PDA

View Full Version : BẢN CHẤT CỦA GIÁO HỘI LÀ TRUYỀN GIÁO



MatTheu Dang Dinh Quyet
26-02-2009, 10:54 PM
BẢN CHẤT CỦA GIÁO HỘI LÀ TRUYỀN GIÁO


Công đồng Vatican II khẳng định rõ rằng :” Tự bản tính, Giáo hội lữ hành là truyền giáo” (Ecclesia peregrinans natura sua missionaria est, Ad gentes 2) . Điều nầy Kytô hữu nào cũng biết, nhưng càng phải nói hoài để mỗi người tìm cách nói về Chúa Kytô và làm chứng về Chúa Kytô trong môi trường sống của mình .

Đức Giáo hoàng Phaolô VI trong Thông điệp Evangelii nuntiandi nói :’Người thời nay sẵn sàng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là nhân chứng “(số 41).
Tại Thượng Hội Đồng đang nhóm họp, Đức Hồng Y Oscar Rodriguer Maradiaga,đại diện Mỹ châu, phát biểu “ Có một quãng cách biết Thánh Kinh và thực hành Thánh Kinh của Kytô hữu trong đời sống xã hội”.

Như minh họa cho Đức Hồng Y Oscar, Đức Giám mục Kaigama nhận xét rằng :” Rất tiếc là khi đụng đến các vấn đề bộ tộc hoặc chính trị thì những người cùng chia sẻ Lời Chúa và Thánh Thể lại cầm võ khí chống lại nhau”.
Trong đời sống thường ngày cũng có câu truyện thương tâm : một cô ngoại giáo lấy ngươì công giáo, láng giềng, bà con thấy cô ta đẹp nết, giục cô ta vào đạo Chúa .Cô ta trả lời : Khi nào cháu thấy đạo Chúa hơn đạo Phật, cháu mới vào. Tìm hiểu, người ta biết được bà mẹ chồng rất siêng năng đọc kinh, dự lễ, đã từng bỏ ra chục triệu cùng với nhiều bà khác giúp cha sở đi Roma xin ơn Đức Giáo hoàng, nhưng bà đã từng sang giật nồi, lấy niêu của một bà hàng xóm nghèo chưa có tiền trả nợ cho bà. Cô dâu in hình ảnh không tốt về mẹ chồng và về đạo .

Tại một hội nghị khu xóm, một ni sư gìa, bị bướu cổ ở một ngôi chùa nhỏ và nghèo trươc các giáo xứ to lớn . Ni sư được mời phát biểu, nói :’Tôi là ni sư, trụ trì tại một ngôi chùa nhỏ. Tôi không có nhiều việc lớn để báo cáo, tôi được mời phát biểu, tôi xin nói :
Có một số người nghèo (8 người) đến xin tôi giúp đỡ. Tôi biết rõ họ là những con chiên của Cha ở Nhà thờ … tôi để nghị họ : sao không trình với các Cha để có sự giúp đỡ ?

Họ trả lời :
Tới gặp các Cha khó lắm, xin cũng khó lắm. Ni sư giúp đỡ con, con sẽ theo đạo của Nhà Chùa.

Tôi trả lời :
- Không thể như vậy được. Làm như vậy là phản bội. Không được. Một trường hợp khác ở giáo xứ… à không phải, chính là giáo xứ.. Người nghèo là một phụ nữ, hoàn cảnh có chồng say be bét, chị có vẻ túng lắm. Chị đến tôi xin mượn tiền. Hoàn cảnh của chị cần được giúp đỡ .Tôi cũng nghèo, nhưng tôi không thề nói dối với chị tôi không có tiền. Chị mượn 500000 đồng, xin trả góp dần dần từng tháng, nhưng cho dến nay chị mới trả cho tôi được một lần là 20000 đồng mà thôi.

Ni sư nói :
- Các Cha chỉ lo xây Nhà thờ thôi.

(Thú thật, dịp Tết Nguyên đán tôi đã muốn nhờ vài ông trùm đến thăm chùa nầy để tìm dịp cúng một số tiền như để trả nợ cho chùa, nhưng mấy ông nầy ăn tết thì vui, đến chùa chưa quen, đành chịu thua . Ni sư nẩy biết rõ con nợ thuộc xứ nào, không thuộc xứ của tôi).
Thời bao cấp, một ông già sáu mươi họ hàng với tôi vào Saigon khám bệnh. Chiều, ông ra bến xe về Hàm tân . Chỉ có một chuyến xe đi Hố nai Biên hòa . Ông đi lang thang trươc các dãy nhà có đạo . Người ta chỉ cho ông thềm trươc cửa nhà . Một chiếc xe chạy qua hét khách về Long Khánh . Ông về Long Khánh, mua thuốc lá của

một bà bán bên đường . Bà dọn hàng về và biết ông phải ngồi đó đến sáng để đón xe về Hàm tân. Bà mời ông về nhà. Nhà chỉ có một gian với một cái giường, đứa bé trai đang ngủ . Bà bế bé vào phần góc nhà làm bếp, mời ông khách ngủ trên giường.Ông gìa ngại quá : chồng bà đi học tập, một mình bà với đứa con, tôi đàn ông ở trong nhà bà ban đêm đã thấy bất tiện rồi, bây giờ lại ngủ trên giương bà, để mẹ con bà nằm chiếu dưới đất, tôi hết sức cám ơn, tôi ra đường phố ngồi chờ xe, tôi quen rồi .Bà nhất định không cho đi vì ông sẽ bị cảm . Bốn giờ sáng, chuông nhà thờ Long khánh kêu vang, gia đình thức dậy, ông trả tiền, bà từ chối, ông bảo chỉ cho đứa bé tiền ăn sáng, bà từ chối . Ông về kể chuyện cho tôi và so sánh mấy gia đình có đạo chỉ thềm cho ông nằm với bà ngoại giáo nầy . Tôi chỉ biết nói về Hộ khẩu : mấy gia đình kia phải đi trình hộ khẩu, bà nầy nhà cửa, nghề nghiệp như vậy, người ta đã biết rõ, chẳng có ai để ý .
Truyền giáo ở ta, theo tôi nghĩ phải là những hành động bác ái cụ thể . Chúa làm phép lạ chữa bệnh, trừ quỷ, hóa bánh ra nhiều v.v là những hành động bác ái . Ta tiếp tục kéo dài công việc của Chúa bằng việc bác ái giúp người nghèo, giúp người đau khổ v.v .Chỉ giảng suông, chẳng có tác dụng.

Thánh Gregorio Cả, giáo hoàng, dạy :”Ai không có đức bác ái với tha nhân thỉ tuyệt đối không được lãnh nhận nhiệm vu rao giảng.
Có người sẽ nói làm công việc tư thiện chưa chắc đã truyền giáo, phải nói về Chúa . Thượng Hội đồng đang bàn về Lời Chúa đề cập tới “dạy cách giảng Lời Chúa”, vậy cũng phải dạy “cách truyền giáo”. Giáo dân bình dân cư xử tốt với mọi ngưởi, giúp đỡ ngưởi nghèo như một truyển thống, họ là thợ truyển giáo nếu giúp họ cách truyền giáo là điều rất hay.

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô nói :”Sức thuyết phục của Chúa Kytô giảng chỉ có thể chỉ có thể giải thích đươc lá tất cả lời nói, dụ ngôn và suy luận của Ngài không bao giờ tách khỏi đời sống Ngài. Theo nghỉa đó, tất cả cuộc đời Chúa Kytô là một bài giảng liên tục… “(Catechesi tradendae số 9)


Lm Fx Nguyễn hùng Oánh