PDA

View Full Version : Giáo Lý



DonRac
22-03-2009, 08:13 PM
12 Hoa Qủa Chúa Thánh Thần


1. Bác Ái: Giúp ta làm mọi việc vì mến Chúa.
2. Vui Vẻ: Giúp ta nhận biết lòng nhân từ của Chúa.
3. Bình An: Kết quả của niềm vui, làm cho ta được thư thái.
4. Kiên Nhẫn: Giúp ta chịu đựng những nghịch cảnh ở đời và những đau khổ do sự chết gây nên.
5. Nhân Từ: Thôi thúc ta làm sự lành cho mọi người.
6. Hòa Nhã: Phát sinh do lòng nhân từ trong lời nói và trong việc làm.
7. Nhẫn Nại: Làm ta kiên nhẫn chịu đựng lâu dài dù không có những khích lệ bên ngoài.
8. Hiền Lành: Kìm hãm nóng giận.
9. Tin Tưởng: Giúp ta trung thành, thẳng thắn trong những giao tế với mọi người.
10. Nhã Nhặn: Làm phát sinh điều độ, chừng mực trong hành động bền ngoài.
11. Tiết Ðộ: Chế ngự những dục vọng.
12. Trong Sạch: Giúp canh phòng ngũ quan để chúng không trở nên dịp tội cho ta; giúp ta coi thân xác mình và thân xác người khác như đền thờ Chúa Thánh Thần.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 08:18 PM
12 Tông Ðồ

* Thánh Phêrô (Simon) - Anh ông Anrê. Ðược Chúa gọi là "Peter", nghĩa là "Ðá". Người sự lòng tin và cậy.
Sự chết: Ðóng thập giá đầu xuống đất (trái ngược Chúa Giêsu) vào năm 66 A.D.

* Thánh Anrê - Em ông Phêrô. Người sức mạnh.
Sự chết: Trói đến chết vào năm 74 A.D.

* Thánh Giacôbê - Con ông Dêbêđê và anh của Gioan. Người sự xét đoán.
Sự chết: chém đầu tại Giêrusalem vào năm 44 A.D.

* Thánh Gioan - Em ông Giacôbê và con ông Dêbêđê. Người lòng yêu. Hóa sách Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Sự chết: Bị đày đến Isle of Patmos vào năm 96 A.D.

* Thánh Simon - Người nhiệt thành. Người sự lòng sốt sắng.
Sự chết: Ðóng thập giá tại Presta vào năm 74 A.D.

* Thánh Batôlômêô - Là Natanien, người Cana xứ Galilê, được Philípphê mời đến gặp Giêsu. Người sự tưởng tượng.
Sự chết: Bị đánh, đóng thập giá, và chém đầu theo lịnh của Vua vào năm 52 A.D.

* Thánh Tôma - Người thống minh. Ðược gọi là "Tôma Hồ Nghi".
Sự chết: Ðâm bằng thương tại Corehandal, East Indies vào năm 52 A.D.

* Thánh Giacôbê - Con ông Anphê. Người Giai cấp.
Sự chết: Ném xuống núi nhỏ và đánh cho chết vào năm 60 A.D.

* Thánh Philípphê - Ở Bétsaiđa vùng Galilê. Người quyền lực.
Sự chết: Ðóng thập giá tại Heirapole Phryga vào năm 52 A.D.

* Thánh Giuđa(ê) - Em ông Giacôbe và con ông Anphê. Người trong sạch.
Sự chết: Bị múi tên bắn vào năm 72 A.D.

* Thánh Matthêu - Người thu thuế. Người ý chí.
Sự chết: Bị ám sát vào năm 60 A.D.

* Giuđa Ítcariốt - Con ông Simon Ítcariốt. Người phản bổi Chúa. Người sự sống.
Sự chết: Thắt cổ từ tử vào năm 34 A.D.


Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 08:24 PM
7 Ơn Chúa Thánh Thần

1. Ơn Khôn Ngoan - Giúp ta phân biết điều phải, điều trái.
2. Ơn Hiểu Biết - Giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dạy.
3. Ơn Biết Lo Liệu - Giúp ta phải giải quyết mọi khó khăn trong đời sống.
4. Ơn Sức Mạnh - Giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn.
5. Ơn Thông Minh - Giúp ta nhận ra Thánh Ý Chúa.
6. Ơn Ðạo Ðức - Giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em.
7. Ơn Kính Sợ Thiên Chúa - Giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 08:40 PM
Tổ Phụ Abraham

Sau cơn lụt Ðại Hồng Thủy, loài người trên thế gian này được sanh ra bởi đại gia đình Nô-en. Khoảng năm 1800 trước công nguyên tại thành U, kinh đô của xứ Can-đê, có ông Te-ra làm nghề chăn chiên, sinh đưoc ba con trai là Ap-ram, Na-cô và Kha-ran. Ông Kha-ran chết sớm để lại một người con tên là Lốt. Tất cả đại đình Ta-re di cư lên sinh sống tại thành Ha-ran. Ab-ram được Thiên Chúa chọn làm tổ phụ của mọi dân tộc, và Ngài đã đặt tên lại ước cắt bì với ông là mọi người nam trong dòng giống của công đều phải chịu cắt bì. Ông Abraham có hai đứa con, đứa con thứ nhất tên là Isamuel và đứa con thức hai tên là Y-sa-ác. Sau này dòng dõi của Abraham được nối tiếp bởi Y-sa-ac.

