PDA

View Full Version : Chân Phước Anrê Phú Yên



bethichconlua
04-04-2009, 04:43 PM
( Thầy Anrê Phú Yên tử vì đạo)
https://thanhcavietnam.net/forum/imagehost/12964a76649b37f50.jpg



"Gió chiều phơn phớt lạnh
Lặng cả tiếng thì thầm
Rừng người đứng trầm ngâm
Nghe lý hình than thở:
"Lạy Trời, xin tha thứ
Tôi là kẻ thừa hành
Có đổ máu người lành
Xin Trời Xanh tha tội".
Than rồi, ông bước tới
Cố nén tiếng thương đau
Lấy ngọn giáo đâm thâu
Xuyên từ sau ra trước.
Thầy An-rê vẫn ngước
Nhìn trời mắt đăm đăm
Rồi quay lại chăm chăm
Thầy chào cha Ðắc Lộ.
Lòng cha bao đau khổ
Vẫn gắng ngỏ một lời:
"Con ơi hãy nhìn trời
Giê-su Ngài đang đợi!"
Thầy nghe lời cha nói
Vội nhìn trời bao la
"Giê-su ! Ma-ri-a!"
Lời thốt ra luôn miệng.
Người lý hình tê điếng
Rút lại ngọn giáo dài
Ðâm một nhát thứ hai
Rồi đâm thêm nhát nữa.
Thầy vẫn chưa gục ngã
Kiên vững cả xác hồn
Trên đôi môi như son
Vẫn kêu giòn danh Chúa.
Thấy cực hình lâu quá
Một người lính đứng gần
Tuốt ra lưỡi gươm trần
Nhắm chém ngay vào cổ.
Nhưng thầy vẫn quỳ đó
Danh Chúa thầy vẫn kêu.




(Trong động Mằng Lăng )

https://thanhcavietnam.net/forum/imagehost/12964a7664e8e40cb.jpg



Trường thi tử đạo

Thầy Anrê quê ở Phú Yên
Kiên cường tử đạo đầu tiên anh hùng
Tìm tòi tra cứu khắp vùng
Không cùng hộ tịch không cùng tiếng tăm

Một sáu bốn bốn hai lăm
Tháng bảy bị bắt tối tăm ngục tù
Tuổi đời mười chín ưu tư
Cha Ðắc Lộ dịch lấy từ Ðào Nha

Tuổi mười sáu phúc giao hòa
Ðược thanh tẩy nhận Chúa Cha trên trời
Hai năm sau khấn trọn đời
Là Thầy Kẻ giảng dạy lời Chúa ban

Ðược truyền chức tại Hội An
Thầy được Chúa gọi hoàn toàn vâng theo
Hai lăm gặp cảnh ngặt nghèo
Lính hùng hổ tới, gươm đeo vào nhà

Lính do Nghè Bộ ban ra
Bắt một Nha sống với Cha ngoại kiều
Tháp tùng theo sát Nha Xiêu
Với Cha Ðắc Lộ làm điều nghĩa ân

Một Thầy đau ốm đương cần
Thầy lo săn sóc trọn phần người thân
Ý nhà tư ý chọn phần
Lính vào Thầy tiến đến gần hỏi han

Tượng hình Chúa chúng phá tan
Thầy nhìn xúc phạm muôn vàn khổ đau
Ân cần Thầy nói một câu
Một Nha Xiêu vắng ông hầu nói chi

Thầy vừa rời bước ra đi
Nếu bắt không được hãy thì bắt ta
Tôi đây theo đạo Chúa Cha
Còn là Thầy giảng Ngài đà ban cho

Tội tôi chẳng khác Nha Xio
Tội Thầy chẳng lẽ tôi vô tội tình
Các ông lấy tượng đóng đinh
Ðể tôi gói giữ theo mình dễ mang

Bệnh nhân chúng chẳng nể nang
Nắm đầu đứng dậy oang oang chửi thề
Thầy năn nỉ chúng u mê
Xin cho người bệnh yên bề thấy cai

