PDA

View Full Version : Làm thế nào để giáo dục đức tin cho con cái mình



Masafot
12-03-2009, 02:14 PM
LÀM THẾ NÀO TÔI CÓ THỂ GÌN GIỮ ĐỨC TIN CÔNG GIÁO CHO CON CÁI MÌNH ? [/URL] [URL="http://donboscoviet.org.vn/index2.php?option=com_content&task=emailform&id=1772&itemid=34"] (http://donboscoviet.org.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1772&pop=1&page=0&Itemid=34)





Anh Em SDB Việt Nam tại Manila
http://donboscoviet.org.vn/images/stories/Giaoduc/GiaoducDucTin.jpgCác bậc cha mẹ chúng tôi đứng che dù, đội mưa, theo dõi trận đấu Bóng Đá của các con mình. Khi trận đấu bắt đầu, cũng là lúc trời đổ mưa. Khi trận đấu càng kéo dài, chúng tôi không còn là phụ huynh của hai đội bóng đối đầu nhau nữa; nhưng bây giờ chúng tôi lại trở thành đồng mình, cùng sát vai chiến đấu với một kẻ thù chung – thời tiết. Ước muốn ban đầu được nhìn thấy đội bóng của con mình chiến thắng dần dần được thay thế bằng mong ước giúp chúng tránh được cơn mưa, mặc lại quần áo ấm áp và trở về nhà an toàn.
Tôi thường nghĩ tới hình ảnh này khi bắt gặp các gia đình tới tham dự Thánh Lễ ở nhà thờ. Mặc dù có những khác biệt, chúng ta có một ước muốn chung: được nhìn thấy gia đình mình tránh được những cơn mưa ở Chốn Trần Đời, mặc lấy quần áo ấm áp của Sự Cứu Độ, và về Quê Trời cách an toàn. Nhưng làm thế nào để thực hiện ước muốn này?
Dưới đây là năm lời đề nghị giúp cho các bậc cha mẹ Công Giáo gìn giữ đức tin cho con cái mình. Những lời đề nghị này không phải là “câu trả lời”, cho bằng là một sự khởi đầu.
Hãy Chấp Nhận Sự Bất Toàn
Đôi khi, chúng ta cứ cả tin vào huyền thoại, cho rằng vì mình không có được một gia đình hoàn hảo, mình không thể truyền lại đực tin cho thế hệ mai sau. Tất nhiên, nếu gia đình mình êm thắm, thì mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp. Nhưng điều đó không có nghĩa là mình phải có một gia đình lý tưởng thì mới có thể nuôi dạy con cái trở thành những Kitô Hữu tốt. Rất nhiều thánh nhân cũng chẳng có được những mái ấm gia đình trọn vẹn, chẳng hạn trường hợp của Chân Phước Margaret Castello. Vì quá xấu hổ với tình trạng tật nguyền của con gái mình, cha mẹ của Margaret đã nhốt cô vào một căn phòng, hy vọng cô sẽ chết sớm.
Trong sứ điệp mục vụ “Theo Đuổi Con Đường Tình Yêu”, các giám mục Hoa Kỳ đã từng chối bỏ ảo tưởng về “những gia đình hoàn hảo” trong việc truyền giao đức tin. Sứ điệp này viết: “Một số anh chị em chúng ta sống trong những gia đình thiếu cha, hay thiếu mẹ; những anh chị em khác sống trong những gia đình mà chính mình là con nuôi; số khác sống trong những gia đình mà bố mẹ là những người bê tha, riệu chè. Chúng ta xuất thân từ những gia đình rất bần cùng.”
Đây cũng chính là hoàn cảnh thực tế trong các gia đình Công Giáo ngay từ buổi đầu của Giáo Hội. Do đó, một khi chúng ta chấp nhận sự kiện là ,gia đình mình, dầu chưa hoàn hảo, nhưng đã được chúa Giêsu chọn để thanh luyện, khi đó, chúng ta mới có thể thực sự truyền lại đức tin cho con cái mình.
Hãy Theo Đuổi Đời Sống Thiêng Liêng
