PDA

View Full Version : Hoạt cảnh sinh hoạt giáo lý



M.M_Nhi
12-02-2009, 06:01 PM
Mọi người có biết tìm hoạt cảnh sinh hoạt giáo lý ở đâu không giúp Nhi với , Nhi cần gấp lắm mà không biết ở đâu hết :92: :92: :92: :92: . Ai biết giúp giùm Nhi nha . Cảm ơn trước :77::77::77:

[Vy.Kju:t]
12-02-2009, 06:28 PM
Mọi người có biết tìm hoạt cảnh sinh hoạt giáo lý ở đâu không giúp Nhi với , Nhi cần gấp lắm mà không biết ở đâu hết :92: :92: :92: :92: . Ai biết giúp giùm Nhi nha . Cảm ơn trước :77::77::77:
cái ni thì Phan hơi bí nhưng mà bạn thử tìm ở google xem

yeuthuongvaphucvu_89
25-12-2009, 04:52 PM
http://www.giesulove.net/diendan/forumdisplay.php?f=13. Em vào coi thử nha. Anh nghĩ là cũng giúp em phần nào đấy. Và cả đây nữa nè http://giaoly.org/vn/modules.php?name=%20News&op=viewst&sid=644

Ngọc Lục Bảo
25-12-2009, 07:37 PM
CÁC VỞ KỊCH NGẮN CÓ NỘI DUNG MINH HỌA GIÁO LÝ
Tiếp sau một số cốt truyện có thể dàn dựng thành các vở kịch ngắn, một dạng kịch “hỏa tốc” như trong các số Halleluyah số 27, 28 và 29 đã giới thiệu, lần này Halleluyah số 30 xin giới thiệu một kịch bản gợi ý cho anh chị em có chuyên môn về Điện Ảnh có thể dàn dựng thành một bộ Film Video ngắn phục vụ cho công việc truyền thông mang tinh thần Giáo Lý Tin Mừng. Tuy nhiên các anh chị Giáo Lý Viên vẫn có thể sử dụng kịch bản này như một truyện kể hoặc một hoạt cảnh Giáo Lý...
KỊCH BẢN VIDEO:
CUỘC CHẠY CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI
Trong đêm sâu tăm tối, có một con người kêu lên thống thiết: “Tôi nghèo quá ! Tôi khổ quá ! Tôi không có được một tấc đất để canh tác, tôi không có nổi một căn nhà để trú thân ! Tôi không có gì làm tài sản ! Tôi chỉ có được sức vóc của tuổi thanh niên, tôi biết làm gì để sống đây ?”
Và thế là anh ta chợt nghe vang lên một tiếng cười ngạo nghễ ma quái, tiếp đó là một giọng nói có sức thu hút kỳ lạ: “Này hỡi con người đau khổ vì tay trắng kia, cớ sao lại tuyệt vọng đến thế ! Ta chính là vị thần của Sở Hữu. Hãy tin vào ta, ta hứa với ngươi điều này: Bằng sức vóc trai tráng còn quá sung mãn của ngươi, ngươi hãy chạy đi, mau lên đường và chạy thật nhanh khi trời vừa sáng và một ngày mới vừa bắt đầu. Chỉ có vỏn vẹn một ngày dành cho ngươi, cứ nhắm hướng mặt trời mà chạy, hễ ngươi chạy được đến đâu thì đất đai ruộng đồng, cỏ cây và cả những con người đang sinh sống những nơi ấy sẽ thuộc quyền sỡ hữu của ngươi. Kìa, hừng đông đã sắp ló rạng, ngươi hãy mau lên đường đi chứ !”
Thế là con người trỗi dậy, ngước mắt nhìn bình minh le lói ở cuối chân trời, rồi anh ta bắt đầu chạy bằng những sải chân háo hức, bằng nhịp tim khao khát thèm muốn đập dồn dập trong lồng ngực nở nang. Và anh đã chạy một cách sung sức qua hết dặm đường này đến dặm đường kia. Ánh nắng vàng chiếu sáng khuôn mặt rắn rỏi đầy tham vọng của anh, như thể kích thích anh thêm hăng hái và nỗ lực chạy tới phía trước...
Cho đến buổi trưa thì anh thấy hơi thấm mệt, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng trần không đủ làm dịu bớt ánh nắng chói chang và bỏng rát của ngày hè. Anh muốn nghỉ, muốn dừng lại một chút. Nhìn ngoái lại phía sau, anh thấy hài lòng vì những gì mình đã được quyền sở hữu, đó là những cánh đồng màu mỡ, những khu rừng có cây gỗ quý...
Nhưng kìa, trước mặt anh là cả một dải bờ biển bao la đang mở ra với biết bao hải sản, xa xa lại là những ngọn núi và quả đồi tiềm tàng biết bao quặng mỏ chưa khai thác... Và anh chợt thấy đã quá phí phạm thời gian, đã hết nửa ngày rồi còn gì ? Thế là, không nghĩ ngợi gì thêm nữa, anh lại chạy !
Buổi chiều, đôi chân anh bắt đầu thấy mỏi rã rời, hai lòng bàn chân đã tóe máu vì gai góc sỏi đá dọc đường, cổ họng khát khô và bụng thì đói quặn. Anh muốn ngừng lại nghỉ, tìm một chút gì ăn uống cho lại sức...
Thế nhưng, trước mặt anh lại là một khu vườn đầy cây trái đang độ chín thơm, anh lại chợt thấy tiếc nếu không được sở hữu nó. Thế là anh lại gượng dậy chạy tiếp, không dám bỏ phí chút thời gian nào để hái lấy một chùm nho hay một quả lê mọng vàng để giải khát !
Trời vừa xập tối, thì anh hoàn toàn kiệt sức, mắt trợn to, miệng há hốc, chân tay đã quờ quạng lảo đảo. Đã đủ chưa nhỉ ? Ơ kìa, xa xa trước mắt anh lại là ánh lửa bếp chiều đang lập lòe của một thôn làng trù phú. Anh thầm nhủ: “Hãy gắng thêm chút nữa để vượt hết khu đồi cát này, rồi ta sẽ được nghỉ ngơi, sẽ thụ hưởng tất cả những gì mà ta đã khó nhọc đạt được trong ngày hôm nay...”
Những đã gượng ngoi lên, nhưng sao thế nhỉ ? anh chỉ đủ sức để bò lết trên thảm cát lạo xạo của khu ngoại ô vắng vẻ. Ừ, thì gắng bò lết vậy ! Và anh đã lết đi từng chút, từng chút một, chỉ cần dừng lại một phút thôi là anh lại thấy tiếc, thấy phí phạm những tấc đất hứa hẹn sự giàu có sung sướng. Thế nhưng, anh đã sức cùng lực kiệt, phải dùng đến những ngón tay co quắp để cào, để bấu, để nhoi lên...
Cuối cùng thì khi hoàng hôn vừa tắt, anh cố run rẩy ngước đầu lên để nhìn thấy mình đã đến rìa ngôi làng. Anh không còn đủ sức để mỉm nụ cười mãn nguyện nữa rồi. Anh đã gục xuống và tắt thở !
Đúng lúc ấy, chuỗi cười ngạo nghễ và ma quái lại vang vọng trong đêm tối, rồi một giọng nói cất lên: “Hỡi con người đau khổ đáng thương của ta, ta đã hứa và ta không hề nuốt lời. Tất cả những gì ngươi đã đạt được đều là của ngươi ! Hãy sở hữu và tận hưởng !”
Sáng hôm sau, những người trong làng đi rẫy sớm phát hiện thấy một con người úp mặt ngã xấp bên lũy tre xanh còn mờ sương. Họ không biết anh ta là ai, những vẫn rủ nhau đào huyệt lấp đất lo cho anh ta một nấm mộ tử tế ngay tại nơi anh ta đã gục chết...
Lm. LÊ QUANG UY, DCCT, sưu tầm và biên tập, trích VUI ĐỜI PHỤC VỤ số 22
nguồn : http://www.trungtammucvudcct.com/web/news.php?mode=chitiet&no=22&cid=15&id=155


còn đây là sinh hoạt trong giáo lý

SINH HOẠT TRONG GIÁO LÝ


I. ĐỊNH NGHĨA:

Sinh hoạt trong Giáo Lý chính là tất cả những hoạt động nhằm giúp các em đáp trả lại giáo huấn của Lời Chúa một cách vui tươi, sinh động, hồn nhiên mà chân thành. Các sinh hoạt này sẽ thúc đẩy và hỗ trợ cho tiến trình nội tâm hóa sứ điệp Đức Tin, qua việc thể hiện bằng nhiều mặt hoạt động khác nhau.Xin
Xin đừng lầm tưởng sinh hoạt Giáo Lý có nghĩa là cứ việc cho các em hát hò, làm cử điệu răm rắp, vỗ tay rôm rả hết bài này sang bài khác; cứ việc kể linh tinh đủ thứ chuyện có tình tiết ly kỳ hấp dẫn; cứ việc cho các trò chơi sôi nổi tưng bừng; cứ việc tổ chức quanh năm những kỳ trại, những cuộc hội thi, những chuyến đi chơi tốn kém với đồng phục, cờ xí, lều bạt...

