PDA

View Full Version : Tìm hiểu địa dư Do Thái



DayToVoDung
07-04-2009, 02:13 PM
Tìm hiểu địa dư Do Thái
Lm Giuse Nguyễn Hữu An


Địa dư Palestine có ranh giới: Đông giáp sa mạc Syria và Ả rập. Tây giáp Địa Trung Hải. Bắc giới hạn từ thung lũng núi Liban chạy đến núi Hermon. Nam giáp ranh Iđumê, miền hoang vu Bersabê và Biển Chết.

Cựu ước thường dùng kiểu nói “từ Dan đến Bersabê” để chỉ miền đất Do thái cư ngụ. Chiều dài từ chân núi Liban tới Bersabê là 230 km; chiều rộng từ Địa Trung Hải đến sông Giođan là 37-150 km. Diện tích phía tây Giođan là 15.643 km2, phía Đông (Transjordanie) là 9482 km2. Tổng cộng là 25.124km2.

Palestina thời Chúa Giêsu chia làm bốn miền: Galilêa có thành Capharnaum, Nazareth; Samaria nằm giữa xứ Palestina với những con đường nối liền Nam-Bắc; Giuđêa là miền núi có thủ đô Giêrusalem và Pêrêa bên kia sông Giođan, phía Bắc là miền Decapolis nơi dân cư phần nhiều thuộc văn hoá Hylạp.


Palestina có địa lý đặc biệt:
Thung lũng Giođan

Thung lũng Giođan chia Palestina làm hai miền: Palestina và Transjordanie. Thung lũng này là hiện tượng địa lý duy nhất trên địa cầu: bắt đầu từ núi Taurus, ngang qua Celesyria, đến Palestina, rồi tiếp tục theo phía Đông bán đảo Sinai tới Biển Đỏ. Phía Bắc (thành Đan) cao hơn Địa trung hải 550m; càng về phía Nam càng thấp xuống. Tibêriade thấp hơn Địa trung hải 208 m; tới Biển Chết mực nước thấp hơn 392m.


Sông Giođan phát nguồn từ núi Hermôn, chạy qua hồ El-Hule (dài 6000m, sâu từ 3-5 m), rồi qua hồ Tibêriade, đổ vào Biển chết.
Hồ Tibêriade (gọi là Giênêzarét) dài 21km, rộng 12 km, sâu 45m, nước trong xanh và nhiều cá.
Biển chết dài 85 km, rộng 16km, nước biển nhiều độ mặn nên không vật nào có thể sống được.


Miền Duyên hải

Miền Duyên hải từ núi Libanô đến núi Camêlô, rộng từ 2-6km. Từ núi Camêlô đến Gaza phía Nam, bờ biển rộng đều và thẳng với các hải cảng Akko, Haifa và Jaffa (Joppé).

Giữa Haifa và Jaffa, vua Hêrôđê xây thêm hải cảng Cêsarêa.

Từ núi Camêlô đến Jaffa là bình nguyên Sharon phì nhiêu. Từ Jaffa xuống phía nam là bình nguyên Sêphêla thuộc xứ Pelistin (danh xưng Palestina xuất phát từ chữ này).


Bình nguyên Esdrelon từ phía Bắc núi Camêlô chạy theo hướng Đông Nam, chia phần đất phía Tây sông Giođan làm hai phần: Galilê phía Bắc, Samaria và Giuđêa phía Nam. Miền Galilê: phía bắc nhiều núi, nam là bình nguyên Esdrelon, miền duyên hải là đồng bằng, giữa là đối núi thấp dần về phía sông Giođan.

DayToVoDung
14-04-2009, 04:07 PM
Bên kia sông Giođan (Transjordanie)

Bên kia sông Giođan là miền đồi núi, chia làm 3 phần: Trachonitide thuộc Đông-Bắc hồ Tiberiade; Miền Thập tỉnh phía đông-nam hồ; Pêrêa thuộc phía đông sông Giođan và Biển chết, đối diện với Samaria và Giuđêa.

Người Do thái không chiếm cứ hoàn toàn miền bên kia sông Giođan. Trước thời kỳ Hy hóa, đã xuất hiện tại mạn Bắc nhiều bộ lạc Aram. Thời Hy hóa, từ sau cuộc chinh phục của Alexandre đại đế, nhiều người Hy lạp đến đây cư ngụ. Thời Đức Giêsu, họ lập thành miền Thập tỉnh, có khoảng 10 thành liên minh với nhau. Các thành nổi tiếng hơn cả là Damascô, Hippos, Gadara, Gerasa, Pella, Philadelphia.

Thủ đô Giêrusalem là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của Dân tộc Do thái. Hàng năm, khắp mọi miền đất nước người ta đổ về Giêrusalem để dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo, có dinh của Thầy Cả Thượng phẩm, có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân.

Dân chúng ở Giuđêa coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giuđêa là chính thống. Họ tẩy chay người Samaria là dân ngoại vì dân Samaria xây cất đền thờ trên núi Garizim. Dân Giuđêa không bao giờ đi lại tiếp xúc với dân Samaria. Họ cũng khinh miệt dân Galiêa vì đó là nơi pha tạp mọi sắc dân là đất của dân ngoại.

Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu không chọn rao giảng ở Giêrusalem mà chọn Galilêa vì nơi đây là vùng quê nghèo, dân cư thuộc đủ mọi chủng tộc biết đón nhận giáo lý của Người.
Chúa chọn Galilêa vì ở đây mọi người biết chấp nhận nhau chung sống hoà bình.

DayToVoDung
26-04-2009, 01:57 PM
Miền Galilêa là quê hương Chúa Giêsu và là khởi điểm Kitô giáo, nhưng lại là miền đất thưa dân cư và không mấy quan trọng trong lịch sử Do thái.

Chính tại Galilêa, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới. Các Tin mừng Nhất Lãm đã kết thúc thời kỳ đầu rao giảng tại Galilêa của Chúa Giêsu bằng lời tuyên xưng của Phêrô “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16).


Sự chọn lựa miền đất Galilêa có một ý nghĩa quan trọng theo Tin mừng Matthêu.

Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: "Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tốt tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi".



Matthêu khi trích dẫn Isaia, có ý nói rằng Chúa Giêsu vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha; Người làm điều mà Thiên Chúa đã nói. Đây là sự vâng phục cao cả, to lớn và kỳ diệu được đảm nhận với tự do và tình yêu.

Thánh sử cũng nhấn mạnh đến sự liên tục của Chúa Giêsu với toàn bộ lịch sử của dân Người.

M.M_Nhi
26-04-2009, 04:34 PM
cảm ơn anh nhiều nhiều về những điều này.................thật bổ ích