PDA

View Full Version : Lễ Chúa Kitô Vua năm C



littlewave
26-11-2007, 08:39 PM
Lễ Chúa Kitô Vua năm C (25.11.2007)

"Vua Các Vua" là tựa đề một cuốn phim của Cecil De Mille cách nay 50 năm. Phim kể lại một câu chuyện cảm động về Chúa chúng ta, Đấng Cứu Thế, Chúa Kitô. Cuốn phim đã lôi kéo hằng tỷ khán giả trên khắp thế giới. Lý do chính khiến cuốn phim nổi tiếng, theo lời đạo diễn Will Roger, được diễn tả như sau:"Bạn không bao giờ có được cuốn phim vĩ đại hơn vì bạn không bao giờ tìm được một nhân vật vĩ đại hơn Chúa Giêsu".

Trong những lời khen thưởng De Mille nhận được vì sản xuất cuốn phim đó, ông quý nhất bức thư của một ngưoi đàn bà sắp chết, được các cô y tá dùng xe đẩy đưa bà từ bệnh viện đến hội trưong để xem cuốn phim ấy. Bà viết như sau:"Cám ơn ông vì cuốn phim Vua Các Vua. Nó đã thay đổi những gì sắp xảy đến cho tôi, từ sự kinh hoàng đến chờ đợi vinh quang".

Cảm nghĩ của người đàn bà nầy giống cảm nghĩ của người trộm lành khi nghe lời hứa của Chúa Kitô:"Hôm nay, anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi", mà chúng ta vừa nghe đọc. Người đàn bà và kẻ trộm, cả hai cùng đau đớn, cùng biết mình sắp chết tới nơi, cả hai cùng nhận được niềm hy vọng mới từ Chúa Giêsu.

Đau khổ phải chăng là biểu hiệu của tiêu cực, khuyết điểm và yếu nhược? Không. Khi vừa mới chào đời, con người đã làm bạn với đau khổ, đem tiếng khóc đau khổ đã chào đời. Trong cuộc sống con người gặp nhiều đau khổ để khóc hơn để cười. Khi chết, con người không thể khóc được nữa thì đã có người khó có khóc thay! Đời là bể khổ theo đúng nghĩa của giáo lý Nhà Phật. Vì không hiểu ý nghĩa của đau khổ nên con người đã tìm cách hủy diệt hay ít ra trốn tránh đau khổ. Chúa Giêsu đã chọn con đường đau khổ để thánh hóa đau khổ và giải thoát con ngưoi từ thế giới đau khổ.

Trong ngày đăng quang, các vị vua chúa thế gian đã được tôn phong bằng mũ triều thiên óng ánh ngọc ngà; nhưng Thiên Chúa đã vinh thăng Con của Ngài bằng vòng gai đau khổ. Ngài là Vua nhưng là Vua đau khổ. Ngài là tôi tớ nhưng là tôi tớ của đau khổ. Còn với chúng ta? Thiên Chúa đã dọn sẵn cho mỗi người một chỗ trên thập giá của Ngài. Ở đó, chúng ta sẽ thay Ngài. Hãy giang tay ra để đón nhận Ngài và hãy cùng chết để được sống lại với Ngài. Chúa Giêsu đã dùng đau khổ để chứng minh lòng yêu mến của Ngài đối với Thiên Chúa Cha và đối với nhân loại: "Không ai có tình yêu lớn hơn kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu". Chúa muốn chọn đau khổ như một điều kiện để theo và gặp Ngài: "Hãy bỏ mình, vác thập giá và theo Ta".

Nếu chúng ta đã từng hoan hỉ, cám ơn và hôn kính bàn tay Chúa khi Ngài ban an vui hạnh phúc, sao lại không hôn kính bàn tay ấy khi Ngài trao ban thánh giá và đau khổ? Có ai trong chúng ta cảm nghiệm được nổi đau khổ của Mẹ Maria khi đứng dưới chân thập tự, nhìn cái chết của con mình. Hình ảnh bi thảm nhất trong Cựu Ước là thánh Gióp. Giàu có, phú quý, con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc, nhưng rồi có một ngày ra trắng tay, cô đơn và tai biến khủng khiếp. Ông đã can đảm chấp nhận ăn bánh đau khổ mà không một lời than trách van xin...

Trong xã hội đầy bất công và giai cấp như ngày nay, kẻ giàu người nghèo, phân chia không đồng đều, nhưng có một điều san bằng giữa mọi người đó là đau khổ. Nhiều người sống chung quanh chúng ta đang hưởng chén đắng của đau khổ. Nhưng cái động lực duy nhất đó chúng ta vui chịu đau khổ và mang niềm vui, sự an ủi đến cho người khác là hướng nhìn lên thập gi để lấy sức mạnh nơi Đấng bị treo trên đó làm giá cứu chuộc cho nhân loại. Mọi đau khổ là một giá trị vô cùng cho phần phúc mai sau.

Lời Nguyện:

Lạy Chúa, qua câu chuyện chúng con nghe hôm nay kèm với những lời chia sẻ phần nào sẽ giúp cho chúng con những gì thực tế áp dụng cho chúng con trong tuần nầy? Xin cho chúng con luôn nghĩ rằng, có một lúc nào đó chúng con sẽ gặp đau khổ, có thể Người nào đó trong những người đang hiện diện trong Gia Trang DATY hôm nay đang gặp đau khổ lúc nầy, trong thân xác, trong tâm hồn, có khi cả hai. Chúng con nhớ lại, có một vị Vua, Người cũng đau khổ, xin cho chúng con biết đến với Người như người trộm lành đã làm. Cầu xin cùng Vua đau khổ với những lời kinh trong giờ kinhhôm nay hay lời kinh phát xuất tự đáy lòng chúng con.

Có lẽ, phần lớn trong chúng con có thể đang hưởng sức khoẻ tốt đẹp. Nhưng sẽ tới lúc chúng con gặp đau khổ. Nhưng với niềm tin, chúng con sống trong niềm hy vọng mãnh liệt như người đàn bà đã vững niềm trông cậy như chúng con đã nghe qua bài chia sẻ hôm nay. Người trộm lành đã có mặt trong thánh lễ đầu tiên. Chúng con cũng thế, thánh giá trên đồi Golgôtha là bàn thờ, bàn thờ nầy là một cây thánh giá, trên đó, Vua đau khổ đã dâng hiến chính mình cho Cha trên trời vì chúng con. Chúng con hãy cảm tạ Ngài. Biết ơn vị Vua Các Vua, Người đã chịu đau khổ vì chúng con. Biết ơn Ngài vì Ngài vẫn hiện diện bên chúng con đã giúp chúng con chịu đau khổ. Càng đau khổ, chúng con sẽ cảm nghiện càng tiến gần Chúa hơn. Amen.

Lm Francis Lý Văn Ca