Vì Cha Ðắc Lộ nước ngoài
Chúng không dám bắt cấm ngài giảng rao
Thầy Anrê bị điệu vào
Nghe tin Thầy trẻ lính sao bắt Thầy

Người chân thiện mỹ tràn đầy
Quan trên bảo rằng chúng mày bắt oan
Quân binh khúm núm thưa quan
Tự mình nhận thuộc cộng đoàn Giatô

Dọc đường chúng vẫn bi bô
Hiên ngang giảng đạo Kitô mọi người
Một Nha Xiêu vắng mặt rồi
Bắt giao nộp nó sau rồi răn đe

Nghe dùng lời ngọt vỗ về
Quan rằng sẽ giúp Anrê huy hoàng
Dựng xây đời sống giàu sang
Nghe qua Thầy chẳng hề màng lợi danh

Quan liền tức tối nên đành
Tống giam vào ngục hôi tanh gông cùm
Ngày hai lăm lúc chiều hôm
Ðến tù ngục, vẫn luôn mồm đọc kinh

Khấn xin cùng Chúa Thiên Ðình
Cho con sớm hưởng phúc vinh bên Ngài
Quả vào sáng sớm ngày mai
Bị đem xử tử chẳng nài, chẳng van

Giết xong họ vẫn không yên
Cha rằng ảnh hưởng căn nguyên sai lầm
Hủy thiêu cho trọn phần trăm
Ði theo Chúa chẳng sai lầm đâu quan

Lời Thầy giảng ở trần gian
Trước quân vương với hàng ngàn thần dân
Bao người cảm phục đến gần
Thầy Anrê vẫn ân cần cầu xin

Lòng tôi tội lỗi muôn nghìn
Chẳng mong sánh với trái tim nhân hiền
Van Ngài tha thứ tội khiên
Xin Thầy anh chị nhủ khuyên nghĩa tình

Yêu nhau trong Chúa Thánh Linh
Chúa Giêsu chết nhục hình vì ta
Yêu nhau phải biết thứ tha
Hãy dùng mạng sống để mà đền ơn

Với người ngoại giáo van lơn
Ði theo Chúa ắt chẳng sờn chi đâu
Ðừng thù ai chớ mưu cầu
Ðừng tìm chức tước sang giàu trần ai

Tội tôi thờ Chúa muôn loài
Chết vì Cha Cả vẫn hài lòng ưng
Anh em cũng hãy coi chừng
Phúc lành anh chị em đừng chối ân

Chối ơn Ngài bị trầm luân
Bị hình phạt chẳng được phần phúc vinh
Thấy lâu Thầy hỏi lý hình
Bao giờ tôi hưởng uy linh Nước Trời

Mọi điều tôi đã sẵn rồi
Chờ gì nữa hãy cho tôi lìa trần
Tưởng như chính Chúa hiện thân
Cửa thiên đàng mở thưởng phần nghỉ ngơi

Thánh Thần hoan hỷ đón mời
Chờ hoài chưa thấy mặt trời lặn mau
Mặt trời lặn mới chém đầu
Ðóa hoa mười chín rực màu ngát hương

Thêm đôi phút giữa pháp trường
Uống thêm ly nước nửa đường cười tươi
Uống ăn chừng ấy đủ rồi
Ðể còn dự tiệc trên trời thiêng liêng

Tới giờ vang tiếng cồng chiêng
Gươm đao lấp lánh gồng xiềng trổi vang
Lời kinh Thầy vẫn chứa chan
Lòng can đảm tạo bàng hoàng thế nhân

Chiếu còn mới trải dưới chân
Khiêm nhường Thầy đã ép thân chối mà
Trước khi chết vẫn thiết tha
Hãy luôn trung tín với Cha trên Trời

Mọi người nghe tiếng kêu mời
Trung thành kính Chúa đến hơi cuối cùng
Gông cùm được lính tháo tung
Dứt chiêng, dứt trống sau cùng giáo đâm

Lý hình theo lệnh thì thầm
Giết người lành, miệng lâm râm nguyện cầu
Nỗi lòng rõ nét âu sầu
Xin Thầy tha thứ cúi đầu van xin

Mũi gươm đâm phía trái tim
Miệng luôn vang tiếng đức tin cực lành
Giêsu cứu chữa chúng sanh
Maria Ðức Mẹ đồng hành tươi xanh

Giuse công chính nhiệt thành
Xin cho con được an lành nghỉ ngơi
Anrê kiên dũng rạng ngời
Phú Yên nước Việt đời đời khắc ghi


(Tóc của Anrê Phú Yên)
https://thanhcavietnam.net/forum/imagehost/12964a7664e8e40cb.jpg
ĐẦU RỤNG BÊN THU BỒN


Tặng tác giả người chứng thứ nhất

Không ai chôn vùi lịch sử

Ánh sáng phải được tôn vinh

Cần có bình minh

Dù qua lớp sương mù

Chan hòa ánh sáng mặt trời lên

Ôi Anrê Phú yên 1635 - 1644

Ngài là bông hoa lịch sử

Đẫm máu đào và rất đỗi tinh khôi

Là nhân chứng kiên cường.

Của Tin Mừng cứu độ

Đầu rơi máu đổ

Họng còn kêu tên cực trọng Giêsu

Giữa pháp trường loang lỗ

Ôi đứa con yêu của Cha Đắc Lộ

Làm chấn động núi rừng

Mây Ngũ Hành Sơn kinh ngạc

Sông Thu Bồn bỗng nhiên ca hát

Thức giấc dãy Trường Sơn.

Ôi Anrê Phú Yên

Hạt lúa mì đã gieo xuống

Đất Điện Bàn chưa có màu mỡ chi

Bốn thế kỷ sau

Mùa màng khắp nơi vàng thơm ngát

Ôi Anrê Phú Yên

Tôn vinh Ngài chúng con ca hát

Tạ ơn Chúa Ba Ngôi

Đến muôn thuở muôn đời.
Xuân Ly Băng


Mừng ngày tôn vinh chân phước Anrê Phú Yên (5/3/2000)
(Tượng Anrê Phú Yên)
https://thanhcavietnam.net/forum/imagehost/12964a76658a6c7fe.jpg

con chien ngoan dao
04-04-2009, 07:41 PM
"LẤY TÌNH YÊU ĐÁP TRẢ TÌNH YÊU
LẤY MẠNG SỐNG ĐÁP ĐỀN MẠNG SỐNG"

Thật tuyệt vời "NHỮNG BƯỚC CHÂN GIEO MẦM CỨU RỖI"
Cám ơn BTCL_Xin chia sẻ nhiều cho ACE đọc và thấm nhuần nghe!

bethichconlua
04-04-2009, 09:10 PM
"LẤY TÌNH YÊU ĐÁP TRẢ TÌNH YÊU
LẤY MẠNG SỐNG ĐÁP ĐỀN MẠNG SỐNG"

Thật tuyệt vời "NHỮNG BƯỚC CHÂN GIEO MẦM CỨU RỖI"
Cám ơn BTCL_Xin chia sẻ nhiều cho ACE đọc và thấm nhuần nghe!




https://thanhcavietnam.net/forum/imagehost/12964a766608694fb.jpg

littlewave
04-04-2009, 11:08 PM
Chân Phước Anrê Phú Yên (http://vinhanonline.com/index.php?option=com_content&view=article&id=311:anre-phu-yen-1625-1644&catid=93:chung-nhan-kito-giao&Itemid=276) sinh tại tỉnh Phú Yên năm 1625. Được chính cha Ðắc Lộ (Alexandre de Rhodes) rửa tội năm 15 tuổi, cùng với bà mẹ góa và các anh chị. Tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644. Ðược Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong Chân Phước ngày 5/03/2000

Tự hào thay chúng ta là dòng dõi anh hùng con cháu 118 [/URL]Thánh Tử đạo của Giáo hội Công Giáo VN.

Xin [URL="http://vinhanonline.com/index.php?option=com_content&view=article&id=311:anre-phu-yen-1625-1644&catid=93:chung-nhan-kito-giao&Itemid=276"]Chân Phước Anrê Phú Yên (http://vinhanonline.com/index.php?option=com_content&view=article&id=311:anre-phu-yen-1625-1644&catid=93:chung-nhan-kito-giao&Itemid=276) và các Thánh Tử đạo VN cầu bầu cho chúng con.

con chien ngoan dao
13-04-2009, 03:07 PM
ANRÊ PHÚ YÊN, NGÀI LÀ AI?

Ðối với chúng ta, những kẻ hậu sinh, khi muốn tìm hiểu tiểu sử các bậc tiền nhân sống cách xa chúng ta gần bốn thế kỷ quả là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp! Vì ngoài những viên quan ngự sử của triều đình nhà vua có nhiệm vụ thường xuyên ghi chép những biến cố xảy ra trong giòng lịch sử dân tộc, trong dân gian rất ít có người nào quan tâm đến vấn đề ghi chép lịch sử!!
Nhưng với trường hợp Anrê Phú Yên thì hoàn toàn trái ngược. Ngày nay nhà viết sử có trong tay rất nhiều tài liệu cổ kính nhất, do một linh mục Dòng Tên nổi tiếng là Cha Ðắc Lộ đã ghi lại và được coi như những tài liệu có giá trị nhất. Chúng ta không ngạc nhiên về điểm này, vì chính Cha Ðắc Lộ là người hơn ai hết, biết rất nhiều về Anrê Phú Yên từ lâu và hai người thân thiết với nhau trong tình sư phụ với đệ tử hơn bất cứ người nào khác!!
Ngoài ra, những bản tường trình của Cha Ðắc Lộ lại mang tính lịch sử xác thực, do chính ngài viết ngày 1 tháng 8 năm 1644, nghĩa là chỉ 5 ngày sau khi Anrê Phú Yên bị hành quyết, tất cả những gì ngài đã chứng kiến, từ khi bị bắt cầm tù, kết án tử hình và trong khi bị hành quyết. Các sự kiện lịch sử này xảy ra trong vòng 48 giờ đồng hồ (hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 1644) trước khi Anrê Phú Yên trút hơi thở cuối cùng!!
Hơn nữa, bản tường trình của Cha Ðắc Lộ còn kèm theo Bản Ðiều Tra theo Giáo Luật, diễn ra tại Ma Cao, từ ngày 16 tháng Chạp năm 1644 đến ngày 13 tháng Giêng năm 1645, không đầy 6 tháng sau ngày Anrê bị sát hại. Bản tường trình này lại được tăng cường hai tài liệu quý giá: Bản Cung Khai có tuyên thệ của 23 nhân chứng do tòa án Giáo Hội tại Ma Cao thu thập, được soạn thảo bằng tiếng Bồ Ðào Nha. Bản Cung Khai của 16 nhân chứng là thương gia, thủy thủ, binh sĩ ngoại quốc đến Hội An trên chiếc tàu do thuyền trưởng João de Rezende de Figneiroa điều khiển. Họ là những người chứng kiến tận mắt cuộc hành quyết Anrê Phú Yên. Họ đã thành thực cung khai chỉ vài giờ sau biến cố đau thương!!
Căn cứ trên Bản Thỉnh Nguyện Án Phong Chân Phước cho thầy Anrê Phú Yên, do linh mục Dòng Tên Paolo Molinari S.J. chính thức thiết lập và đệ nạp Toà Thánh cứu xét. Sau đó đã được Ðức Tổng Giám Mục Jose Saraiva Martins, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, chấp nhận và công bố trước sự hiện diện của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thứ năm ngày 27 tháng Giêng năm 2000, chúng tôi xin được hân hạnh tường trình qúy độc giả vài nét tiểu sử về Anrê Phú Yên, được coi như Chứng Nhân Tiên Khởi của Niềm Tin Công Giáo trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam như sau:
Anrê Phú Yên là một thanh niên công giáo, đúng hơn là một thầy Giảng, nghĩa là một nam tu sĩ, tình nguyện cam kết dâng hiến cuộc đời truyền bá Tin Mừng. Thầy được biết dưới tên thánh khi rửa tội là Anrê, sanh năm 1625 tại Giáo xứ Mằng Lăng, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là người con út của một bà mẹ công giáo có tên thánh là Gioanna. Tuy goá bụa nhưng bà tận tâm giáo dục các con với tất cả lòng tận tụy và khôn ngoan. Thuở thiếu thời, Anrê là một cậu bé mảnh khảnh, nhưng tư chất rất thông minh, có óc phán đoán tốt và tâm hồn luôn hướng về sự thiện. Do lời yêu cầu của bà mẹ, cậu được một Linh Mục Dòng Tên nổi tiếng là Cha Ðắc Lộ nhận vào số các môn sinh của ngài. Anrê chăm chỉ học chữ Nho và không bao lâu nhờ trí thông minh đã học trổi vượt các bạn đồng môn.
Anrê được lãnh nhận bí tích Rửa Tội lúc 15 tuổi, cùng với bà mẹ và các anh chị ba năm trước khi mẹ cậu qua đời. Ðó là năm 1641. Lúc bị hành quyết vì Ðạo Chúa, Anrê mới chỉ có 19 tuổi (1625-1644). Theo các bản Tường Trình của Cha Ðắc Lộ, một năm sau khi rửa tội (1642), Anrê được Cha Ðắc Lộ nhận vào Nhóm Cộng Sự Viên Thân Tín của ngài. Sau một năm huấn luyện thêm về tôn giáo và văn hóa, Anrê bắt đầu thi hành công tác của một Thầy Giảng là đi truyền giáo.
Theo các văn kiện và chứng từ mà hiện nay chúng ta đang có trong tay: Anrê Phú Yên là một thanh niên đạo đức, rất nhiệt thành và hăng say truyền giáo để bước theo Ðức Kitô. Trong nhóm các thầy giảng, thầy Anrê là nhân vật đứng thứ hai sau một số thầy đã đứng tuổi. Nhưng qua chứng từ trình bày trong cuộc Ðiều Tra, người ta biết Thầy là một thanh niên hoàn toàn dấn thân không mệt mỏi trong việc Rao Truyền Niềm Tin vào Ðức Kitô cũng như trong việc cử hành phụng tự với các nhóm tín hữu.
Cuối tháng 7 năm 1644, Quan Nghè Bộ trở lại Hội An nơi Thầy Anê sinh sống. Quan mang theo sắc lệnh của Chúa Nguyễn cấm truyền bá đạo Kitô trong nước, vì thế quan quyết định ra tay hành động trước chống lại Hội các Thầy Giảng. Quan sai một toán lính tới nhà Cha Ðắc Lộ để lùng bắt một Thầy giảng khác tên là Ignatiô. Nhưng Thầy Ignatiô này đã đi làm việc tông đồ vắng nhà trong một thời gian ngắn. Khi bọn lính ập vào nhà, họ chỉ thấy Thầy Anrê Phú Yên. Ðể khỏi trở về tay không, lính đánh đập Thầy Anrê, trói Thầy lại, giải xuống thuyền đem về dinh quan trấn thủ.
Chiều ngày 25 tháng 7 năm 1644, thầy được dẫn tới trước mặt quan. Bọn lính thưa với quan rằng họ không tìm thấy Thầy Ignatiô, nhưng họ đã bắt được một thầy giảng khác giống như vậy, vì suốt cuộc hành trình, anh ta luôn nói về đạo Kitô và còn khuyến khích họ theo đạo. Nghe vậy quan tìm nhiều cách dụ dỗ Thầy "từ bỏ cái đạo điên rồ đó và chối bỏ niềm tin". Tức giận vì sự bất khuất và không hề sợ hãi trước những lời đe dọa dụ dỗ, quan truyền đóng gông (Gông gồm hai cây gỗ tròn, dài 12 gang tay, giống hình cái thang kẹp vào cổ tù nhân) và giải Thầy vào ngục.
Sáng ngày 26 tháng 7 năm 1644, bọn lính dẫn hai Thầy Anrê già 63 tuổi và Anrê Phú Yên, cổ mang gông, qua các đường phố đông người qua lại, băng qua chợ Kẻ Chàm, đến dinh quan trấn thủ để bị tra hỏi công khai lần chót. Vì Thầy Anrê Phú Yên vẫn quyết không chối bỏ Ðạo Chúa, quan tuyên án tử hình và ra lệnh dẫn Thầy về ngục thất. Còn Thầy Anrê già, 63 tuổi, được tha vì lý do tuổi già qua lời yêu cầu của Cha Ðắc Lộ và các thương gia Bồ Ðào Nha.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 26 tháng 7 năm 1644, một viên chỉ huy và 30 tên lính vào nhà tù ra lệnh cho Thầy đi theo tới nơi hành quyết. Sau khi chào mọi người trong tù, Thầy Anrê cảm tạ Thiên Chúa và nhanh nhẹn bước theo bọn lính. Chúng vây chặt chung quanh dẫn Thầy qua các đường phố tại Kẻ Chàm (nay là Giáo xứ Vĩnh Ðiện, huyện Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam) tới một cánh đồng ngoài thành. Tại đây Cha Ðắc Lộ, nhiều người công giáo Việt Nam và Bồ Ðào Nha cũng như nhiều đồng bào không công giáo đã chờ sẵn để chứng kiến cuộc xử tử!!
Ðến nơi hành hình, Thầy Anrê Phú Yên qùy xuống cầu nguyện. Bọn lính vây tứ phía, tháo gông, trói tay Thầy lại. Lúc đó theo thói quen tại đây, Cha Ðắc Lộ xin và được phép trải một tấm chiếu dưới người Thầy Anrê để hứng máu, nhưng Thầy Anrê không thuận, muốn máu mình rơi trực tiếp xuống đất, hoà vào lòng đất quê hương. Cha Ðắc Lộ tôn trọng quyết định của Thầy và qùy xuống bên cạnh. Thầy xin mọi người đừng buồn phiền nhưng hãy cầu nguyện để Thầy trung thành với Thiên Chúa đến cùng!!
Giờ hành quyết đã đến! Bọn lính lấy giáo đâm thấu cạnh sườn bên trái Thầy nhiều nhát!!. Sau cùng một người lính chặt đầu Thầy, miệng không ngớt kêu tên Ðức Kitô. Ngày ấy là ngày 26 tháng 7 năm 1644, Thầy Anrê Phú Yên vừa đựơc 19 tuổi. Cuộc hành quyết chấm dứt, Cha Ðắc Lộ, người đã chứng kiến tất cả diễn tiến cuộc hành hình kinh khiếp ấy, đã xin được thi hài Thầy Anrê và đã trao cho viên thuyền trưởng chiếc tàu Bồ Ðào Nha sắp dời khỏi Ðàng Trong chở linh cữu về Ma Cao. Tàu tới đảo Ma Cao ngày 13 tháng 8 năm 1644. Toà Giám Mục Ma Cao đã tổ chức đón rước thi hài Thầy Anrê rất trọng thể. Lễ nghi an táng được tổ chức long trọng ngày 15 tháng 8 năm 1644. Riêng về đầu (thủ cấp) Thầy Anrê sau khi bị chém rơi giữa vũng máu, được Cha Ðắc Lộ cất trong một chiếc rương quý giá và khi về Rôma, ngài đã mang theo báu vật này. Hiện nay sọ của Thầy Anrê được đặt trên bàn thờ trong nguyện đường Nhà Mẹ Cả của các Cha Dòng Tên tại Rôma để mọi người kính viếng và ngưỡng mộ. Gương Tử Ðạo Anh Hùng của thầy lập tức nổi danh. Qua những lời tường thuật và chứng từ thời đó đã vang vọng nhiều nơi, đến tận Toà Thánh Rôma.

LM. TRẦN QUÝ THIỆN