PDA

View Full Version : Vợ ai ?



BMK
11-11-2007, 07:07 AM
Kitô hôm nay, hơn bất cứ lúc nào hết, cần phải đọc và suy ngắm cách rất cẩn thận về ý nghĩa và giá trị trích đoạn Tin Mừng mà Thánh Luca đã ghi nhận liên quan đến đời sống ơn gọi hôn nhân và giá trị của ơn gọi này qua lăng kính Đức Tin.

Giá trị ơn gọi hôn nhân

Đọc và suy ngắm trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Kitô hữu chúng ta mới thấy giật mình sợ hãi, bởi vì có lẽ từ trước đến giờ nhiều người trong chúng ta đã coi thường, hoặc lơ là với trách nhiệm và ơn gọi hôn nhân của mình.

Thánh Luca đã ghi lại tỷ mỷ sự ràng buộc cũng của lề luật, cũng như sự trung thành đối với lề luật của những người được nói đến trong trích đoạn Tin Mừng của ngài. Dĩ nhiên, câu truyện mà một số người Sađu đưa ra hỏi Chúa chỉ là câu truyện giả tưởng, và không thực tế, nhưng ý nghĩa của nó đã nói lên tính chất nòng cốt và cần thiết của đời sống hôn nhân. Đó là, tất cả 7 người đàn ông và 1 người đàn bà trong câu truyện đã tuân giữ lề luật một cách hết sức cặn kẽ với một thái độ yêu mến cho đến chết. Và đây là điều mà Kitô hữu chúng ta cần phải suy nghĩ khi nghĩ đến ơn gọi và đời sống hôn nhân của mình.

Thật vậy, tất cả 7 người đàn ông và người đàn bà trong câu truyện đã không làm gì khát hơn là thi hành một cách nghiêm chỉnh đòi hỏi của hôn nhân mà luật Maisen đã truyền cho họ phải tuân theo. Cũng trong câu truyện này, chúng ta lại thấy hiện lên một hình ảnh trung thành, và hy sinh về lề luật.

Có thể trong 7 người đàn ông được nhắc đến trong câu truyện, chỉ người anh cả là người được tự chọn và có chọn lựa với hôn nhân của mình. Và trong một ý nghĩa nào đó, người này có thể là hạnh phúc với đời sống hôn nhân và với người đàn bà màmình đã chọn lựa. Còn lại 6 người em của ông từ người này, qua người khác việc kết hôn với một người đàn bà như vậy có thể hiểu là một hành động tuân giữ lề luật. Một cách tương tự, người đàn bà trong câu truyện có lẽ cũng chỉ một lần được hạnh phúc với chọn lựa của mình qua mối tình đầu đối với người anh cả. Còn lại, những cuộc hôn nhân sau này có thể nói đó chỉ là một cuộc hôn nhân nhằm nói lên sự ràng buộc của lề luật: “Thưa Thầy, Maisen viết rằng nếu một người qua đời để lại vợ mà không có con, thì người em phải cưới người góa phụ ấy để nối dõi cho anh mình” (Deut 25:5). Do đó, tính cách nổi bật nhất của nó chính là sự chung thủy và tôn trọng lề luật. Tất cả đều đã sống với nhau trong đời sống hôn nhân cách trọn vẹn, chung thủy cho đến chết. Đó là điều mà hôn nhân ngày nay đang bị chao đảo, và hầu như rất nhiều người đang vấp ngã.

Ngay nay, phần đông người ta bước vào đời sống hôn nhân không sợ bị ràng như một lề luật đến từ trên cao, như một ơn gọi mà là một sự lựa chọn theo ý mình, một sự tìm kiếm tư lợi, cá nhân và ích kỷ nhằm thỏa mãn cơn khái ái tình, cơn khát tình cảm, và có thể nói là để thỏa mãn sự thèm muốn và cơn khát dục vọng. Kết quả là con số ly dị của các cặp vợ chồng ngày nay càng ngày càng lên cao, đem đến một hậu quả ghê sợ là làm mất đi tính chất thánh thiện và vẻ cao cả của hôn nhân. Nó cho phép con người được từ bỏ lời thề hôn ước chỉ vì thích hay không còn thích nữa. Hậu quả sau cùng là hiện tượng trai gái sống chung, và lối sống đồng tính nẩy sinh như một cơn dịch tễ hết sức nguy hiểm đang phá vỡ tận gốc rễ nền tảng của gia đình, của hôn nhân.

Trách nhiệm ơn gọi hôn nhân

“Nếu một người qua đời để lại vợ mà không có con, thì em phải cưới người góa phụ ấy để nối dõi cho anh mình” (Deut 25:5). Song song với việc tuân giữ lề luật và những đòi hỏi của hôn nhân, câu truyện hôn nhân trong trích đoạn Tin Mừng của Luca còn nói đến một trách nhiệm hết sức lớn lao của đời sống hôn nhân là vai trò làm cha và làm mẹ. Việc sinh sản và giáo dục con cái để nối dõi tông đường.

