PDA

View Full Version : Gương điềm tĩnh của người xưa:



NVN
02-04-2009, 05:27 PM
Gương điềm tĩnh của người xưa:

PHÁN ĐOÁN SỰ VIỆC


Người đời thường tưởng rằng: họa phước đều do từ ngoài mà đến với chúng ta. Vì phán đoán như thế mà ta thường hay sợ:

- Nếu quả thật nghèo là cái khổ mà giàu là cái sướng thì những người nghèo như Nhan-Hồi, Socrate, đều là khổ hết sao?

- Còn những bực phú-hữu tứ-phương như Tần-Thủy-Hoàng, Napoléon đều là hạng người sướng nhứt trên đời hay sao?

- Cũng như có người bảo rằng: “Con là nợ, Vợ oan-gia”. Tại sao đối với Socrate có bà vợ rất hung dữ mà ông lại cho là cái phước lớn nhứt đối với ông? Bởi vì nhờ bà vợ ông mà ông điêu-luyện được cái tánh nhẫn-nại và thản nhiên đối với sự vật trên đời.

- Nếu như, những cái mà thiên-hạ đồng cho là họa, như: “Bần tiện, bịnh tử, những cái đó có đi lạc vào nhà của các bậc đại-hiền như Trang-Tử hay Epitète thì cũng không làm gì cho bậc ấy nao lòng”. Sở dĩ người đời đã gây ra bao nhiêu phiền não cho mình, chẳng ngoài những sự nhỏ mọn không đâu. Nếu ai ai cũng biết thản nhiên đối với sự vật, bình tâm mà suy xét cho kỹ thì sẽ thấy trăm việc đều do mình thì chín mươi chín việc không đáng cho ta bận lòng chút nào cả.

Làm cho con người phiền muộn, không phải là tự ở sự vật, chính là ở cái cách phán đoán về sự vật của con người: Ví như cái chết, nếu cái chết là đáng sợ thì ông Socrate làm sao dám bưng chén thuốc độc mà uống? Nhưng đáng sợ là sự phán đoán rằng cái chết có đáng sợ hay không. Vậy thì, khi ta buồn bực, bối-rối, phiền-não, ta đừng trách ai, chỉ trách ta, nghĩa là trách cái nhận định của ta mà thôi. Ta nên nhớ rằng:”Người làm nhục mình không phải là kẻ chửi mình, đánh mình, mà do tự nơi mình phán đoán cho rằng nó làm nhục mình. Có kẻ nào làm cho mình giận dữ thì phải biết rằng chính sự phán đoán của mình nó làm cho mình giận dữ đó...

Chúng ta suy nghĩ kỹ, sự vật trên đời như mảnh gương trong, nếu mình nhìn vào đó mà cười, thì nó trả cái cười lại cho mình, còn nếu mình khóc thì nó cũng trả cái khóc lại cho mình.

Người đánh ta, ta giận là tại sao? Có phải tại người hay tại ta làm cho ta giận?

Có người sẽ nói: “Vì người ta đánh tôi nên tôi giận. Nhưng nếu ta biết người đánh ta là người mất trí, người hèn hạ, ta có còn giận người ấy nữa không? Chắc hẳn là không, nếu ta biết suy xét .

Trái lại, nếu người đánh ta là người tĩnh-táo, đầy đủ trí thức, thì ắt là ta không khỏi phải nổi cơn giận dữ.

Thế cho nên, cũng thì một sự việc xảy đến cho ta, mà khi thì ta điềm tĩnh như thường, khi thì ta lại bực tức nóng giận. Đó là tại nơi đâu? Có phải là tại nơi sự phán đoán của ta chăng.

Mạnh-Tử có nói rằng: ”Ở đời, đối với người mà gặp phải kẻ dữ với mình bằng một cách ngang ngược, thì nên coi đó như là mình đi trong bụi bậm mà vướng phải gai góc. Vậy thì, chỉ nên thong thả đứng lại lần lượt chẩm rải gở hết gai góc. Gai góc kia có biết gì mà nóng giận? Chỉ có cách xử được như thế thì tâm mình sẽ yên lặng, phiền não sẽ không bận rộn ta và bao nhiêu oán hận cũng tiêu tan. Những sự ngang-ngược phạm đến ta, ta nên coi đó như là chiếc xe lở đâm nhầm ta, như cơn gió dữ tạt vào người ta. Như vậy có gì đáng buồn đáng giận?

Cách đối xử với người vợ hung dử của ông Socrate, ông cũng hành động như thế:

Một khi kia, có người bạn đến rủ ông đi sớm. Bà vợ ông la-lối gầm hét om-sòm. Ông vẫn thản nhiên. Khi ông bước ra đi, bà đứng trên lầu đổ trút thau nước dơ lên đầu ông. Các bạn ông tỏ vẻ bất bình phản đối. Riêng ông thì ông cười và bảo rằng: " Nầy các bạn ơi! Có gì lạ đâu! Hễ trời hết gầm thét vì sấm sét thì tiếp theo là một trận mưa to”. Ông thản nhiên trở vô nhà thay áo khác.

Một lần khác, ông mời bạn bè đến dùng cơm tại nhà, không biết có việc gì giận dữ mà bà bưng cả mâm đồ ăn của ông (thường thì ông chỉ ăn rau cải) quăng cả ra ngoài cửa sổ. Ông vẫn tươi cười và bảo với các bạn ông rằng: "Thì có gì, bả muốn cho anh em mình ra ngoài sân ngồi ăn cho mát mẻ hơn”. Quá sức tức tối, bà bèn vác chổi ra sân quơ luôn các đồ ăn mà ông đang lượm để sắp vô mâm. Các bạn ông giận đỏ mặt, tính muốn gây sự với bà nhưng ông biết trước đã nắm tay các ông bạn lại và ôn-tồn bảo: "Ví dụ anh em ta đang ngồi ăn, rủi bị một con gà mái nhảy xổ vào làm văng cả bát dỉa, các anh có đi gây sự với nó không?”

Nếu một người nào khác gặp phải những trường hợp nầy chắc chắn là đã mất sự điềm tĩnh rồi vậy.

Thế nên, không phải tại nơi sự vật xảy đến cho ta, nó làm cho ta vui mừng hay giận dữ, mà chắc chắn là tại sự phán đoán của ta nó làm cho ta vui mừng hay giận dữ mà thôi.

(Trích trong bài "Thanh lọc cuộc đời" của Đạo trưởng NGỌC HUỆ CHƠN)

TRẦN BÌNH
02-04-2009, 09:06 PM
:guitar::secret:Cám ơn Bạn vì bài viết nầy. Tôi hay sợ hãi trước khi sự việc xảy đến, nên cuộc sống của tôi co cụm lại rất nhiều. Xin Chúa ban cho bạn nhiều sức khoẻ và lòng nhiệt thành của bạn được lan tỏa đến các bạn khác, để trang web nầy luôn là môi trường sinh động giúp chúng ta trau dồi kỹ năng sống và làm việc tông đồ.:77::dog:

Ben
02-04-2009, 09:46 PM
Kiềm hãm lại "cái tôi" trong cơn nóng giận thật chẳng dễ dàng gì.

NVN
03-04-2009, 11:29 AM
Tự xét đoán để khỏi bị xét đoán

­Không thể nào khác được, như một câu trong Kinh Thánh: “Nếu chúng ta biết xét đoán mình thì khỏi bị xét đoán” (1). Chúng ta không xét đoán mình, đừng tưởng người khác cũng sẽ bỏ qua không xét đoán ta, trái lại họ càng xét đoán mạnh hơn bao giờ hết. Đây, chúng ta hãy nghe một chuyên gia triết học, bàn đến cái vị thế của người Phương Đông. Trong bài tiểu luận “Những kỹ năng của cơ thể” (Les techniques du corps) được in trong cuốn sách “Con người và thế giới”.(L’Home et le Monde), tác giả Mauss viết như sau: “Bạn có thể phân biệt nhân loại ngồi xổm và nhân loại ngồi ghế. Và theo đó, phân biệt những người có ghế và những người không ghế và không bệ ngồi. Những người có vị trí và những người không vị trí. Những con người có bàn và những con người không có bàn” (Vous pouvez distinguer l’humanité accroupie et l’humanité assie. Et, dans celle - ci distinguer les gens à bancs; les gens à sièges et les gens sans sièges ... il a les gens qui ont des tables et les gens qui n’en ont pas) (2).
Theo cách nhìn mang tính khoa học rất vững này, tác giả không chỉ phân tích vào chủng tộc, xã hội, địa lý của người Châu Phi, châu á, mà còn xem xét chi ly đến từng “kỹ thuật” vận động của cơ thể. Ngồi xổm là cách ngồi của một con ếch, một con cóc, ở đó con người chưa xác định cái vị thế ít nhất của mình là một chỗ ngồi trên ghế. Người Việt vẫn quở những kẻ sống cùn, chầy bửa, bất cần rằng “Ngồi bệt rồi còn sợ gì ngã”. Ngồi bệt là ngồi thẳng xuống đất, ngồi lúc nào thì ngồi, bạ đâu ngồi đấy, muốn đi lúc nào thì phủi đít đứng lên đi, thật thoải mái, tuỳ tiện, và như vậy là một cơ thể sống bản năng, chưa xác định nổi cho mình một quyền sở hữu vị thế - là một chiếc ghế nào đó. Ngồi xổm còn tệ hơn, đó là cách nửa ngồi nửa đứng, đến cái mặt đất của chung cũng không dám tự tin đặt đít ngồi, nhấp nhổm, thấy bất lợi thì đứng phắt dậy, chuồn cho nhanh. Bởi thế tác giả Mauss còn suy diễn rằng: Ngồi xổm là chưa có chỗ ngồi! Chưa có ghế ngồi thì chưa phải là ông chủ! Đi xa hơn, không ngồi ghế thì cũng chẳng có bàn, không có bàn là không thể viết chữ, đó chỉ là hạng người nô bộc, bạ đâu ngồi đấy, chưa có chữ viết, và chưa thể có trí tuệ, cũng như chưa thể có ý thức về danh dự. Về kỹ thuật con người này, người Việt cũng có một câu nói dân gian giành cho những gã “Chí phèo”, hãnh tiến mà ngu dốt rằng: “kẻ ngồi xổm trên dư luận”. Ngồi trên dư luận là kẻ bất cần đến chữ “sỉ”, mặc người nói ra nói vào thế nào thì nói, nói chan tương đổ mẻ vào danh dự của ta cũng mặc. Nhưng đáng thương thay kẻ đó không dám ngồi trên dư luận bằng ghế ngồi, mà ngồi xổm như một kẻ thiếu văn hoá và hèn nhát. Ngồi xổm để còn tiện nhổm đít lên mà chạy.




Không có quan toà nào lớn hơn ta cả

Nếu ta mắc lỗi nhỏ, tự ta biết sửa lấy mình thì sẽ không chuốc lấy cái xấu hổ bị người khác vạch ra. Nếu ta không biết sửa mình từ lầm lỗi nhỏ, để mắc vào tội lỗi sẽ phải chuốc lấy sự phán xét của người khác. Lúc đó ta trở thành bị cáo, trước con mắt quan toà của người đời. Bởi thế thi hào Đức Sin-le (Schiller 1759 - 1805) mới khẳng nhận cách con người phải tự phán xét lấy mình để không bị rơi vào nỗi nhục phải làm bị cáo. Ông nói: “Không có quan toà nào lớn hơn ta cả” (3). Một cách thẳng thắn hơn, triết gia Nietzsche cho rằng, con người không biết tự nhìn nhận thanh tẩy làm mới chính mình, sẽ tự huỷ, tự hoại, giống như con rắn không tự lột da thì sẽ chết.
Văn hào Nga Dostoievski thì diễn tả, trong tâm hồn mỗi con người, đều có một bãi chiến trường đấu tranh giằng co từng gang từng tấc một giữa quỷ và người và chỉ khi nào phần người trong tâm hồn thắng thì con người mới sống đạo hạnh, trái lại phần quỷ trong tâm hồn thắng thì con người sẽ nhảy vào vòng tội lỗi để thoả thê dục vọng của mình.
Ông nói: “Nếu nhìn rõ tâm hồn của mọi người thì chẳng ai là người không mắc lỗi”. Bởi vì trong tâm hồn ai cũng như ai đều nảy sinh những dục vọng, thấy nhà cao thì muốn chiếm, thấy ghế cao thì muốn tranh, thấy tiền nhiều thì sinh lòng tham, thấy gái đẹp thì muốn tận hưởng từ ngoài vào trong... Những dục vọng cồn cào mạnh như quỷ dữ vừa thiêu đốt vừa lôi kéo con người; nhưng sở dĩ người đạo hạnh vẫn sống đạo hạnh, vì lẽ giữa bãi chiến trường của tâm hồn, phần người của anh ta luôn thắng phần quỷ dữ. Trái lại, những kẻ mắc lỗi là những kẻ đã để cho phần quỷ chiến thắng phần người. Bởi thế mà, từ cổ chí kim, người ta đều cho rằng, chiến thắng mình là chiến thắng đầu tiên nhất, quan trọng nhất, sau đó mới có thể nói đến việc chiến thắng cái khác. Như một nhà tư tưởng nói: “Chính mình chẳng kiềm chế nổi mình mà cứ muốn cài đạp người thì thật là ngu” (khuyết danh)
Còn Chúa Jê-sus thì tuyên ngôn: “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình”.
Tại sao phải chiến thắng mình? Các chuyên gia y tế tính rằng, dù hùm beo, hổ báo, rắn rết vừa mạnh mẽ, vừa chứa nọc độc đến vậy nhưng hàng năm trên thế giới, chỉ có khoảng trăm người chết vì chúng. Nhưng kinh khủng thay, mỗi năm có cả triệu triệu người chết vì những con vi trùng bé nhỏ. Tại sao vậy? Vì vi trùng có thể chui sâu vào tận lục phủ ngũ ngũ tạng của con người, phá huỷ từ trong phá huỷ ra thì cách gì để tránh? Vì thế con người không biết tự gột rửa mình từ trong tâm hồn cũng vậy, khi đó cả con người từ thể xác đến tâm hồn sẽ biến thành môi trường “khả nhiễm” để mọi thế lực từ ngọn gió bên ngoài đến vi khuẩn bên trong tấn công làm suy sụp, tiêu vong. Chúng ta thử hình dung, một con người mạnh khoẻ, nhảy ùm xuống đại dương tắm, cũng chẳng hề hấn gì; nhưng một người thể trạng yếu ớt chỉ cần mắc vài giọt nước mưa, cũng hoá cảm, rồi lâm trọng bệnh. Nhiều người ra chiến trường, gặp tên bay đạn lạc, vẫn có thể được cứu chữa bằng cách gắp viên đạn ra, nhưng có thể không cách nào cứu vãn nếu chỉ bị một chiếc rằm đâm vào chỗ hiểm. Người Trung Hoa nhất khoát chỉ ra rằng: “Thiên tác nghiệt do khả vị, tự tác nghiệt bất khả hoạt”. Nghĩa là: Trời tác oai tác quái gieo tai ách cho con người từ lũ lụt đến động đất núi lửa, vẫn có thể tránh được; nhưng khi tự con người gieo những mầm hoạ cho chính mình sẽ phải trôi vào vực thẳm Nhân - Quả, hái phải những tai họa không thể nào tránh được.
Trong các môn võ thuật thôi, để luyện tập sức địch muôn người, võ sĩ trước hết phải luyện tập và vượt qua sự chống đối của chính mình, cũng như sự trì trệ, ngáng trở, cản ngăn của chính trọng lực mình. Hãy hình dung, ta là kẻ thù sát cách nhất của ta, mà ta không chiến thắng nổi ta, thì hòng gì đòi chiến thắng người. Và cũng hãy hình dung, ta là kẻ thân thiết nhất với ta, mà ta không quyến rũ nổi ta tin tưởng rằng ta là người tự trọng, có danh dự cao, có đạo hạnh nhiều, có kiêu hãnh lắm, thì làm sao thuyết phục nổi người đời rằng: ta là người đáng trọng? Vì thế mà triết gia Descartes cho rằng: “Tự thắng mình còn hơn thắng vũ trụ”.

Nguyễn Hoàng Đức