Blue cloud
21-03-2009, 05:18 PM
CHO NHIỀU, VUI NHIỀU
Bửu Đồng
Hạnh phúc là khi cho hay khi nhận?
Câu hỏi rất khó trả lời dứt khoát mà phải tùy theo hoàn cảnh mỗi người: kinh nghiệm bản thân, giáo dục gia đình, lối sống chú trọng đến giá trị tinh thần hay vật chất, nội tâm hay bề ngoài, thói quen…
Có người khuynh hướng cho mạnh hơn khuynh hướng nhận. Nhưng cũng có người thích nhận hơn cho, bao nhiêu cũng không đủ, không hài lòng hay thỏa mãn. Lòng tham không đáy!
Có người cũng thích cho, nhưng cho cái không phải của mình, không thuộc về mình, không do công sức mình làm ra. Bởi đó mà có câu “của người phúc ta,” hay “của Bụt ơn sư.”
Có người cho những cái dư thừa, không dùng tới để khỏi chật cửa chật nhà…
Kinh Thánh dạy cho thì tốt hơn nhận. Nhiều nhà hiền triết cũng nghiệm ra rằng chia sẻ tiền của làm cho con người hạnh phúc nhiều hơn là tích trữ trong tay.
Theo thông tấn xã Associated Press, mới đây tạp chí Khoa Học (Science, 3-20-2008) công bố kết quả nghiên cứu đưa đến kết luận: những người đóng góp cho các cơ quan từ thiện cảm thấy hạnh phúc hơn những người không chia sẻ sự may mắn của mình với người bất hạnh.
Hẳn nhiên có thêm tiền của làm cho nhiều người cảm thấy hạnh phúc hơn, nhưng chính cách sử dụng tiền bạc thụ đắc mới là yếu tố quan trọng trong việc gây tạo một hạnh phúc to lớn và lâu dài.
Các nhà nghiên cứu tâm lý thuộc hai Viện Đại Học British Columbia và Harward đã phỏng vấn 632 người Mỹ, 55 phần trăm là phụ nữ, yêu cầu họ cho biết mức độ hạnh phúc từ 1 đến 5, 1 là mức độ hạnh phúc thấp nhất và 5 là cao điểm.
Tham dự viên cũng được hỏi về lợi tức hàng năm, ước tính các bills phải trả, chi phí tiền quà cáp cho bản thân, quà cáp cho người khác và tiền tặng cho các cơ quan, tổ chức từ thiện, bác ái.
Hai loại chi phí đầu -- trả bills và quà cho chính mình -- thuộc về chi phí cá nhân, trung bình 1.714 đôla/tháng. Hai loại chi phí sau – quà tặng người khác và cho công tác từ thiện -- thuộc chi phí “yễm trợ xã hội” (“pro-social” spending), trung bình 146 đôla/tháng.
Để kiểm chứng lại kết quả khám phá trên, các nhà nghiên cứu sau đó đã phỏng vấn 16 nhân viên một công ty ở thành phố Boston bốn tuần trước và từ 6 đến 8 tuần sau khi các nhân viên này được hưởng phần thưởng chia lời hàng năm. Các nhân viên này được hỏi về chi phí cá nhân và chi phí yễm trợ xã hội. Kết quả lần này cũng giống như lần trước, người nào chi phí nhiều cho người khác thì cảm thấy hạnh phúc hơn: “không phải số tiền thưởng lớn làm cho cá nhân hạnh phúc hơn người khác, nhưng chính cách sử dụng số tiền thưởng như thế nào mới là yếu tố quyết định hạnh phúc cá nhân.”
Khám phá trên có thể áp dụng vào đời sống xã hội hằng ngày?
Đồng tiền có sức mạnh sai khiến. Đúng. Có tiền mua tiên cũng được, nhưng chỉ tới một mức độ nào. Để sống hạnh phúc, chúng ta không cần phải có thật nhiều tiền. Một sự thay đổi dù nhỏ, trong cách thức dùng tiền có thể gây tạo hạnh phúc cho mình và cho người khác. Hạnh phúc do sự chia sẻ với tha nhân những gì mình có to lớn và ảnh hương dài lâu hơn thứ hạnh phúc do tiền của vật chất mang lại.
Như âm và dương, cho và nhận là hai yếu tố không thể tách rời trong cuộc sống. Nhưng khác với âm dương cần có sự quân bình hòa hợp thì cho và nhận không đòi hỏi phải có sự quân bình mới mang lại hạnh phúc. Người so đo tính toán, đòi “bánh sáp đi, bánh qui lại” làm cho đời sống mất ý nghĩa tốt lành.
Cho cũng không hẳn là một hành động hoàn toàn vị tha, vì người không phải vì mình! Thật sự bằng hành động cho, cá nhân mới phát huy đầy đủ thiện tính của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cho đi tất cả tiền của mình đang có hay làm việc với đồng lương không xứng công để có được hạnh phúc. Cho không có nghĩa là không giữ trong tay nữa hay chuyển tiền của từ người này sang người khác, mà dùng những gì mình có để đem lại sự khác biệt hữu ích, có ý nghĩa như đổi mới một cuộc đời, tạo hy vọng cho người khác, giúp tha nhân thấy đời đáng sống và muốn sống.
Cho để tên mình được ghi khắc, nhắc nhở, ca tụng trong các buổi lễ lạc, đăng báo, dù có tạo được sự thỏa mãn, hân hoan, mừng vui, cũng không phải là cho mà chỉ là… sự mua danh hàm thế gian, trần tục!
Những nhà hảo tâm, suốt đời hoạt động từ thiện, bác ái, dù vất vả, không tích trử nhiều của cải vật chất là những người hạnh phúc. Những nhà truyền giáo dấn thân lặn lội đến những vùng xa xôi hẻo lánh, chưa có ánh sáng Tin Mừng, dù không có nhà thờ hoành tráng, tiện nghi, dù không có những chiếc xe lộng lẫy làm chân, phải lội bộ đường xa mỗi ngày, vẫn cảm thấy hạnh phúc tràn đầy vì họ thật sự theo chân Đức Kitô. Hạnh phúc của những người này là hạnh phúc chia sẻ, đồng cảm, hạnh phúc vì biết cho mà không chờ đợi người khác xin. Họ cho cái họ đang cần, không phải cái dư thừa và cũng không mong nhận lại sự đáp đền.
Những người cho đi cảm thấy hạnh phúc vì nhờ cho mà họ cảm thấy cuộc sống của chính họ phong phú và thế giới chung quanh mở rộng hơn, có ý nghĩa hơn.
Càng cho chúng ta càng vui nhiều… :53::53::53:
Bửu Đồng
Hạnh phúc là khi cho hay khi nhận?
Câu hỏi rất khó trả lời dứt khoát mà phải tùy theo hoàn cảnh mỗi người: kinh nghiệm bản thân, giáo dục gia đình, lối sống chú trọng đến giá trị tinh thần hay vật chất, nội tâm hay bề ngoài, thói quen…
Có người khuynh hướng cho mạnh hơn khuynh hướng nhận. Nhưng cũng có người thích nhận hơn cho, bao nhiêu cũng không đủ, không hài lòng hay thỏa mãn. Lòng tham không đáy!
Có người cũng thích cho, nhưng cho cái không phải của mình, không thuộc về mình, không do công sức mình làm ra. Bởi đó mà có câu “của người phúc ta,” hay “của Bụt ơn sư.”
Có người cho những cái dư thừa, không dùng tới để khỏi chật cửa chật nhà…
Kinh Thánh dạy cho thì tốt hơn nhận. Nhiều nhà hiền triết cũng nghiệm ra rằng chia sẻ tiền của làm cho con người hạnh phúc nhiều hơn là tích trữ trong tay.
Theo thông tấn xã Associated Press, mới đây tạp chí Khoa Học (Science, 3-20-2008) công bố kết quả nghiên cứu đưa đến kết luận: những người đóng góp cho các cơ quan từ thiện cảm thấy hạnh phúc hơn những người không chia sẻ sự may mắn của mình với người bất hạnh.
Hẳn nhiên có thêm tiền của làm cho nhiều người cảm thấy hạnh phúc hơn, nhưng chính cách sử dụng tiền bạc thụ đắc mới là yếu tố quan trọng trong việc gây tạo một hạnh phúc to lớn và lâu dài.
Các nhà nghiên cứu tâm lý thuộc hai Viện Đại Học British Columbia và Harward đã phỏng vấn 632 người Mỹ, 55 phần trăm là phụ nữ, yêu cầu họ cho biết mức độ hạnh phúc từ 1 đến 5, 1 là mức độ hạnh phúc thấp nhất và 5 là cao điểm.
Tham dự viên cũng được hỏi về lợi tức hàng năm, ước tính các bills phải trả, chi phí tiền quà cáp cho bản thân, quà cáp cho người khác và tiền tặng cho các cơ quan, tổ chức từ thiện, bác ái.
Hai loại chi phí đầu -- trả bills và quà cho chính mình -- thuộc về chi phí cá nhân, trung bình 1.714 đôla/tháng. Hai loại chi phí sau – quà tặng người khác và cho công tác từ thiện -- thuộc chi phí “yễm trợ xã hội” (“pro-social” spending), trung bình 146 đôla/tháng.
Để kiểm chứng lại kết quả khám phá trên, các nhà nghiên cứu sau đó đã phỏng vấn 16 nhân viên một công ty ở thành phố Boston bốn tuần trước và từ 6 đến 8 tuần sau khi các nhân viên này được hưởng phần thưởng chia lời hàng năm. Các nhân viên này được hỏi về chi phí cá nhân và chi phí yễm trợ xã hội. Kết quả lần này cũng giống như lần trước, người nào chi phí nhiều cho người khác thì cảm thấy hạnh phúc hơn: “không phải số tiền thưởng lớn làm cho cá nhân hạnh phúc hơn người khác, nhưng chính cách sử dụng số tiền thưởng như thế nào mới là yếu tố quyết định hạnh phúc cá nhân.”
Khám phá trên có thể áp dụng vào đời sống xã hội hằng ngày?
Đồng tiền có sức mạnh sai khiến. Đúng. Có tiền mua tiên cũng được, nhưng chỉ tới một mức độ nào. Để sống hạnh phúc, chúng ta không cần phải có thật nhiều tiền. Một sự thay đổi dù nhỏ, trong cách thức dùng tiền có thể gây tạo hạnh phúc cho mình và cho người khác. Hạnh phúc do sự chia sẻ với tha nhân những gì mình có to lớn và ảnh hương dài lâu hơn thứ hạnh phúc do tiền của vật chất mang lại.
Như âm và dương, cho và nhận là hai yếu tố không thể tách rời trong cuộc sống. Nhưng khác với âm dương cần có sự quân bình hòa hợp thì cho và nhận không đòi hỏi phải có sự quân bình mới mang lại hạnh phúc. Người so đo tính toán, đòi “bánh sáp đi, bánh qui lại” làm cho đời sống mất ý nghĩa tốt lành.
Cho cũng không hẳn là một hành động hoàn toàn vị tha, vì người không phải vì mình! Thật sự bằng hành động cho, cá nhân mới phát huy đầy đủ thiện tính của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cho đi tất cả tiền của mình đang có hay làm việc với đồng lương không xứng công để có được hạnh phúc. Cho không có nghĩa là không giữ trong tay nữa hay chuyển tiền của từ người này sang người khác, mà dùng những gì mình có để đem lại sự khác biệt hữu ích, có ý nghĩa như đổi mới một cuộc đời, tạo hy vọng cho người khác, giúp tha nhân thấy đời đáng sống và muốn sống.
Cho để tên mình được ghi khắc, nhắc nhở, ca tụng trong các buổi lễ lạc, đăng báo, dù có tạo được sự thỏa mãn, hân hoan, mừng vui, cũng không phải là cho mà chỉ là… sự mua danh hàm thế gian, trần tục!
Những nhà hảo tâm, suốt đời hoạt động từ thiện, bác ái, dù vất vả, không tích trử nhiều của cải vật chất là những người hạnh phúc. Những nhà truyền giáo dấn thân lặn lội đến những vùng xa xôi hẻo lánh, chưa có ánh sáng Tin Mừng, dù không có nhà thờ hoành tráng, tiện nghi, dù không có những chiếc xe lộng lẫy làm chân, phải lội bộ đường xa mỗi ngày, vẫn cảm thấy hạnh phúc tràn đầy vì họ thật sự theo chân Đức Kitô. Hạnh phúc của những người này là hạnh phúc chia sẻ, đồng cảm, hạnh phúc vì biết cho mà không chờ đợi người khác xin. Họ cho cái họ đang cần, không phải cái dư thừa và cũng không mong nhận lại sự đáp đền.
Những người cho đi cảm thấy hạnh phúc vì nhờ cho mà họ cảm thấy cuộc sống của chính họ phong phú và thế giới chung quanh mở rộng hơn, có ý nghĩa hơn.
Càng cho chúng ta càng vui nhiều… :53::53::53: