PDA

View Full Version : Phá thai chọn lọc khiến Trung Quốc thừa 32 triệu đàn ông



asatsuyu
10-04-2009, 08:52 PM
Mọi biện pháp nhằm có quý tử đã khiến Trung Quốc dôi ra 32 triệu bé trai so với bé gái, gây ra sự mất cân bằng sẽ kéo dài nhiều thập kỷ, một cuộc điều tra công bố hôm nay cho biết.
Cuộc thăm dò cũng củng cố lập luận cho các chuyên gia - những người dự đoán rằng nỗi ám ảnh có con thừa tự sẽ mang lại quả đắng khi những người đàn ông đối mặt với cuộc đấu tranh để có cô dâu.
"Mặc dù một vài giải pháp quá chặt chẽ hoặc phi thực tế đã được đưa ra, nhưng không gì có thể ngăn cản thế hệ đàn ông dư thừa này xảy ra", bài báo, đăng trên mạng của Tạp chí British Medical, nhận định.
Ở hầu hết các quốc gia, số đàn ông chỉ nhỉnh hơn số phụ nữ một chút - từ 103 đến 107 bé trai so với 100 bé gái lúc sinh ra.
Nhưng ở Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác, tỷ lệ giới tính này đã tăng lên nhanh chóng khi ý thích có con trai truyền thống lâu nay được tiếp sức bởi kỹ thuật siêu âm và phá thai rẻ tiền (một hoạt động bị coi là bất hợp pháp ở nước này).
Một nhân tố khác khiến tình trạng này trở nên nặng nề, đó là chính sách "sinh một con".
Nhìn chung, các bậc cha mẹ có đứa con thứ hai có nghĩa vụ trả một khoản tiền lớn và phải đóng góp chênh lệch cho việc đến trường của đứa con này.
Nhưng ở một số tỉnh, việc sinh con thứ hai được phép nếu đứa đầu là gái hoặc cha mẹ chúng "khó khăn". Và ở một số ít tỉnh khác, các cặp vợ chồng được phép có hai, thậm chí 3 con.
Trong nghiên cứu, các giáo sư Wei Xing Zhu từ Đại học Chiết Giang, Li Lu và Therese Hesketh từ Đại học Tổng hợp London đã phát hiện thấy chỉ trong năm 2005, Trung Quốc đã có dư ra trên 1,1 triệu bé trai.
Trong nhóm tuổi dưới 20, mất cân bằng giới tính lớn nhất là từ 1 đến 4 tuổi, với tỷ lệ 124 nam so với 100 nữ, và ở vùng nông thôn là 126 nam so với 100 nữ.
Khoảng cách này đặc biệt lớn ở các thành phố nơi chính sách một con được thắt chặt.
Cá biệt, tỉnh Giang Tây và Hà Nam có tỷ lệ hơn 140 nam so với 100 nữ trong nhóm tuổi 1 đến 4.
Trong lần sinh thứ hai, tỷ lệ giới tính còn cao hơn nữa, 143 nam so với 100 nữ, và đỉnh điểm là tỷ lệ 192 nam so 100 nữ ở tỉnh Giang Tô.
Chỉ có hai tỉnh - Tây Tạng và Tân Cương - hai địa phương dễ dãi nhất trong việc thực hiện chính sách một con - là có tỷ lệ giới tính cân bằng.
"Phá thai chọn lọn chịu trách nhiệm về hầu hết số trẻ trai thừa ra", bài báo kết luận.
Các chuyên gia cũng đề nghị những giải pháp cho vấn đề này, như thắt chặt lệnh cấm phá thai chọn lọc, hoặc nới lỏng chinh sách một con để những cặp vợ chồng được có thêm con thứ hai nếu đứa đầu là gái.
Kể từ năm 2000, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chinh sách nhằm chống lại sự mất cân bằng giới tính, với một cuộc vận động nâng cao nhận thức chăm sóc con gái và sửa đổi luật thừa kế. Một phần nhờ thế, tỷ lệ giới tính khi sinh không thay đổi từ năm 2000 và 2005.
Bình luận về thực trạng này, chuyên gia Tao Liu và Xing-yi Zhang cho biết sở thích có con trai ở Trung Quốc cũng bắt đầu nhạt dần cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa. Các hệ thống xã hội, lương hưu và tiêu chuẩn sống cao đã làm giảm bớt vai trò chăm sóc cha mẹ truyền thống của người con trai.
Trung Quốc có thể cũng đã học theo những động thái của Hàn Quốc. Năm 1992, Hàn Quốc có tỷ lệ mất cân bằng giới tính "kinh hoàng": 229 bé trai mới có 100 bé gái chào đời, và buộc chính phủ vận động một cuộc tuyên truyền toàn dân cùng với những chính sách kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn giới tính. Vào năm 2004, tỷ lệ nam nữ khi sinh ở nước này chỉ còn 110 trai - 100 gái.

T. An (theo AFP)
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)