PDA

View Full Version : Nhạc sỹ Nguyễn Bách



giusehien
19-03-2009, 12:59 AM
Nhạc sỹ Nguyễn Bách


http://i287.photobucket.com/albums/ll133/onggiakeu/NguyenBach-Conductor_2.jpg


Sinh ngày 23/12/1957 tại Saigon, trong một gia đình sư phạm. Cha ông còn là một nghệ sĩ piano nghiệp dư, yêu thích âm nhạc cổ điển Tây Âu.

- Những người quen thường gọi ông là “Bach”, và ông đùa lại là “không có liên hệ gì với Johann Sebastian Bach” cả. Thật ra, tên ông là Nguyễn Bach (không dấu sắc), được đặt do tình yêu của cha ông dành cho nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức.

- Bắt đầu học nhạc từ năm 11 tuổi khi vào học lớp sixème (chương trình Pháp, tức lớp đệ Lục thời cũ) trong trường Dòng Lasalle Mossard tại Thủ Đức. Năm 1974, là người chơi đàn keyboard của một ban nhạc trẻ trong chương trình Đại Hội Nhạc Trẻ Sàigòn kéo dài trong 3 ngày, được tổ chức tại khuôn viên trường Lasalle Taberd, Sàigòn. Cũng trong năm này, ông tốt nghiệp Tú Tài Toàn phần Ban Toán với hạng Ưu. Không theo đuổi tiếp nghề nghiệp âm nhạc, ông lại trở thành sinh viên ngành Dầu hỏa, đồng thời là Chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên của đại học Lasalle.

- Sau ngày 30/4/1075, ông được chuyển về Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, chuyên ngành Ô-tô. Bên cạnh đó học thêm về đạo diễn kịch nói trong 2 năm và tốt nghiệp với hạng xuất sắc.

- Từ năm 1981, ông theo học về Hòa Âm, Đối Âm và Phối Dàn nhạc với Linh mục nhạc sư Tiến Dũng (tốt nghiệp Tiến sĩ Âm nhạc ở Nhạc viện Sancta Cecilia ở Roma, Ý, chuyên ngành Sáng tác) tại trường Suối Nhạc (trường nhạc chuyên nghiệp tư nhân có từ năm 1968 tại Sài Gòn, chứ không phải trường Suối Nhạc hiện nay) và tốt nghiệp về Sư Phạm Âm Nhạc vào năm 1988. Cũng trong những năm này ông học thêm về chỉ huy với nhạc trưởng Trần văn Huyến (tốt nghiệp tại nhạc viện Boston, còn có nghệ danh Hoàng Lý, Phạm Hoàng Anh hiện nay đang định cư tại Hoa Ky)ø. Ngoài ra ông còn theo học trong thời gian ngắn với Giáo sư Quang Hải về chỉ huy tại Nhạc viện Tp. HCM.

- Bên cạnh những hoạt động âm nhạc đó, từ năm 1983 trở đi, ông còn là chỉ huy hợp xướng cho nhiều ca đoàn ở các nhà thờ Công giáo cũng như mở các lớp dạy nhạc (về Nhạc Lý, Hòa Âm, Chỉ huy phổ thông. Từ các lớp học đó, ông hình thành dần giáo trình dạy Hòa Aâm cho riêng mình. Đó là nguồn gốc đầu tiên cho việc ra đời sách: “Hòa Aâm - từ Cổ điển đến Hiện đại” sau này. Đây là một tài liệu nghiên cứu giá trị, được viết trong gần 14 năm. Trong hoạt động dạy học âm nhạc, vào năm 1985 ông có sự hợp tác với nhạc sĩ Hùng Lân và Lê Thương cho các lớp nhạc được tổ chức ở các trung tâm dạy âm nhạc của một số nhà thờ Công giáo tại Sàigòn.

- 1990, ông đi công tác tại Liên-xô, Ba-Lan với tư cách một thông dịch viên.
- 1991, ông đến Cộng Hòa Liên Bang Đức và ở lại làm việc tại thành phố München (Munich) tháng 5/1998 thì về nước. Ở Đức, ông đã từng là Trưởng Ban Thánh Nhạc của người Việt Nam trên toàn nước Đức từ năm 1995-1997. Cũng trong thời gian này, ông theo học lớp “Âm nhạc Điện Toán” (Computer Music) và “Kỹ thuật Thu Âm tại nhà” (Home Recording) do trường đại học quốc gia Munich (München Volkshochschule) và Trường SAE quốc tế (School of Audio Engineering) tổ chức trong 2 năm 1995, 1996 và đã tốt nghiệp với tư cách Trợ lý kỹ thuật phòng thu (Engineering Assistant).

- 1999, ông vào học Master of Music tại Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Chỉ huy Dàn nhạc. Một năm sau đó, ông vừa học vừa làm trợ lý cho Giám đốc Nhạc viện trong các vấn đề đối ngoại, quốc tế và vừa tham gia giảng dạy cho các Khoa Thanh nhạc (môn tiếng Ý) và Khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy (Môn Lịch sử Âm nhạc Tây Aâu và Hòa tấu).

- Hoạt động âm nhạc của ông còn thể hiện trong việc nghiên cứu soạn các tài liệu âm nhạc và viết đề tài cho các báo cũng như báo điện tử. Năm 2000, ông có bài viết về Nhạc sĩ Hùng Lân đăng trên báo Tuổi trẻ, số Xuân. Với hoạt động này, ông đã góp phần phục hồi lại uy tín cho các nhạc sĩ miền Nam bị “lép vế” so với các nhạc sĩ của miền Bắc. Bên cạnh đó là nhiều bài lý luận phê bình đăng trên báo điện tử “Giai điệu xanh”. Ông cũng là người đầu tiên có sáng kiến thành lập tủ sách “Âm nhạc điện toán” tại Nhà Xuất bản Aâm nhạc. Hiện nay nhiều tựa sách của ông đã được lưu trữ tại Thư viện Lưu trữ Quốc gia ở Hà Nội.

- Tháng 4/2004, ông thành lập Hợp xướng và Dàn nhạc “Suối Việt” với hơn 80 thành viên. Đây là một hợp xướng và dàn nhạc đầu tiên do tư nhân tổ chức và quản lý. Từ đó đến nay HX và DN này đã có nhiều buổi biểu diễn trên đài truyền hình HTV và VTV cũng như tại Nhà hát Thành phố, Nhà Hát Hòa Bình và Nhà thờ Chánh Tòa Sàigòn. Tháng 6/2005, ông kết hợp biểu diễn với nhóm 10 nhạc sĩ country Mỹ, “Bible Worship Band” tại Tp. HCM trong chương trình lưu diễn của họ tại Đông Nam Á.

- Bên cạnh công tác giảng dạy, kể từ năm 2004, ông còn là chuyên viên của Trung Tâm Biểu Diễn và hiện nay ông là Trưởng phòng Thu âm, thu Hình của Nhạc viện.
- Gần đây, ông là người dàn dựng và chỉ huy hợp xướng trong 2 live show lớn tại Saigon: “TRỊNH CÔNG SƠN - Đêm Thần Thoại” (9/2005) và “PHẠM DUY – Ngày Trở Về” (3/2006).

- Hoạt động sáng tác của ông chủ yếu trong lãnh vực thánh ca Công giáo. Ngoài ra, là các bản hợp xướng nổi tiếng, cũng như viết phần phối hợp xướng cho nhiều ca khúc. Ông cũng viết một số tình ca, tuy không nhiều như rất cảm xúc với giai điệu đẹp.

(www.taberd74.org)