Coi chừng đó chỉ là thể hiện một sự phô trương rầm rộ bề ngoài, khơi gợi vào sự hiếu động, hoạt náo, vào những năng lượng thặng dư về thể chất của trẻ em. Còn ngược lại, nội tâm bên trong chỉ là hời hợt rỗng tuyếch. Khi ấy, chúng ta đã biến sinh hoạt Giáo Lý thành một thứ câu lạc bộ kỹ năng sinh hoạt như ngoài xã hội.

Trong khi đó, việc vận dụng các bài hát, băng reo, cử điệu, trò chơi, truyện kể một cách chọn lọc, sáng tạo, đúng lúc, đúng mức, có chuẩn bị trước và có lượng giá sau đó cho các em, thì tất cả lại có thể góp phần tác động sâu xa trên toàn diện con người của các em về cả 3 mặt Trí – Tâm – Hoạt.

Bên cạnh đó, các hoạt động lớn hơn như kịch chạy, pa-nô chạy, hoạt cảnh, hội thi đố vui, pích-ních, lửa trại, thám du, trò chơi lớn, trò chơi chiến dịch lại giúp các em thể hiện chiều kích tập thể bên nhau và với nhau.

II. VAI TRÒ:

1. Đối với các em:

Các sinh hoạt Giáo Lý giúp các em 3 tác dụng quan trọng sau đây:

Thấm thía: Nội dung Giáo Lý được chuyển thành một sứ điệp của Chúa gửi cho các em, vun đắp dần dần thành vốn liếng Đức Tin ( quá trình nội tâm hóa sứ điệp Đức Tin ). Ví dụ: một câu truyện kể về một em bé chịu hy sinh để bảo vệ Mình Thánh Chúa không chỉ dừng lại ở chỗ đánh động các em về sự quả cảm anh hùng (thuộc về nhân bản ), nhưng còn giúp các em nhận chân được giá trị quý báu vô ngần của Bí Tích Thánh Thể ( thuộc về tín lý ), khao khát được rước Mình Thánh Chúa ( thuộc về tâm linh ), và sẽ nỗ lực sống xứng đáng và trọn vẹn hiệu quả của Thần Lương này trong đời sống các em ( thuộc về luân lý ).
Ghi nhớ: Nội dung Giáo Lý được khắc ghi sâu xa trong lòng các em, với cốt lõi là câu Lời Chúa ngắn gọn súc tích, bao chung quanh lớp thứ nhất là những lời diễn giảng của Giáo Lý Viên, lớp thứ hai là một chứng từ sống Chúa gửi cho các em, vun động hoặc một truyện kể minh họa, lớp thứ ba là bài hát Ý Lực cùng các cử điệu đi kèm... Cứ như thế, bài Giáo Lý vượt mức độ ý thức để đi sâu vào tâm thức các em, cô đọng và tồn tại trong cả cuộc sống các em sau này, trở thành một phản xạ Tin Mừng.

Thông truyền: Nội dung Giáo Lý một khi đã trở thành vốn liếng Đức Tin của cá nhân mỗi em, không co cụm thu vén và chôn giấu nơi mình để rồi thui chột, hao mòn, nhưng lại còn có sức bật tung, lan tỏa, truyền đi đến tất cả mọi người chung quanh như gia đình, bạn bè, và cả trong xã hội. Các sinh hoạt Giáo Lý có thể coi như những cơ hội để các em "thực tập" điều này với nhau. Một kỳ trại, một chuyến đi, một chiến dịch Giáo Lý phải nói là có khả năng lan tỏa rất âm thầm nhưng lại rất hiệu quả đến Giáo Xứ, đến gia đình, đến những ai các em tiếp xúc...

Như vậy, rõ ràng các sinh hoạt Giáo Lý giữ một vai trò rất quan trọng trong Huấn Giáo, dẫn nhập, song hành, củng cố và hỗ trợ cho việc giảng dạy một nội dung Giáo Lý. ( Xin tham khảo thêm Tuyển Tập Nối Lửa Cho Đời số 1 về các kỹ năng và phương cách tổ chức các mặt sinh hoạt trong Giáo Lý ).

2. Đối với Giáo Lý Viên:

Một khi đã lồng được những sinh hoạt thích hợp vào một buổi dạy, Giáo Lý Viên có thể lượng giá được chính việc giảng dạy của mình đạt hiệu quả đến đâu, nhờ biết được các em đã tiếp thu những gì.
Đặc biệt là đối với những em gặp khó khăn trong việc diễn tả tâm tư trực tiếp bằng lời nói hay chữ viết, các em sẽ được bộc lộ hồn nhiên thoải mái khi hát một bài hát Ý Lực, chơi một trò chơi ứng với nội dung Giáo Lý vừa học, hoặc khi hòa nhập tham gia trong các sinh hoạt Nhóm, Đội...

Ngoài ra, nhờ sinh hoạt, buổi học Giáo Lý thêm vui tươi lôi cuốn. Trong cảm nhận của các em, Giáo Hội nói chung, là một thực thể sinh động và hết sức gần gũi.

III. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT GIÁO LÝ:

Xin đơn cử một số các mặt sinh hoạt có thể áp dụng vào Giáo Lý:

1. TRUYỆN KỂ:

Nên dùng những truyện tích từ Kinh Thánh, từ lịch sử Giáo Hội, cuộc đời các Thánh, những mẩu truyện thường nhật hoặc thời sự, và có tính thuyết phục nhất là các chứng từ ( témoignages ).

Kể truyện Giáo Lý trong buổi dạy Giáo Lý không hề nhắm mục thuyết phục nhất là các chứng từ ( témoignages ).đích mua vui giải trí cho các em, nhưng là để dẫn nhập, minh họa hoặc củng cố cho nội dung Giáo Lý. Chính đề tài Giáo Lý sẽ quyết định chọn lựa câu truyện nào cho phù hợp. Truyện kể cần được trình bày ngắn gọn trong vòng tối đa 5 phút, vì thế nên loại bỏ những chi tiết dư thừa không liên quan trực tiếp đến bài Giáo Lý.

Truyện kể Giáo Lý có thể được chuyển tải bằng hai cách sau đây:

Kể truyện: Giáo Lý Viên phải nắm vững cốt truyện. Giọng kể phải nhập vai, chia vai một cách sống động, nếu cần phải minh họa bằng nét mặt và cử chỉ, dáng vẻ. Chú ý khai thác các tình tiết kịch tính làm nổi bật sự họa bằng nét mặt và cử chỉ, dáng vẻ. Chú ý khai thác các tình tiết kịch tính làm nổi bật sự đối kháng ( Ví dụ: Yêu thương – Ghen ghét; Tha thứ – Hận thù; Trung thực – Giả dối; Vị tha – Ích kỷ... ) và đạt tới cao trào cảm xúc của cốt truyện.

Cuối cùng, Giáo Lý Viên giúp các em suy nghĩ bằng một câu hỏi gợi ý, có thể dùng Phương Pháp Lập Phiếu để các em đặt tên truyện ấn ấn định trong một vài từ, hoặc cho biết thích ( hay không thích ) nhân vật nào nhất, tại sao ? Từ các tên truyện các em đã đặt, từ những cảm nhận của các em, Giáo Lý Viên dẫn nhập vào nội dung bài Giáo Lý hoặc củng cố bài Giáo Lý vừa dạy.

Đọc truyện: Khi cốt truyện có nhiều tình tiết độc đáo, nên mời một vài Giáo Lý Viên bạn chia nhau các vai cùng với một người dẫn truyện thì bầu khí sẽ hết sức sinh Giáo Lý Viên bạn chia nhau các vai cùng với một người dẫn truyện thì bầu khí sẽ hết sức sinh động. Mặt khác, khi cần dẫn chứng một thông tin có nhiều số liệu, nhân vật, thời gian... nên đọc để có tính chính xác của tư liệu hơn. Ngoài ra, có thể chọn một truyện dài có nội dung khớp với chủ đề Giáo Lý cả năm học, cứ mỗi cuối buổi lại đọc tiếp cho các em nghe một đoạn ( Ví dụ: Chọn tập sách "Những Tấm Lòng Cao Cả" của Edmondo De Amicis )

2. BÀI HÁT:

Những bài hát có thể được dùng cho Giáo Lý bao gồm:

Bài Hát Ý Lực Lời Chúa: Nội dung là một hoặc hai câu Lời Chúa. Nét nhạc đơn giản, dễ tập, dễ hát, dễ nhớ. Phần điệp khúc thường là một tâm tình sống ứng hợp với Lời Chúa mời gọi. Một số bài có thể minh họa bằng các cử điệu cho thêm phần sống động, gây ấn tượng sâu sắc hơn cho các em.

