MatTheu Dang Dinh Quyet
06-03-2009, 10:52 PM
NHÀ CHA
Với cái nhỊp đi dồn dập, bài thánh ca nhập lễ như hối thúc cộng đoàn dân Chúa nhập cuộc “Nào cùng nắm tay nhau đi về Nhà Cha. Về Nhà Cha tim ta rộn lên vui sướng. Hát vang vang theo cung đàn, ngợi khen Đấng đã hy sinh quên thân mình trên thập hình vì chúng ta…” (“Lên đường về Nhà Cha” – TCCĐ). Tôi cũng như bị lôi cuốn vào lời ca và nhịp điệu bài hát, hăng say hoà chung tiếng hát cùng cộng đoàn. Thánh đường trang nghiêm bỗng như bừng sáng lên, bừng sống dậy. Và như thế, Thánh lễ “Cung hiến Đền Thờ” bắt đầu.
Trong bài giảng, vị chủ tế nhắc lại nguồn gốc và ý nghĩa lễ cung hiến Thánh đường Latêranô : Theo “Tuyển tập bài giảng Chúa nhật” của Toà TGM Saigon thì qua chiếu chỉ Milanô vào năm 313, hai vị tướng Licinius và Constantinus công nhận Kitô giáo là một tôn giáo hợp pháp, được nhà nước công nhận. Sự công nhận này nói lên tính cách pháp nhân của Kitô giáo (làm chủ đất đai và gia sản). Constantinus đã ban cung điện Latêranô của Hoàng đế được xây trên đồi Coelius cho Đức Giáo Hoàng Miltiade (311-314). Sau đó có lẽ Đức GH Sylvestre (314-335) cung hiến vào ngày 9/11/324. Khi thánh hiến, đại Thánh đường này được dâng kính cho Đấng Cứu Độ, sau đó là cho Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Tông Đồ. Nơi đây trở nên nhà thờ chính toà của địa phận Rôma. Các vị Giáo hoàng đã liên tiếp trú ngụ tại đây cho đến ĐGH Nicolas V (1447-1455) mới dời về Vatican. Cũng tại nơi đây đã diễn ra khoảng 250 Công đồng, trong đó có 5 Công đồng chung. Đền thờ Latêranô đã trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió : chiến tranh, hoả hoạn, bị bỏ hoang vào thời Giáo hoàng bị lưu đày tại Avignon (1307-1377). Cuối cùng ĐGH Biển Đức XIII đã cho tu sửa và cung hiến lại vào năm 1726. Như vậy, đền thờ Latêranô là nhà thờ chính toà của giáo phận Rôma. Đức Giám mục Rôma chính là Đức Giáo hoàng, nên Latêranô cũng được gọi là đền thờ mẹ của các đền thờ.
Đi sâu vào bài Tin Mừng, vị chủ tế nhấn mạnh đến việc Đức Giêsu “lấy dây làm roi” mà xua đuổi đám người biến đền thánh Giêrusalem thành nơi buôn bán. Người nói thẳng : "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán" (Ga, 2, 16). Nghe giảng tới đây, tự nhiên tôi liên tưởng đến sự kiện Thái Hà và Toà Khâm Sứ và ngao ngán tự đặt câu hỏi : “Vào cái thời phong kiến, sao lại có được những Constantinus ? Và tại sao trong cái thời mà người ta luôn miệng chê bai ‘phong kiến lạc hậu, tư bản lỗi thời’ rồi hùng hổ vỗ ngực xưng là ‘văn minh, tiến bộ XHCN’ lại không có được lấy một phần nhỏ Constantinus ? Chẳng những đã không có, mà còn đầy rẫy những Pharisiêu-thời-đại biến những nơi như Latêranô, như Giêrusalem thành nơi buôn bán, thành tư gia “hoành tráng” (núp dưới bóng công sở) ? Lạ thật đấy, “lạc hậu, lỗi thời” thì như thế, mà “văn minh, tiến bộ” lại như vậy ! Ôi chao !
