PDA

View Full Version : Tìm hiểu, hỏi đáp về KINH



Nguyên Xuân
02-04-2009, 10:14 PM
ACE ơi, topic này, em mong ACE nào có thể thì cứ chia sẻ hết mình nhá:

NHỮNG ĐIỀU VỀ KINH

1. Khái niệm : kinh là gì ?
2. Kinh được viết nên từ đâu ? Ai có thể được phép viết và lưu truyền kinh ?
3. Kinh được viết nên để làm gì ? Kinh có giúp gì trong đời sống tâm hồn, đời sống tâm linh ?
4. Các thể loại kinh ?
5. Người Kitô hữu cần học kinh, đọc kinh như thế nào ?
6.Tại sao sau khi xưng tội, các cha (thường) bảo làm việc đền tội là đọc kinh Kính Mừng ? (Tại sao phải đọc kinh để làm việc đền tội ? Tại sao không là kinh khác ?)


Trong những câu hỏi này, em mong sẽ nhận được phúc đáp từ ACE, đặc biệt em quan tâm nhất ở câu thứ hai, mong ACE giúp cho.
Và còn những vấn đề gì xoay quanh KINH, ACE cứ đưa ra và cùng bàn luận, tham khảo...
Xin cám ơn ACE.

bichlan0206
03-04-2009, 10:38 PM
ACE ơi, topic này, em mong ACE nào có thể thì cứ chia sẻ hết mình nhá:

NHỮNG ĐIỀU VỀ KINH

1. Khái niệm : kinh là gì ?
2. Kinh được viết nên từ đâu ? Ai có thể được phép viết và lưu truyền kinh ?
3. Kinh được viết nên để làm gì ? Kinh có giúp gì trong đời sống tâm hồn, đời sống tâm linh ?
4. Các thể loại kinh ?
5. Người Kitô hữu cần học kinh, đọc kinh như thế nào ?
6.Tại sao sau khi xưng tội, các cha (thường) bảo làm việc đền tội là đọc kinh Kính Mừng ? (Tại sao phải đọc kinh để làm việc đền tội ? Tại sao không là kinh khác ?)


Trong những câu hỏi này, em mong sẽ nhận được phúc đáp từ ACE, đặc biệt em quan tâm nhất ở câu thứ hai, mong ACE giúp cho.
Và còn những vấn đề gì xoay quanh KINH, ACE cứ đưa ra và cùng bàn luận, tham khảo...
Xin cám ơn ACE.


Chào bạn,
Câu hỏi của bạn đã được Lm Dom Văn Dũng sss trả lời. Bạn tải file doc đính kèm nhé

Thân mến,

Nguyên Xuân
11-04-2009, 09:32 AM
Chị Bích Lan ơi, hình như trong file chị gửi, chưa có câu trả lời về những ý em thắc mắc. Em xin được dẫn:


TRẢ LỜI

Đọc Kinh là cầu nguyện .
Cầu nguyện là gì? ( SGLCG # 2558-2565 – 2590 )
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa hay là dâng lời cầu lên Thiên Chúa để xin những ơn lành phù hợp với thánh ý của Ngài. Cầu nguyện luôn là một hồng ân của Thiên Chúa, Ðấng đến gặp gỡ con người. Cầu nguyện theo Kitô giáo là một liên hệ cá nhân và sống động của con cái với Cha là Thiên Chúa vô cùng nhân lành, với Con của Ngài là Ðức Giêsu Kitô và với Chúa Thánh Thần, Ðấng ngự trong tâm hồn họ.
Lời Kinh được mạc khải từ Thiên Chúa.
Tại sao mọi người đều được mời gọi cầu nguyện? ( SGLCG # 2566-2567)
Chỉ vì Thiên Chúa đã sáng tạo mọi sự từ hư không và vì con người, sau khi phạm tội, vẫn còn khả năng nhận biết Ðấng Sáng Tạo của mình, nên vẫn khao khát hướng về Ðấng đã tạo dưng nên mình. Mọi tôn giáo, và đặc biệt trong toàn bộ lịch sử cứu độ, làm chứng cho sự khao khát Thiên Chúa nơi con người. Nhưng chính Thiên Chúa đã đi bước trước, không ngừng lôi kéo mỗi người đến gặp gỡ Ngài cách huyền nhiệm trong việc cầu nguyện.
Ông Ábraham là mẫu gương về cầu nguyện như thế nào? ( 2570-2573- 2592)
Ông Ábraham là mẫu gương về cầu nguyện bởi vì ông bước đi trước nhan Thiên Chúa, Ðấng ông lắng nghe và vâng phục. Lời cầu nguyện của ông là một cuộc chiến đấu của đức tin, vì ngay khi bị thử thách, ông vẫn xác tín vào sự trung thành của Thiên Chúa. Ngoài ra, sau khi đón tiếp Chúa trong lều của mình và được Ngài cho biết các kế hoạch, ông cả dám chuyển cầu cho các kẻ tội lỗi với một lòng tin tưởng táo bạo.
Ông Môsê đã cầu nguyện thế nào? ( 2574-2577-2593)
Lời cầu nguyện của ông Môsê tiêu biểu cho lời cầu nguyện chiêm niệm. Thiên Chúa, Ðấng đã gọi ông từ Bụi Gai bốc cháy, thường xuyên tiếp xúc lâu giờ với ông, "mặt giáp mặt như hai người bạn với nhau" (Xh 33,11). Trong tình thân mật với Thiên Chúa, ông Môsê rút được sức mạnh để kiên trì chuyển cầu cho dân mình: như vậy, lời cầu nguyện của ông tượng trưng cho lời chuyển cầu của Ðấng Trung Gian duy nhất là Ðức Giêsu Kitô.
Trong Cựu Ước, nhà vua và đền thờ có liên quan gì đến cầu nguyện? ( 2578-2580
2594)
Kinh nguyện của Dân Thiên Chúa được phát triển dưới bóng Nhà Chúa - bên Hòm bia Giao ước, rồi nơi Ðền thờ - nhờ sự hướng dẫn của các vị Mục tử. Trong số đó, có Ðavít, là vị vua "được đẹp lòng Thiên Chúa", là người mục tử cầu nguyện cho dân của mình. Lời cầu nguyện của ông là mẫu mực cho kinh nguyện của dân, vì lời này luôn gắn bó với lời hứa của Thiên Chúa, được dâng lên với lòng tin tưởng yêu kính đối với Ðấng là Vua và là Chúa duy nhất.
Các Thánh Vịnh có tầm quan trọng thế nào trong kinh nguyện?( 2579- 2585-2589
2596-2597)
Các Thánh Vịnh là tột đỉnh của kinh nguyện Cựu Ước: Lời Thiên Chúa đã trở thành lời cầu nguyện của con người. Vừa mang tính cá nhân, vừa mang có tính cộng đoàn, các Thánh Vịnh được Thánh Thần linh ứng, ca ngợi những kỳ công của Thiên Chúa trong công trình tạo dựng và trong lịch sử cứu độ. Ðức Kitô đã cầu nguyện bằng các Thánh Vịnh và đã đưa chúng đến mức toàn hảo. Vì thế, các Thánh Vịnh là một yếu tố chính yếu và thường xuyên trong kinh nguyện của Hội thánh; chúng thích hợp cho con người trong mọi hoàn cảnh và qua mọi thời gian.
Chúa Giêsu đã học cầu nguyện với ai? ( 2599; 2620)
Trong nhân loại, Chúa Giêsu đã học cầu nguyện từ Mẹ Người và từ truyền thống Do Thái. Nhưng lời cầu nguyện của Người còn phát xuất từ một nguồn mạch sâu thẳm hơn nữa, vì Người là Con vĩnh cửu của Thiên Chúa. Trong nhân tính thánh thiện, Chúa Giêsu dâng lên Cha của Người lời kinh tuyệt vời trong tình con thảo.
Chúa Giêsu cầu nguyện khi nào? ( 2600-2604; 2620)
Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu thường xuyên cầu nguyện. Người thường lui vào nơi hoang vắng, kể cả lúc ban đêm. Người cầu nguyện trước những thời điểm quyết định cho sứ vụ của mình hay của các tông đồ. Thực ra, cả cuộc đời của Người là cầu nguyện, vì Người luôn sống trong sự hiệp thông tình yêu với Cha của mình.
Chúa Giêsu cầu nguyện như thế nào trong suốt cuộc khổ nạn? ( 2605-2606; 2620)
Trong cơn hấp hối nơi vườn Ghếtsêmani, cũng như qua các lời cuối cùng trên Thánh giá, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu mạc khải chiều sâu thẳm của lời cầu nguyện trong tình con thảo của Người. Chúa Giêsu chu toàn ý định yêu thương của Chúa Cha và mang lấy trên mình Người tất cả âu lo của nhân loại, tất cả mọi lời van xin và chuyển cầu của lịch sử cứu độ. Người dâng lên Chúa Cha, Ðấng đón nhận những lời cầu nguyện ấy và đáp lại một cách vượt quá sự chờ mong, bằng cách làm cho Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại.
Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện như thế nào? ( 2608-2614; 2621)
Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện không những với lời kinh Lạy Cha, nhưng còn dạy chúng ta cầu nguyện ngay cả lúc Người cầu nguyện. Với cách thức này, Người cho chúng ta thấy, bên cạnh nội dung của lời cầu nguyện, còn có những thái độ cần thiết cho việc cầu nguyện đích thực: tâm hồn thanh sạch đang tìm kiếm Nước Trời và sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù của mình; sự tin tưởng mạnh mẽ, đầy tình con thảo, vượt quá những gì chúng ta có thể cảm nghiệm và thấu hiểu; sự tỉnh thức giúp người môn đệ tránh được cơn cám dỗ.
Tại sao lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả? ( 2615-2616)
Lời cầu nguyện của chúng ta mang lại hiệu quả, vì được kết hợp với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong đức tin. Trong Người, lời cầu nguyện Kitô giáo trở thành sự hiệp thông tình yêu với Chúa Cha. Lúc đó, chúng ta có thể dâng những lời cầu xin lên Thiên Chúa và sẽ được nhậm lời: "Anh em hãy xin, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn" (Ga 16,24).
Ðức Trinh Nữ Maria đã cầu nguyện thế nào? ( 2617; 2618- 2622; 2674; 2679)
Kinh nguyện của Ðức Maria phát xuất từ niềm tin và việc quảng đại hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa. Mẹ của Chúa Giêsu cũng là bà Eva Mới, là "Mẹ của chúng sinh". Mẹ đã cầu xin Chúa Giêsu, Con của Mẹ, cho những nhu cầu của loài người.
Trong Tin Mừng, có lời cầu nguyện nào của Ðức Maria không? ( 2619 )
Ngoài lời chuyển cầu của Ðức Maria tại Cana miền Galilê, Tin Mừng còn ghi lại kinh Magnificat (Lc 1,46-55), là lời ca tụng của Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội thánh, là lời tạ ơn trong hân hoan xuất phát từ tâm hồn của những người nghèo khó, vì niềm hy vọng của họ sẽ trở thành hiện thực khi Thiên Chúa thực hiện các lời hứa của Ngài.
Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusalem đã cầu nguyện như thế nào? ( 2623-2624)
Khởi đầu sách Công Vụ Tông Ðồ có ghi lại, trong cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem được Thánh Thần dạy cho biết cầu nguyện, "các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng" (Cv 2, 42).
Chúa Thánh Thần can thiệp như thế nào trong kinh nguyện của Hội thánh?( 2623; 2625)
Chúa Thánh Thần, bậc thầy nội tâm của kinh nguyện Kitô giáo, dạy Hội thánh đời sống cầu nguyện; Ngài hướng dẫn Hội thánh luôn đi sâu vào việc chiêm ngắm và kết hợp với mầu nhiệm khôn lường của Ðức Kitô. Các hình thức cầu nguyện, như được trình bày trong các tác phẩm thời các Tông đồ và Tân Ước, vẫn luôn là mẫu mực cho kinh nguyện Kitô giáo.
Các hình thức chính yếu của kinh nguyện Kitô giáo là gì? ( 2643-2644)
Ðó là chúc tụng và thờ lạy, xin ơn và chuyển cầu, tạ ơn và ca ngợi. Thánh lễ chứa đựng và diễn tả tất cả các hình thức cầu nguyện này.
Lời kinh chúc tụng là gì? ( 2626-2627 ; 2645)
Lời kinh chúc tụng là lời con người đáp lại các hồng ân của Thiên Chúa. Chúng ta chúc tụng Ðấng Toàn Năng, Ðấng đã chúc lành cho chúng ta trước và ban tràn đầy hồng ân của Ngài cho chúng ta.
Việc thờ lạy là gì?
2628
Việc thờ lạy là sự phủ phục của con người, tự nhận mình là thụ tạo trước Ðấng Sáng Tạo muôn trùng chí thánh của mình.
Những hình thức khác nhau của lời kinh xin ơn là gì? ( 2629-2633; 2646 )
Ðây có thể là một lời xin ơn tha thứ hay còn là một lời khiêm tốn và tin tưởng xin ơn cho tất cả mọi nhu cầu tinh thần lẫn vật chất của chúng ta. Nhưng điều trước hết phải nài xin, là cầu cho Nước Thiên Chúa mau đến.
Lời kinh chuyển cầu là gì? ( 2634-2636 ; 2647)
Kinh chuyển cầu là lời cầu nguyện xin ơn cho một người khác. Lời kinh này giúp chúng ta nên giống Chúa Giêsu, kết hợp chúng ta với kinh nguyện của Người, Ðấng chuyển cầu lên Thiên Chúa cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người tội lỗi. Lời kinh chuyển cầu cần phải mở rộng đến cả kẻ thù của chúng ta.
Khi nào chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời kinh tạ ơn? ( 2637-2638; 2648)
Hội thánh không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, nhất là khi cử hành Thánh lễ, trong đó Ðức Kitô cho Hội thánh tham dự vào hành động tạ ơn của Người dâng lên Thiên Chúa Cha. Ðối với người Kitô hữu, mọi biến cố trong đời sống đều trở thành chất liệu để tạ ơn.
Lời kinh ca ngợi là gì?( 2639-2643; 2649)
Lời kinh ca ngợi là kinh nguyện công nhận Thiên Chúa là Chúa một cách trực tiếp. Lời kinh này hoàn toàn vô vị lợi: ca ngợi Thiên Chúa vì chính Ngài, và tôn vinh Ngài vì Ngài hiện hữu.
Những hình thức cầu nguyện
Khẩu nguyện có đặc tính gì? ( 2700-2704 ; 2722 )
Khẩu nguyện liên kết thân xác chúng ta với lời cầu nguyện nội tâm. Ngay cả lời cầu nguyện thầm kín nhất cũng phải cần đến khẩu nguyện. Trong mọi trường hợp, khẩu nguyện phải luôn xuất phát từ đức tin của bản thân người cầu nguyện. Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta một công thức tuyệt hảo của khẩu nguyện, đó là kinh Lạy Cha.
Suy niệm là gì? ( 2705-2708 ; 2723)
Suy niệm là suy tư trong cầu nguyện. Việc suy tư này phải bắt đầu từ Lời Chúa trong Thánh Kinh. Suy niệm vận dụng lý trí, trí tưởng tượng, tình cảm, ước muốn, để đào sâu đức tin, hoán cải tâm hồn và củng cố ý chí muốn bước theo Ðức Kitô. Ðây là bước khởi đầu tiến đến việc kết hợp với Chúa trong tình yêu.
Cầu nguyện chiêm niệm là gì? ( 2709-2719 ; 2724; 2739-2741)
Chiêm niệm là đơn sơ chiêm ngắm Thiên Chúa, trong thinh lặng và trong tình yêu. Ðó là một hồng ân của Thiên Chúa, một khoảnh khắc của đức tin thuần túy trong đó người cầu nguyện tìm kiếm Ðức Kitô, phó thác mình cho ý định yêu thương của Chúa Cha và đặt mình dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh Têrêsa Avila định nghĩa chiêm niệm như "một cuộc trao đổi thân tình giữa bạn hữu, một mình bên Ðấng mà chúng ta biết là Ngài yêu thương ta."
……………
Hiểu được cầu nguyện là gì rồi, chúng ta sẽ cầu nguyện với hết tâm tình kết hợp, miệng đọc tâm suy.
Việc đền tội đâu có nhất thiết các cha ra việc đền tội đọc Kinh Kính Mừng. Có người cha ra việc đền tội bằng làm một việc hy sinh hãm mình, hay đọc 1 kinh lạy Cha thật chậm …
Có rất nhiều nhiều thức đền tội. Tuy nhiên Kinh Kính Mừng vẫn là Kinh Phổ Thông với long yêu mên Đức Mẹ sẽ giúp chúng ta quyết tâm chừa bỏ tội lỗi và hoán cải cuộc đời.
Để hiểu thêm về lời kinh Mân Côi . Xin trích bài suy niệm của Sr. Uyên, Dòng Trinh Vương, VN trong dongcong.net như sau :

Kinh Mân Côi, Một Lời Kinh Đơn Sơ
Ngày 7 tháng 10 hàng năm, Giáo Hội mừng kính trọng thể Lễ Mẹ Mân Côi, với tâm tình yêu mến của đứa con thảo đang hướng về Mẹ Mân Côi, với cỗ chuỗi Mân Côi đang đeo trong mình hay cầm trong tay... chúng ta tìm hiểu ý nghĩa đơn sơ của lời kinh tuyệt vời này, để thêm lòng yêu mến, hăng hái nhiệt thành lần hạt và truyền bá việc lần hạt theo ý muốn yêu thương của Mẹ.
1. Một lời kinh đơn sơ.
Trong các lễ kính Mẹ Maria, có thể nói Lễ Mân Côi được nhiều người công giáo yêu thích nhất, vì nó gần gũi với các tín hữu công giáo hơn cả.
Trước kia, không mấy ai lưu ý đến điều này, nhưng từ ngày Mẹ Maria ban ơn lạ cho đoàn chiến binh Công Giáo chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Lépante vào năm 1571, thì Kinh Mân Côi được nhiều người biết đến. Chính Đức Giáo Hoàng Piô V đã cho phổ biến lễ này một cách rộng rãi. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã nói lên tầm quan trọng của ngày lễ này trong nhiều thông điệp. Và cho đến nay, mọi người công giáo đều có một tâm tình sùng kính đặc biệt đối với Lễ Mẹ Mân Côi và đón mừng ngày lễ này trong niềm hân hoan dạt dào vui sướng. Cách riêng Đức Giáo Hoàng đương kim của chúng ta đã ban hành một tông huấn về Kinh Mân Côi và dành một năm để đọc Kinh Mân Côi.
Chúng ta có thể tự hỏi và trả lời “Tại sao người công giáo ưa thích lần hạt Mân Côi ?”
– Như chúng ta nhận thấy: Trong các vật dụng đạo đức, thì chuỗi tràng hạt được phổ biến và yêu thích vào bậc nhất.Cũng như trong các kinh nguyện, kinh kính mừng là kinh được đọc nhiều vào bậc nhất. Lần hạt Mân Côi cũng là hình thức cầu nguyện dễ dàng nhất và được nhiều người dùng cầu nguyện. Vì thế, mà người công giáo yêu thích lần hạt. Với chuỗi tràng hạt xinh xắn trên tay, người tín hữu có thể lần hạt bất cứ lúc nào họ muốn: đọc một mình, đọc chung từng nhóm, đọc công khai, đọc riêng tư, đọc âm thầm, đọc lớn tiếng, đọc nơi chiến trường, đọc trên máy bay, đọc giữa đường phố, đọc trên ôtô, đọc trong cung điện vua chúa, đọc tại tư gia, đọc trong nhà thờ, đọc trên giường ngủ, đọc trên giường bệnh, đọc trong bệnh viện... ở đâu cũng có thể lần hạt được cả, và người tín hữu vẫn làm như vậy.
Cha Timothy Bề Trên Tổng Quyền Dòng Đaminh để lại cho chúng ta một kinh nghiệm rất dễ thương: “Tôi đâm ra yêu thích đọc kinh Mân Côi trên khắp nẻo đường, vì chính đó là kinh nguyện trong những chuyến đi của tôi. Đó là kinh nguyện lúc ở phi trường hay trên máy bay. Đó là kinh nguyện khi máy bay đáp xuống mặt đất ở một địa điểm mới, mà tôi phải thi hành phận sự. Đó là kinh nguyện cho những lần lại cất cánh, khi tôi hoàn tất một công việc. Tất cả, khi làm một việc gì, tôi đều cầu nguyện bằng kinh Mân Côi”.
