng việc, như Mẹ đã nói đến ở cuốn phần bí mật thứ hai này, “Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng. Nếu người ta nghe lời Mẹ yêu cầu, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có hòa bình; bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Người lành sẽ chịu tử vì đạo; Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ; các nước khác nhau sẽ bị hủy diệt”. Thế nhưng, như chị Lucia nhận định trong Bức Thư chị gửi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 12/5/1982 về việc tìm hiểu bí mật phần thứ ba (được trích dẫn trong phần đầu bài), thì “Chính vì chúng ta không lưu tâm gì đến lời kêu gọi của Sứ Điệp trên đây mà chúng ta chứng kiến thấy nó đã thực sự xẩy ra, Nước Nga đã xâm lấn thế giới bằng các thứ lầm lạc của mình. Và nếu chúng ta chưa thấy phần cuối của lời tiên tri này được nên trọn thì chúng ta đang từ từ rút ngắn bước đường tiến đến chỗ đó vậy. Tức là nếu chúng ta không biết từ bỏ con đường tội lỗi, hận thù, báo oán, bất công, những vi phạm đến nhân quyền, những việc vô luân và bạo lực v.v.”.

Đối với phần bí mật thứ ba, “để cứu họ” ở đây ám chỉ đặc biệt đến việc cứu một thế giới được biểu tượng trong thị kiến cuối cùng như “một thành phố lớn, một nửa đã bị tàn rụi, còn một nửa kia thì đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ”. Đây là hình ảnh của một thế giới “sau năm 1960”, thời điểm chị Lucia đã viết ở ngoài phong thư đựng phần bí mật cuối cùng trước khi gửi đến giáo quyền hồi ấy, thời điểm được chị, trong cuộc trao đổi với hai vị đại diện do Đức Thánh Cha gửi đến gặp chị tại đan viện của chị ở Coimbra ngày Thứ Năm 27/4/2000, thú nhận rằng: “Con linh cảm thấy người ta sẽ không hiểu được phần bí mật này trước năm 1960 mà chỉ sau đó thôi”. Thật vậy, thời điểm “sau năm 1960” là thời điểm Cuba, quốc gia cuối cùng theo chế độ Cộng Sản vào năm 1959 và chính thức bang giao với Liên Bang Sô Viết vào tháng 2 năm 1960, nghĩa là một thế giới “một nửa đã bị tàn rụi” dưới chế độCộng Sản, “còn một nửa kia thì đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ”, nghĩa là một nửa thế giới tư bản còn lại cũng đang bị phá sản tâm linh và đi đến chỗ tự diệt vong trong nấm mộ “văn hóa sự chết” của mình, ở chỗ “không biết từ bỏ con đường tội lỗi, hận thù, báo oán, bất công, những vi phạm đến nhân quyền, những việc vô luân và bạo lực v.v.”.

“Một thành phố lớn, một nửa đã bị tàn rụi, còn một nửa kia thì đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ” như thế đáng lẽ đã bị trừng phạt hay tự hủy diệt rồi, như hình ảnh mở đầu thị kiến phần bí mật thứ ba cho thấy: “có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm cháy lửa nơi tay trái; thanh gươm chớp chớp phát ra những ngọn lửa như muốn thiêu đốt thế giới”, một hình ảnh đã đượcGiáo Hội, qua Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin giải thích là “biểu hiệu cho phán quyết đe dọa giáng xuống trên thế giới. Ngày nay vấn đề thế giới có thể trở thành tro bụi bởi một biển lửa dường như không còn chỉ là một tưởng tượng nữa, ở chỗ, chính con người từng cố ý đúc cho mình thanh kiếm cháy lửa này”. (cùng nguồn trích dẫn, trang VIII). Thế mà, cho tới nay, vào chính ngày kỷ niệm 83 năm (13/7/1917-2000) này mà nó vẫn còn tồn tại, là vì, “những ngọn lửa ấy đã bị tắt mất trước ánh quang sáng ngời từ bàn tay phải của Đức Mẹ phát ra chiếu về phía vị Thiên Thần, bởi thế, lấy bàn tay phải của mình mà chỉ xuống trái đất, vị Thiên Thần đã kêu lớn tiếng rằng: ‘Hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội!’”. (cùng nguồn trích dẫn, trang VIII).

Tuy nhiên, để trả giá cho một thế giới, tức “để cứu họ”, một thế giới chẳng những không chịu “ăn năn đền tội, ăn năn đền tội, ăn năn đền tội!”, như lời Mẹ Maria đã từng kêu gọi như thế ở Lộ Đức từ ngày 24/3/1858, một ngày trước khi Mẹ công nhận “Ta là Đấng đầu thai vô nhiễm tội”, trái lại, còn “cố ý đúc cho mình thanh kiếm cháy lửa này”, thìmột số Kitô hữu chứng nhân, thuộc đủ mọi thành phần, từ Giáo Hoàng trở xuống, đã phải kiên trì sống đức tin đến cùng, một thái độ được thị kiến diễn tả như “đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng, trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn”, đến độ trở thành những tế vật hy sinh cứu độ, đúng như phần giữa của thị kiến rõ ràng đã cho thấy: “trước khi tiến lên tới đỉnh núi, Đức Thánh Cha đã băng qua một thành phố lớn, ...; tiến tới đỉnh núi rồi thì khi đang quì ở dưới chân cây Thập Giá lớn, Ngài đã bị sát hại bởi một nhóm lính bắn tới bằng các viên đạn và mũi tên, cũng lần lượt bị sát hại như thế có cả các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với thành phần giáo dân ở các tầng lớp và vai trò khác nhau”.