Để nuôi dạy con cái trong tinh thần Công Giáo, chính chúng ta cũng phải có một đời sống thiêng liêng sâu xa và mạnh mẽ. Các nhà Nhân Học sẽ nói rằng chúng ta sẽ không truyền lại các giá trị văn hoá, nếu chính chúng ta không trân trọng nó. Bởi vì các gia đình Công Giáo rất đa dạng, nên cách thức họ thể hiện sự xác tín của mình cũng rất khác nhau.
Một nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Những Vấn Đề Tôn Giáo có liên quan đến giới trẻ cho thấy rằng trong số các yếu tố khiến người trẻ trưởng thành trong đức tin, vai trò của cha mẹ và gia đình đứng vị trí hàng đầu, trên cả các lớp giáo lý, Thánh Lễ, bạn bè, các bài giảng, và linh mục. Trung tâm này còn nêu ra 3 yếu tố then chốt làm thay đổi mạnh mẽ tiến trình chuyển giao đức tin: một là nói về đức tin của mình; hai là cho con cái thấy mình sống có xác tín qua Thánh Lễ, cầu nguyện và đọc Kinh Thánh mỗi ngày; ba là sống đức tin qua việc phục vụ người khác. Điều này dẫn đến một chân lý rất đơn sơ: Nếu chúng ta muốn con cái minh có đức tin, chúng ta phải sống đức tin ấy.
Hãy Để Con Cái Mình Theo Đuổi Hành Trình Riêng Của Chúng
Lời đề nghị thứ ba có lẽ là khó nhất, cách riêng đối với những bậc cha mẹ đã từng có con cái “đi lạc trong sa mạc.” Chúng ta phải để cho con cái mình tìm ra con đường riêng đến với Thiên Chúa, thậm chí phải ngồi xem chúng theo đuổi những cách thế mà ta biết sẽ chẳng đi tới đâu.
Một cách mà cha mẹ thường làm cho gia đình trở nên khốn khổ là cho rằng con cái đã đạt tới cấp độ như mình trong đời sống thiêng liêng. Trong một gia đình nọ, người mẹ trải qua một quá trình hoán cải sâu xa, và bà đi đến quyết định rằng gia đình sẽ không trao quà cho nhau vào dịp Giáng Sinh. Thay vào đó, cả nhà sẽ dành trọn ngày Lễ Giáng Sinh để suy nhiện về mầu nhiệm Con Chúa Giáng Trần. Mặc dầu ước muốn giúp gia đình bớt dính bén với vật chất của bà là đáng khen ngợi, nhưng bà đã chẳng làm cho gia đình thay đổi được tí nào. Nói cho cùng, khi bạn lên 6 tuổi và mơ ước có một con búp bê Malibu, trong khi người lớn lại yêu cầu bạn quỳ cả tiếng đồng hồ bên Máng Cỏ; điều này sẽ chẳng bao giờ khiến bạn hình thành một sự yêu mến tôn giáo cách sâu xa.
Một lý do mà chúng ta thường bị cám dỗ để “đốt giai đoạn” trong nỗ lực vươn tới một đực tin chín mùi của gia đình mình là nhìn vào các vị thánh. Chúng ta thường quên rằng hầu hết các vị thánh đều trải qua những kinh nghiệm “rất đời”, trước khi các ngài nên thánh. Thánh Phanxicô Assisi là một chàng trai rất ăn chơi, trước khi rũ bỏ của cải. Khi thánh Phanxicô đổi đời, ngài đã từ bỏ những cái mà trước đây ngài tận hưởng tới mức tối đa. Thánh Phanxicô tự nguyện chấp nhận một sư đổi đời tận căn, mà không chịu một áp lực nào. Thực sư, theo lời nói lại, vào lúc cuối đời, thánh nhân có nói: “Đừng biến ta thành thánh sớm. Ta vẫn còn đầy khả năng làm cha mà!”
Có câu châm ngôn như sau: “Thiên Chúa không có cháu chắt”; câu này nghĩa là Thiên Chúa tương quan với mỗi chúng ta một cách rất cá vị và riêng tư. Thánh Elizabeth Ann Seton, vị thánh đầu tiên người bản xứ Hoa Kỳ, có một tương quan rất thâm sâu với Thiên Chúa, thế nhưng bà cũng phải thừa nhận rằng các con trai của bà rất phóng đãng và vô lối. Khi xem lại các lá thư của bà, ta thấy rằng bà sẵn sàng đón nhận mọi hi sinh để con cái bà có được đức tin. Cuộc đời thánh Seton nói lên điều này là chúng ta có thể tạo nên một môi trường đạo đức, nhưng ta không thể trao ban đức tin cho con cái mình. Chỉ một mình Thiên Chúa mới trao ban được.
Đừng Áp Đặt Tôn Giáo Lên Con Cái Mình
Một gia đình nọ, khi con trai được sinh ra, đã quyết định cho cậu làm linh mục khi lớn lên. Khi cậu bé được 6 tuổi, người ta bắt đầu dạy cậu Latin. Khi cậu lên 7, người ta đưa sách Thần Học cho cậu đọc. Ta không biết liệu cậu bé có ơn Thiên Triệu hay không, nhưng chỉ nguyên việc cậu dành trọn ngày thứ Bảy để tập chia động từ Latin, thay vì chạy chơi với chúng bạn, đã khiến cậu bị bạn bè chế diễu và tẩy chay; điều này không chỉ hủy hoại ơn Thiên Triệu, mà còn hủy hoại bất cứ ơn gọi nào mà cậu có thể có.
Là cha mẹ, chúng ta không được tách con cái mình khỏi thế gian – chỉ vì sợ rằng một khi lớn lên, chúng sẽ quay lưng lại với tôn giáo- cho bằng một trong những lý do để gầy dựng nên những gia đình Công Giáo dấn thân là để giới thiệu đức tin cho người khác.
Những người sống giữa thế gian, tận hưởng những niềm vui của nó, nhưng không thuộc về thế gian, chính là những người giới thiệu chúa Giêsu cho thế giới. Điều này dẫn tới một thực tế thật dễ hiểu: Nếu bạn muốn làm người ta thích một điều gì, bạn phải trình bày nó một cách hấp dẫn. Chúng ta có một bổn phận rất lớn lao để làm cho con cái mình thấy rằng việc đi theo Chúa Giêsu dẫn đến một con đường sống vui vẻ nhất, mãn nguyện nhất và đáng chọn lựa nhất.
Hãy Trao Phó Con Cái Mình Cho Thiên Chúa
Một nhà báo có tên Hodding Carter có lần nói: “Chỉ có hai điều ta đáng trao ban cho con cái: một là gốc rễ, và hai là những đôi cánh.”Khi ta sống đức tin và cho con cái thấy tầm mức quan trọng của đức tin trong đời sống của mình, ta giúp chúng bén rễ sâu trong niềm tin. Cùng với gốc rễ là những đôi cánh, chẳng sớm thì muộn, con cái chúng ta sẽ xử dụng những đối cánh ấy. Đối với một vài người trong chúng ta, điều này có nghĩa là mặc dù mình đã làm hết sức, nhưng sai lầm vẫn cứ xảy ra, chẳng hạn cô con gái chưa lấy chồng mà đã có thai, cậu con trai ung dung sống với cô bạn gái ngoài hôn nhân, đứa khác lại dính líu tới ma túy.
Khi con cái khôn lớn và bắt đầu cất cánh rời tổ ấm, đó chính là lúc đức tin của chúng ta bị thách đố nhiều nhất. Đây chính là lúc ta phải trao phó con cái và gia đình mình cho Thiên Chúa. Thay vì ra ngoài trời mưa để đưa chúng vào chỗ trú, thay quần áo ấm, mang về nhà cách an toàn, ta chỉ có thể diễn tả tình yêu của mình khi để Tình Yêu của Thiên Chúa bao bọc lấy chúng.
Anh em SDB/VN – Manila chuyển ngữ từ “How can I keep my kids Catholic?” của tác giả Woodeene Koenig – Bricker

Peter Nguyễn
12-03-2009, 03:26 PM
LÀM THẾ NÀO TÔI CÓ THỂ GÌN GIỮ ĐỨC TIN CÔNG GIÁO CHO CON CÁI MÌNH ?

... NHIỀU NGƯỜI MUỐN ĐI CÙNG BẠN TRÊN CHIẾC XE SANG TRỌNG, NHƯNG NGƯỜI BẠN CẦN LÀ NGƯỜI SẴN SÀNG BƯỚC XUỐNG ĐI BỘ CÙNG BẠN KHI CHIẾC XE KIA BỊ HỎNG...

Đức tin được thể hiện bằng cách sống thường ngày của bạn...