* Thiên Chúa Thử Áp-ra-ham: Hiến tế I-sa-ác:
Khi Áp-ra-ham 95 tuổi và Sa-ra vợ ông 90 tuổi thì hai ông bà vẫn chưa có con. Một hôm, ba thiên thần tới viếng thăm. Sau khi được Áp-ra-ham tiếp đón ân cần thì ba thiên thần báo tin: "Sang năm bào khoảng độ nàh, Sa-ra vợ ông sẽ có con," Sa-ra nghe thấy thế thì mỉm cười.
Năm Áp-ra-ham 100 tuổi, Sa-ra sinh một con trai, ông đặt tên con là I-sa-ác, và 8 ngày sau, ông làm phép cắt bì cho con.
I-sa-ác lớn lên, cha mẹ sung sướng, tin chắc vào sự trung tín của Chúa. Nhưng Chúa lại muốn thử lòng Áp-ra-ham. Chúa bảo ông: "Hãy đem con trai đến núi Mô-ri-a, giết đi để tế lễ Thiên Chúa.". Áp-ra-ham đau đớn lắm, nhưng vâng lời Chúa, ông vẫn ra đi.
Ðến ngày thức ba, tới chân núi, ông bảo đầy tớ ở lại, rồi đặt bó củi cho I-sa-ác mang đi, và hai cha con tiến lên núi.
Lúc tới đỉnh núi, xếp củi xong, ông trói con lại, đưa tay toan sát tế I-sa-ác, thì một thiên thần hiện đến bảo: "Chớ đụng đến con trẻ, ta biết lòng ông kính sợ Thiên Chúa..." Ðoạn ông bắt một con dê mắc sừng trong bưi gai mà tế lễ Thiên Chúa.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 08:45 PM
Adam và Evà

- Thiên Chúa cho Adam và Evà sống trong vườn địa đàng và dạy rằng: "Hết mọi cây trong vườn chúng con có quyền ăn, trừ cây biết lành biết dữ ở giữa vườn, nếu ăn vào chúng con sẽ chết."

- Ma quỉ ghen tức vì hạnnh phúc của Adam và Evà nên nó nhập vào con rắn mà cám dỗ rằng: "Ăn trái đó không chết đây, trái lại mắt bà sẽ mở ra và nên giống như Chúa."

- Evà thấy trái cây đó đẹp và ngon, bà hái ăn rồi đưa cho Adam ăn nữa. Lập tức mắt họ mở ra và thấy mình trần truồng.

- Chúa tuyên phạt con rắn rằng: "Vì mi làm điều đó, nên mi sẽ là loài hèn nhất trong mọi loài. Suốt đời mi phải bò bằng bụng và ăn bùn đất."

- Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người nữ, giòng dõi mi và giòng dõi người nữ, bà sẽ đạp dập đầu mi.

- Chúa phán cùng Evà: "Bà sẽ phải vâng lời chồng và phải đau đớn khi sinh con."

- Chúa phán cùng Adam: "Ngươi sẽ phải cuốc đất trồng cấy mà ăn." Ra án phạt rồi Chúa đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng.

- Adam và Evà sinh được hai người con. Con cả tên là Ca-in và em là A-ben.

- Ca-in
- Làm nghề trồng trọt.
- Ca-in dâng trái cây, ruộng đồng lên cho Chúa nhưng đã từ chối. Ca-in tức giận cho nên đã giết chết A-ben.

- A-ben
- Làm nghề chăn chiên.
- A-ben dâng một con chiên béo nhất cho Chúa, và Chúa đã nhận lễ vật của Aben.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 08:53 PM
Án Mạng Ðầu Tiên

Từ ban đầu, Thiên Chúa đã tạo đựng nên vũ trụ và muôn loài rất tốt đẹp trong sáu ngày. Ngài đà dựng nên người Nam đầu tiên gọi là Adam và người nữ kế tiếp để làm bạn với Adam là Evà. Thiên Chúa cho Adam và Evà sống sung sướng trong vườn địa đàng và được quyền cai quản muôn loài. Nhưng ông bà đã không nghe lời Thiên Chúa mà đã nghe theo lời con rắn, tượng trưng cho ma qủy, ăn trái cấm và gây nên tội phản nghịch cùng Thiên Chúa. Ðó cũng là tội đầu tiên của loài người và hiện nay còn được gọi là tổ tông truyền.
Sau khi Adam và Evà phạm tội, Thiên Chúa đuổi hai người ra khỏi vườn địa đàng, phạt người nam phải làm lụng cực nhọc để nuôi gia đình, còn người nữ phải mang nặng đẻ đau.
Từ đó Adam thì phải đi làm lụng để nuôi Evà, còn bà Evà thì sanh được người con trai đầu lòng tên là Ca-in và người con trai thứ hai tên A-ben. Ca-in, người anh cả làm ruộng, còn A-ben, người em thì làm nghề chăn chiên. Ðến mùa tế lễ, Ca-in dâng lên Thien Chúa nhừng thổ sản anh làm ra, nhưng Thiên Chúa đã không nhận của lễ anh dâng vì biết Ca-in có tính ác độc. Còn A-ben, với tấm lòng chân thành, trung hậu anh đã lựa một con chiên tốt nhất để dâng lên Thiên Chúa và Ngài đã vui lòng nhậng lễ vật của A-ben. Ca-in tức giận, đem lòng ác độc của mìng bày mưu giết hại đức em cuột của mình.
Trong khi hai anh em đang ở ngoài đồng, Ca-in xông vào giết chết A-ben. Ðó là án mạn đầu tiên của loài người. Thiên Chúa liền phạt Ca-in phải sống một cuộc sống lưu lạc Trên mặt đất.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 08:55 PM
Bà Maria Mađalêna

Trong Phúc Âm, ngoại trừ mẹ Ðức Giêsu, ít phụ nữ được vinh dự bằng Maria Mađalêna. Tuy nhiên, Ngài rất thích hợp là quan thầy của những người bị phỉ báng, vì trong Giáo Hội, luôn luôn người ta cho rằng ngài là người phụ nữ tội lỗi đã lấy nước mắt rửa chân Ðức Giêsu trong Phúc Âm theo Thánh Luca 7, 36-50.
Hầu hết các học giả ngày nay đều cho rằng sự lẫn lộn ấy không có căn bản Phúc Âm. Maria Mađalêna, chính là "Maria Mácđala", người được Ðức Kitô chữa khỏi "bảy quỷ" - đó là một biểu thị về sự quỷ ám nặng nề hoặc, có thể, bị bệnh nặng.
Maria Mađalêna là một trong những người "đã giúp đỡ các Ngài (Ðức Giêsu và Nhóm Mười Hai) bằng các phương tiện của họ." Maria Mađalêna là một trong những người đứng dưới chân thập giá Ðức Giêsu với Ðức Mẹ. Và, trong các nhân chứng "chính thức" đã được chọn để chứng kiến sự Phục Sinh, thì ngài là một trong những người được ưu tiên đó.
Có lẽ Thánh Maria Mađalêna từng mỉm cười khi bị "nhận diện sai lầm" trong 20 thế kỷ. Tuy nhiên, chắc chắn rằng ngài không cho đó là điều khác biệt. Tất cả chúng ta là kẻ có tội đều cần đến ơn cứu chuộc của Thiên Chúa, dù tội lỗi chúng ta có kinh khiếp hay không. Quan trọng hơn nữa, cùng với thánh nữ, tất cả chúng ta là các nhân chứng "bán chính thức" của sự Phục Sinh.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 09:00 PM
Cầu Nguyện

1. Cầu Nguyện nghĩa là làm sao?
- Cầu nguyện là chuyện vãn với Thiên chúa bằng trí khôn, bằng tâm tình và thường cả tiếng nói nữa. Chúa Giêsu nói "Hãy đến với Ta, hết thảy những ai gánh nặng và khó nhọc, Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức."

2. Tại sao chúng ta phải cầu nguyện?
- Ðể thờ phượng, ngợi khen Thiên Chúa đã thương yêu chúng ta.
- Ðể cám ơn Chúa về những ơn lành Chúa đã ban cho ta.
- Ðể xin Người tha thứ tội lỗi cho ta đền bù những tội ta đã xúc phạm tới Chúa.
- Ðể xin Người chúc lành và ban cho ta những ơn cần.

3. Ta phải cầu nguyện làm sao?
- Ta phải cầu nguyện với lòng tin phó thác vào lòng từ bi và thương yêu của Thiên Chúa; ta phải cầu nguyện với lòng khiêm nhường nhận biết Thiên Chúa là Ðấng nào và ta bé nhỏ lam sao; ta phải cầu nguyện với lòng sốt sắng và kiên trì.

4. Ta phải cầu nguyện cho ai?
- Ta phải cầu nguyện cho chính mình, cho gia đình, cho bà con thân thuộc, bạn bè và những người khác nữa, cho Ðức Giáo Hoàng, các Giám Mục, các Linh Mục, các tu sĩ cho các nhà lãnh đạo, chính quyền, các viên chức lo công việc chung, cho các linh hồn, cho những người chưa tin Chúa và cho cả kẻ thù của ta nữa.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 09:06 PM
Chúa Ba Ngôi

Suốt nhiều thế kỷ Thiên Chúa đã dạy dân riêng rằng Người là Ðấng Duy Nhất. Các thần của những nước láng giềng là các thần giả; chỉ có Thiên Chúa Duy Nhất, đó là Thiên Chúa của Is-ra-el, Ðấng có thể nói: Ta Hiện Hữu chỉ những đau khổ trong khi bị lưu đày mới đưa dân tộc thoát khỏi nguy hiểm tôn thờ ngẫu thần.
Chúa Giêsu đã đến để làm sứ giả cho Thiên Chúa thật đó: Người tuyên bố người là Ðấng Mes-si-a đã được hứa ban và hơn thến nữa, Người còn tuyên xưng Người thật là Con Thiên Chúa, là "Con Một Thiên Chúa". Người đến từ Cha. Người thực sự khác với Cha, đà nói "Cha Ta và Ta là một".
Chúa Con cũng là Thiên Chúa như Chúa Cha. Người con thật của một người phải là người thật như Cha mình. Con Chúa thật cũng phải là Chúa thật như Cha mình. Từ đời đời Chúa Cha ban cho Chúa Con mọi điều làm Người là Thiên Chúa thật: tất cả bản thể vô biên kỳ diệu của Người, lý trí và ý chí của Người, sự hiểu biết, quyền năng sự tốt lành và tình yêu của Người.
Thánh Gioan gọi Chúa Con là Ngôi Lời. "Lúc khởi nguyên đã co Ngôi Lời, và Ngôi Lời vẫn có nơi Thiên Chúa và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa". Ðối với chúng ta, lời có nghĩa là cái gì chúng ta nói hay viết. Ðối với người thời xưa, lời trước tiên có nghĩa là ý tưởng trong tâm trí, là điều lý trí nói với chính mình. Chúa Con là Ngôi Lời, vì người là ý tưởng của Chúa Cha, ngang hàng với Chúa Cha.
Chúa Thánh Thần phát sinh từ tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Ngài là một Ngôi Vị thực sự, khác hẳn với Chúa Cha và Chúa Con; Chúa Cha và Chúa Con ban cho Ngài mọi điều mình có.
Như vậy Ba Ngôi vị đều là Thiên Chúa; đều có cùng bản tính Thiên Chúa; đều cực thánh, toàn năng, đều yêu mến và khôn ngoan vô cùng. Nhưng cả Ba Ngôi vị chỉ là một Thiên Chúa: có cùng một lý trí và ý chí vô biên, cùng một sự tốt lành, thánh thiện, quyền năng. Ðây là mầu nhiệm chính yếu mà Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta qua Con Một của Người tức là Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Mầu Nhiệm này vượt quá sự hiểu biết của ta, vì lý trí hạn hẹp của ta không thể nào hiểu thấu được Thiên Chúa vô biên. Do đó, chúng ta chẳng bao giờ giết được mầu nhiệm này nếu Thiên Chúa không mặc khải cho ta. Và khi Người đã mặc khải ra, chúng ta cũng không thể nào hiểu được hoàn toàn. Như vậy chúng ta cúi đầu và thờ lạy với lòng tôn kính.
Tuy nhiên mầu nhiệm này ban cho chúng ta một sự hiểu biết thực sự; chúng ta biết được một cái gì về đời sống thâm sâu của Thiên Chúa, về hạnh phúc hoàn toàn của Ba Ngôi và về đời sống chung của Ba Ngôi. Chúng ta khiêm tốn và yêu mến mà suy nghĩ rằng Thiên Chúa Cha là Cha của một Ngôi Vị cũng vô biên như Người. Người cũng là Cha của chúng ta; Chúa Con vì chúng ta "tự tiêu diệt mình, tự nhận thân phận tôi tới", để làm chúng ta trở nên con cái với người; và Chúa Thánh Thần đã ngự xuống ở với chúng ta trong ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Vì vậy chúng ta cảm tạ Thiên chúa về mọi điều Người đã nói cho chúng ta biết về Người, và về ơn ta được sống với Người.
* Thánh Kinh: "Ơn phúc Chúa chúng ta là Ðức Giêsu Kitô, lòng thương của anh em hết thầy" (2 Corinh 13,13)

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 09:15 PM
Chúa Giêsu Kitô

1. Kitô Hữu là ai?
- Kitô Hữu là người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, đã xuống thế làm người để cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi và sự chết, và ban cho con người sự sống mới là được làm con cái Thiên Chúa.

2. Tin vào Chúa Giêsu là thế nào?
- Tin vào Chúa Giêsu là gắn bó bản thân với Ngài, hoàn toàn để Ngài làm chủ và hướng dẫn đời sống mình, đồng thời luôn sống theo lời Ngài dạy dưới sự hướng dẫn của Hội Thánh. Lòng tin này vừa là ơn Thiên Chúa ban, vừa là do ta cố gắng mà có.

3. Khi tới thời gian thực hiện lời hứa cứu độ, Thiên Chúa đã làm gì để cứu độ con người?
- Thiên Chúa đã gửi Ðức Giêsu Kitô là Con Một yêu dấu.

4. Vì sao Con Thiên Chúa làm người được gọi tên là Giêsu?
- Vì tên gọi ấy nói lên sứ mạng của Ngài là "Thiên Chúa Cứu Ðộ".

5. Vì sao Ðức Giêsu còn được gọi là Ðấng Kitô?
- Vì Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần xức dầu tấn phong Ngài làm vua, tư tế và ngôn sứ, để cứu chuộc loài người và thiết lập Nước Thiên Chúa.

6. Vì sao ta tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa?
- Ta tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa, vì ta nhận uy quyền tối cao và thần tính của Ngài.

7. Thiên Chúa đã cho Con Ngài nhập thể như thế nào?
- Thiên Chúa đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần, cho Ðức Maria mang thai, sinh Ðấng Cứu Thế mà vẫn còn đồng trinh.

8. Chúa Giêsu sinh trưởng ở đâu?
- Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem và lớn lên tại Nazarét.

9. Tại Nazarét Chúa Giêsu đã sống thế nào?
- Ngài đã sống bình thường như chúng ta: vâng phục cha mẹ, yêu thương người xung quanh, tuân giữ lề luật Thiên Chúa và chăm chỉ làm việc.

10. Vì sao Con Thiên Chúa lại muốn sống cảnh đời thường như chúng ta?
- Vì Ngài muốn chúng ta kết hiệp với Ngài bằng chính cuộc sống thường ngày của chúng ta trong từng giây phút

11. Thánh Truyền là gì?
- Thánh Truyền là gia sản cuộc sống đức tin chứa đựng mặc khải của Thiên Chúa, mà từ những thế kỷ đầu Hội Thánh đã truyền lại cho ta.

12. Khi bắt đầu cuộc đời công khai, Chúa Giêsu đã làm gì?
- Chúa Giêsu đã đến sông Giođan chịu phép rửa của ông Gioan để nói lên 3 điều này:
- Một là: Ngài muốn liên đới với loài người tội lỗi để cứu chuộc họ.
- Hai là: Ngài chấp nhận con đường đau khổ của Người Tôi Trung.
- Ba là: Ngài thánh hóa giòng nước rửa tội và sẽ ban Thánh Thần để thực hiện cuộc sáng tạo mới cho ta.

13. Người môn đệ Chúa Kitô sống theo tinh thần nào?
- Sống theo tinh thần Bài Giảng trên Núi, được gồm tóm trong Tám Mối Phúc Thật là:
- Thứ nhất: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
- Thứ hai: Phúc thay ai hiền lành, vì Chúa dành đất hứa cho họ.
- Thứ ba: Phúc thay ai khóc than, vì sẽ được ủi an.
- Thứ bốn: Phúc thay ai khao khát sống đời chính trực, vì sẽ được dạ no lòng.
- Thứ năm: Phúc thay ai biết xót thương người, vì chính mình sẽ được xót thương.
- Thứ sáu: Phúc thay ai có lòng trong sạch, vì sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa.
- Thứ bảy: Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.
- Thứ tám: Phúc thay ai bị đời ngược đãi, mà vẫn sống chính trực ngay lành, vì Nước Trời đã dành cho họ.

14. Chúa Giêsu sống với Chúa Cha thế nào?
- Chúa Giêsu sống rất gắn bó với Chúa Cha. Ngài luôn ưu tiên dành thời giờ để cầu nguyện thân mật với Chúa Cha.

15. Vì sao Chúa Giêsu bị một số lãnh đạo Do Thái chống đối và tìm cách giết chết?
- Vì họ cho rằng Chúa Giêsu chống lại luật Môsê, coi thường đền thờ Giêrusalem, và nhất là đã phạm thượng, dám tự coi mình là Thiên Chúa.

16. Bữa tiệc ly là gì?
- Là bữa ăn Vượt Qua cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi dâng mình chịu chết chuộc tội cho ta.

17. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã làm những gì?
- Chúa Giêsu đã ban lệnh truyền yêu thương, đồng thời ban Mình và Máu thánh Ngài làm của ăn nuôi linh hồn ta.

18. Chúa Giêsu ban lệnh truyền yêu thương thế nào?
- Ngài rửa chân cho các môn đệ và dạy rằng: "Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con."

19. Chúa Giêsu ban Mình và Máu thánh Ngài thế nào?
- Ngài đã biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu thánh Ngài, trao cho các môn đệ ăn uống và dạy họ làm lại điều ấy để nhớ đến Ngài.

20. Vì sao Chúa Giêsu nộp mình chịu chết vào dịp lễ Vuợt Qua?
- Vì Chúa Giêsu muốn rằng: Ngài chính là Chiên Vượt Qua đích thật, đã đổ máu mình để cứu chuộc ta, lập nên giao ước mới giữa Thiên Chúa và con người.

21. Chúa Giêsu chết ở đâu, vào lúc nào?
- Chúa Giêsu chết trên núi Sọ, ngoài thành Giêrusalem, dưới thời Phongxiô Philatô, vào ngày thứ sáu áp lễ Vượt Qua, khoảng năm 30. Xác Ngài được mai táng trong mồ, còn linh hồn Ngài về với tổ tiên, quen gọi là xuống ngục tổ tông.

22. Lời tuyên xưng Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông muốn nói gì?
- Một là Chúa Giêsu đã chết thật.
- Hai là Chúa Giêsu đem ơn cứu độ cho những người công chính đã chết trước Ngài.

23. Nhờ đâu ta biết Chúa Giêsu đã sống lại thật?
- Một là: Ngôi mộ không còn xác Chúa, mà chỉ còn lại những vải liệm xếp ngay ngắn gọn gàng.
- Hai là: Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ, cùng ăn uống và trò chuyện thân mật với họ.

24. Sau khi sống lại, thân xác Chúa Giêsu ra sao?
- Sau khi sống lại, thân xác phục sinh của Ngài vẫn là thân xác trước đây, nhưng nay đã được biến đổi nên vinh hiển bất diệt, và không còn lệ thuộc vào qui luật vật chất hay hư nát nữa.

25. Ðược gặp gỡ Chúa Phục Sinh, các tông đồ tỏ ra thế nào?
- Lúc đầu họ sợ hãi không dám tin, nhưng sau nhiều lần gặp gỡ Chúa Phục Sinh, và nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, nên họ đã mạnh dạn rao giảng và còn sẵn sàng chết để làm chứng cho Ngài.

26. Chúa Thánh Thần đã được ban xuống cho các môn đệ lúc nào?
- Chúa Giêsu đã nhiều lần hứa ban Chúa Thánh Thần, rồi chiều ngày Phục Sinh và nhất là trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã được đổ xuống tràn đầy trên các môn đệ để xây dựng và thánh hóa Hội Thánh.

27. Chúa Giêsu đã tỏ cho ta biết thế nào về Thiên Chúa?
- Chúa Giêsu tỏ cho ta biết Thiên Chúa là Ðấng duy nhất, nhưng lại là Ba Ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ Hai là Con, Ngôi thứ Ba là Thánh Thần. Ba Ngôi cùng một lòng, một ý, một quyền năng và một hành động như nhau.

28. Ba Ngôi hoạt động thế nào?
- Ba Ngôi cùng hoạt động trong mọi công trình, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ một nét riêng biệt: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa.

29. Thiên Chúa tỏ cho ta biết mầu nhiệm Ba Ngôi để làm gì?
- Ðể mời gọi ta thông phần vào sự sống của chính Thiên Chúa Ba Ngôi và góp phần làm cho gia đình cũng như dân tộc và Hội Thánh, thành cộng đoàn yêu thương và hợp nhất theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 09:20 PM
Cái Chết Theo Kitô Giáo

Vì là con cái Adam, nên chúng ta sẽ phải chết; nhưng cũng là anh em với Ðức Kitô, nên chúng ta đã có sẵn nhà ở chúng ta trên thiên đàng.
Bởi thế, chết không phải là một điều kinh khủng, nhưng là một giờ phút quan trọng cho đời sống ta. Mỗi Bí Tích là lãnh nhận, mọi ân sủng nhận được, đều giúp ta chuẩn bị cho giây phút đó. Chúng ta phải chết với lòng mến Chúa Cha trong linh hồn, như khi Chúa Giêsu chết, và dâng hiến mình cho Ngài mãi mãi.
Chết là linh hồn lìa ra khỏi xác. Thân xác dần dần trở về bụi đất; nhưng linh hồn liền bị Chúa Giêsu phán xét. "Số phận người ta chỉ chết một lần, và sau đó là phán xét". Người là Thẩm Phán toàn khôn và toàn thiện; Người thất biết cả đời sống chúng ta và sẽ xét xử chúng ta; "Người sẽ trả cho mỗi người tùy công việc họ làm".
Chắc chắn chúng ta sẽ chết; nhưng chúng ta không biết bao giờ mình chết, Chúa Giêsu bảo chúng ta phải như những đầy tớ chờ đợi chủ mình: "Hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về".
Chúng ta còn hơn tôi tớ Chúa; chúng ta là con cái Ngài. Chúng ta sẽ luôn sống sắn sàng, chờ đợi Cha chúng ta đến để gọi chúng ta về nhà Ngài.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 09:22 PM
Chúa Tạo Dựng


Ðầu tiên Chúa đã dựng nên trời và đất.
Ngày thứ nhất Ngài dựng nên ánh sáng.
Ngày thứ hai Ngài dựng nên nước.
Ngày thứ ba Ngài dựng nên cây cối.
Ngày thứ bốn Ngài dựng nên ngôi sao.
Ngày thứ năm Ngài dựng nên thú vật.
Ngày thứ sáu Ngài dựng nên loài người.
Còn ngày thứ bảy Chúa nghỉ ngơi.
(Sách Khởi Nguyên)

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 09:37 PM
Ðại Hồng Thủy

Dòng dõi A-dam tính tới No-e:
------------------A-dam
------____________|__________
------|-------------|------------|
Ca-in (làm ác) A-ben (chết)------Set
--------------------|
--------------------No-e
------____________|__________
------|-------------|------------|
----Sem----------Kham------Gia-phet

Dòng giống của ông Adam và bà Evà càng ngày càng đông đúc và con cháu có mặt khắp nơi.
Thế rồi tội lỗi loài người vẫn gia tăng, lòng con người chứa đựng nhiều điều ác. Họ sống trong tội lỗi xác thịt và lòng ham muốn quá độ. Thiên Chúa không thể để cho loài người tiếp tục gây tội lỗi trên thế gian nữa, và Ngài đã quyết định sửa phạt các loài Ngài đã dựng nên bằng một trận lụt lớn gọi là Ðại Hồng Thủy.
Trong khi đó có ông Nô-e là cháu sáu đời của Adam sống rất công chính và đạo đức. Ông sông đẹp lòng Thiên Chúa, cho nên Thiên Chúa nói với ông đóng một chiếc tàu bằng gỗ bách, dài chừng 150 mét, rộng chừng 25 mét, cao 15 mét và chia ra làm ba tầng để chở gia đình ông, gồm vợ ông; ba người con trai Sem, Kham, Gia-phét và 3 nàng dâu; các sinh vật mỗi loại một cặp.
Ông Nô-e đã nghe lời Thiên Chúa và làm như lời Thiên Chúa turyền. Ðến ngày giờ Thiên Chúa đã định. Ngài nói ông Nô-e đem gia đình xuống thuyền, và chọn loài vật nào thanh sạch đem theo 7 cặp đực và cái, còn súc vật không thanh sạch đem theo 2 cặp đực và cái.
Sau khi vào tàu, Thiên Chúa cho mây mưa kéo xuống, mưa ngập mặt đất và khắp núi rừng trong bốn mươi ngày và đêm. Nước dâng lên rất lớn, ngập qua khỏi các mặt núi cao. Thế là các loại sinh vật ngoài tàu đều bị hủy diệt. Nước đã dâng cao suốt 150 ngày, sau đó rút dần.
Ông No-e thả bồ câu, nhưng bó trở lại tàu. Sau 7 ngày, ông lại thả bồ câu, nó đêm về ngành ô-liu. 7 ngày sau nữa, ông lại thả bồ câu, no không trở về. Biết là nước đà cạn, ông và gia đình ra khỏi tàu. Ra khỏi tàu, trước hết ông No-e xây đàn dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Thiên Chúa chúa lành cho ông và gia đình, cho làm chủ vạn vật, được ăn thịt mọi thú vật, nhưng không được giết người.
Cuối cùng Thiên Chúa lập giao ước với No-e: Cầu vồng. Ðó là dấu hiệu từ này Ngài không hủy diệt nhân loại nữa.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 10:06 PM
Ngôi Thứ Hai Là Con

1. Ai là người Cứu chuộc cho nhân loại?
- Chúa Con, là Ngôi Thứ Hai đã làm người và cứu mọi người khỏi tội lỗi.

2. Tại sao Chúa đã làm người?
- Ðể dạy đức tin cho mọi người
- Ðể dạy mọi người làm sao sống theo lời của Chúa
- Ðể chết và cứu chuộc cho nhân loại; cứu lình hồn mọi người

3. Lúc nào Chúa đã làm người?
- Lúc Mẹ Maria nhận Chúa Giêsu là con của Bà.

4. Chúa sinh ở đâu?
- Chúa sinh ở Bethlehem trong Judea, trong hàng nhỏ mà Vua Ðavít sinh ra.

5. Ðức Chúa Giêsu nghĩa là gì?
- Giêsu nghĩa là Người Cứu Thế
- Người Cứu Thế là người cứu mọi người, mọi người khỏi tội lỗi và đem mọi người gần tới Chúa.
- Kitô nghĩa là Chúa cứu thế, Kitô trong Cựu Ước kể lại người mà sẽ xây nước của Chúa trên đất này.

6. Chúa dạy mỏi người phải sống làm sao?
- Chúa dạy mọi người theo đời sống của Chúa. Từ Chúa sinh ra (khoảng 33 năm) cho đến khi Chúa chết và sống lại.

7. Chúa Giêsu làm gì mà làm cho mọi người tin Chúa là Chúa?
- Chúa Giêsu làm phép lạ. Chỉ cho Chúa có thê làm được phép lạ.

8. Phép lạ duy nhất mà Chúa Giêsu làm là gì?
- Khi Chúa Giêsu sống lại trong 3 ngày.

9. Tại sao Chúa Giêsu chịu chết?
- Chết vì tội đầu tiên của tổ tông mọi người và tội riêng mọi người phạm.
- Ðể mình có thể nhận nhờ ơn Chúa mà có thể lên Thiên đàng.

10. Chúa Giêsu Phục sinh nói ta biết gì về sự sống lại của mình?
- Sự sống lại của mình sẽ giống như Chúa Giêsu. Mình sẽ sống lại và lên trời hồn và xác bằng phép của Chúa.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03

DonRac
22-03-2009, 10:21 PM
Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Vì tội của A-dong mà loài người ngay từ đầu đã mất đời sống ân sủng; E-và đã giúp ma quỷ trong việc cám dỗ ông A-dong.
A-dong mới, đã lấy lại cho chúng ta mọi ơn sủng và sự tha thứ qua Hy Tế cao cả của Người; nhưng E-và mới, là Ðức Maria, đã cộng tác trong công việc đó bằng cách hành động trái ngược với người nữ thứ nhất.
Ðức Maria đã công tác đầu tiên khi chấp nhận chức làm Mẹ Thiên Chúa. Ðó chính là sự tự do lựa chọn của Mẹ, được thể hiện với lòng tin và lòng mến trọn vẹn; với thái độ đó Mẹ hằng dâng chính mình Mẹ cho Thiên Chúa.
Rồi khi Hy Tế được dâng tiến, Mẹ cũng hiện diện, không phải chỉ như một người mẹ với tấm lòng sầu khổ, thông cảm với nhừng đau khổ của Con, nhưng như một người mẹ tự dâng Con mình để cứu chuộc thế giới. Với lòng tin và lòng mến đầy tràn, Mẹ liên hợp với Lễ Dâng Chúa Giêsu đang thực hiện.
Chương trình của Thiên Chúa không muốn Mẹ Maria dự phần vào việc mở rộng Nước Chúa trong cuộc đời công khai của Con Mẹ hay sau khi Con Mẹ lên trời. Công việc của Mẹ khác hẳn: Mẹ dâng trót cả đời sống Mẹ, giá trị cao cả của mọi việc Mẹ làm, và lời cầu nguyện liên lỉ của Mẹ cho Giáo Hội.
Mẹ đã bắt đầu đời sống nhân loại với đặc ân thoát khỏi tội nguyên tổ, vì Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Mẹ kết thúc cuộc đời trần thế với đặc ân được lên thiên đàng cả hồn và xác. Vì Mẹ đã dự phần vào cuộc khổ nạn của Con Mẹ, nên Mẹ cũng thông phần vào sự sống lại của Người. Vì vậy, Mông Triệu là hành vi vao cả và sau cùng của đời Mẹ. Giờ đây trên tiên đàng Mẹ vẫn là Mẹ mọi người và là E-và thứ hai, Nữ Vương trời đất hằng tiếp tục cầu nguyện như khi còn tại thế, Mẹ hằng tiếp tục trợ giúp cứu rỗi loài người. Mẹ thật là Mẹ chúng ta.
Tình yêu và sự chăm sóc của Mẹ vẫn tiếp tục nơi mỗi người chúng ta, và chiếm lấy cho chúng ta những ơn cần thiết. Vì Mẹ thật là Mẹ chúng ta, nên chúng ta có lòng tin cậy vô biên nơi quyền năng của Mẹ nơi Thiên Chúa trong việc cầu bầu cho chúng ta và cho người khác.
* Thánh Kinh: "Trên trời hiện ra một điều lạ lớn: Một bà mặc áo mặt trời, mặt trăng ở dưới chân và triều thiên bằng mười hai ngôi sao trên đầu" (Khải Huyền 12, 1)

1. Mẹ Maria là ai?
- Là Mẹ của Chúa Giêsu.

2. Thiên Chúa đã ban ơn gì lên Ðức Mẹ?
- Mẹ của Chúa - ngày 1 tháng 1
- Mẹ Vô Nhiếm Nguyên Tội - ngày 8 tháng 12
- Vồ Nhiếm Nguyên Tội suốt đời.
- Lên trời hồn và xác - ngày 15 tháng 8

3. Mẹ Maria có phải là Mẹ của mọi người không?
- Phải, Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu và là Mẹ của mọi người.

4. Mình tôn kinh, tông trọng, yêu mến, và cầu nguyện cùng Ðức Mẹ.

5. Việc Ðức Maria mang thai Ðấng Cứu Thế mà vẫn còn đồng trinh muốn nói lên điều gì?
- Việc ấy muốn nói rằng Chúa Giêsu vừa là người thật, vì đã sinh bởi một người nữ, vừa là Thiên Chúa thật, vì Ngài chỉ có một mình Thiên Chúa là Cha.

6. Vì sao Hội Thánh tuyên xưng Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa?
-Vì Ðấng Mẹ cưu mang và sinh ra thật sự là Thiên Chúa: Ðó là Con Một của Chúa Cha, và là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người.

7. Thiên Chúa đã ban cho Ðức Maria những ơn nào để bà xứng đáng là Mẹ của Con Thiên Chúa?
- Thiên Chúa đã gìn giữ Mẹ khỏi mọi tội lỗi, kể cả tội tổ tông, và được sinh Chúa Giêsu mà vẫn trọn đời đồng trinh.

Nguồn: http://www.geocities.com/melavang03