PDA

View Full Version : CHIA SẺ ĐỞI TU



teresaMK
17-03-2009, 01:15 PM
Chào mọi người, em đọc và sưu tầm các bài viết về tâm sự đời tu,
Thấy hay quá nên...post dần lên đây cho mọi người cùng đọc
cũng có thể có sự trùng lặp một số bài mà các thành viên khác đã từng post lên đó

nguồn links: http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/chiase_doitu.htm

teresaMK
17-03-2009, 01:15 PM
Tùy Bút


ƠN GỌI
Cuulong_tran

“Thân mời anh đến hiệp ý cầu nguyện cho ngày Khấn Dòng của em…”.
Dòng chữ vuông tròn khiến hắn nhớ về một quá khứ xa xăm…
Tám năm lặng lẽ trôi đi kể từ ngày hắn và nàng chia tay dưới một quán chiều sau ngày tốt nghiệp đại học.
……
Nàng, một thôn nữ của một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sống Cửu Long lần đầu lên thành phố. Giữa chốn thành thị phồn hoa và rộng lớn, tất cả đều lạ lẫm đối với nàng ; chính vì thế, nàng muốn có một người bạn cùng quê để chia sẻ, để có thể nâng đỡ nhau trong học tập, và nhất là để được thông tin về miền quê nghèo thân thương của nàng. Nhưng tất cả mới chỉ là dự định của nàng. Vậy mà, điều ấy đã xuất hiện, đang hiện diện trước mặt nàng. Nàng đã gặp hắn trong một buổi chiều mưa, sau giờ tan trường. Cơn mưa bất chợt đã tạo cơ hội cho họ quen nhau. Quê nàng và hắn nghèo lắm ! Cái nghèo kéo theo bao hệ luỵ. Còn chuyện học ư? Thật khó để có thể bước lên ngưỡng cửa đại học. Dĩ nhiên, không phải vì trình độ nhưng vì kinh tế. Chuyện hắn, chuyện nàng và chuyện một số bạn đi học đại học là cả một vấn đề lớn của vùng thời đó. Vì vậy, trước sự xuất hiện của hắn, khiến nàng thầm nghĩ, từ nay mình đã có một đồng hương bên cạnh. Từ nay, hắn và nàng có thể nói với nhau về những tin tức nơi quê nhà.
Mưa tạnh, họ chia tay nhau, và hẹn gặp lại. Họ không quên chúc nhau gặp may lành.
……
Thời gian dần trôi, giờ cả hắn và nàng đều bước vào năm cuối của chương trình đại học ; và tình bạn của hắn và nàng cũng theo dấu thời gian tiến triển. Họ trở nên thân thiết, và dường như họ đã tìm thấy ở nhau một điều gì đó khiến cả hai dễ dàng bộc bạch những khắc khoải cũng như tương lai của mỗi người. Vì vậy, từ ngày quen hắn, nàng thường hay kể với hắn về những ước mơ, về những dự định cho ngày ra trường.
Sau giờ tan trường, họ thường bước bên nhau trên con đường rợp bóng bằng lăng. Màu xanh của lá, màu tím của hoa, khiến cho những mệt nhọc của họ tan dần và cả đoạn đường từ trường học về nhà trọ dài hơn 2 cây số, bỗng sao gần xịt.
……
Nàng là người theo đạo Kitô giáo, nên dù có phải ở xa nhà thờ nhưng Chúa nhật nào nàng cũng đi tham dự thánh lễ và còn mời hắn cùng đi. Lần đầu tiên, hắn đến nhà thờ. Ôi, lạ quá, hắn như bị lọt thỏm giữa những người cùng đang đọc-đáp và hát ca. Dùng giằng, hắn tính ngồi ngoài, nhưng nàng đã nắm lấy tay hắn và kéo vào trong nhà thờ.
Họ chọn một chỗ gần những hàng ghế cuối, cạnh cửa sổ và gồi ở đó.
Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về. Hắn chẳng hiểu mô tề về tất cả những gì vừa diễn ra trong ngồi nhà thờ này. Kìa, nàng đang quỳ thinh lặng. Nàng đọc kinh? Hắn tự hỏi. Có lẽ. Buổi chiều cuối thu tiết trời se lạnh. Cảnh vật mang thêm vẻ u sẫm. Hắn chở nàng trên chiếc xe đạp Martin 107 trông thật xứng đối. Họ cười cười nói nói có vẻ tâm đắc …
Cứ thế với thời gian, hắn trở nên quen lệ trong ngày Chúa nhật của nàng. Một chiều kia, hắn chở nàng vòng qua khu nhà thờ lớn ; gần đó là nơi ở của các Bà phước Dòng Providence. Bỗng nàng nói hắn dừng xe lại và đứng ngắm nhìn ngôi nhà Dòng màu hoàng thổ cổ kính trong lúc lâu và nói :
- Em muốn trở thành Bà phước anh ạ, anh có đồng ý không ?
Thế rồi, họ cùng nhau trên chiếc xe về lại nhà trọ. Nàng lại bắt đầu kể chuyện. Chuyện về các bà phước trong nhà Dòng kia. Chuyện phục vụ của các bà. Chuyện các bà chấp nhận hy sinh để đi theo lý tưởng phụng thờ Chúa và phục vụ mọi người. Nàng mô tả nét đẹp của đời sống ấy thật lý tưởng, đầy hứa hẹn bằng tất cả con tim của mình, và tỏ ra yêu mến nó.
Nhưng thật lạ, dường như có một sự im lặng nào đó đang lấn vào giữa suy nghĩ của hai con người. Nàng cứ kể chuyện, còn hắn thì im lặng. Khi đã đưa nàng về, hắn chạy thẳng về nhà trọ của mình và nằm dài trên gác trọ. Hắn nghĩ ngợi. Những ý nghĩ về câu nói của nàng. Nàng muốn đi tu ? Hắn tự hỏi. Thật ngớ ngẩn ! Không được, không được, ta phải ngăn cản lại ! Đi tu là chốn chạy cuộc đời. Đi tu là đi tù !!
Nhưng với nàng, câu nói tưởng như là đùa đối với hắn, lại chính là ước nguyện mà nàng ôm ấp và khát khao từ thuở còn học ở trường làng. Nàng đã kể cho hắn nghe câu chuyện giấc mơ được sống trong ngôi nhà Dòng kia.
……
Hôm qua, cả hắn và nàng đều nhận bằng tốt nghiệp và chính thức từ giã giảng đường đại học. Nguyên buổi tối đó, bạn bè xúm lại chúc mừng và cũng là để chia tay nhau. Sau bữa xôm tụ ấy, họ giải tán. Hắn cũng từ giã nàng trở về nhà trọ.
Chiều mai, đến sớm nhé. Nàng nói với hắn trước khi chúc hắn về ngủ ngon.
Hôm nay Chúa nhật, nhớ lời dặn của nàng, hắn đạp xe tới đúng giờ. Nàng đang đợi hắn ở cổng nhà trọ. Nàng nói với hắn, chúng ta cùng nhau đi lễ để tạ ơn anh ạ. Nàng bảo : đây là thánh lễ để tạ ơn vì kết quả học tập của mình sau những năm dài miệt mài. Sau thánh lễ, họ lại chở nhau đi trên con đường quen thuộc. Họ ghé vào hội quán nằm cạnh bờ sống. Khung cảnh thật lãng mạn. Nàng nói :
- Hôm nay, em mời anh nhé.
- Để chúc mừng thành quả phải không ? Hắn đáp lại mà mắt dõi nhìn dòng nước đang cuốn theo những cánh bèo.
- Không phải thế !
- Thế thì sao? Hắn hỏi. Mắt vẫn dõi nhìn dòng sông chảy.
- Bí mật. Chút nữa em nói cho anh nghe !
Hắn nghe trong mình tim đập thình thịch với những nghi ngờ ! Hắn quay mặt lại phía nàng như một dò hỏi.
Nàng thỏ thẻ : “Anh nè! Có lẽ hôm nay là ngày cuối cùng chúng mình gặp nhau. Ngày mai em sẽ về quê và xin ba má cho em vào sống trong nhà các sơ”.
- Em… e…m… em sẽ đi tu ! Nàng ấp úng.
- Hả ! Đi tu ? Hắn chưng hửng !
Khuôn mặt bảnh trai đang mỉm cười của hắn bỗng dưng biến dạng. Hắn như vừa bị một trận mưa rào làm tê tái cả người. Chiếc nĩa ăn trên tay hắn rơi xuống một cách tự do đánh chẻng một cái vào dĩa cơm. Những cặp mặt xung quanh ngó lại.
- Lần cuối thiệt hả, em có đùa không đấy ? Em có biết, đi tu, đi tu là …
- Không, em không đùa. Nàng đáp lại một cách mạnh mẽ. Em nói thật đấy. Em tính nói với anh lâu rồi nhưng chỉ sợ anh buồn!
……
- Có chi đâu mà phải buồn ! Tiếng hắn khựng lại như bị mắc nghẹn.

Qua những mùa hè về quê, hắn được biết, gia đình nàng là một trong những gia đình đạo hạnh trong xứ đạo. Họ vẫn luôn cầu mong trong gia đình có người đi tu, tuy nhiên, họ không ép buộc một người con nào cả. Tất cả phải tự nguyện. Vì lẽ ấy, điều nàng mong ước chắc ba má nàng sẽ không ngăn cản. Nhưng với hắn, hắn vẫn cố gắng tìm cách để thuyết phục nàng bỏ ý định điên rồ đó đi ! Nhưng nàng đã quyết định.
Còn hắn, cũng từ lúc đó, hắn quyết tâm tìm hiểu nguyên cớ nào đã thúc đẩy nàng chọn con đường này. Nhưng hắn chỉ nhận được một câu trả lời : đó là một ơn gọi. Hắn chỉ có thể hiểu đến đó, và như vậy thôi.
… …
- K. à, ước nguyện của em, anh không có quyền ngăn cản, bởi chúng ta đã hiểu nhau rõ mà. Nhưng dù sao, anh cũng mong em nghĩ lại trước khi quyết định bước vào đời sống đó. Bằng không, em sẽ hối hận, và …
- Thôi được, dù sao anh cũng xin chúc ước nguyện của em thành hiện thực… Anh vẫn nhớ đến em !
- Vậy, mình hãy là bạn của nhau anh nhé ? Nàng thỏ thẻ !
- Đừng bao giờ đánh mất quãng thời gian giảng đường, hắn chen vào !
- Dạ ……!
………
Nàng đã về lại gia đình ngay ngày hôm sau, và sau một thời gian, nàng vào tìm hiểu trong nhà Dòng. Còn hắn, hắn đã tìm được một công việc ổn định và đang dự định lập gia đình với một người con gái thành thị.
……
Vẫn căn nhà cũ mà hắn đã đăng ký thuê trong những năm đại học, hắn lạch đạch mở cửa. Một lá thư được nhét vào trong khe cửa. Hắn dựng xe và cầm lá thư mở ra xem. Một thiệp mời ! Ôi, người Công giáo. Phải chăng ? Hắn linh tính…
… …
Đúng ngày Khấn Dòng của nàng, hắn tìm mua một bông hồng bạch đẹp nhất. Hắn cẩn thận nhờ cô bán hoa đặt bông hoa vào chiếc hộp trang nhã và tiến về ngôi thánh đường có đông người đang tụ họp …
Tim hắn bỗng xốn xang khi thoáng thấy dáng bóng nàng, một Bà phước trong trang phục nhà tu tựa thiên thần, thanh thoát bước lên trước bàn thờ Chúa giữa muôn vàn ánh nến hồng rực rỡ. Cả giáo đường lúc ấy đang vang dậy bài thánh ca : “Tôi xin chọn Người làm gia nghiệp tôi mãi mãi…”.

teresaMK
17-03-2009, 01:17 PM
Noel 2007


Thoáng cảm nhận
từ một lá thư gửi Chúa Hài Đồng
Ts. Lục Vĩnh Phố, OP.

Lá Thư của Em Quỳnh Như, giáo xứ Minh Đức
Khi đọc các thư của các em thiếu nhi viết gửi Chúa Hài Đồng, trong số đó có thư của em Quỳnh Như, thật sự tôi hết sức cảm động và ngạc nhiên đến lạ thường trong từng câu chữ của các em. Cảm động vì lời thư chất chứa một tâm hồn đơn sơ, đơn sơ đến mức ai cũng có thể nghĩ đến được, và một tình cảm hết sức thấm đượm tình người, vì sống đâu chỉ riêng ta, nhưng sống là sống cùng, sống với người khác.
Sau khi kể về cô bé bán diêm trong câu chuyện cùng tên của văn sĩ An-đec-xan, em Quỳnh Như viết :
“….Cô bé đó là cô bé nào trong cuộc sống ngày nay ? Đó có phải chăng là cô bé bán báo, bán vé số, bán hàng rong… Có lẽ nhà văn muốn nói đến tất cả những cô bé và cả cậu bé nữa, những mảnh đời còn thơ dại không được hưởng những giây phút vui tươi bên gia đình, không được hưởng những giây phút ấm êm bên gia đình có ông có bà, có cha có mẹ, và anh chị em … Vì cuộc sống mưu sinh, các bạn nhỏ đã sớm bước vào đời để tìm miếng cơm manh áo mà lẽ ra các bạn được hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc của lứa tuổi chúng con. Vẫn còn đó biết bao mảnh đời như cô bé bán diêm trong câu chuyện trên. Cô đã ra đi mãi mãi nhưng trên khuôn mặt cô vẫn nở một nụ cười đầy vô tư và hồn nhiên của tuổi thơ dại. Phải chăng đó là nụ cười để mong ước, để chào đón một tương lai tươi sáng hơn, nụ cười của niềm tin và hy vọng.”
Quan tâm đến người khác là một cử chỉ đẹp, cử chỉ của tình yêu thương. Và Chúa xuống thế làm người chẳng phải vì yêu thương con người đó sao ! Còn chúng ta, chúng ta có yêu thương và quan tâm đến nhau chưa ?
Càng đọc đi đọc lại lá thư trong niềm cảm xúc về tấm lòng cao quý của tác giả bức thư, tôi càng thấy ngạc nhiên đến lạ thường. Một cô bé có tấm lòng nhân hậu với bà cụ cho dù thoáng qua trong suy nghĩ phòng vệ của em về những người ăn xin bên đường, nhưng lòng em vẫn mở rộng để đón nhận bà cụ, sẵn sàng chia sẻ qua sự ít ỏi của mình để giúp bà có được chút lót dạ. Em viết :
“… Một đêm nọ, anh con đón con đi học thêm về ghé ngang qua tiệm bánh mình để mua bánh cho Bà Ngoại. Bản thân con cũng cảm nhận được cái lạnh của trời về đêm. Bỗng nhiên hiện ra trước mắt con một cụ bà cũng đã ngoài bảy mươi khoát tấm áo mỏng manh trong cơn gió lạnh, tay bà lại bó bột. Bà lê từng bước chân mệt mỏi ngang qua tiệm bánh với ánh mắt như tìm một sự cảm thông, chia sẻ, cứu giúp… Một ý nghĩ thoát qua trong con, có nên cho cụ tiền hay không vì sợ bà giả bộ thì sao, vì đã có không ít người lợi dụng lòng nhân ái của người khác để làm lợi cho mình. Nhưng trực giác đã giúp con nhận ra rằng bà cụ này rất đáng thương. Không ngần ngại gì nữa, con lấy từ trong túi áo một ít tiền mẹ cho tháng trước mà con dành dụm được trao cho bà cụ ấy. Bà lúng túng không biết phải nói thế nào, nhưng ánh mắt của bà nói lên tất cả, nói lên lòng biết ơn một cháu bé đã thương đến bà cụ già.”
Một việc làm xem ra cũng bình thường, nếu không muốn nói là tầm thường, nhưng thể hiện một tấm lòng và một tâm hồn của một em bé, thì chẳng tầm thương chút nào. Vì trong hoàn cảnh giáo dục ngày nay, con người dường như đánh mất đi sự nhạy cảm của tình người mà thay vào đó là sự bàng quan hời hợt, một sự vô cảm đến rùng mình.
Những gì em viết, tôi tin rằng nơi em không thiếu sự đồng cảm với con người, không thiếu những cảm nhận chân thành, đơn sơ về cuộc sống đang diễn ra chung quanh mình. Và đó là hành trang để em biến ước mơ, ước mơ về lòng nhân ái, về tình thương con người thành hiện thực trong cuộc sống của mình.
Vâng, những lời mộc mạc, đơn sơ và chân thành của lá thư như một thông điệp gửi đến trước hết các bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái hướng đến con người, hướng đến lòng nhân ái, biết trân trọng và yêu thương mọi người và đó cũng là lời kêu gọi mà Hội Đồng Giám mục Việt Nam ngỏ với từng gia đình Công giáo Việt Nam quan tâm và thực hiện trong năm “Giáo dục đức tin Kitô giáo” này.

teresaMK
17-03-2009, 01:17 PM
Noel 2007


Trở nên đạo sĩ và mục đồng để tìm Chúa
Ts. Lục Vĩnh Phố, OP.

Khi chiêm ngắm Hang đá Bê-lem, Có lẽ chúng ta thắc mắc rằng vì sao chỉ có các Mục Đồng, các Đạo Sĩ tìm gặp được Chúa mà không phải là các Thượng tế hay các Kỳ lão trong Đạo Do Thái, cũng không phải là các nhà luật sĩ hay các kinh sư, hay ngay cả vua Hêrôđê cũng tìm vị Vua Hài Nhi Giêsu không phải để đến thờ lạy mà tìm cách hủy diệt. Phải chăng có sự lạ lùng của cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa các Mục Đồng, các Đạo Sĩ với Đấng Cứu Thế ?
Trong đêm Chúa Giêsu Giáng Sinh, trong khi canh giữ chiên ở ngọn đồi Bê-lem, các mục đồng bỡ ngỡ vì vẻ đẹp và lời loan báo của Thiên Thần: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành của vua Đa-vít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa (Lc 2, 10-12).
Trong khi đó các Đạo Sĩ ở Phương Đông đã nghiên cứu bầu trời và thấy một ngôi sao lạ chiếu sáng cả một vùng trời. Các Đạo sĩ lên đường dõi theo ánh sao dẫn đường mà tìm đến Hang đá Bê-lem, nơi Hài Nhi Giêsu vừa chào đời.
Như thế, từ nơi máng cỏ chỉ có các Mục Đồng và các Đạo Sĩ tiến đến ngai vàng là một Hang đá đơn sơ, hôi hám, và trước mắt họ, Thiên Chúa chỉ là một Hài Nhi. Hai hạng khách tìm gặp Hài Nhi Giêsu và chỉ duy họ tìm gặp Ngài cho đến tận cùng thời gian, đó là các Mục Đồng và các Đạo Sĩ, những người đơn sơ và những người thông thái.
Các Mục Đồng là những người đơn sơ. Họ chẳng biết gì tới chính trị, văn chương, nghệ thuật. Họ chỉ biết hai điều quan trọng là Thiên Chúa ở trên họ và họ ở giữa đoàn chiên. Đêm hôm đó bầu trời rộng mở để loan báo Tin mừng. Thiên Thần cho biết Đấng họ nóng lòng chờ đợi vừa sinh ra trong Hang đá Bê-lem nhỏ bé. Họ đã tìm và gặp Đấng Chăn Chiên của ho.
Còn các Đạo Sĩ tìm gặp Đấng Cứu Thế, họ là những người thông thái. Họ không là những vua chúa. Họ không phải là những người nghiên cứu nông cạn mà là những bậc thầy hoàng vương, những nhà tinh thông về vũ trụ và họ đã khám phá ra một ngôi sao lạ. Đối với khoa học và tôn giáo họ được liệt vào hàng đầu trong nước của họ. Các vua chúa bàn hỏi với họ trước khi xuất chinh. Các nông dân hỏi ý kiến họ trước khi trồng tỉa. Hàng ngàn người đã thấy ngôi sao, nhưng sự uyên bác của ba Đạo Sĩ làm cho họ lên đường khám phá.
Chúa Giêsu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng thẳng. Ngài đã Giáng sinh trong Hang đá, nơi người ta phải cúi mình để đi vào. Đó là một cử chỉ khiêm nhường. Và các mục đồng đã đi qua con đường đó. Con đường tìm gặp Chúa Giêsu của các Mục Đồng ngắn hơn các nhà Đạo sĩ, vì họ tìm thấy sự khôn ngoan là chính Thiên Chúa mau hơn.
Thời nay cũng thế, đầy dẫy những triết gia, những nhà khoa học, những người vô thần theo thuyết bất khả tri... nhưng không ai trong họ đã nhìn thấy một thiên thần hay ánh sáng một ngôi sao. Dòng dõi của những Hê-rô-đê kiêu ngạo cho tới thời nay đã không tìm thấy Thiên Chúa vì họ muốn dùng lý trí để nắm bắt siêu việt. Họ quá phức tạp nên không hiểu lời xác quyết đơn sơ của các Mục Đồng, quá đầy kiến thức khoa học để lãnh hội chân lý do các Đạo Sĩ đem đến. Dòng dõi này che đậy tính kiêu ngạo và đi tới chỗ coi Giáo Hội là một thể chế đã lỗi thời cần loại bỏ.
Khi quan sát vũ trụ, chính nhà bác học Newton đã từng thốt lên : “Tôi thấy Thiên Chúa đi qua kính viễn vọng của tôi”. Đó là lời cảm phục trước Đấng Tạo Hóa vì những kỳ công huyền diệu của Thiên Chúa đã thên hiện trên vũ trụ này. Vì thế, đối với kẻ kiêu ngạo, tự phụ, ngôi sao chỉ là ngôi sao, nhưng đối với người thông thái đó là một dấu chỉ thời đại, một tác phẩm của Thiên Chúa. Thế nên các Đạo Sĩ đã bước theo ánh sáng của ngôi sao với bao gian lao, đầy mạo hiểm để tìm đến Đấng mà họ tôn thờ. Và họ đã đến được nơi họ cần tìm. Trong phẩm phục và tư thế quỳ trên nệm rơm, các Đạo Sĩ chiêm ngắm một trẻ sơ sinh chưa thể hỏi han hay đối đáp được điều gì. Nhưng đó chính là Đấng họ tìm. Cho nên họ tiến dâng Ngài tặng phẩm và tâm hồn để chứng tỏ sự thần phục của thế gian.
Như thế, điều kiện tiên quyết để gặp được Thiên Chúa, đó là lòng khiêm nhường, một điều kiện chung cho cả người đơn sơ lẫn người thông thái. Những tâm hồn đơn sơ như các Mục Đồng mới gặp được Thiên Chúa bởi họ ý thức mình không biết gì cả. Cũng thế, những người thông thái đích thực như các Đạo Sĩ gặp được Thiên Chúa bởi vì họ ý thức mình không biết gì cả. Bởi vì cả hai nhóm người này đều tin nhận rằng chính Đấng họ mà tìm gặp là Đấng Khôn Ngoan.
Trong thời đại của chúng ta đang sống hôm nay, thời đại mà con người vẫn không ngừng tự hào về những tiến bộ khoa học mình, thì Thiên Chúa vẫn không ngừng mời gọi cả nhân loại đến với Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Ngài vẫn không ngừng cho những ánh sao dẫn đường. Không phải là ánh sao trên trời cao mà là ánh sáng Ngài gieo vào lòng người. Mỗi người cần phải trung thành với ánh sáng đó, dấn bước trên hành trình đức tin đầy mạo hiểm của mình.
Tham dự lễ Chúa Hiển Linh nhắc nhở cho chúng ta rằng Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình cho thế giới qua các dấu chỉ tự nhiên của trời đất, của lịch sử, qua Thánh Kinh, qua Giáo Hội, qua các Bí Tích, qua cuộc sống hàng ngày. Để gặp Ngài, chúng ta cần có lòng khiêm nhường. Nhờ sự gặp gỡ này, mỗi người sẽ trở nên ánh sao dẫn lối cho nhiều người nhận biết và yêu mến Chúa. Và đó là hành trình của mỗi người Kitô hữu được mời gọi để lên đường tìm Đấng Khôn Ngoan đích thực của đời mình.

teresaMK
18-03-2009, 12:27 PM
Hãy Nhìn, Hãy Nghe và Hãy Tin

Chuyển ngữ : Giuse Mai Văn Tuyến op
(Theo tạp chí Word among us)

Chúng ta cảm nghiệm thế nào về Chúa Phục sinh hôm nay ?
Tin mừng theo thánh Gioan cho chúng ta biết một số chuyện chuyện đáng nhớ nhất trong biến cố phục sinh của Đức Giêsu, đặc biệt về việc Chúa chỗi dậy từ cõi chết đã tác động thế nào đến những người thân tín của Ngài : Ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna đến mồ và thấy mồ trống. Bà chạy đi báo cho Phêrô và Gioan, họ cùng chạy đến mồ. Rồi khi Phê rô và Gioan trở về nhà, Maria vẫn ở lại. Đức Giêsu hiện ra với bà và gọi tên bà. Tiếp đến Người hiện ra với các môn đệ, và cuối cùng hiện ra với Tôma (x. Ga 20, 1-29).
Phân tích kỹ lưỡng hơn những sự kiện trên, chúng ta có thể khám phá ra những kiểu mẫu đức tin lý thú và gợi hứng giúp chúng ta “tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa” (x. Ga 20, 31). Mời bạn cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những biến cố, nguyện xin Thánh Thần cho bạn được thấy sự kỳ diệu của niềm tin trong câu chuyện Phục sinh đã được tỏ bày cho chúng ta. Nguyện xin Thánh Thần giúp bạn có thêm đức tin.
Suy niệm về biến cố Phục Sinh
Vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna đến mồ để xức dầu thơm cho Chúa. Không hiểu bà có cách nào để đẩy phiến đá ra khỏi cửa mồ, hành động của bà nói lên bà yêu Chúa Giêsu dường bao. Và bà rất ngạc nhiên, cửa mồ đã được mở, nhưng không thấy xác Đức Giêsu đâu cả. Tưởng rằng ai đó đã di chuyển xác Thầy, bà vội về báo tin cho các tông đồ Phêrô và Gioan.
Hai vị Tông đồ liền bỏ lại mọi thứ và chạy tới mồ để xem chuyện gì đã xảy ra. Gioan tới trước, nhưng trong khi ông đứng ngoài để chờ Phêrô, ông nhìn vào thấy khăn liệm mà không thấy xác Chúa đâu. Ông Phêrô cũng tới, Gioan vào theo ông và cả hai nhìn thấy ngoài khăn liệm còn có cả khăn che đầu Đức Giêsu, khăn này cuộn lại và xếp riêng ra một chỗ.
Lúc này đây, dù không thấy Đức Giêsu sống lại, nhưng Gioan tin ngay tức khắc rằng lời hứa đã được thực hiện. Có thể Gioan không đếm xỉa đến kết luận của Maria Mađalêna rằng xác Đức Giêsu bị đánh cắp bởi vì ông nhìn thấy các khăn liệm xác nằm dưới đất. Có lẽ chính vì ông nhìn thấy chiếc khăn che đầu. Và có thể ông lập luận rằng, chẳng ai mang xác chết đi, mà không lấy vải liệm lót tay cho sạch sẽ. Bất kể với chứng cứ nào, ông đi đến kết luận đặt nền trên đức tin và dựa vào chính sự quan sát của mình.
Gioan chưa hiểu hết mọi điều vì : “trước đây, họ không hiểu rằng theo Kinh Thánh, Người phải chỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20,9). Như vậy, rõ ràng là Gioan đã biết kết hợp quan điểm đức tin với những sự kiện hiển nhiên trước mắt, để nâng cao đức tin lên tầm mức mới và sâu xa hơn.
Vậy chúng ta là những người chưa bao giờ nhìn thấy Chúa sống lại, học được gì nơi Gioan ? Trước hết, ta hãy noi gương Gioan. Ông chẳng nhìn thấy Chúa sống lại, nhưng ông đã tin. Ông tin bởi vào lời hứa của Đức Giêsu về sự phục sinh nay được thực hiện. Cũng thế, nếu chúng ta nhìn thấy các chứng cứ cách đây hai ngàn năm, chúng ta cũng tin tưởng chắc chắn vào lời hứa của Chúa với Giáo hội sẽ được thực hiện. Nếu chúng ta nhớ lại tất cả các phép lạ, tất cả những trải nghiệm thiêng liêng của các thánh, và tất cả những cuộc đối thoại với Đức Giêsu, trải qua suốt hai mươi thế kỷ qua, chúng ta cũng sẽ có một đức tin mạnh mẽ. Vì thế, nếu chúng ta dành thời gian như Gioan, để suy niệm về Đức Giêsu và lời hứa của Ngài, Chúa thánh Thần sẽ mạc khải cho chúng ta thấy Đức Kitô và đức tin của chúng ta sẽ mang một chiều kích mới và sâu xa hơn.
Hãy lắng nghe Đấng Phục sinh
Sự chiêm ngắm và suy gẫm cá nhân về sự phục sinh luôn dẫn dắt chúng ta đến với Đức Giêsu. Câu chuyện bà Maria Mađalêna gặp Đức Giêsu trong chốc lát, chỉ cho chúng ta một cách khác để gặp Chúa là hãy lắng nghe Người.
Trong khi Gioan và Phêrô trở về nhà, Maria ở lại mồ than khóc. Người Thầy yêu dấu của bà đã bị giết cách tàn nhẫn, và bây giờ xác Người đã bị lấy đi. Nhưng rồi, Maria quay lại và nhìn thấy Đức Giêsu. Ngay lúc đó, Maria không nhận ra vì còn hoài nghi. Bà vẫn nghĩ rằng, xác Người đã bị đánh cắp (Ga 20, 13-14). Nên khi Đức Giêsu hỏi : “Tại sao con khóc”, Maria đã đáp lại : "Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về." (Ga 20,15). Cuối cùng Đức Giêsu gọi tên bà, và bà đã nhận ra Người.
Cách Đức Giêsu hiện ra với Maria gợi cho ta nhớ về Giuse đã cải trang trước anh em ông (x. St 42). Nó cũng gợi cho ta nhớ đến hai môn đệ trên đường Emmaus đã không nhận ra Chúa (x. Lc 24). Những chuyện đó nói với chúng ta rằng, đôi khi chúng ta cảm thấy Đức Giêsu ở rất xa nhưng thực tế Ngài ở ngay bên chúng ta. Thỉnh thoảng Ngài muốn chia sẻ tình yêu Ngài cho ta, nhưng đức tin yếu kém đã ngăn cản chúng ta nhận ra Ngài. Maria không thể tin rằng Đức Giêsu sống lại dù bà đã thấy tấm khăn liệm, tấm khăn đã giúp cho Gioan tin.
Điều may mắn là mặc dù yếu tin, tình yêu của bà đã làm Đức Giêsu xúc động và tỏ lộ chính mình. Vào sáng ngày Phục sinh đầu tiên ấy, Đức Giêsu đã làm đức tin của Maria trở nên sâu xa, và Ngài đã truyền sức sống thiêng liêng cách bất ngờ cho mỗi người. Hết lần này đến lần khác, Kinh Thánh khích lệ chúng ta lắng nghe Đức Giêsu, hoặc mở lòng đón nhận mạc khải của Ngài trong tâm hồn (Ep 1, 17-19; 1Cr 2,9-10; 1Pr 1,13). Đức Giêsu muốn nói với ta rằng Người rất gần với chúng ta. Người muốn mạc khải chính mình cho mỗi chúng ta. Người muốn nói riêng tư và trực tiếp với chúng ta, những lời khôn ngoan, khích lệ, tình yêu và hạnh phúc.
Thánh Thần và Sự Phục Sinh
Khi nhận ra Đức Giêsu, đức tin của Maria trở nên mạnh mẽ, đến nỗi bà trở thành người đầu tiên loan báo tin mừng Phục sinh. Bà loan báo cho các tông đồ tin mừng phục sinh, dù họ xem ra có lúc như chưa tin vào bà. Lời loan báo của bà chỉ thực sự được đón nhận sau khi Đức Giêsu hiện ra với các tông đồ. Chỉ khi Người thổi hơi ban Thánh Thần trên họ và trao quyền cho họ đi xây dựng Hội thánh.
Điều đó cũng xảy ra với chúng ta ngày hôm nay : Thánh Thần muốn hành động trong thế giới khổ đau, khởi sự bằng tin mừng phục sinh. Ngài khởi sự bằng niềm tin của chúng ta vào Đức Giêsu là con đường duy nhất đem lại tự do, thoát ách tội lỗi. Bắt đầu với niềm tin rằng chúng ta có thể sống lại với Đức Giêsu và nhờ quyền năng của Người chúng ta sống đời sống mới. Bắt đầu với niềm tin Đức Giêsu muốn tìm mọi con chiên lạc, mang về nhà và Người trao trách nhiệm đó cho chúng ta.
Đấng Phục sinh và Giáo hội
Câu chuyện phục sinh có thể được giải thích thế nào nếu không có câu chuyện của Tôma ? Ở trên chúng ta đã nói rằng một trong những chân lý căn bản của đức tin vào biến cố phục sinh là lời tuyên tín của tất cả các tín hữu rằng Đức Giêsu là Chúa (Pl 2, 10-11). Đúng, mọi người đều đón nhận lời tuyên tín của Tôma, ông là người đầu tiên tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, là Thiên Chúa của ông. (Ga 20,28).
Vâng, Tôma đã đòi cho được bằng chứng rõ rệt rằng Đức Giêsu đã sống lại, và Chúa đã cho ông bằng chứng đó. Câu chuyện của Tôma chứng tỏ rằng chúng ta có một Thiên Chúa tình yêu, Đấng hiểu rõ sự khác biệt giữa đức tin yếu kém và sự kiêu căng vô tín. Tôma đơn giản là người yếu đức tin. Ông không thể tin Đức Giêsu đã sống lại, ngay cả khi những người bạn thân nhất nói với ông. Tất cả chúng ta, khi này khi khác cũng hành xử như Tôma. Nhưng Đức Giêsu biết đức tin yếu kém của chúng ta và người tuôn đổ tình thương xuống trên chúng ta.
Tôma phải cậy dựa vào lời chứng của các tông đồ khác, và ông thấy điều đó thật là khó. Dù ông ở với các vị suốt thời gian dài, vẫn có cái gì đó trong lòng khiến ông không tin vào họ. Đôi khi, đức tin chung của nhiệm thể Đức Kitô mạnh mẽ hơn đức tin yếu kém của cá nhân. Và đó là lúc chúng ta cần dựa vào niềm tin của cộng đoàn Giáo hội. Thực tế là, chúng ta cần đến nhau. Chúng ta giúp đỡ nhau, khuyến khích và hướng dẫn nhau đi đến đức tin sâu sắc hơn. Chúng ta không thể kiến tạo đức tin cho người khác nhưng chúng ta có thể chia sẻ những gì chúng ta biết và đã thấy. Đó là lời chứng của chúng ta về Chúa phục sinh cho ai đó cần nghe, ngay cả khi họ phản ứng lại như Tôma, bằng thái độ nghi ngờ, kém tin hoặc không tin.
Người đã Phục Sinh !
Nhiều người giống như Maria Mađalêna, Tôma và Gioan, có kinh nghiệm đặc biệt về Chúa Phục Sinh, và những trải nghiệm đó được kéo dài tới chúng ta ngày nay. Họ không thể mang chúng ta, đặt toàn thể con người chúng ta trong niềm hy vọng phục sinh. Nhưng họ có thể giúp chúng ta chiêm niệm Đức Giêsu, xin Người lời mạc khải và chọn người làm Chúa của ta.
Hiệp với tất cả những vị thánh vĩ đại ấy, chúng ta hãy cầu xin với Đức Giêsu Phục sinh, Đấng ban sức mạnh và chúc lành cho chúng ta, những người không thấy mà tin, để chúng ta có thể trao phó cuộc đời mình cho Ngài và cho sứ vụ truyền giáo của Hội thánh Ngài. Cầu mong mỗi người chúng ta dâng trọn cuộc đời cho Đấng Phục sinh, tới khi mọi đầu gối phải bái quỳ và mọi miệng lưỡi tuyên xưng rằng “Đức Giêsu là Chúa” (Pl 2,11)

(Theo tạp chí Word among us, tháng 4. 2007, từ trang 10-14)

teresaMK
18-03-2009, 12:29 PM
HÁT LÊN KHÚC TÂN CA
Đưa Thánh Vịnh Vào Cuộc Sống


Chuyển ngữ : Giuse Mai Văn Tuyến op
(Theo tạp chí Word among us)

Ngày nay, khi vào bất cứ hiệu sách nào, bạn sẽ thấy hàng này nối tiếp hàng kia các sách hướng dẫn tự học. Các tác giả cố gắng trình bày để bạn biết bạn là ai, bạn nghĩ gì và bạn sẽ ra sao. Một số sách khuyên cải tiến và điều chỉnh chế độ ăn uống. Số khác nói về cách quản lý và chi tiêu tài chính. Và số khác nữa nói về cách tìm bạn đời.
Những sách như thế đã trở nên rất phổ biến trong khoảng vài thập niên gần đây, nhưng bạn có biết chăng : có một cuốn sách cách đây hơn hai ngàn năm đã làm như thế ? Đó là sách các Thánh Vịnh. Theo thánh Athanasio, sách các Thánh Vịnh có thể dạy chúng ta biết về chính mình. Ngài viết : “Bạn nhận ra những chuyển động trong tâm hồn bạn, tất cả những thay đổi, những tiến bộ và thụt lùi, những thất bại và thành công” (Thư gửi Marcelinus).
Đó hoàn toàn là một nhận định đáng để ta tìm hiểu. Chúng ta cũng có thể dùng những Thánh Vịnh đó; chúng ta cũng cần nhìn lại mình nhờ các Thánh Vịnh với cái nhìn mới, Thánh Vịnh phản chiếu cuộc sống chúng ta và có thể giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống để trở nên thánh thiện hơn, yêu thương hơn và trong sáng hơn.