Nếu đem ứng dụng cái nhìn trách nhiệm này vào đời sống hôn nhân của thời đại chúng ta, nhiều Kitô hữu sẽ phải hối hận, và đấm ngực ăn năn, bởi vì không những không coi trọng giá trị của hôn nhân, mà hơn nữa, còn chểnh mảng và coi thường trách nhiẹm của hôn nhân nữa. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ ngày nay coi việc có con, việc sinh con đẻ cái là một cái gì hết sức phụ thuộc, nếu không muốn nói là nặng nề của đời sống hôn nhân, và vì thế họ đã tìm cách trốn tránh, mặc dù đối với những Kitô hữu thì đây là một đòi buộc và trách nhiệm cần thiết đi liền với ơn gọi hôn nhân. Trong ngày thành hôn, cả hai đã thề rằng sẽ sinh sản và nuôi nấng con cái theo luật của Thiên Chúa: “Hãy sinh sản ra nhiều trên mặt đất, và hãy làm chủ trái đất” (Gn 1:28). Và con người đã cố tình lẩn tránh trách nhiệm ấy. Trốn tránh bằng cách ngừa thai. Trốn tránh bằng cách phá thai.

Nhưng như khi con người cố tình làm sai trái, đi ngược với những gì mà Thượng Đế đã an bài, đã chỉ định thì hậu quả trầm trọng và ghê gớm đã sẩy đến. Các phương pháp ngừa thai nếu có làm cho con người tránh được những cuộc mang thai theo ý mình, thì ngược lại, đang làm cho con người phải lãnh lấy những hậu quả thê thảm của những hành động ấy. Ung thư, bệnh tật thể xác, bệnh tật tâm thần, và tâm hồn. Sự thay đổi thân xác, sự thay đổi tính tình và nhất là sự chai lỳ với tiếng nói lương tâm đang biến chất con người thời nay để trở thành như những con người máy. Mà còn tệ hơn những con người máy là vì còn mang trong mình một chút tiếng nói lương tri, và khối óc, nên luôn luôn bị giằn vặt, cắn rứt, khiến con người càng ngày càng trở nên ích kỷ, và thu gọn trong cái vỏ sò tự vệ của mình. Và để khỏa lấp, con người lại lao mình vào những đam mê, dục vọng, hoặc những gì mà mình nghĩ rằng có thể đem lại cho mình hạnh phúc.

Không muốn có con nhưng chỉ muốn hưởng thụ. Nhiều người đã vượt qua giới hạn của mình khi tự ý giết chết những bào thai mà Thiên Chúa, Thượng Đế trao cho họ. Phải nói rằng những bào thai, những thai nhi bị giết qua hành động phá thai, là những bào thai, những thai nhi mà Thượng Đế đã hoan hỷ ban cho cha mẹ và nhân loại. Kết quả là đã có bao nhiêu triệu triệu thai nhi ấy phải chết tức tưởi hằng giây, hằng phút, hằng giờ, hằng ngày trên khắp thế giới vì sự cố tình từ chối hảo ý Thiên Chúa muốn ban cho con người. Nếu ai đã có dịp nhìn cảnh cháy rừng và sự tàn phá kinh khủng của nó trong cuối tháng 10 và đầu tháng 11 vừa qua tại Nam California, với sự thiệt hại lên đến cả tỷ Mỹ Kim thì sẽ thấy cái hậu quả của hành động đốt rừng, hoặc dùng lửa không đúng cách như thế nào. Nhưng nếu đem so sánh với cái sự khủng hoảng và cơn khát ích kỷ, dục vọng đang cuồn cuộn nổi lên trong lòng con người nhất là những người cha, người mẹ, những bác sỹ, y tá hoặc bất cứ những ai đã nhúng tay vào việc giết hại các thai nhi thì mới thấy cơn cháy tâm hồn, và sự hủy hoại của nó ghê sợ, và kinh khủng đến như thế nào. Con người dám ngang nhiên chống lại Thiên Chúa. Con người lạnh lùng giết con mình. Con người nham hiểm giúp nhau giết chết những thai nhi.

Nhưng những thai nhi bị giết lại đã trở nên một dấu hiệu hủy diệt của con người. Lương tâm chai đá, lạnh lùng, và tàn bạo ấy đã trở thành lối sống và khí giới mà con người dùng để tự vệ và sống với nhau. Kết quả là những cuộc sống hôn nhân hôm nay thường chỉ là những cuộc sống tạm bợ, chắp nối, và là một cuộc sống địa ngục trần gian cho rất nhiều người. Đặc biệt hơn, cái hậu quả việc làm đi ngược với luân lý, và lề luật ấy đã đem lại cho con người những đứa con mà chính họ không muốn.

Khi Thiên Chúa, Thượng Đế ban cho thì giết bỏ, chê chối, để rồi tự chọn lấy những đứa con bệnh tật. Bệnh tật thể lý và bệnh tật tâm lý. Những hội chứng như Mental Retardation (chậm phát triển tâm lý), Down’s Syndrome, Cerebral Palsy, Epilepsy, Autism, ADHD, Asperger, và những bệnh chứng khác về tâm thần như Căng Thẳng, Tâm Thần Phân Liệt, Trầm Cảm, Điên Loạn, Ảo Tưởng, Ảo Giáo, Tự Tử và nhiều triệu chứng tâm thần khác phải chăng là hậu quả của việc cha mẹ đã không vâng lời Thiên Chúa, đã từ chối những đứa con mà Ngài đã ban cho để rồi tự mình tạo nên, đem vào đời những đứa trẻ như thế. Điều này chỉ có những ai đã ở trong hoàn cảnh hay làm việc gần gũi với những trẻ em và gia đình bệnh nhân mới hiểu rõ được cái giá mà con người phải trả khi không nghe theo lời chỉ bảo của Thiên Chúa. Khi từ chối những món quà mà Ngài trao tặng.

Đó là chưa kể đến việc cha mẹ một khi được Thiên Chúa ban cho những người con khỏe mạnh, thông minh, nhưng lại không quan tâm đến việc giáo dục chúng để rồi đưa đẩy chúng vào con đường tội phạm, băng đảng, nghiện hút, đĩ điếm và tù tội.


Ơn gọi hôn nhân qua lăng kính đời đời

Nhưng nếu Thiên Chúa đã muốn con người tuân theo và coi trọng ơn gọi hôn nhân, làm tròn bổn phận và trách nhiệm hôn nhân của mình thì chính là vì Ngài muốn con người nhìn về cái ý nghĩa tối hậu và sau cùng của nó, đó là những giá trị đời đời của cuộc sống, của hôn nhân, và của những lề luật. Con người như Chúa Giêsu đã trả lời những người Sađucêô: “Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ giống như thiên thần, và không còn có thể bị chết. Là con cái sự sống lại, họ là con Thiên Chúa” (Lc 20:34-36).

Con người sinh vào đời không phải là để sống mãi trên cõi đời này, lệ thuộc vào những ràng buộc vật chất, để rồi sau cùng chết đi và trôi vào quên lãng. Nếu vậy thì cuộc đời con người thật là vô dụng. Buồn nhiều hơn vui, đau khổ và nước mắt. Ngay trong cái môi trường hạnh phúc của cuộc sống là đời sống tình yêu thì như người anh cả trong câu truyện cũng không được toại nguyện, và chết đi vẫn không có người nối dõi tông đường. Và số phận nối tiếp, cũng giống như những người em của ông, vẫn mang một hoài vọng để có được một niềm vui trong hôn nhân, để chỉ mong làm tròn bổn phận với lề luật, nhưng rồi cũng không được như ý muốn. Tất cả, như Chúa Giêsu đã nói, chỉ có thể tìm thấy ý nghĩa thật sự và giá trị thật sự khi nhìn về viễn ảnh đời đời, và ở đó dù lấy vợ hay không lấy vợ, dù có chồng hay không có chồng, tất cả đều là các thiên thần của Thiên Chúa, là con cái sự sống lại, và cũng chính là con Thiên Chúa. Và chỉ trong nơi vĩnh hằng ấy, trong cái ý nghĩa sau cùng ấy, con người mới tìm được hạnh phúc.

Vợ của ai? Chồng của ai? Ai là vợ, và ai là chồng? Những ràng buộc ấy chỉ được kiện toàn và trở thành vĩnh cửu trong tầm nhìn vĩnh cửu. Và chỉ trong tầm nhìn ấy chúng ta mới có thể giữ trọn vẹn được lề luật Thiên Chúa: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly” (Mc 10:9). Và cũng chỉ trong tầm nhìn ấy, chúng ta mới sống với nhau như các thiên thần của Thiên Chúa trong chính cuộc sống mình, trong mối dây ràng buộc hôn phối, và để cùng nhau chuẩn bị cho những ngày hạnh phúc sau khi đã hoàn tất được trách nhiệm và ơn gọi làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ của mình. Thánh Phaolô Tông Đồ đã viết cho tín hữu Corinthô: “Ai có vợ hãy sống như người không có vợ” (1Cor 7:29). Sống như không có vợ là sống như các thiên thần. Sống trong sự tương kính, yêu thương, và chung thủy. Có vợ mà sống như không có vợ, tức là sống trọn lề luật, sống với ý nghĩa và trách nhiệm hôn nhân chứ không nhằm thỏa mãn đòi hỏi của dục vọng. Sống có trách nhiệm, chứ không nhằm buông thả và tìm cầu hạnh phúc cá nhân: “Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ giống như thiên thần, và không còn có thể bị chết. Là con cái sự sống lại, họ là con Thiên Chúa” (Lc 20:34-36).
[align=right:df08b6b3b8]tamlinhvaodoi.net[/align:df08b6b3b8]