PDA

View Full Version : Lễ Chúa Kitô Vua



BMK
24-11-2007, 06:51 PM
Ngày 21 tháng 9 năm 1996, linh mục Henri Nouwen một nhà suy niệm Kinh thánh nổi tiếng qua đời. Người ta tìm thấy những hàng chữ sau đây trong nhật ký khi ngài viết về ngày lễ Kitô Vua năm 1995, cũng là ngày lễ Kitô Vua cuối cùng trong cuộc đời trần thế của Cha: “Chúa Giêsu được Giáo hội giới thiệu với chúng ta như một vị vua bị nhục mạ, chối từ trên Thánh Giá (Bài Tin Mừng) song song với một vị vua của vũ trụ (Bài Đọc II) để kêu mời chúng ta kiên nhẫn chịu đựng đau khổ cũng như vui mừng nhờ sự chiến thắng của Chúa Kitô.” (Sabbatical Journey, Crossroad, NY.,1998)

Bài đọc I, sách Đệ Nhị Luật nhắc lại việc xức dầu của vua David. Chúa Giêsu thuộc dòng tộc David. Ngài cũng được gọi là Đấng được xức dầu. Việc “xức dầu” đầu tiên khi mặc lấy thân phận làm người qua Mầu Nhiệm Nhập Thể. Sau đó Chúa được xức dầu qua bí tích rửa tội tại sông Jordan. Thánh Gioan Tẩy Giả đã đổ nước trên đầu Chúa Con do tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Cha xác nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Sau nầy Thánh Luca còn thuật thêm việc Chúa Giêsu được một người đàn bà xức dầu thơm trộn lẫn với nước mắt của bà trên chân Ngài. Tuy nhiên, việc xức dầu quan trọng nhất được thực hiện từ trên Thánh Giá khi Chúa Giêsu chịu đau khổ đổ máu đào để muôn vật, mọi loài nhờ Ngài và trong Ngài mà được tạo thành. Chúa là Đấng bá chủ mọi loài như Thánh Phaolô tuyên bố trong Bài Đọc II.

Tin Mừng hôm nay Thánh Luca trình bày hai thái độ từ người đời đối với Chúa Giêsu Vinh Thắng. Thứ nhất, từ các đấng lãnh đạo tinh thần, quân dữ, và người trôm bên tả cùng đóng đinh với Chúa. Họ cho rằng việc chiến đấu của Chúa Giêsu là một thất bại. Thái độ thứ hai trái lại, từ người trôm cùng đóng đinh bên hữu Chúa. Anh xin Chúa nhớ đến mình khi trở về Vuong Quốc Thiên Triều. Chúa Giêsu dõng dạc: “Ta bảo thật, ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Ta.” Chưa có chỗ nào trong toàn bộ Kinh thánh Tân Ước Chúa Giêsu hiện tỏ ra một cách “vương giả” đầy uy quyền như ở đây. Người trộm lành cũng đồng thời xác nhận cho mọi kẻ có tội như chúng ta, không bao giờ trễ đối với việc ăn năn thống hối, miễn chúng ta cố gắng nhìn lên Chúa với một con tim rộng mở trở về. Bao lâu còn có kẻ đấm ngực ăn năn, bấy lâu tình thương của Chúa Giêsu vẫn kêu mời. Bao lâu người ta còn thở, bấy lâu sự chiến thắng của Chúa Giêsu vẫn trông chờ.

Bạn thân mến, ngai Vua Giêsu không được chạm trổ bằng ngọc, vàng hay bạc như vua chúa trần gian mà được làm bằng thập giá từ một thứ gỗ thô. Vương quốc của Ngài không phải ở thế gian nhưng là ở Thiên đàng, nơi có Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị với muôn vàn thần thánh một thời đã sống, đã tin, và đã theo Ngài như chúng ta bây giờ. Bạn và tôi có xác tín điều đó không?
[align=right:dafeb954c8]Phó Tế Phêrô Đặng Phi Hùng - Hoa Kỳ[/align:dafeb954c8]

IN_GOD_WE_TRUST
25-11-2007, 02:48 PM
"Người trộm lành cũng đồng thời xác nhận cho mọi kẻ có tội như chúng ta, không bao giờ trễ đối với việc ăn năn thống hối, miễn chúng ta cố gắng nhìn lên Chúa với một con tim rộng mở trở về. Bao lâu còn có kẻ đấm ngực ăn năn, bấy lâu tình thương của Chúa Giêsu vẫn kêu mời. Bao lâu người ta còn thở, bấy lâu sự chiến thắng của Chúa Giêsu vẫn trông chờ. "

Tôi nghĩ rằng Chúa còn yêu chúng ta nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta kịp đấm ngực ăn năn quay về thì Thiên Chúa đã cho Thánh Thần hoạt động và mời gọi chúng ta liên lỷ. Cảm tạ Thiên Chúa tốt lành yêu thương của con đến muôn đời