Tế vật hy sinh cứu độ điển hình nhất của thị kiến bí mật được tỏ ra từ ngày 13/7/1917 là biến cố Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II “đã bị sát hại” bằng súng tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981. Tuy nhiên, chính cuộc ám sát này đã làm hiện thực lời tiên báo cuối cùng hết sức quan trọng trong phần bí mật thứ hai, đó là lời tiên báo: “Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được ban cho một thời gian hòa bình”, cũng như đã thể hiện tỏ tường lời hứa hẹn kết thúc phần thứ ba cũng là kết thúc toàn bộ Bí Mật Fatima, đó là: “Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay mình một bình nước thánh bằng pha lê để chứa đựng máu của các vị Tử Đạo và hai vị dùng máu ấy vẩy trên những linh hồn đang tìm đường đến cùng Thiên Chúa”.

Thật vậy, trong Phần Giới Thiệu Bản Văn Kiện của Tòa Thánh về “Sứ Điệp Fatima” được phổ biến ngày Thứ Hai 26/6/2000, Đức Tổng Giám Mục Bertone, Tổng Thư Ký Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh cho biết, sau khi bị ám sát trọng thương tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981 mới đọc phần Bí Mật Fatima thứ ba, (chứ không phải là Ngài đã đọc trước đó). Thế rồi, Ngài đã cố gắng “đáp ứng trọn vẹn những gì ‘Đức Mẹ’ yêu cầu” vào những ngày 7/6/1981 tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, và đã lập lại ngày 13/5/1982 ở Fatima, nhất là ngày 25/3/1984 tại Quảng Trường Thánh Phêrô, bằng việc “hiệp thông trong tinh thần với các giám mục trên thế giới được Ngài ‘kêu gọi’ trước đó để dâng hiến hết mọi con người nam nữ và tất cả mọi dân tộc cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria” (cùng nguồn trích dẫn, trang II). Cũng trong Lời Giới Thiệu Bản Văn Kiện này, Đức Tổng Giám Mục Bertone cũng lập lại nguyên văn những phần quan trọng của Bản Kinh Dâng Hiến do Đức Thánh Cha dọn đọc từ năm 1981, trong đó có câu: “Chúng con xin dâng Mẹ đặc biệt những người và những dân nước cần được hiến dâng và phó thác”. (cùng nguồn trích dẫn, trang II). Qua bức thư đề ngày 8/11/1989, chị Lucia đã khẳng định là: “Vâng, việc hiến dâng ngày 25/3/1984 đã được thực hiện đúng như những gì Đức Mẹ xin”. (cùng nguồn trích dẫn, trang II). Tức là, nhờ tác dụng của việc hiến dâng này, Đức Mẹ đã làm cho Nước Nga thực sự trở lại, ở chỗ họ đã hoàn toàn từ bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản vào ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/1991.

Nếu Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là hiện thân của “vị Giám Mục mặc áo trắng... bị hạ sát” trong thị kiến của phần Bí Mật Fatima thứ ba, thì Mikhail Gorbachev cũng là hiện thân của thành phần được vẩy máu chứng nhân, thành phần “những linh hồn đang tìm đường đến cùng Thiên Chúa”. Nhân vật lãnh đạo cuối cùng của Cộng Sản Liên Bang Sô Viết này quả thực đã tìm đến vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian là Giáo Hoàng Rôma ngày 1/12/1989 và 18/11/1990, để rồi vào tháng 3/1992, thời điểm hậu Cộng Sản Đông Âu và Liên Bang Sô Viết, đã phải công nhận vai trò then chốt của Ngài trong Biến Cố Đông Âu: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đóng một vai trò chính trị chính yếu trong cuộc sụp đổ của Cộng Sản ở Đông Âu... Tôi vẫn tin vào tầm mức quan trọng của những việc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm trong những năm ấy”. (Documents on Fatima, Fatima Family Apostolate, United States of America, English edition, 1992, trang 10-11).

Thế nhưng, phải chăng kể từ sau khi loài người nói chung và khối tư bản nói riêng được cứu khỏi ngòi thế chiến là Cộng Sản Nga Sô thì “thế giới được hưởng một thời gian hòa bình” thực sự như lời tiên báo kết thúc phần Bí Mật Fatima thứ hai nói tới? Nếu vậy tại sao Bí Mật Fatima phần ba lại được tiết lộ trong thời điểm mở màn cho Ngàn Năm Thứ Ba Kitô Giáo này, nếu không phải để cho nhân loại nói chung và “những linh hồn đang tìm đường đến cùng Thiên Chúa” nói riêng thấy được dấu chỉ thời đại cứu độ, một dấu chỉ tỏ hiện cốt lõi của Sứ Điệp Fatima ở ngay đoạn mở đầu phần thứ hai của Bí Mật Fatima, đó là dự án “Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ trên thế giới...” để “nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hòa bình”.

[Vy.Kju:t]
07-02-2009, 10:51 PM
hehe ty mà cũng biết gửi bài :71: _ dài quá Vy cá hok ai đọc mô :71:

AntonBinh
12-02-2009, 11:01 AM
Không biết có copy ở đâu hay không mà sao không thấy đề nguồn trích dẫn