Có thể dùng Nét nhạc để dẫn nhập ở đầu buổi học, minh họa ở giữa buổi khi trình bày nội dung bài, hoặc củng cố sau khi giảng bài.

Bài hát sinh hoạt Giáo Lý: Nội dung là những tâm tình sống gắn liền với nội dung Giáo Lý như: vui tươi, dễ thương, bác ái, vị tha, trung thực, hy sinh, dấn thân, phục vụ theo lý tưởng Ki-tô giáo. Nét nhạc hào hứng, sôi nổi, phấn khởi. Một số bài có thể minh họa bằng các cử điệu nhanh, gọn, hoặc thể hiện bằng một điệu vũ đơn giản ( quen gọi là mini vũ ). Thường được dùng để gây bầu khí đầu buổi học hoặc hâm nóng ( warming up ) ở giữa hay ở cuối buổi học.

Bài hát sinh hoạt: Ngoài những bài có nội dung tôn giáo, có thể dùng thêm rất nhiều bài sinh hoạt phổ biến của các phong trào Hướng Đạo, của học sinh Mẫu Giáo và Phổ Thông nếu tìm được những ý tưởng nhân bản thích hợp.

Thường được dùng kèm với các trò chơi trong phòng, hoặc ngoài trời, khi tổ chức Hội Thi Giáo Lý, bên đống lửa trại, trong những dịp đi chơi dã ngoại...

Bài hát cầu nguyện: Nội dung là những tâm tình cầu nguyện cảm tạ, ngợi khen, xin ơn. Có thể dùng bất cứ bài Thánh Ca nào miễn là dễ hát, ý tưởng thích hợp với ngợi khen, xin ơn. Có thể dùng bất cứ bài Thánh Ca nào miễn là dễ hát, ý tưởng thích hợp với độ tuổi các em, dễ gây được bầu khí và khơi gợi tâm tình cầu nguyện ứng với nội dung bài Giáo Lý. Thường được dùng trong các phút cầu nguyện đầu buổi, hoặc vào cao điểm giữa buổi, hoặc kết thúc buổi học Giáo Lý.

3. CỬ ĐIỆU:

Cử điệu là những động tác gồm: cử chỉ ( dùng tay ) và bộ điệu (dùng chân và thân mình ) được dùng để diễn tả một phần sâu xa của nội tâm. Cử điệu có thể đi kèm với ý nghĩa từng câu hát của các Bài Hát Ý Lực khi sinh hoạt, hoặc cũng có thể để minh họa trong các hoạt cảnh gợi ý từ các Dụ Ngôn, các cuộc gặp gỡ trong Tin Mừng, và cũng có thể để hỗ trợ cho việc cầu nguyện.

Các cử điệu sẽ đạt mức độ nghệ thuật khi đồng bộ nhịp nhàng, nhưng hơn thế nữa, dẫu có chuệch choạc một chút, cử điệu vẫn gây ấn tượng và cảm xúc sâu xa cho cả tập thể lớp Giáo Lý và cho mỗi em, nếu như được Giáo Lý Viên khéo léo lồng trong một bầu khí sinh hoạt ấm áp và cầu nguyện chân thành.

Xin đơn cử một vài cử điệu chính cho sinh hoạt hoặc cầu nguyện:

Chúc tụng hay ngợi khen: đứng thẳng, nét mặt rạng rỡ, hai tay đưa lên cao.

Chiêm ngắm hay tôn thờ: quỳ một chân, ngước mắt nhìn theo hướng một tay đưa lên cao.

Yêu thương hay khiêm hạ: quỳ gối ngồi tựa trên hai gót chân, cúi đầu, hai tay áp chéo trên ngực.

Khép kín hay khước từ: đứng thẳng, rũ hai tay, cúi đầu nhìn xuống đất; hoặc dùng hai bàn tay xua trước mặt.

Khai mở hay đón nhận: hay lòng bàn tay mở ra đưa thẳng về phía trước, chân phải bước tới một bước.

Đoàn kết hay thân ái: tất cả cùng nắm tay nhau thành vòng tròn, đưa cao lên thành những hình chữ V.

4. TRÒ CHƠI:

Xét về mặt tác dụng tâm lý, trò chơi giúp các em xác định tính cách của mình: tôi là ai ? tôi có những nét độc đáo nào ? những ưu khuyết điểnm nào ? tôi có thể đóng góp được gì cho tập thể ? Trong cuộc chơi, các em thật sự là những "diễn viên" luôn phải sáng tạo, đối phó, thích nghi, mạo hiểm, quyết đoán và biểu lộ lòng trung thực và sự tương trợ.

Qua trò chơi, các em khám phá ra vị trí và vai trò của mình trong xã hội, học biết sử dụng sự tự do cá nhân một cách chính đáng, tương quan với Chúa, với nhau và với mọi người chung quanh.

Đầu buổi học Giáo Lý có thể có một trò chơi để tiếp đón các em, gây bầu khí phấn khởi thân tình, hội nhập với tập thể, đồng thời cũng thu hút bớt một phần năng lượng thặng dư ( nhất là bên nam ) để các em bớt ngó ngoáy nghịch ngợm. Cuối buổi học, nếu có được một trò chơi ứng hợp với nội dung Giáo Lý vừa học thì lại càng giúp các em ghi nhớ và nội tâm hóa giáo huấn của Lời Chúa.

5. KỊCH VÀ HOẠT CẢNH:

Không nhất thiết là kịch và hoạt cảnh chỉ được dùng làm tiết mục trong hội diễn văn nghệ và đêm lửa trại.
Hoạt cảnh có thể được tổ chức ngay trong lớp học mà không cần hóa trang công phu và thời gian chuẩn bị lâu. Nên chia lớp thành các Đội, viết phiếu và bốc thăm để cùng diễn một số dụ ngôn cùng một chủ đề trong Tin Mừng.

Sau đó, chỉ cần dành ra 10 phút để đúc kết, rút ra chân lý và sứ điệp Tin Mừng mời gọi, thì buổi học Giáo Lý xem như đã hoàn thành và đạt hiệu quả rất cao.

6. PA-NÔ VÀ BÁO TƯỜNG:

Thể loại sinh hoạt này vận dụng đến các kỹ năng thủ công (Travaux Manuels ) như: vẽ, trang trí, cắt dán, trình bày bố cục bên cạnh các kỹ năng sáng tác thơ, văn, viết phóng sự, phỏng vấn, thống kê, điều tra...
Ngoài những dịp lễ lớn mà Ban Giáo Lý tổ chức Hội Thi Báo Tường, các lớp học Giáo Lý đều có thể cho các em tổ chức làm các loại Pa-nô Chạy ( Panneaux Express ), Báo Chạy ( Press Express ) thi đua giữa các Đội.

Khi các em thuyết minh về Pa-nô của mình cũng chính là các em đã tham gia khai phá nội dung Giáo Lý, xây dựng bài cho chính các em, Giáo Lý Viên chỉ cần gợi ý, mở rộng và bổ khuyết.

Riêng với các em lứa tuổi thiếu nhi, môn Vẽ Tranh Giáo Lý ngay trong buổi học, sẽ đạt được hiệu quả nội tâm rất cao.

Vẽ là một sinh hoạt diễn tả tâm tình, cảm nghĩ hay quan điểm về một thực tại nào đó qua các hình tượng và màu sắc. Giáo Lý Viên có thể cho các em vẽ lại một hoạt cảnh Tin Mừng, hoạt cảnh đời thường hay những biến cố trong đời sống của Giáo Hội, qua đó chúng ta đọc được Niềm Tin của các em vào Chúa.

IV. KẾT LUẬN:

Các sinh hoạt là một phương tiện hỗ trợ hết sức năng động ( dynamique ) cho việc chuyển tải và nội tâm hóa nội dung Giáo Lý và sứ điệp Lời Chúa cho các em, đồng thời lại gây được bầu khí vui tươi sôi nổi, rất thích hợp với tâm lý ở độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên.

Thế nhưng, cũng không nên quá lạm dụng, lấn lướt mất thời gian để các em suy nghĩ, cảm nhận và cầu nguyện trong bầu khí sâu lắng. Giáo Lý Viên nên cân nhắc liều lượng vừa đủ, chú ý tận dụng hiệu quả chiều sâu (nội tâm mỗi em ) và chiều rộng ( tương quan với nhau ) qua các dạng sinh hoạt Giáo Lý.
mình tìm thấy nội dung trên diễn đàn giáo xứ tân phước không biết giúp được gì nhiều cho bạn hay không :4: