PDA

View Full Version : SỐNG VỚI CHÚA NHƯ 1 NGƯỜI CON, NHƯ MỘT NGƯỜI BẠN



MatTheu Dang Dinh Quyet
22-03-2009, 09:12 PM
SỐNG VỚI CHÚA NHƯ MỘT NGƯỜI CON, NHƯ MỘT NGƯỜI BẠN
XEM
Chúng ta nhìn vào thực tế, xem người ta thường có những thái độ khác nhau như thế nào khi đứng trước một Tuần Tĩnh Tâm như chúng ta hôm nay?
Người ta có thể có một trong ba thái độ sau đây:
1. Thái độ thứ nhất là tự cao tự đại: vì người ta thấy mình đâu phải hạng bình thường, người ta là người đi tu dâng mình cho Chúa, là người đã chọn bậc sống trọn lành, đã làm bao việc đạo đức, tốt lành, từ thiện, bác ái… Người ta giống như người Pha-ri-sêu lên đền thờ cầu nguyện: “Lạy Chúa, con không hề giống thằng thu thuế tội lỗi kia… Con đã đi tu, đã dâng mình cho Chúa, đã hy sinh hãm mình không biết bao nhiều mà kể, đã làm việc lành phúc đức ngày này qua ngày khác, đã phục vụ tha nhân không biết tính công tính sổ… Nhưng hôm nay con sung sướng và hành diện tính sổ và kết toán với Chúa…
Thái độ này có đáng chúng ta noi theo hay không?
2. Thái độ thứ hai là lo âu sợ sệt: vì người ta biết rất rõ về sự yếu hèn, ươn lười, tầm thường và tội lỗi của mình. Nên mỗi lần phải đối mặt với Chúa, với chính mình thì người ta run sợ, vì người ta nghĩ rằng Thiên Chúa là một Vị Thượng Điề nghiêm khắc, không hề biết cảm thông, không bao giờ khoan nhượng… Người ta chỉ biết cậy vào sức mình, mà sức mình thì chẳng đáng gía một gram trước mắt Thiên Chúa!
Thái độ này có đáng chúng ta bắt chước hay không?
3. Thái độ thứ ba là thái độ mà chúng ta có thể tìm thấy trong Phúc Âm.
XÉT
Đọc Phúc Âm, tôi thấy có ba câu chuyện có thể gợi cho chúng ta ba thái độ như sau:
1. Câu chuyện thứ nhất (Ga 1,35-39) kể lại cuộc gặp gỡ giữa các môn đệ đầu tiên và Đức Giêsu: Khi được Gioan Tẩy giả chỉ cho biết Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa thì hai môn đệ đầu tiên là Phêrô và Gioan liền đi theo Người. Khi Đức Giêsu quay lại thấy hai ông đi theo thì hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ đáp: “Thưa Rápbi có nghĩa là thưa Thầy, Thầy ở đâu? Người liền bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người và ở lại với Người ngày hôm ấy.
Câu chuyện trên gợi cho chúng ta một thái độ “chờ đợi, tận dụng thời cơ tốt đến với mình, tích cực tìm kiếm và khám phá” Chúng ta có thể bắt đầu Tuần Tĩnh Tâm với thái độ ấy không? – Các anh chị sẽ được cung cấp những cột mốc, những dấu chỉ đường để tìm ra Chúa….Ước chi các anh chị cũng ở trong tư thế sẵn sàng như Phêrô và Gioan để khi vừa nghe Gioan Tẩy giả giới thiệu Đức Giêsu là bám gót theo chân Người ngay.
2. Câu chuyện thứ hai (Mc 6,7-13.30-32 hay Lc 9,1-6.10): Để huấn luyện các tông đồ trong Công cuộc Truyền Giáo, Chúa Giêsu sai các ông từng hai người một, đi vào các làng mạc chữa trị bệnh tật, trừ quỷ và loan báo thời gian cứu độ. Sau ít ngày hoạt động trở về, các ông vô cùng phấn khởi, những nóng lòng muốn kể lại tất cả các sự kiện và từng việc, từng chuyện cho Thầy nghe. Nghe xong, Đức Giêsu ra lệnh: “Các con hãy vào nơi yên tịnh, thanh vắng mà nghỉ ngơi” và Người đem các ông đi riêng với mình, lui về thành kia gọi là Bétxaiđa.
Anh chị em chúng đây cũng giống heat như các môn đệ xưa, chúng ta cũng được Thiên Chúa, Giáo hội sai chúng ta đến các thôn, xóm xa xôi hẻo lánh, để phục vụ an hem chúng ta, để loan báo cho họ biết có Thiên Chúa là Cha, có Chúa Cứu Thế là Đức Giêsu Nadarét là Thiên Chúa đã xuống trần …..Hôm nay chúng ta cũng muốn kể hết cho Chúa nghe những việc chúng ta làm, những người chúng ta gặp, những lời chúng ta rao giảng… Và Chúa cũng nói lại với chúng ta lời Người đã nói với các môn đệ: “Các con hãy vào nơi yên tịnh, thanh vắng mà nghỉ ngơi” Và Người cũng đem chúng ta đi riêng với Người, lui về nơi này gọi là Tu Viện Châu Sơn, Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng, một khung cảnh tĩnh mịch với cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
3. Câu chuyện thứ ba (Lc 10,38-42): Trong cuộc sống công khai rao giảng Nước Thiên Chúa, “lang thang nay đây mai đó như một nhà Truyền Giáo không có chỗ ở cố định, Đức Giêsu có những người bạn chí thân, có những mái ấm luôn mỡ rộng cửa đón Chúa đến nghỉ ngơi. Một ngày kia Chúa ghé Bêtania ở đó có mái ấm gia đình Mátta, Maria và Ladarô. Mátta với tư cách của người chị cả, lon xon chuẩn bị cho Chúa một bữa ăn nóng hổi và ngon miệng. Còn cô em, Ma-ria, không hề bận tâm đến chuyện bếp núc và đồ ăn thức uống thết đãi Chúa. Cô ngồi bên chân Chúa, nuốt từng câu từng lời nói của Chúa vào lòng…
Tuần này Chúa cũng ghé nhà, tức tâm hồn mỗi anh chiọ em chúng ta. Chúng ta có lăng xăng bận rộn như Mátta hay chúng ta vô tư tĩnh lặng như Maria? Cả hai thái độ đều là dấu chứng của lòng yêu thương. Nhưng rõ ràng là thái độ của Maria làm Chúa Giêsu hài lòng hơn, vui hơn. Chúng ta hãy sống như Maria. Hãy bắt chước chị trong cách tinh tế ngồi đàm đạo với Chúa, chia sẻ với Chúa, xin Chúa nói cho mình nghe.
LÀM
Chúng ta hãy bước vào Tuần Tĩnh Tâm:
(a) Với thái độ của những người con đang trông chờ và tìm kiếm Chúa như Phêrô và Gioan.
(b) Với thái độ của các môn đệ trở về sau một thời gian công tác được cùng Chúa lánh xa đám đông, cảnh ồn ào để rút vào chỗ thân mật trầm lắng sống kề bên Thầy, đưọc nghỉ ngơi bồi dưỡng cả về tinh thần, cả về thể xác.
(c) Với thái độ của Maria khát khao Lời Chúa: hễ Chúa đến nhà là chị đến ngồi bên chân Chúa, gác bỏ ra ngoài tất cả mọi bận rộn để tập trung vào việc sống với Chúa, sống bên Chúa, sống trước con mắt của Chúa và lắng nghe tiếng Người.
(d) Với thái độ của Cha Charles de Foucauld mà chúng ta gọi cách thân thương là Anh Charles: Những ai đọc tiểu sử của Cha Charles de Foucauld thì thấy ngay rằng ngài đúng là một người con, một người bạn của Chúa. Ở đan viện khổ tu cũng như ở Nadarét hoặc Bénis-Abbès hay Tamanrasset cha Foucauld đều sống với Chúa, nhất là Chúa Giêsu Thánh Thể, một cách thân tình, gắn bó và lắng nghe như thế. Ngài đã ngồi hàng giờ, đã thức trắng nhiều đêm bên cạnh Chúa Giêsu Thánh Thể trong nhà ngôi nhà nguyện mà ngài đã tự tay xây cất trong khu vực “ẩn cư” (ermitage) của ngài, đúng như cha René Voillaume đã viết:
“Ở Tamanrasset cũng như ở Bénis-Abbès, cả khi còn ở Nadarét, cha thường quỳ gối lâu giờ trước Thánh Thể Chúa Giêsu. Trong căn nhà làm bằng đất và bằng lá, cha chỉ biết sinh sống , truyện vãn đối thoại với Chúa Giêsu liên lỷ ngày đêm. Tiếp xúc với dân bản xứ, săn sóc các bệnh nhân, làm phúc bố thí, tất cả cha đều làm trong mối thân tình này để bắt chước Chúa Giêsu, hành động như Người, hiệp thông với Người. Cuộc đối thoại ấy không vì các hoạt động này làm gián đoạn. Đối thoại tiếp diễn liên hồi, kéo dài ra thâu đêm và ngay cả suốt các cuộc lữ hành trong sa mạc, từ Bénis-Abbès tới Tamanrasset hay từ Tamarasset tớiu Bénis-Abbès” (1).
VÀI PHÚT THINH LẶNG
HÁT BÀI: XIN CHO CON BIẾT LẮNG NGHE
Chú thích:
(1) Charles de Foucauld, SỐNG ĐỨC ÁI, Đức tin – Văn hóa (44 Tú Xương, Sàigòn 3), xuất bản, 1973, Lời nói đầu của cha René Voillaume, trang 10.
Tu Viện Châu Sơn (Đơn Dương)
Ngày 05.06.2000
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.

hoangthanh_200400
22-03-2009, 09:21 PM
BÀI RẤT HAY CHÚ CÁM ƠN CHÁU QUYẾT NHÉ

MatTheu Dang Dinh Quyet
01-04-2009, 10:15 PM
hiihihihihhi ko co chi chú ơihihiihiihih