PDA

View Full Version : Vương quốc và vương quyền của Chúa Giêsu



BMK
25-11-2007, 08:09 AM
Khái niệm vương quốc và vương quyền, ngày nay, người ta không mấy ưa thích, nhất là khi chế độ quân chủ trên thế giới không còn được ưa chuộng như trước đây.Nhưng trở về nguồn gốc của mạc khải và nội dung chính xác của chúng, những khái niệm này mang một ý nghĩa đặc biệt và được thể hiện ra một cách phi thườngvư

Vương quốc và vương quyền của Chúa Giêsu là gì ?

Từ vương quốc và vương quyền trong Kinh Thánh xem ra đa nghĩa và tối tăm. Những thể chế dân chủ cổ xưa nhất như ở Ai Cập, Babylon, Hy Lạp, La Mã… luôn gắn liền với huyền thoại và mang tính linh thánh. Các nước ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, vua chúa cũng được coi là Thiên tử, thay Trời trị dân. Trên nền ấy, mạc khải về vương quốc và vương quyền của Thiên Chúa đã được thực hiện. Cựu ước đã trình bày Giavê Thiên Chúa là vua vũ trụ, vì Ngài đã tạo dựng nên muôn loài. (Tv 93, 95). Mạc khải này được thể hiện cụ thể và đầy đủ hơn khi dân Do thái được chọn làm dân riêng của Chúa để họ trở thành dân tư tế, dân được thánh hiến cho Thiên Chúa (Xac 19, 6). Việc này được thực hiện bằng một giao ước : Chúa sẽ là Thiên Chúa của họ và họ sẽ là thần dân của Ngài. Nhưng đó chỉ là thời chuẩn bị, khi Đức Kitô đến, Ngài mới khai mạc chính thức vương quốc và thể hiện vương quyền của Ngài. Đó là vương quốc của an bình, sự thật, công chính và sự sống. Chúa Kitô phải xây dựng, thâu nạp và kiện toàn cho tới ngày trao lại nó cho Thiên Chúa. Mọi người đều được mời gọi tham dự vào vương quốc ấy.

Chúa Giêsu đã thể hiện vương quyền như thế nào?

Khác với vua chúa và các thủ lãnh thế gian dùng quyền hành để khuất phục đối phương, Chúa Giêsu dùng tình thương để chinh phục cho vương quốc của Ngài. Tình thương đã đi đến cao điểm là chấp nhận mọi đau thương, sỉ nhục cho đến chết vì những kẻ mà Ngài đã chinh phục.

Cơn cám dỗ cuối cùng trong trình thuật Tin Mừng hôm nay là tiêu biểu. Bốn loại người như liên kết với nhau để sỉ nhục Chúa : Dân chúng và đầu mục Do thái, quân lính, Tổng trấn Philatô và tên trộm cướp. Tất cả đều lấy vương tước và vương quyền của Chúa để nhạo báng, cười chê không chút xót thương, dù là đã gần đến lúc kết liễu cuộc đời.

Vương quyền của Chúa lúc này xem ra bị thất bại hoàn toàn. Nhưng chính vào giờ phút ấy Ngài lại âm thầm chinh phục đổi phương cách vô cùng diệu kỳ. Ngài không dùng quyền năng như Ngài vẫn thường dùng, để xuống khỏi thập giá đè bẹp những con người ngạo mạn kia, nhưng nhẫn nhục chịu khổ đau, sỉ nhục. Và hoa trái đã bắt đầu nở hoa từ cây thập tự. Người trộm lành đã thống hối, tuyên xưng và cậy trông vào vương quyền của Chúa Giêsu : “Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi”. ( Lc 23, 42). Rồi cuộc chinh phục của Ngài lan rộng ra thêm. Viên sĩ quan đã phải thốt lên : ‘Người này quả thật là công chính”. Còn đông đảo dân chúng đến xem, thấy cảnh tượng ấy đã đấm ngực ăn năn. ( Lc 23, 47-48).

Như thế, cuộc chinh phục đã thành công. Đức Giêsu chủ trương quyền lực bắt nguồn từ trái tim. Đó là con đường Chúa đã mở ra hơn 2000 năm nay và mời gọi Giáo hội đi vào. Trong hoàn cảnh của thế giới hôm nay, chắc chắn Giáo hội không còn sự chọn lựa nào khác ngoài con đường yêu thương và phục vụ để hoàn thành lời trăn trối của Chúa : Hãy đi chinh phục thế gian.

[align=right:3d9cbb1b70]Lm. Vinh Sơn Trần Hoà – Chánh xứ Bình Thới[/align:3d9cbb1b70]
[align=right:3d9cbb1b70]Tinvui.org[/align:3d9cbb1b70]

IN_GOD_WE_TRUST
25-11-2007, 02:43 PM
Con suy nghĩ như thế này ko biết đúng ko cha:

Sự tuyệt hảo của Kito giáo là ở chổ Chúa Jesu đã khuyêm nhường hạ mình vâng lệnh CHúa Cha. Các tôn giáo khác thường đề cao người giáo chủ. Còn giáo chủ Kito lại luôn vâng phục ý Chúa Cha. Chúa jesu đã không làm việc để sáng danh ngài nhưng là sáng danh Chúa Cha.