Lời ca của Israel xưa
Các Thánh Vịnh là một thể duy nhất trong toàn bộ Thánh Kinh. Nói rộng ra, cũng như bất cứ sách nào trong Thánh Kinh, sách Thánh Vịnh là lời kinh khắc ghi rõ ràng lịch sử Israel. Các nhà nghiên cứu Thánh Kinh tin rằng sách các Thánh Vịnh được hình thành trong khoảng thời gian gần một nghìn năm. Hơn nữa, nhiều Thánh Vịnh còn nói về các tổ phụ trong lịch sử Israel. Thí dụ: một số Thánh Vịnh diễn tả lại cuộc sống của tổ phụ Apraham, Isaac và Giacop. Một số khác ca tụng cuộc vượt qua Biển Đỏ dưới thời Môsê hoặc cuộc chinh phục đất Canaan dưới thời Giôsuê. Như bộ lạc Phi Châu ca hát kể lại những kỳ công vĩ đại của một bộ tộc anh hùng và chủ nghĩa anh hùng, các Thánh Vịnh cũng tường thuật lại những vinh quang của người Israel trong quá khứ, những người đã yêu, tìm kiếm và đi theo Chúa với tất cả tấm lòng.
Cũng trong lá thư đã nói ở trên, khi nói về Thánh Vịnh trong cuộc sống, thánh Athanasius cũng so sánh sách này với các sách khác trong bộ Thánh Kinh. Ngài viết : “Từng cuốn trong những sách này” như một mảnh vườn trồng một loại cây ăn trái đặc biệt; Ngược lại, sách Thánh Vịnh cũng như một mảnh vườn nằm cạnh những vườn cây ăn trái đặc biệt đó, nhưng lại là một chốn nghỉ ngơi. Nói cách khác, sách các Thánh Vịnh bao gồm toàn bộ Thánh Kinh như một đòi buộc và thôi thúc con cái Chúa dùng để ca ngợi Thiên Chúa.
Sách Thánh Vịnh đòi hỏi suy tư về điều chính yếu nào? Chúng ta nói đến Thánh Vịnh từ từ rất sớm : Thánh vịnh mời gọi dân Israel ca tụng Thiên Chúa trong mọi sự Ngài đã thực hiện ngay từ khi tạo thành vũ trụ. Thánh Vịnh cũng mời gọi ca tụng như một xác nhận sự tín thác vào Chúa (Tv 4, Tv 23, Tv 146), hy vọng vào Chúa (Tv 33, Tv 90), hoặc tạ ơn Chúa (Tv 18, Tv 118). Các Thánh Vịnh cao rao sự khôn ngoan của Thiên Chúa (Tv 37, Tv 119) và vẻ uy nghiêm của Chúa (Tv 8, Tv 29). Các Thánh Vịnh kêu gọi dân Israel suy nghĩ về vẻ huy hoàng của nhà Thiên Chúa (Tv 48, Tv 84, Tv 87) cũng như lịch sử của họ từ tạo dựng cho đến khi các Thánh Vịnh được hình thành (Tv 78, Tv 105, Tv 106). Các Thánh vịnh cũng ca tụng Thiên Chúa trong những hoàn cảnh bị thử thách và khó khăn (Tv 9, Tv 10, Tv 12).

Hát lên khúc tân ca
Trong khi các Thánh Vịnh tường thuật lại công trình Thiên Chúa đã thực hiện nơi lịch sử Israel, đồng thời cũng kêu mời mọi người hát lên “bài ca mới” để ca tụng Thiên Chúa (Tv 96, 98, 144). Con cái Chúa không chỉ hát về quá khứ; mà còn soạn ra những bài ca mới để nhìn về phía trước, về những điều Thiên Chúa sẽ thực hiện cho chúng ta trong tương lai. Nhờ Thánh Thần, dân Israel biết rằng Thiên Chúa không hoàn tất công việc trong thế giới, và họ mong mỏi thấy Ngài tiếp tục cứu chuộc nhân loại.
Một số Thánh Vịnh được viết trong khi dân Israel đang ổn định cuôc sống và tái thiết Đền Thờ sau Cuộc Lưu Đầy ở Babilon (147). Số khác được viết khi họ thấy tương lai của họ không được vinh quang như trong quá khứ - và họ tìm niềm hy vọng, tín thác vào Thiên Chúa (Tv 60). Tóm lại, Nếu chúng ta nhìn vào tất cả các Thánh Vịnh, ngay cả những thánh Vịnh diễn tả Israel than khóc trên một số chi tộc hoặc sự thụt lùi của một cá nhân, chúng ta cũng tìm thấy niềm hy vọng vào Thiên Chúa là một tình cảm của họ.
Điều đó không làm kinh ngạc sao ? Với Israel, vấn đề không phải ở những gì Thiên Chúa sẵn sàng thực hiện. Họ ý thức được điều tốt đẹp hơn đang đến với mình. Qua tất cả những thăng trầm lịch sử, họ bị thuyết phục bởi những việc Chúa làm cho họ, Ngài luôn tìm kiếm và mang mọi người đến với Ngài. Và đây là nơi Thánh Vịnh thực hiện như một trong những cầu nối tuyệt diệu nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chỉ khi Nước Thiên Chúa ngự trị trên toàn trái đất, trong Giáo hội, chúng ta có thể quay trở lại và nhìn thấy Đức Giêsu thực hiện những hy vọng đó - những hy vọng và ước mơ khác chứa đựng trong Thánh Vịnh.

Chúng ta có thể hát điều gì ?
Hơn nữa, chỉ như các bậc tiền bối đức tin, chúng ta làm nhiều hơn là nhìn về quá khứ. Chúng ta cũng hát một “bài ca mới” về những lời hứa Đức Giêsu đã thực hiện. Chúng ta có thể hát về ngày Người trở lại. Vào ngày đó, chúng ta sẽ được tiến vào Giêrusalem mới, nơi đó sẽ vượt xa những gì chúng ta vẫn tưởng tượng ra. Đó là nơi hạnh phúc, hòa bình, hiệp nhất và yêu thương. Tất cả những nghèo hèn, chiến tranh, bệnh tật và cả cái chết sẽ bị đánh bại, tất cả những lời hứa của Thiên Chúa cho những người thuộc về Ngài – Người Do Thái cũng như người Hy Lạp – sẽ hoàn toàn được thực hiện.
Một lần, Thánh Augustine đã nói hát là cầu nguyện hai lần. Phải chăng ngài đã học được kinh nghiệm đó khi cầu nguyện bằng Thánh Vịnh ? Phải chăng ngài đã đạt được cái nhìn thấu suốt nơi Đức Giêsu, nơi Giáo hội và trong chính tâm hồn ngài khi ngài hát những bài ca mới để chúc tụng Thiên Chúa?
Không chỉ thánh Augustine đã làm điều đó. Giống như ngài, có nhiều người khác, Công giáo và không Công giáo cũng có tình yêu đặc biệt đối với các Thánh vịnh. Như thánh Athanasius, thánh Abrôsiô, thánh Giêrônimô, thánh Tôma Aquinô, tất cả đều bày tỏ sự thích thú sâu xa khi nghiên cứu, cầu nguyện và hát Thánh Vịnh. Các nhạc sĩ như Johann Sebastian Bach, Charles Wesley và Fr. John Foley đã đưa các Thánh Vịnh vào tác phẩm của mình. Thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô, thánh ca bằng Thánh Vịnh, vẫn được đặt đặc biệt trong phụng vụ Giáo hội.

Tại sao các Thánh Vịnh lại có sức thu hút ?
Sức hút là gì ? Tại sao có nhiều người cảm hứng và xúc động bởi Thánh Vịnh ? Một lý do đơn giản là chúng ta vừa có linh hồn vừa có thể xác. Khi chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa, tâm hồn chúng ta sẽ thay đổi và chúng ta thường cảm hứng đáp lại bằng thân thể của mình. Chúng cũng cũng muốn cúi xuống trong yêu mến. Chúng ta cũng muốn hát trong hân hoan. Ngay cả chúng ta cũng muốn nhảy múa như Đavit đã làm (2Sm 6,11-15). Tương tự như thế, khi chúng ta hát hay múa nhảy để cầu nguyện, những hành động đó có thể giúp làm thay đổi trong linh hồn và mang chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn.
Tại sao chúng ta cố gắng hát và nhảy như vậy ? Tại sao chúng ta phải tìm kiếm sự hiện diện của Chúa ở mọi nơi ? Tương tự như lý do Israel xưa đã làm: nhờ thế, chúng ta có thể cảm nghiệm sự thánh thiện, vẻ đẹp và quyền năng của Thiên Chúa. Nhờ hát Thánh Vịnh, chúng ta thêm khát khao và cảm nghiệm được lòng nhân từ, sự kiên nhẫn và khôn ngoan của Thiên Chúa. Điều đó thúc ép chúng ta tìm kiếm sự sống trong linh hồn và thân xác chúng ta, trong suy nghĩ, cầu nguyện, cái nhìn và hành động của chúng ta. Bởi vì Thánh vịnh chứa đựng tất cả trong quá khứ. Chúng ta có thể tìm nơi Thánh Vịnh sự hướng dẫn và khích lệ tốt, chúng ta cần vì chúng ta đi qua hân hoan và khó khăn, chiến thắng và thất bại trong cuộc sống tuyệt vời đó nhưng thế giới còn dở dang. Thánh Vịnh có thể giúp chúng ta khi chúng ta bày tỏ những nhu cầu của ta với Chúa, cầu xin lòng nhân từ của Chúa, hân hoan trong tình yêu của Người, kêu khóc về những mất mát của ta và tìm kiếm sự che chở nhờ tình yêu và quyền năng của Người trong cuộc sống. Thánh Vịnh cũng có thể thôi thúc, an ủi và khích lệ chúng ta. Thánh Vịnh có thể giúp ta tin rằng Thiên Chúa quyền năng biết rõ về chúng ta, gần gũi, yêu thương sâu xa và hoàn toàn tận tụy với chúng ta. Khi chúng ta đọc và cầu nguyện với Thánh vịnh, Thiên Chúa muốn chúng ta đi theo để hướng dẫn những người khác và hát ca tụng Ngài một bài ca mới, một bài ca kính sợ, một bài ca yêu thương, một bài ca vui mừng và một bài ca tạ ơn.

