PDA

View Full Version : Giải đáp phụng vụ: dạo nhạc- Thánh Thể trong phòng Thánh.



giusehien
21-03-2009, 10:36 PM
Nói thêm về sự kiêng thịt trong Mùa Chay


ROME (zenit,org).-Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

1/ Luật/ý nghĩ thế nào về nhạc dạo trong Mùa Chay? Con tưởng con đã đọc trong những văn kiện phụng vụ phải giữ thinh lặng trong mùa Chay.- V.K., Fremont, Nebraska

2/ Con đã lưu ý rằng điều trở nên bình thừơng đối với các linh mục là dời Bí Tích Thánh khỏi bàn thờ tạm lúc nửa đêm ngày Thứ Năm Tuần Thánh và đặt Mình Chúa trong tủ áo phòng thánh. Con có đọc trong các chữ đỏ, Bí Tích Thánh phải ở lại trên bàn thờ tạm cho tới khi được rước về bàn thờ chính trong nghi thức phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh. Nhưng một số linh mục nhấn mạnh rằng điều các ngài đang làm là sự giải thích đúng phụng vụ theo chữ đỏ có nói “Việc chầu trọng thể chấm dứt lúc nữa đêm.” Theo ý con, đó không đúng là một điểm tinh tế. Việc di chuyển Bí Tích Thánh như vậy xáo lộn sự kiên kết giữa ngày Thừ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Cha có ý kiến gì không?- M.W., Melbourne, Australia.

Câu hỏi thứ nhất cơ bản được giải đáp trong Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma, Số 313:

Phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và gáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi người có thể nghe tốt được. Nên làm phép đàn phong cầm trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi Thức Roma.

Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác vừa phải, phù hợp với đặc tính của Mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của Lễ Giáng Sinh.

Trong Mùa Chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng và lễ kính.

Về câu hỏi thứ hai, sách lễ cho Thứ Năm Tuần Thánh có nói: “Các tín hữu được khuyến khích tiếp tục chầu trước Bí Tích Thánh trong một thời gian thích hợp trong đêm tùy theo những hoàn cảnh địa phương, nhưng không được chầu long trọng sau nữa đêm.”

Qui chế trên ngụ ý việc chầu có thể tiếp tục ban đêm nhưng không “chầu long trọng.” Sự giải thích này dược củng cố bởi những văn kiện khác như bản Chỉ Nam sự Sùng Kính Bình Dân và một thư luân lưu về sự cử hành những lễ trọng Phục Sinh được Toà Thánh phổ biến trong năm 1988. Số 56 thư này nói: “Nơi nào thích hợp, việc chầu Thánh Thể kéo dài này có thể đi kèm với việc đọc một số phần Tin Mừng Thánh Gioan (ch. 13-17). Từ nữa đêm đổ về sau, tuy nhiên, việc chầu phải thực hiện không có sự long trọng bên ngoài, bởi vì ngày thương khó của Chúa đã bắt đầu.”

Điểm then chốt của vấn đề, do đó, nằm trong sụ giải thích “sự chầu long trọng” và ở đây các tác giả có những quan điểm khác nhau.

Một số tác giả nói rằng lúc nữa đêm, hầu hết những ánh sáng và các đền nến bàn thờ tạm đều tắt hết, nhưng dân chúng có thể còn thay phiên “canh thức” với Chúa trong đêm.

Những kẻ khác tưởng rằng sự cấm chầu long trọng có nghĩa là không nên đọc kinh chung ra tiếng, cũng không nên suy niệm hay khuyên bảo gì trước bàn thờ tạm khi ngày Thù Sáu đã bắt đầu.

Có đủ quyền xoay trở trong qui chế để cho phép nhữrng kiểu nói phù họp với những truyền thống và văn hoá địa phương.

Do đó việc thục hành đưa Bí Tích Thánh vào trong tủ áo phòng thánh không phải là một sự giải thích đúng về những qui tắc của Sách Lễ Roma.

Dầu những hoàn cảnh địa phương không cho phép nhà thờ mở cửa sau nữa đêm, Bí Tích thánh vẫn phải ở trên bàn thờ tạm cho tới lúc Rước Lễ trong những nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh.

Đặt Bí Tích Thánh trong tủ áo phòng Thánh sẽ là một lựa chọn có thể thực hiện chỉ khi việc ăn trộm nhà tạm hay là hộp đựng bánh thánh đóng kín trên bàn thờ tạm là một nguy hiểm tích cực. Trong trường hợp này nên đưa Bí Tích Thánh trở lại bàn thờ trước lúc mở cửa nhà thờ hay là ít ra trước lúc bắt đầu những nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh.

Sau cùng, tất cả các văn kiện nhắc lại rằng hoàn toàn cấm đặt Bí Tích Thánh trong một hào quang bất cứ lúc nào của Ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

* * *

Nước thánh, sự Kiêng Thịt và kịch câm

Liên quan những giải thích lần trước. về sự ăn chay Mùa Chay, một số độc giả xin những chỉ dẫn rõ hơn.

Một độc giả tại New York hỏi: “Trong bài viết về chay tịnh cha có nói, ‘Đó là tại sao những người bịnh, những kẻ rất nghèo hay là làm việc nặng nhọc (hay là những kẻ gặp khó khăn trong việc tìm ra cá) không buộc phải giữ luật,’ nhưng con tưởng cha đã bỏ qua một hạng người, những người bị dị ứng với cá. Tiếp theo đìều này con thắc mắc phải đặt mức độ buộc nào trên những kẻ dị ứng hay là không thể kiếm ra cá cách dễ dàng, để sử dụng những chất protein khác (đậu, hột dẽ, phó mát, trứng), trước khi phải viện đến thịt? Mẹ con dị ứng, cho nên những ngày thứ Sáu trong Mùa Chay có nghĩa là nhà chúng con ăn đậu.

Ở đây chúng ta phải phân biệt một chút. Sự kiên thịt đối với những người Công Giáo có nghĩa là cử ăn thịt- chớ không buộc phải ăn cá.

Một lần nữa, những hoàn cảnh đóng một vai trò. Trong thế giới phát triển có nhiều món ăn khác bổ dưỡng và ngon lành thay thế cho món đậu, nên rất dễ dàng cung cấp những lựa chọn đòi hỏi không thịt không cá.

Đồng thời, người ta không phải sẵn sàng làm bất cứ cái gì bất thường để thay thế cá, và một sự dị ứng với cá có thể liệt kê như một bịnh hoạn chuẩn luật buộc ăn thịt. Do đó tôi thiết nghĩ rằng tuy điều tốt hơn cách thiêng liêng cho một số người trong điều kiện này là ra sức tránh thịt trong Mùa Chay, họ có khả năng ăn thịt với một lương tâm sáng suốt nếu sự này phát sinh một gánh nặng có ý nghĩa

Một độc giả tại Michigan hỏi: “Trong những ngày Chúa Nhật mùa Chay các người Công Giáo có được phép tiếp tục những sự hy sinh của mình chăng? Ví dụ, nếu ai đó cắt bớt thời gian xem Truyền Hình vì Mùa Chay và họ không muốn xem truyền hình trong các ngày Chúa Nhật, có phải là không đúng theo giáo luật nếu ông tiếp tục kiên cử sự giải trí này? Hay là bằng những luật của Giáo Hội, ông sẽ làm một điểm xem truyền hình hầu chứng tỏ sự giữ các ngày chúa Nhật không phải như các ngày ăn chay và sám hối?”

Chúng ta lại phải phân biệt. Một sự là theo lịch sử Giáo Hội không bao giờ liệt kê ngày Chúa Nhật như một ngày sám hối; một sự khác là loạt những hy sinh lành mạnh và tự nguyện bổ dưỡng mà nhiều người Công Gíao dâng hiến trong Mùa Chay. Giữa những lý do khác, những hy sinh này chuẩn bị cho lễ Phục Sinh, đền bù những thiếu sót và xây dựng một hành vi tự do nội tâm khỏi những dính bén với những sự thế gian.

Bởi vì bản chất tình nguyện của những hy sinh, một người Công Giáo không buộc bỏ chúng một bên trong ngày Chúa Nhật và có thể tự do tuân giữ chúng trong suốt múa Chay.

Trên thật tế, về mặt khổ chế, điều này thường là sự tốt nhất phải thực hành, bởi vì dứt đoạn những hy sinh này có thể làm yếu đi sự quyết tâm thực hiện nó đến cùng. Tuy nhiên một số người, cách riêng những kẻ thấm nhiễm một linh đạo có tính phụng vụ hơn, có thể thấy một khoảng cách Chúa Nhật là hữu ích trong sự sống tinh thần mùa Chay. Điều ấy rất có thể rút gọn lại cho điều mỗi người coi như hữu ích thiêng liêng nhất cho linh hồn mình và cho sự thiện của những kẻ khác.

Đ.Ô Nguyễn Quang Sách

http://vietcatholic.net/News/Html/65290.htm