PDA

View Full Version : Hội thảo về sự “xấu xí” của người Việt



BMK
23-03-2009, 09:52 AM
Dù còn nhiều quan điểm bất đồng về nguyên nhân dẫn đến tâm thế, tư duy và lối sống của người Việt hiện nay nhưng hầu hết các học giả đều cho là: người Việt hiện nay… xấu xí.


http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/lantm1/Thang1.09/phohoa_020109sapo.jpg

Phố hoa Hà Nội bầm dập (http://dantri.com.vn/c20/s20-301066/pho-hoa-bam-dap-sau-2-toi-trung-bay.htm) vì người dân chen nhau chụp ảnh, bẻ trộm hoa.
(Ảnh: Phương Thảo)

Ngày 20/3 và 21/3, Viện Triết học Việt Nam đã kết hợp cùng CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức hội thảo “Đặc điểm tư duy và lối sống của người Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế” tại TPHCM. Nhiều học giả về văn hóa và triết học của cả nước đã bàn luận về lối sống người việt hiện nay và phải làm gì để hòa hợp với xã hội hòa nhập trong tương lai.

Thạc sĩ Lê Minh Tiến, Giảng viên ĐH Mở TPHCM, đưa ra hàng loạt lối tư duy xấu xí của người Việt hiện nay như: không hề thấy có lỗi khi đến trễ hay làm việc trễ; xét đoán mọi việc lẫn lộn giữa tình và lý; đùn đẩy trách nhiệm vì xem trách nhiệm tập thể cao hơn trách nhiệm cá nhân; chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến cái lợi lâu dài; thích làm theo hơn là sáng tạo; trọng “danh” và “sĩ”…

Theo ông Tiến, cái gốc của lối tư duy này phát sinh từ lối sống nông nghiệp bao đời nay của người Việt vẫn chưa sửa được, lối sống cộng đồng phát sinh thành tâm lý bầy đàn, “ai sao tui vậy” che mờ đi trách nhiệm cá nhân nên dẫn đến nhiều hệ lụy vì không phù hợp với xã hội công nghiệp hóa hiện nay.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích thì lấy tâm lý của bộ phận công chức ra để chứng minh cho tư duy trọng tập thể, né tránh trách nhiệm cá nhân. Ông cho là mọi cải cách thủ tục hành chính đều vô hiệu nếu người thực hiện (công chức) không có tư duy tốt.

Vì chính tư duy sợ trách nhiệm cá nhân nên họ không tin cả người dân đến làm việc với mình, đòi hòi đầy đủ giấy tờ thủ tục một cách máy móc và khô cứng, thiếu linh động dẫn đến trì trệ và mất thời gian cho người dân. Bởi họ sợ sai một chút gì là mình chịu, dẫn đến việc nước ta cải cách hành chính mười mấy năm qua nhưng hiệu quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.

Còn Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh, một nhà hoạt động xã hội, thì lấy một hình ảnh thực tế để chứng minh cho tư duy “xấu xí” của người Việt. Đó là sự hỗn độn và xô bồ của điểm kẹt xe, ai cũng tranh nhau tiến về phía trước, chẳng ai nhường ai, để rồi ai cũng kẹt lại.

Theo bà, đó là tâm lý cái lợi giành cho mình, cái hại đẩy người khác. Từ việc sợ trách nhiệm cá nhân đã đẩy lên thành một chủ nghĩa cá nhân cực đoan trong lòng người Việt. Sự bất lực của các tổ chức quản lý giao thông chứng tỏ sự bế tắc và thiếu tầm trước một xã hội đang hiện đại hóa và thay đổi từng ngày. Và cũng chính những bon chen, bực bội ấy ngoài đời mà người Việt đem về nhà để trút giận lên người thân, gây tổn thương cho nhau, bạo lực gia đình gia tăng…

Nhiều học giả cho là người Việt cần đổi mới tư duy và lối sống để thích nghi tốt trong thời kỳ hội nhập. GS.TS Tô Duy Hợp cho là: “Thực trạng tư duy của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, cần phải thực hiện đổi mới…”.

Nhưng Thạc sĩ Oanh lại đang lo lắng về sự “đổi mới” quá nhanh theo chiều hướng tiêu cực của giới trẻ. Bà kể, một chuyên gia Việt kiều mới về nước, thấy cảnh giới trẻ ùn ùn đi chơi ngày lễ Valentine đến nỗi kẹt đường phải thốt lên: “Người Việt Nam còn Mỹ hơn cả người Mỹ ở Mỹ”.

Cách ăn mặc hở hang dù trời nắng gắt hay lạnh giá, những ngôn ngữ lạ kỳ và lối sống đua đòi… Đó là sự ngoại lai, tây hóa không chọn lọc. Theo bà, nguyên nhân chính là từ nền giáo dục gia đình và nhà trường yếu kém hiện nay không trang bị cho các em đủ bản lĩnh để thích nghi và phát triển theo chiều hướng tính cực trong xã hội phát triển chóng mặt như hiện nay.

GS Nguyễn Tài Thư cho rằng, lối sống của người Việt hiện nay không đơn thuần là lối sống nông nghiệp, mà trước sự hội nhập của kinh tế đất nước, nó cũng đang đổi mới và hội nhập.

GS Trần Ngọc Thêm cũng cho là mô hình văn hóa Việt Nam đang có cuộc chuyển đổi. Tuy nhiên, sự chuyển đổi ấy hiện nay và tương lai như thế nào, tốt hay xấu, còn tùy thuộc vào ngành giáo dục, văn hóa và cả bộ máy hành chính cũng như gia đình mỗi người.




(Báo Dân Trí)

littlewave
23-03-2009, 10:02 PM
9 đặc điểm của người Việt

Năm 2006, Viện Nghiên Cứu Xã Hội Hoa Kỳ đã đưa ra 9 đặc điểm của người Việt nhằm giúp các doanh nhân Hoa Kỳ sang Việt Nam làm ăn. Con người vốn đa dạng và thay đổi, vốn nhất quán và mâu thuẫn, không nhất thiết ai cũng như ai và lúc nào cũng vậỵ Kết quả nghiên cứu có thể đúng với người này mà không đúng với người khác. Tuy nhiên các điểm được nêu ra có thể coi là những nét chính.

Nội dung 9 điểm như sau:

1- Cần cù lao động, song dễ thỏa mãn nên thường xuất hiện tâm lý hưởng thụ và đòi hỏi, dẫn đến không chịu làm việc.

2- Thông minh sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, nên thiếu tầm tư duy dài hạn và chủ động trong công việc.

3- Khéo léo nhưng không chịu tư duy đến cùng.

4- Suy nghĩ vừa thực tế vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng suy nghĩ đó lên thành lý luận để áp dụng.

5- Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng động cơ học tập không phải vì mục đích tự thân phát triển nên ít khi chịu học từ đầu đến đuôi, dẫn đến kiến thức có được không có hệ thống, không cơ bản.

6- Có tính hiếu khách nhưng không lâu bền.

7- Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, tinh thần này ít khi xuất hiện.

8- Yêu hòa bình khi suy nghĩ cho đại cục, song lại có tính hiếu thắng khi giải quyết mang tính chất giữa hai cá nhân với nhau.

9- Thích tụ tập nhưng thiếu tinh thần liên kết để tạo ra sức mạnh tập thể (cùng một việc mà nếu một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, và nhiều người cùng làm thì hỏng).

(source: www.free4vn.org/f185/t79464 (http://www.free4vn.org/f185/t79464))

littlewave
23-03-2009, 10:15 PM
Người ngoài nhìn ta rồi, bây giờ:

Ta tự nhìn ta

1. "Giờ cao su": Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Nhiều bạn đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn nhưng dần dần họ cũng khắc phục được. Ðến khi về nước họ lại khó chịu với "giờ cao su" của chúng ta.

2. Thiếu tự tin và óc phê phán: Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều bạn sinh viên năm thứ ba, thứ tư Ðại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết "chép chính tả". Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán (critical thinking) của thanh niên.

3. Bệnh hình thức: Có bạn trong cơ quan hay công ty mình làm việc đang chẳng đâu vào đâu thì lại đi học master. Có bạn tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được việc làm cũng đi học master. Tư duy nặng về "điểm chác", bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng. Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change. Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp học nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả, điều khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân.

4. Không tiết kiệm hay tâm lí thích tiêu xài phung phí: Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà..."xịn" hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được.

5. Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể: Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.

6. Thể lực kém: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động... Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ.

7. Thiếu thực tế: Ông Kim Woo Choong - Chủ tịch Công ty Deawoo viết: "tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ... lịch sử thuộc về những người biết ước mơ". Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viển vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc.

8. Tinh thần hợp tác làm việc theo team work còn hạn chế: Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được.

9. Thiếu tác phong công nghiệp: Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước. Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: "Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền."

(source: chungta.com)

Bổ sung cho đủ chục (12), he he:

10. Ưa mạo nhận: lười sáng tạo nhưng thừa khả năng thiên biến vạn hóa, nhập nhèm lấy của người khác chàm chế thành của mình.

11. Ưa sĩ diện: Phô trương màu mè thật hoành tráng nhưng lắm khi rỗng tuếch.

Và… chưa là cuối cùng đâu:

12. Bảo thủ, tự ái nhảm: Biết thế. Không thích sửa. “Mày định làm thầy bố mày đấy à ?” !!!