Trên bục giảng, vị chủ tế vẫn đang triển khai ý nghĩa cao đẹp của ngày lễ cung hiến Thánh đường. Thánh đường không thể là một địa danh bất động với những gạch đá vôi vữa xi măng vô hồn. Thánh đường cũng không phải là nơi buôn bán chiếm đoạt, biến công thành tư… Chính ngày lễ cung hiến Thánh đường cũng không chỉ là ngày kỷ niệm xây dựng Thánh đường, mà phải là ngày cử hành mầu nhiệm Hội Thánh nơi trần gian. Nói khác hơn, chính trong ngày lễ cung hiến thánh đường là ngày mà mọi Kitô hữu phải nhớ đến, phải nhắc lại việc cung hiến chính ngôi đền thờ của Thánh Thần, của Thiên Chúa, tại nơi mỗi con người Kitô hữu. Kể từ ngày chịu phép Rửa, lửa và nước đã thanh tẩy tâm hồn Kitô hữu để xứng đáng đón nhận hồng ân Thiên Chúa ban tặng : trở nên đền thờ sống động của Thiên Chúa. Để rồi từ đó, mỗi Kitô hữu – mỗi ngôi đền thờ nhỏ đó – sẽ trở nên một viên gạch – một “đá tảng góc tường” – xây dựng vững chắc ngôi thánh đường chung là Giáo Hội.
Nghe giảng đến đây, tôi hoảng hồn nhớ lại con người của mình và nhận ra rằng mình vẫn chưa xứng đáng là ngôi đền cho Chúa ngự, bởi vì sau lần đầu tiên cung hiến đền thờ tâm hồn mình, gần bảy chục năm nay đã có lần nào tôi nhớ đến việc cung hiến đền thờ tâm hồn của tôi chưa ? Hay là tôi đã buông xuôi, đã bỏ ngỏ mặc cho bọn người buôn bán, gieo rắc cỏ lùng hằng đêm tới quấy phá ? Tự nhiên thấy nhói đau ở thái dương như bị kiến cắn, tôi vừa đưa tay vỗ thì chợt tỉnh giấc. Thì ra đó là một con muỗi làm tôi tỉnh một giấc mơ. Ôi ! Lạy Chúa ! Chúa đã ban cho con một giấc mơ cảnh giác để con biết nhìn lại mình, nhìn lại chính ngôi đền thờ mà Chúa đã tới ngự vào ngày con chịu phép Thánh Tẩy. Vậy mà con đã vô tâm vô tính để nó trở nên hoang hoá và xa dần người Thầy Chí Thánh của con. Con còn lại được gì nếu không phải là một cõi lòng trống vắng, một tâm hồn hoang dại, một tâm địa chai đá…
Vâng, quả thực là khi nhìn lại mình mới thấy là mình còn trăm ngàn thiếu sót, và cũng chính điều này khiến tôi liên tưởng đến buổi sáng ngày 31/10 vừa qua, họp anh chị em giảng viên rút kinh nghịêm khoá học CHÂN LÝ X mà chúng tôi vừa hoàn tất cho Giáo phận Saigon. Trước khi bước vào phần rút kinh nghiệm, tôi có thưa với anh em : “Xin anh chị em rút kinh nghiệm bằng cách tìm ra những ưu khuyết điểm nơi đội ngũ giảng viên chúng ta, thông qua công việc mà chúng ta thực hiện. Nếu chúng ta coi một ưu điểm nào đó của một cá nhân là điểm đáng mừng chung cho cả đội ngũ, thì cũng xin coi những khuyết điểm của mỗi cá nhân vấp phải là khuyết điểm chung của cả nhóm chúng ta. Rồi từ đó, cùng học tập, trau giồi kinh nghiệm cho ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn. Không lượng giá, đánh giá con người, mà là lượng giá, đánh giá sự việc, công việc. Không chỉ nhìn thấy cọng rác nơi mắt người, mà hãy nhìn rõ cái xà nơi chính con mắt mình” (Lc 6, 41).
Nhân lễ Cung hiến thánh đường Latêranô, xin hãy cầu nguyện cho Gx Thái Hà, Toà Khâm Sứ, cho TGP Hà Nội, cho Công Lý và hoà bình trên quê hương Việt Nam và trên toàn thế giới. Và nhất là, xin một lần nữa trong đời, cung hiến trọn vẹn ngôi đền thờ tâm hồn của mỗi Kitô hữu chúng ta, để trở nên xứng đáng là NHÀ CHA – là nơi Chúa ngự. Mong lắm thay !
JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm
Với cái nhỊp đi dồn dập, bài thánh ca nhập lễ như hối thúc cộng đoàn dân Chúa nhập cuộc “Nào cùng nắm tay nhau đi về Nhà Cha. Về Nhà Cha tim ta rộn lên vui sướng. Hát vang vang theo cung đàn, ngợi khen Đấng đã hy sinh quên thân mình trên thập hình vì chúng ta…” (“Lên đường về Nhà Cha” – TCCĐ). Tôi cũng như bị lôi cuốn vào lời ca và nhịp điệu bài hát, hăng say hoà chung tiếng hát cùng cộng đoàn. Thánh đường trang nghiêm bỗng như bừng sáng lên, bừng sống dậy. Và như thế, Thánh lễ “Cung hiến Đền Thờ” bắt đầu.
Trong bài giảng, vị chủ tế nhắc lại nguồn gốc và ý nghĩa lễ cung hiến Thánh đường Latêranô : Theo “Tuyển tập bài giảng Chúa nhật” của Toà TGM Saigon thì qua chiếu chỉ Milanô vào năm 313, hai vị tướng Licinius và Constantinus công nhận Kitô giáo là một tôn giáo hợp pháp, được nhà nước công nhận. Sự công nhận này nói lên tính cách pháp nhân của Kitô giáo (làm chủ đất đai và gia sản). Constantinus đã ban cung điện Latêranô của Hoàng đế được xây trên đồi Coelius cho Đức Giáo Hoàng Miltiade (311-314). Sau đó có lẽ Đức GH Sylvestre (314-335) cung hiến vào ngày 9/11/324. Khi thánh hiến, đại Thánh đường này được dâng kính cho Đấng Cứu Độ, sau đó là cho Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Tông Đồ. Nơi đây trở nên nhà thờ chính toà của địa phận Rôma. Các vị Giáo hoàng đã liên tiếp trú ngụ tại đây cho đến ĐGH Nicolas V (1447-1455) mới dời về Vatican. Cũng tại nơi đây đã diễn ra khoảng 250 Công đồng, trong đó có 5 Công đồng chung. Đền thờ Latêranô đã trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió : chiến tranh, hoả hoạn, bị bỏ hoang vào thời Giáo hoàng bị lưu đày tại Avignon (1307-1377). Cuối cùng ĐGH Biển Đức XIII đã cho tu sửa và cung hiến lại vào năm 1726. Như vậy, đền thờ Latêranô là nhà thờ chính toà của giáo phận Rôma. Đức Giám mục Rôma chính là Đức Giáo hoàng, nên Latêranô cũng được gọi là đền thờ mẹ của các đền thờ.
Đi sâu vào bài Tin Mừng, vị chủ tế nhấn mạnh đến việc Đức Giêsu “lấy dây làm roi” mà xua đuổi đám người biến đền thánh Giêrusalem thành nơi buôn bán. Người nói thẳng : "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán" (Ga, 2, 16). Nghe giảng tới đây, tự nhiên tôi liên tưởng đến sự kiện Thái Hà và Toà Khâm Sứ và ngao ngán tự đặt câu hỏi : “Vào cái thời phong kiến, sao lại có được những Constantinus ? Và tại sao trong cái thời mà người ta luôn miệng chê bai ‘phong kiến lạc hậu, tư bản lỗi thời’ rồi hùng hổ vỗ ngực xưng là ‘văn minh, tiến bộ XHCN’ lại không có được lấy một phần nhỏ Constantinus ? Chẳng những đã không có, mà còn đầy rẫy những Pharisiêu-thời-đại biến những nơi như Latêranô, như Giêrusalem thành nơi buôn bán, thành tư gia “hoành tráng” (núp dưới bóng công sở) ? Lạ thật đấy, “lạc hậu, lỗi thời” thì như thế, mà “văn minh, tiến bộ” lại như vậy ! Ôi chao !
Trên bục giảng, vị chủ tế vẫn đang triển khai ý nghĩa cao đẹp của ngày lễ cung hiến Thánh đường. Thánh đường không thể là một địa danh bất động với những gạch đá vôi vữa xi măng vô hồn. Thánh đường cũng không phải là nơi buôn bán chiếm đoạt, biến công thành tư… Chính ngày lễ cung hiến Thánh đường cũng không chỉ là ngày kỷ niệm xây dựng Thánh đường, mà phải là ngày cử hành mầu nhiệm Hội Thánh nơi trần gian. Nói khác hơn, chính trong ngày lễ cung hiến thánh đường là ngày mà mọi Kitô hữu phải nhớ đến, phải nhắc lại việc cung hiến chính ngôi đền thờ của Thánh Thần, của Thiên Chúa, tại nơi mỗi con người Kitô hữu. Kể từ ngày chịu phép Rửa, lửa và nước đã thanh tẩy tâm hồn Kitô hữu để xứng đáng đón nhận hồng ân Thiên Chúa ban tặng : trở nên đền thờ sống động của Thiên Chúa. Để rồi từ đó, mỗi Kitô hữu – mỗi ngôi đền thờ nhỏ đó – sẽ trở nên một viên gạch – một “đá tảng góc tường” – xây dựng vững chắc ngôi thánh đường chung là Giáo Hội.
Nghe giảng đến đây, tôi hoảng hồn nhớ lại con người của mình và nhận ra rằng mình vẫn chưa xứng đáng là ngôi đền cho Chúa ngự, bởi vì sau lần đầu tiên cung hiến đền thờ tâm hồn mình, gần bảy chục năm nay đã có lần nào tôi nhớ đến việc cung hiến đền thờ tâm hồn của tôi chưa ? Hay là tôi đã buông xuôi, đã bỏ ngỏ mặc cho bọn người buôn bán, gieo rắc cỏ lùng hằng đêm tới quấy phá ? Tự nhiên thấy nhói đau ở thái dương như bị kiến cắn, tôi vừa đưa tay vỗ thì chợt tỉnh giấc. Thì ra đó là một con muỗi làm tôi tỉnh một giấc mơ. Ôi ! Lạy Chúa ! Chúa đã ban cho con một giấc mơ cảnh giác để con biết nhìn lại mình, nhìn lại chính ngôi đền thờ mà Chúa đã tới ngự vào ngày con chịu phép Thánh Tẩy. Vậy mà con đã vô tâm vô tính để nó trở nên hoang hoá và xa dần người Thầy Chí Thánh của con. Con còn lại được gì nếu không phải là một cõi lòng trống vắng, một tâm hồn hoang dại, một tâm địa chai đá…
Vâng, quả thực là khi nhìn lại mình mới thấy là mình còn trăm ngàn thiếu sót, và cũng chính điều này khiến tôi liên tưởng đến buổi sáng ngày 31/10 vừa qua, họp anh chị em giảng viên rút kinh nghịêm khoá học CHÂN LÝ X mà chúng tôi vừa hoàn tất cho Giáo phận Saigon. Trước khi bước vào phần rút kinh nghiệm, tôi có thưa với anh em : “Xin anh chị em rút kinh nghiệm bằng cách tìm ra những ưu khuyết điểm nơi đội ngũ giảng viên chúng ta, thông qua công việc mà chúng ta thực hiện. Nếu chúng ta coi một ưu điểm nào đó của một cá nhân là điểm đáng mừng chung cho cả đội ngũ, thì cũng xin coi những khuyết điểm của mỗi cá nhân vấp phải là khuyết điểm chung của cả nhóm chúng ta. Rồi từ đó, cùng học tập, trau giồi kinh nghiệm cho ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn. Không lượng giá, đánh giá con người, mà là lượng giá, đánh giá sự việc, công việc. Không chỉ nhìn thấy cọng rác nơi mắt người, mà hãy nhìn rõ cái xà nơi chính con mắt mình” (Lc 6, 41).
Nhân lễ Cung hiến thánh đường Latêranô, xin hãy cầu nguyện cho Gx Thái Hà, Toà Khâm Sứ, cho TGP Hà Nội, cho Công Lý và hoà bình trên quê hương Việt Nam và trên toàn thế giới. Và nhất là, xin một lần nữa trong đời, cung hiến trọn vẹn ngôi đền thờ tâm hồn của mỗi Kitô hữu chúng ta, để trở nên xứng đáng là NHÀ CHA – là nơi Chúa ngự. Mong lắm thay !
JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm