PDA

View Full Version : Dấu Thánh Giá Bằng Tro



Masafot
25-02-2009, 07:58 AM
Theo tục tập đạo đức trong Giáo Hội Công giáo, ngày thứ Tư lễ Tro, khởi đầu mùa Chay thánh, có lễ nghi Phụng vụ xức tro hình Thánh gía trên trán hay đỉnh đầu người tín hữu.

Đâu là ý nghĩa của lễ nghi phụng vụ xức tro hình Thánh gía?

Cành lá Chà Là, dấu hiệu sự sống. Tro là chất còn tàn dư lại sau khi cành lá, củi gỗ hay một chất liệu nào đó đã cháy thiêu rụi. Cơ quan sức sống của vật thể hữu cơ hay vô cơ trước đó bị phá tàn rụi không còn gì để lại ngoài nắm tro tàn
không còn có gía trị gì nữa.

Theo tập tục đạo đức từ thời Trung cổ bên Âu châu, những cành lá cây Chà Là (cành lá cây Dừa) ngày Chúa Nhật lễ Lá năm trước được giữ lại, bây giờ đem đốt thành tro. Và tro đó dùng để xức trên trán hay đỉnh đầu người tín hữu ngày thứ Tư lễ Tro.

Bên Phi Châu, bên Á châu cả bên vùng Nam Mỹ Châu, cây dừa là lọai thảo mộc thân cao cứng mọc ở bờ biển, vùng có cát nhiều, vùng đất xấu gần như khô cằn. Cành lá của chúng tỏa rợp bóng mát, dùng để lợp nhà, làm nhiều vật dụng, qủa trái của dừa có nhiều chất đạm sinh tố tươi tốt.
Cây Chà là loài thao mộc mọc lên ở vùng sa mạc cát nóng bỏng. Nơi chúng mọc lên từng chùm cụm thành một ốc đảo giữa vùng sa mạc toàn cát nóng, tỏa bóng râm mát và có vũng hồ nước. Nơi ốc đảo đó
là nơi nghỉ dừng chân cho người và thú vật đi xuyên qua sa mạc ăn uống. Trái cây cùng cành lá cây Chà là là thức ăn cho người cùng súc vật lúc mệt nhọc ngồi nghi nơi ốc đảo.
Như thế có thể nói được, ốc đảo giữa vùng sa mạc hoang vu nóng bỏng là nơi phát sôi bùng lên sức sống. Đây là hình ảnh nổi bật một bên sự chết sa mạc hoang vu nóng bỏng và một bên ốc đảo với cành lá hoa qủa cây chà là cùng nước phát sinh đem lại sự tươi mát của sức sống.
Và cũng trong ý nghĩa đó, cành lá cây Chà Là – cành lá cây dừa- là dấu hiệu tiềm ẩn sức sống sinh động. Có lẽ vì thế ngày xưa, người ta dùng cành lá Chà là hay lá dừa vẫy chào đón khách qúy tới thăm viếng. Hình ảnh ngày Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào thánh thánh Giêrusalem được dân chúng dùng cành
lá Chà là, lá vạn tuế, lá dừa vẫy đón chào, nói lên ý nghiã đó cách sâu đậm (Sacharia 9,9): vị vua sức sống của hòa bình!
Cành lá Chà là, lá dừa, dấu hiệu sức sống sinh động, được cắt tỉa khỏi thân cây, khỏi nguồn nước đất mẹ sự sống, rồi được đem thiêu đốt trong lửa cháy tàn ra tro bụi. Nắm tro còn lại là biểu hiện ốc đảo sức sống biến thành sa mạc hoang vu.

Từ tro bụi đất

Tro bụi được hòa lẫn trong nước Phép xức lên trên trán hay trên đình đầu người tín hưũ vơi lời nhắc nhở: Con hãy nhớ mình là tro bụi, rồi sẽ trở về cùng tro bụi!
Tại sao lại dùng tro và nói như thế?
Lễ nghi xức tro không là ý hướng hạ gía không công nhận gía trị thân xác cùng nhân phẩm con người, cũng không có ý hướng chê bai thân xác tinh thần con người đang bị tê bại ươn hèn cần phải được đốt nóng lên như tro đây đã được đốt từ cành lá. Không, không với ý nghĩa như thế đâu, nhưng trong ý
nghĩa nhắc nhở con người nhớ đến cội nguồn của mình.
Trong Kinh Thánh Sách sáng Thế Ký ( 2,7) thuật lại: Thiên Chúa lấy bùn đất nặn thành con người, rồi người thổi hơi vào mũi con người, và nó liền có sự sống thành một con người sống động.
Sự sống con người từ Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà là do Thiên Chúa tạo thành ban cho. Đó là sự tham gia dự phần vào sự sống của Thiên Chúa. Nên như lời Kinh Thánh thuật lại: Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài ( St 1,17). Sự sống con người là hình ảnh của Thiên Chúa, được ngài tạo dựng từ bụi đất.

Hình Thánh Gía

Hình tượng Thánh gía nhắc nhớ đến điều gì không mấy vui tươi, nhưng lại là một sự thật trong đời sống. Nếu hiểu nhìn Thánh gía là hình ảnh nói về đau khổ, thất bại, thì cuộc sống xưa nay, từ khi con người phải sống lang thang xa ngoài khu vườn địa đàng, vào mọi thời gian luôn luôn là con đường con người
phải trải qua nhiều hy sinh cố gắng kiếm tìm niềm vui hạnh phúc cho cả cuộc sống thân xác cơm ăn áo mặc, lẫn đời sống tinh thần, dù là người lập gia đình hay người không có gia đình, dù là người sống giữa đời hay người sống đời tu trì. Nếu hiểu nhìn Thánh gía là hình tượng nói lên chiều kích sự chết hãi hùng, thì nơi thánh giá có nẩy mầm sự sống. Chúa Giêsu đã sống trải qua con đường đau khổ thánh gía, và sau cùng đã chấp nhận chết đóng đinh trên thánh gía. Chính nhờ Ngài chết trên đó, mà thánh gía không còn dừng lại nơi ý nghĩa
hình tượng đau khổ chết chóc nữa. Nhưng sự sống đã phát sinh xuất hiện trở lại: sự sống ơn cứu chuộc cho linh hồn con người. Hình tượng Thánh gía cũng chỉ vẽ ra hai chiều hướng cùng trong liên đới với nhau:
- đường thẳng đứng từ trời cao xuống đất: Thiên Chúa với con người - Trời đất nối liền với nhau.
- đường chiều ngang; con người với nhau trong Thánh Thần Thiên Chúa.
Hình tượng Thánh gía là hình ảnh của trạm đau khổ sự chết tạm thời trước khi bước sang sự sống mới.
Tro bụi xức trên trán, trên đỉnh đầu cũng nhắc tới sự sống chóng qua tạm thời ở trần gian sẽ bước sang giai đoạn sự sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa hằng sống mai sau. Tin và hiểu được ý nghĩa của đức tin, không phải là chuyện đơn giản dễ dàng. Nhưng hành trình đức tin là con đường dài, cùng giúp tâm trí dần khám phá ra ý nghĩa đời sống luôn ẩn hiện trong tro bụi cùng thánh gía chăng ngang lối cuộc đời.

Thứ Tư lễ Tro 2009
Lm. Nguyễn ngọc Long

http://sinhvienconggiao.net