2. Một lời khuyên dễ thực hành.
Tại sao các tín hữu công giáo ưa thích lần hạt Mân Côi?
Phải chăng kinh kính mừng dễ hiểu, dễ đọc, dễ học, dễ thuộc? Phải chăng tại chuỗi tràng hạt dễ mua sắm, dễ mang, có một hình thức đẹp mắt? Phải chăng sâu xa hơn, tại tình cảm con người tự nhiên hướng về người mẹ, nên người công giáo thích đọc kinh dâng kính Mẹ Maria, mà sự kiện này không làm giảm bớt lòng yêu mến Chúa, nhưng lại làm cho người ta dễ đến gần Chúa hơn.
Những khẳng định trên đây đều đúng, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. Nguyên nhân sâu rộng hơn mà chúng ta phải nên biết: người tín hữu thích lần hạt vì biết rằng chính Mẹ Maria đã nhiều lần khuyên bảo thiết tha đến nỗi như ra lệnh cho con cái Mẹ phải lần hạt, lần hạt thật nhiều.
Hiện ra ở Lộ Đức, Mẹ Maria tay đeo tràng chuỗi, bảo Bernardett “lần hạt”, rồi chính Mẹ đọc theo khi tới kinh Lạy Cha và kinh Sáng Danh.
Hiện ra ở Fatima, Mẹ Maria đã ra lệnh cho ba em:
°“Hãy lần hạt mỗi ngày để kính Đức Trinh Nữ”.
°“Hãy lần hạt để cầu xin cho chiến tranh kết kiễu”.
°“Phanxicô sẽ lên Thiên Đàng, nhưng phải lần hạt nhiều trước đã”.
°“Mẹ đến đây để khuyên các tín hữu cải thiện đời sống và lần hạt Mân Côi”.
Mẹ Trinh Vương còn chúc lành và ban nhiều giáo huấn thúc giục con cái lần hạt Mân Côi.
“Trước khi Mẹ muốn chứng tỏ tình thương của Mẹ, các con hãy dâng cho Mẹ những hạt chuỗi, những hình ảnh của Chúa và Mẹ để Mẹ chúc lành trên đó. Các con hãy cố gắng lần hạt, năng nhắc đến tên Mẹ. Mẹ hứa sẽ cứu các con trong giờ sau hết và Mẹ sẽ giúp các con sống đẹp ý Chúa và Mẹ hơn, để các con có đủ ơn trong khi thi hành nghĩa vụ của mình và biết cậy trông vào Chúa và Mẹ hơn”.
3. Một khí cụ tuyệt vời.
Ở thời đại chúng ta kinh Mân Côi còn là phương tiện hữu hiệu để ra khơi, để truyền giáo, để đem các linh hồn về với Chúa. Chúng ta hãy nhìn vào Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Ngài đã ngồi trên ngai Giáo Hoàng 25 năm. Con người của Ngài thật vĩ đại và những công việc của Ngài làm thật hiển hách lạ lùng. Nhưng trong tông thư về “Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria” mới ban hành để đánh dấu 25 năm Triều đại Giáo Hoàng của Ngài, Ngài đã nói gì ? – Đức Giáo Hoàng đã nói: “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đã giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu; nơi lời kinh ấy tôi đã luôn luôn tìm được sự nâng đỡ. Hôm nay, khi bắt đầu năm thứ 25 phục vụ trong tư cách người kế vị thánh Phêrô, tôi muốn làm lại cũng một điều đó. Biết bao nhiêu ơn lành tôi đã lãnh nhận được trong những năm tháng này từ Đức Trinh Nữ qua Kinh Mân Côi: Magnificat anima mea Dominum ! Tôi muốn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa bằng những lời kinh của Mẹ rất Thánh của Người, dưới sự che chở của Ngài, tôi đã đặt công việc phục vụ Giáo Hoàng của tôi: ToTus Tuus ! (Con hoàn toàn là của Mẹ)”.
1. Ngày 1.10.2003 – Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II quả quyết: Kinh Mân Côi là “Kinh tuyệt vời” tán trợ “vệc thánh hóa các tâm hồn”.
2. Đức Thánh Cha mới gọi: “Chúng con hãy siêng năng lần hạt. Càng sống các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Kitô cùng với Đức Maria càng làm cho chúng ta tiến lại gần Chúa Kitô hơn. Chớ gì lần hạt Mân Côi là con đường thiêng liêng dẫn chúng ta về gặp gỡ Chúa Kitô trong vinh quang nước trời.
3. Với những người hành hương Slovak, Đức Thánh Cha nhắn nhủ: “Trong tháng của Đức Mẹ Maria đây, Cha mời gọi các con hãy học với Đức Trinh Nữ Nadareth luôn sẵn sàng để thực hiện trọn vẹn thánh ý của Thiên Chúa”.
4. Hướng về những người dân Croat, Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến việc cầu nguyện chung trong gia đình và trong xứ đạo. Ngài kêu gọi: “Trong tháng Mân Côi, hãy tái khám phá vẻ đẹp và sự phong phú của kinh Mân Côi trong khi cầu nguyện cá nhân cũng như trong cộng đoàn giáo xứ và nhất là cần nguyện chung với nhau trong gia đình. Nguyện xin Mẹ Thiên Chúa luôn đồng hành với các con trên mọi nẻo đường của cuộc sống”.
Lời Kinh Mân Côi luôn là lời kinh thân thương nhất, lời của một đứa bé réo gọi Mẹ. Vì nó bé nên nó réo gọi Mẹ khắp nơi: Nơi Đền Tạm Thánh Thể, trên giường bệnh, dưới nhà bếp, bên nhà trường, ở lối đi, trong phòng làm việc... ở đâu chúng ta cũng có thể đọc kinh được. Vì thế mà kinh Mân Côi đã trở nên khí cụ tuyệt vời để chiến thắng satan, và nhất là để cầu xin mọi ơn lành trong thời đại đầy phức tạp này.
Mừng lễ Mẹ Mân Côi là chúng ta mừng Mẹ Maria đã đi vào cuộc đời chúng ta bằng một lời kinh đơn sơ nhất, một lời kinh chứa đựng tất cả mầu nhiệm ơn cứu độ, một lời kinh tóm tắt tất cả chân lý trong đạo chúng ta, và là một lời kinh dễ thương của trẻ thơ.
Chúng ta hãy cám ơn Mẹ vì kinh Mân Côi là một lời kinh đơn sơ, một lời kinh dễ thực hành, và một khí cụ tuyệt vời để đánh đuổi ma quỷ và kéo mọi phúc lành của Chúa xuống cho nhân loại.
Lạy Mẹ Maria Mân Côi, xin Mẹ ban cho chúng con ơn chăm chỉ lần hạt để xứng đáng lãnh nhận mọi ơn lành Mẹ đã hứa.


Em chưa được hiểu về những thắc mắc ở trên. Mong chị và mọi người có thể giúp em.

peter_mau
11-04-2009, 08:59 PM
em doc ki va suy gam lai rui tu duc ket ra cau tra loi.neu thuc su nhung thac mac kia la cua em, anh nghi em se tim cho em 1 cau tra loi thich dang tu nhung giai dap cua linh muc Dang Van Dung! Chuc em thanh cong va hay sot sang cau nguyen!