teresaMK
18-04-2009, 12:45 PM
TIẾNG CHUÔNG MÙA XUÂN
Phaolô Nguyễn Văn Quý op

Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người chúng ta chắn hẳn đã nghe nhiều tiếng chuông. Nào là tiếng chuông cửa, chuông điện thoại, chuông đồng hồ reo…
Với tôi, có hai tiếng chuông đánh động lòng mình: Tiếng chuông nhà thờ và tiếng chuông nhà Dòng.
Với các bạn, không biết tiếng chuông nhà thờ có những kỷ niệm gì, mang những ý nghĩa gì ? Nhưng với tôi, tiếng chuông nhà thờ là cả một sự thánh thiêng, đã ăn vào máu thịt tôi từ thủa còn tấm bé.
Tiếng chuông nhà thờ gợi cho tôi nhớ lại những tháng ngày sống trong một xứ đạo bình yên, với nhịp sống đều đặn của một vùng quê nông nghiệp. Tiếng chuông nhà thờ ngày ngày dẫn tôi đến với Chúa cùng với với ba mẹ, với anh chị, với bạn bè làng xóm thân thương. Tiếng chuông nhà thờ gợi lại ngày lễ hội chầu lượt đông vui, những kỳ thi sát hạch giáo lý, hay đón chào cha mới hoặc tiển đưa một người từ giã cõi đời. Bởi thế, khi rời giáo xứ đi học, dù đến nơi xa lạ, nhưng khi nhe được tiếng chuông nhà thờ, tôi thấy nơi ấy gần gũi và đầm ấm biết bao.
Vào nhà dòng, tôi lại làm quen với một tiếng chuông mới: Tiếng chuông nhà Dòng. Tiếng chuông nhà Dòng mới, vì nó không lớn, không ngân vang như tiếng chuông nhà thờ. Hơn nữa, chuông nhà Dòng mỗi ngày lại có 7 đến 8 lượt chuông. Nào là chuông lễ, chuông nguyện, chuông học, chuông chơi, chuông cơm… Mới đi tu nghe tiếng chuông thì giật cả mình và lấy làm bực bội, vì nó cắt đứt đi những việc mình đang làm dở giang. Hồi mới vào nhà Dòng, tôi thấy có anh em đã bỏ về không tu nữa do không chịu được tiếng chuông ấy. Lúc đầu, tiếng chuông nhà Dòng cũng gây cho tôi nhiều khó chịu, nhưng lâu ngày thì tiếng chuông nhà Dòng cũng trở nên quen thuộc, gần gũi và linh thiêng không kém tiếng chuông nhà thờ, bởi tiếng chuông gắn liền với một nếp sống. Ấy vậy, mà các cha giáo thường bảo với anh em: tiếng chuông là tiếng Chúa gọi.
Sống trong nhà Dòng, anh em nào cũng đã kinh qua những tháng ngày trực chuông, và cố gắng tập đánh chuông sao cho tiếng chuông nghe thật có hồn. Cái vất vả của người trực chuông là phải tỉnh thức, phải thức dậy đúng giờ, để tiếng chuông được gõ đúng lúc và nhịp sống tu viện được trở nên nhịp nhàng, đều đặn.
Từ tiếng chuông gõ nhịp, tôi hướng về tiếng chuông của mỗi một Mùa Xuân.
Dẫu rằng tiếng chuông Mùa Xuân không lời, không tiếng, không âm, nhưng bạn và tôi hằng năm đều nghe tiếng chuông của Mùa Xuân gõ nhịp.
Tiếng chuông Mùa Xuân báo hiệu một năm cũ đã dứt và một năm mới lại về. Tiếng chuông báo hiệu mùa đông rét buốt đã qua và mùa xuân ấm áp lại đến với ngàn hoa đua nở và tiếng chim hót rộn trời. Tiếng chuông báo hiệu chấm dứt những buồn thảm của những cây khô trụi lá và hứa hẹn một sự tươi mới, một sức sống mới với những mầm cây đâm chồi nẩy lộc.
Tiếng chuông Mùa Xuân là lời vô thanh. Nhìn kỹ, ta thấy thực tại của Mùa Xuân là “tiếng chuông báo giờ”. Giờ của em bé được lớn thêm một tuổi. Giờ của cụ già đã già đi một năm. Bởi đó, trong cái tươi mới của Mùa Xuân ta thấy có điều chi nghiệt ngã. Do vậy, mà các cô gái được xem là biểu tượng của Mùa Xuân lại chẳng mong Mùa Xuân đến, bởi vì dẫu Mùa Xuân có đẹp, nhưng cái đẹp của Mùa Xuân lại cướp mất cái đẹp của mình.
Nhưng qui luật của cuộc đời là vậy. Dẫu cho con người có thích hay không thì Mùa Xuân cứ đến, vì Mùa Xuân phải làm nhiệm vụ của “tiếng chuông báo Giờ”. Hay nói đúng hơn và hướng nhìn xa hơn một tí, chúng ta thấy mỗi một Mùa Xuân đến, thực chất đang báo cho chúng ta biết chúng ta đang đi về đâu. Bởi thế, triết gia Heidegger đã nói một cách thảm thương rằng : “con người ta sinh ra để chết” – một thực tại đời người không ai tránh khỏi.
Có phải thế không mà cứ mỗi Mùa Xuân về, con người khôn ngoan lại gẫm những sự gì đã qua để rút ra bài học mà sống xứng hơn cho năm tới ! Nếu như mỗi người chúng ta luôn thầm nghĩ, đêm nay chúng ta nằm xuống ngủ và ngày mai chúng ta không còn thức dậy nữa, thì có lẽ cuộc đời này chúng ta sẽ sống tốt hơn đối với Chúa, đối với mọi người và đối với chính bản thân ta, ta sẽ sống một cách thiết tha hơn với cuộc đời ta đang sống.
Ông Quý Hạnh, 65 tuổi, ở Rạch Giá, bị bệnh ung thư phổi, nằm ở bệnh viện ung bướu TP. HCM, khi biết mình sắp phải đón nhận cái chết đã nói rằng: “Thời gian bệnh là lúc để nhìn lại toàn bộ con người của mình, có những việc mình làm tốt và cảm thấy hài lòng. Có những việc mình làm hại đến anh em, nhưng chỉ qua những năm tháng dài trên giường bệnh, mình mới nhận ra rõ những sai trái”
Và ông nói tiếp : “Nếu tôi không bệnh, tôi không thể có được tình yêu đích thực như hiện nay. Hạnh phúc này không chỉ riêng tôi đâu, nơi lầu ba bệnh viện này, tôi thấy thực sự là sân ga tình yêu. Ở nơi đây, người với người đã dành trọn tình yêu thương cho nhau, họ đã bán đi tất cả sản nghiệp để được ở cạnh nhau thêm một tháng, một tuần, hay chỉ một ngày” (Phạm Thị Oanh, Nhưng người bệnh ung thư đi tìm cuộc sống, nxb Trẻ, 1998, Tr. 63-65.)
Vâng, tiếng gõ nhịp Mùa Xuân xem ra có phần nghiệt ngã nhưng lại đẹp. Nó đẹp không những bởi thực tại tươi mới của Mùa Xuân, nhưng còn hơn thế nữa là nó nhắn nhủ cho ta một lý tưởng, một ý nghĩa sống trong cuộc đời.
Tiếng gõ nhịp Mùa Xuân nhắc nhở ta về cái chết. Nhưng cái chết lại gợi mở ra một hướng sống mới. Chính cái chết làm nên trọn vẹn tính của hiện thể người. Cái chết gợi mở một tương lại và làm nên nét đẹp của hiện tại. Khi con ngươi suy tư về cái chết, chính là lúc con người biết sống là người hơn. Có lẽ giây phút đáng sợ nhất và cũng là đẹp đẽ nhất là khi ta sắp đón nhận tử thần. Bởi đây là giây phút ta sống chân thành nhất, khao khát cái tốt đẹp nhất, yêu thương nhất trong cuộc đời. Lúc này, những gì ta làm đẹp cho cuộc đời có thể chỉ là điều ước mong, một lời chúc, một lời trăn trối, nhưng đây lại là giây phút đáng yêu, là giây phút con người sống đúng với hiện tính của mình. Do vậy, các nhà hiền triết khuyên chúng ta hãy luôn nhớ rằng, không biết ta sẽ chết lúc nào, thần chết có thể đến với chúng ta ngay bây giờ, hoặc lát nữa đây, và giây phút còn lại này là sống trọn cho con người những gì tốt nhất có thể.
Bởi đó, Mùa Xuân về là một dịp cho ta nhìn lại chặng đường đã qua. Những gì ta làm được cần phát huy, những gì ta chưa làm được cần cố gắng hơn để hoàn trọn. Để rồi lúc ta nhắm mắt ra đi, như là một dấu chấm câu làm cho câu văn được thành toàn và tròn đầy ý nghĩa. Chính lúc này đây, cái chết của ta trở thành Một Mùa Xuân Mới, bừng nở những ngàn hương hoa, tan hoà trong Mùa Xuân Vĩnh Cữu của Thiên Chúa.
Ồ bạn ạ ! Giờ đây, Tiếng chuông nhà thờ và tiếng chuông nhà Dòng chúng tôi đang đổ. Hai tiếng chuông ấy lại nhắc cho tôi về tiếng chuông của Mùa Xuân gõ nhịp.
Ước mong rằng, cứ mỗi độ Xuân về, Tiếng chuông vô thanh của Mùa Xuân gõ nhịp, lại làm đẹp hơn cho cuộc đời của bạn và tôi.

teresaMK
18-04-2009, 12:46 PM
Chào mừng năm giáo dục Kitô giáo 2008



HÃY DÀNH MỘT CHỖ CHO GIÊSU
Phao lô Nguyễn Văn Quý, OP.


Thế giới hiện đại ngày hôm nay dường như đẩy con người vào một guồng máy vội vã. Câu nói đùa của một số năm về trước giờ đây đã thành hiện thực của lối sống con người hôm nay : Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm đêm không hết, làm thêm giờ nghỉ. Ai ở thành phố Hồ chí Minh, thì chỉ cần bước chân ra đường cũng cảm nhận được cuộc sống con người hối hả. Những giờ cao điểm, đoàn xe, đoàn người hối thúc nhau chạy về một nẽo đường, một ngõ nghách nào đó. Nhiều lúc không nghĩ đến kẻ ở bên mình, nên người ta luồn lách, chen lấn nhau, thậm chí từng nữa bánh xe.
Cứ tưởng con người sống trong thời đại văn minh sẽ được sung sướng, hạnh phúc, nào ngờ quá vất vả và khốn khổ. Con người lúc này cần phải ăn tranh thủ, ngủ cấp tốc, làm thật gấp, xài tới tấp… rồi chết.
Nếu như con người chăm chỉ, chí thú làm ăn là điều đáng khen. Nhưng nếu con người quá mải mê vào công việc và không còn có một chút thời gian dành cho đời sống nội tâm, đời sống tâm linh thì thật khốn khổ dường nào.
Con người có xác có hồn. Xác cần tẩm bổ, săn sóc thì tâm hồn con người càng cần chăm sóc gấp bội. Ngày xưa người ta thường nói : Tinh thần sáng suốt trong một thể xác khoẻ mạnh, nhưng ngày hôm nay câu nói ấy có lẽ phải đảo ngược lại : Thân xác được mạnh khoẻ trong một tinh thần minh mẫn. Bởi đó, việc dành thời gian chăm chút cho tâm hồn thật cần thiết biết bao. Theo triết gia Emmanuel Kant (1724-1804) cho rằng, con người ta thật sự là người không hẳn ở việc “làm ra” (làm ra sản phẩm) mà phải là “làm người”, tức sống cho ra người. Khi làm người, chúng ta biết làm chủ những sản phẩm do ta làm ra, biết sử dụng chúng đúng mục đích đem lại hữu ích nhất và ý nghĩa nhất cho con người. Bằng không chúng ta chỉ biết làm ra những sản phẩm, rồi nô lệ cho những sản phẩm ấy, bằng việc cố lo hưởng thụ như tính chất bù trừ, lúc đó chúng ta trở thành con vật không hồn. Lúc này ta chỉ biết : Cố làm- cố ăn- rồi chết.
Noel về, hãy dành một nơi cho Chúa ngự
Mùa Noel lại về, người ta lại đua nhau đi mua sắm đồ mới. Noel lại một dịp cho người ta buôn bán kinh doanh.
Vào những ngày Noel, ta lại thấy “bầu không khí của lễ hội”. Trên những chiếc xe đời mới đắt tiền, các anh chị lại quần là áo lượt đủ sắc màu dạo phố. Các bài thánh ca Giáng Sinh cũng được các nhà hàng, quá xá mở lên. Những cây thông Noel, hay hang đá ngày hôm nay không chỉ hiện diện nơi các nhà thờ mà còn nơi các đường xá, các rạp hát, các nhà hàng, các công ty hay những nơi công cộng. Nhưng trong bầu không khí giáng sinh “mang tính chất đầy lễ hội ấy” thử hỏi, biết bao con người đã cảm nếm được Hài Nhi Giêsu trong hang đá đơn hèn. Rồi mùa Noel lại cũng đi qua như bao nhiêu mùa Noel khác, nhưng thử hỏi còn có gì đọng lại trong tâm hồn mỗi người! Một tâm hồn Trống rỗng, hay tràn ngập niệm vui vì đã nhận ra một ánh sao nào soi rọi.
Noel về lại là một dịp Thiên Chúa “Đi ngang qua” mỗi người chúng ta, nhưng lòng chúng ta còn dành một chổ trống nào cho Hai Nhi Giêsu ngự đến. Thử nhìn lại lòng mình, có phải chúng ta chất chứa qúa nỗi lo toan, quá bận bịu biết bao công việc… Lòng chúng ta như nhà trọ không còn chổ trống và Hài Nhi đi qua không tìm được nơi trú ngụ phải ra cánh đồng hoang vắng tìm chổ cho mình.
Ngày xưa, Thiên Chúa ngang qua nhà ông bà Ápraham, ông bà mời thiên Chúa ghé thăm, Thiên Chúa đã ở lại và chúc phúc cho cho ông bà có người con nối dõi. Dân tộc Itraen cũng được Thiên Chúa đi ngang qua khi họ kêu cầu Người và Thiên Chúa đã giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Cuộc đời Đức Trinh Nữ Maria cũng được Thiên Chúa đi ngang qua, Mẹ đã đón nhận và vâng phục thánh ý Người. Thiên Chúa đã thực hiện trên cuộc đời của Mẹ những điều kì diệu lớn lao.
Noel về, Thiên Chúa đang đi ngang qua cuộc đời bạn và tôi. Bạn và tôi có mở rộng lòng ra, niềm nở đón tiếp Ngài. Hay Ngài lại phải ra đi vì không tìm thấy một chỗ trọ.

Phao lô Nguyễn Văn Quý, OP

teresaMK
18-04-2009, 12:47 PM
HÃY NẾM THỬ
VÀ HÃY NHÌN XEM ...
Đaminh Đinh Viết Tiên op


“Anh chị em hãy tôn thờ Chúa Giêsu nơi lòng anh chị em, luôn luôn sẵn sàng để minh chứng cho bất cứ ái hỏi anh chị em về niềm hy vọng của anh chị em” (1 Pr 3,15). Phải chăng đây là lúc cần minh chứng cho các chị niềm hy vọng về Chúa Giêsu, Đấng chúng ta tôn thờ ? Có nhiều cách minh chứng, ở đây chia sẻ cảm nghiệm, một cảm nghiệm đã giúp Tôi sống đời tận hiến, và hy vọng cũng là của các bạn.
Trong sách Đại Học có ghi lời của Đức Khổng Tử: “Tri chỉ, nhi hậu hữu đỉnh: định nhi hậu năng tĩnh: tĩnh nhi hậu năng an: an nhi hậu năng lư; lự nhi hậu năng đắc” (11,2). Nghĩa là: “Biết dừng đúng chỗ mới định được tâm: có định tâm mới có thể bình tĩnh; có bình tĩnh mới có bình an; có bình an mới có thể lo toan; có lo toan mới có thể làm việc được”
Chúa Giêsu mời gọi con người dừng lại nơi Ngài. Ai biết dừng lại nơi Ngài, Ngài sẽ thánh hoá con người họ trở thành con Thiên Chúa (Ga 1,12), ban cho con người được nghỉ ngơi, bồi dưỡng (Mt 11,28-30), được bảo tồn, phát triển (Ga 10,10), được an bình (Ep 2,17). Đó là nền tảng giúp tinh thần con người an tĩnh và sáng suốt, để toan tính lo liệu cho tốt công việc thường ngày.
Vâng, Chúa Giêsu trở thành điểm dừng thiết yếu cho con Người cần phải dừng lại nơi Chúa Giêsu, để lấy sức vươn lên Chúa Cha mà không qua Chúa Giêsu (Ga 14,6). Nói cách khác, con người chọn Chúa Giêsu làm hồn sống của mình, hay nói đúng hơn, con người được Chúa Giêsu chọn làm Thánh Điện của Ngài vì Ngài là Emmanuel (Mt 1,23). Con người được vinh dự có Đức Kitô sống cùng (Gl 2,20).
Vinh dự đã có, nhưng con người lại cảm thấy xa vời hoặc đang bận chen chân giữa cuộc đời. Mặc dầu vậy, Chúa Giêsu vẫn mời gọi con người cảm mến hạnh phúc này. Để cảm mến hạnh phúc này, cần diễn tiến qua ba giai đoạn:

1. Môi trường thanh vắng và tâm hồn an tĩnh
Có lẽ nhiều người đã có kinh nghiệm và lại dễ dàng chấp nhận rằng, trong thanh vắng an tĩnh, con người dễ tìm được việc nghỉ ngơi cho bộ óc cũng như cho tâm hồn, nhất là tâm hồn được thanh thoát để chỉ còn đương sự và Thiên Chúa (Os 2,16). Môi trường thanh vắng thật là lý tưởng. Nhưng cần hơn phải có tâm hồn an tĩn, nhờ đó, con người rút sâu vào thâm cung cõi lòng, để tìm gặp Chúa, ngõ hầu sức bật càng mạnh hơn, bung xa hơn và vươn cao hơn.
An tĩnh nội tâm, đòi bản thân cách ly thụ tạo, nhiều khi phải cách ly ngay cả những kỷ niệm thân thương êm đẹp nhất và tưởng chừng như nhỏ nhất không đáng kể. Một luân khúc của cuộc đời diễn ra: Có an tĩnh nội tâm, mới có thể được bình tĩnh, có bình tĩnh, tâm hồn mới có bình an, có bình an mới dám sống trong thanh vắng an tĩnh.
Chúa Giêsu biết rõ giá trị và tầm quan trọng của “an tĩnh”, nên trong đời hoạt động công khai – Tin Mừng ghi lại nhiều lần – Ngài thường tìm vào nơi vắng vẻ cô tịnh. Chúa Giêsu cũng không giấu điều này, một dịp các môn đệ đi giảng dạy về, Ngài nói các Môn Đệ: “Các con nên tìm vào nơi cô tịnh để nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31). Phải chăng vì trong cô tịnh, tâm hồn an tĩnh, con người dễ thấy mình hơn, ở đó, con người dễ hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa, để nghe tiếng Ngài dễ hơn, dù là có thể nhận ra tiếng Chúa phán dạy trong bất cứ dấu chỉ nào của thời đại. (Và có lẽ trong cô tịnh, tâm hồn an tĩnh, con người khám phá ra dấu chỉ thời đại giữa đời thường).
Cô tịnh để có an tĩnh, đó là bầu khí thuận lợi của một người với người, nhất là của tình yêu thương. Trong an tĩnh, lòng bên lòng mà không bị quậy phá: Đích thực là chốn thâm sâu của tâm hồn (Intinior meo), một chỗ lý tưởng cho tình yêu thương gặp gỡ, và hơn thế nữa, đó là nơi con người gặp Thiên Chúa, như cảm nghiệm của Thánh Bernard De Claivaux tưởng tượng qua câu chuyện giữa Chúa Giêsu và Thánh Nữ Madeleine: “Sao con khóc, con tìm ai? Con đang có trong lòng Đấng mà con đang tìm bên ngoài. Con đã đứng ngoài mộ để khóc. Tâm hồn con lại là mộ của Ta. Ở trong đó, Ta không chết nhưng Ta vẫn sống an vui. Con đã có Ta trong con mà con lại không biết, nên con đã đi tìm Ta bên ngoài. Ai tìm Ta, phải vào trong nội tâm người” (Trích bài giảng số 15 về Lễ Phục Sinh).
Môi trường thanh vắng cô tịch, là phương tiện giúp tâm hồn an tĩnh, nhờ đó con người cảm nhận được Chúa đang hiện diện trong con người, Chúa đang là hồn sống của con người, và Chúa đang làm cho con người bao kỳ công tuyệt diệu trong đời thường của con người.

2. Hiền lành và khiêm nhu
Trong an tĩnh, con người dễ nhận ra mình, vâng, con người sẽ nhận ra Chúa là Đấng Chí Thánh Chí Tôn, còn con người cũng sẽ khám phá ra mình chỉ là phàm nhân tục lụy. Biết được như vậy vẫn chưa đủ, còn phải chấp nhận và sống cái biết đó nữa mới có ích lợi cho con người (Thánh Phanxicô Salesiô).
Làm sao để chấp nhận và sống cái biết đó? Tác giả thư Do Thái chỉ cho con người biết kinh nghiệm của Chúa Giêsu thế này.
“Chúa Giêsu dẫu là con Thiên Chúa. Ngài đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, và khi chính bản thân đã tới mức thực toàn, Ngài trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai từng phục Ngài” (Dt 5,89).
Điểm nổi bật cần lưu ý ở đây là động tác “học” của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã có kinh nghiệm về học tập, nên Ngài mới gọi con người dương thế đến học với Ngài, điều con người không biết cần tìm học cho biết.
Điều kiện để việc học có kết quả khả quan là học nơi Chúa Giêsu đức tính hiền lành và khiêm nhu. Con người muốn học, nghĩa là muốn giải thoát mình khỏi điều u mê tăm tối, cần có thái độ hiền lành và khiêm nhu như trẻ em. Đó là phương thế để đón nhận mặc khải của Thiên Chúa (Mt 11,25). Nhận ra được chân lý là chính Chúa (Ga 14,6) và Chân Lý này sẽ giải thoát con người khỏi sai lạc bất hạnh (Ga 8,32).
Cái thùng, đáy càng sâu chứa càng nhiều. Con người hiền lành và khiêm nhu cũng thế. Tuy nhiên, con người cần có lý trí tinh thần nên không phải hoàn toàn thụ nhận cách vô ý thức như cái thùng chứa đồ. Học với Thầy Giêsu, con người không sợ sai lầm, không sợ phải tiếp thu dư thừa, nên càng hiền lành khiêm nhu bao nhiêu, càng tiếp thu được phong phú bấy nhiêu.
Tầm nhìn của môn sinh có nhiều khiếm khuyết và thiển cận, nên cũng có lúc không thể hiểu ra ý muốn của Lời Thầy Giêsu dạy. Đức Maria luôn thưa tiếng “Xin Vâng”, cuộc đời của Mẹ là chuỗi tiếng xin vâng, đâu phải Mẹ thấu hiểu tất cả, nhưng vì Mẹ hiền lành, khiêm nhu và phó thác cho Chúa. Con người theo gương đó, vẫn một lòng hiền lành, khiêm nhu và phó thác cho Chúa, rồi cũng sẽ cảm nghiệm được lời Thầy Giêsu dạy.
Và, học bằng phương thế hiền lành và khiêm nhu, đó là tinh thần của một Anawin (Người nghèo của Thiên Chúa). Chúa sẽ ban phúc lành cho con người và con người trở nên hạnh phúc cho nhau.

3. Sở kỷ dục, tất thi ư nhân
Điều mình muốn, cũng làm cho kẻ khác (x. Lc 6,31). Trong thanh vắng an tĩnh, người môn sinh của Thầy Giêsu đang hiền lành và khiêm nhu thụ giáo. Con người thụ giáo với Thầy Giêsu điều gì ?
Điều con người đang thụ giáo cùng Thầy Giêsu, mượn lời Thánh Gioan để nói: “Chúa Giêsu là Đấng đã ban cho con người bản thân Ngài; phần ta, ta cũng làm như thế cho anh chị em mình” (1 Ga 3,15). Như vậy, tính quảng đại, vị tha, sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác mà Thầy Giêsu đã thực hiện, chính là điều con người đã thụ giáo. Và tính quảng đại, vị tha hy sinh cho kẻ khác, đó là thứ tình yêu thương cao qúy nhất (x. Ga 15,13).
Con người nhận “bản thân” của Thầy Giêsu, đó là nhận chính tình yêu thuơng của Ngài dành cho con người. Mà “yêu” và “được yêu” lại là nhu cầu khẩn thiết của con người, là bản tính của con người. Bởi đó, con người cũng muốn chia sẻ bản thân mình cho người khác, là chia sẻ chính tình yêu thương mình đã nhận được nơi Thầy Giêsu. Con người nào làm như thế, đó mới thực sự là môn sinh của Thầy Giêsu. Vì đó là niên hiệu để người đời nhận ra ai là môn sinh. (x. Ga 13,35)
Chúa Giêsu đã không diễn tả tình yêu thương chỉ bằng lời nói trên đầu môi chót lưỡi, nhưng Ngài đã dùng chính sinh mạng của Ngài để minh chứng. Đó không chỉ là lý do siêu nhiên mà còn là lý do thiên nhiên, vì Chúa Giêsu là một con người rất là người. Quy luật tâm lý con người cho thấy trong tình yêu thương, xảy ra ba tín hiệu làm thành ba chặng đường nhưng liên kết lại thành một.
- Yêu thương thì muốn hướng về nhau ? (Vì cần hiện diện bên nhau).
- Hiến tặng cho nhau kỷ vật (Tùy theo mức độ tình yêu thương để tặng cho nhau từ món quà đơn sơ đến qúy báu).
- Để được kết hiệp với nhau làm một. Thông chia hạnh phúc cho nhau.
Chính vì quy luật này, tâm tình yêu thương được biểu lộ ra bằng hành động. Nên điều mình muốn mình cũng làm cho người khác với nhiều hình thức đầy sáng tạo, hết lòng yêu chiều nhau mà vẫn tôn trọng cá tính của nhau, vì:
Đâu có ai tẻ nhạt ở trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu
(E.Eptusenco)
Nhờ đó, bản sắc riêng vẫn đuợc phát triển và tinh thần phục vụ vẫn luôn đề cao, để tình yêu thương luôn luôn triển nở, vì “Mức độ yêu thương là thương yêu không mức độ” (Thánh Benard De Claivaux)
Các thi sĩ thường có kiểu nói: “Đời người không có tình yêu thương, như bầu trời không có ánh nắng, như mùa xuân không có tiếng chim ca, như mặt hồ thiếu làn sóng gợn, như cảnh vật không màu xanh lá, như lá vườn thiếu làn gió nhẹ…”. Vâng, tình yêu thương rất cần cho con người, nên con người có yêu thương mới làm cho nhau hạnh phúc, mới tôn trọng nhau và vui tươi sống bên nhau.
Và như thế, con người phải dành cho Chúa Giêsu một chỗ đứng trân trọng nhất trong đời người : Chúa Giêsu phải là hồn sống của mình, đời người phải quy về đó, dừng lại ở đó, và từ đó vươn ra./.