PDA

View Full Version : Tuổi trẻ & Ơn gọi - JB Phương Anh



tom
16-04-2009, 12:04 PM
NHỮNG KHÁI NIỆM

CĂN BẢN VỀ ƠN GỌI


ƠN GỌI LÀ GÌ?
Để trả lời cho vấn đề này, trước hết chúng ta cần nói qua khái niệm về hai chữ “Ơn Gọi”
Ơn gọi là một tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa cho con người từ muôn thuở. Có một bài thánh ca chúng ta thường hát: “Từ muôn thuở Chúa đã yêu con, và còn yêu con mãi mãi…” Đã gọi là tiếng gọi từ muôn thuở, chúng ta không thể nói rằng, Chúa gọi tôi cách đây mấy năm, hay Chúa vừa gọi tôi, hay tôi chờ xem Chúa có gọi tôi hay không…, nhưng phải nói rằng, nếu Ngài gọi, Ngài đã gọi tôi từ lâu rồi, từ khi tôi chưa sinh ra, từ khi chưa có loài người sống trên mặt đất, từ khi chưa có sao trời, rừng sâu và biển cả… Tiềng gọi của Người dành cho tôi đã phát xuất từ chính Ngài, vang vọng vào không gian, vào vũ trụ vô hình bằng những làn sóng mắt thường không trông thấy, và Ngài mong một ngày nào đó tôi nghe được tiếng gọi đó.

ƠN GỌI THỨ NHẤT: LÀM CON THIÊN CHÚA:
Thời điểm ơn gọi thứ nhất đến với mỗi người chúng ta có thể mỗi khác: người được rửa tội từ khi mới sinh, người lúc lên mười, hai mươi, có người mãi đến lúc về chiều mới lần đầu tiên gặp được Chúa… Nhưng chung quy, tất cả chúng ta, những người Kitô hữu đều có ơn gọi này, ơn gọi làm con Thiên Chúa. Đây là một ơn Chúa ban cho chúng ta cách nhưng không, là một món quà vô giá mà không phải ai cũng có. Chúa ban cho ai, người ấy được. Người ta có thể tốn cả triệu đôla mà chưa chắc đã mua được món quà này. Đây chính là ơn gọi thứ nhất trong cuộc đời của một con người, chúng ta gọi là ơn gọi căn bản và phổ quát, căn bản vì là ơn gọi đầu tiên, phổ quát vì chung cho mọi Kitô hữu.

ƠN GỌI THỨ HAI: ƠN GỌI TU TRÌ HOẶC ƠN GỌI HÔN NHÂN
Ơn gọi thứ nhất, chúng ta trở thành người con Thiên Chúa và người môn đệ Chúa Giêsu. Với tư cách là môn đệ, chúng ta mãi mãi được sự mời gọi của Chúa Giêsu luôn theo đuổi cuộc đời chúng ta : “ Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác Thập giá mình mà theo Ta”.
Vì thế, dù chúng ta chịu phép rửa tội vào lứ tuổi nào chăng nữa, đức tin vẫn luôn đòi hỏi chúng ta phải mãi mãi trung thành với lời chúng ta đã hứa khi chịu phép rửa tội: “Từ bỏ tội lỗi, những quyến rũ bất chính, từ bỏ ma quỷ; tin Thiên Chúa là Cha, là Đấng tạo thành trời đất, tin Đức Giêsu Kitô, con một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria……”
Sau khi lãnh nhận bí tích đầu tiên đó, chúng ta tiếp tục lãnh nhận các khác để giúp chúng ta kiên trì và thăng tiến trong đời sống ơn gọi căn bản của mình. Đặc biệt, sau ơn gọi thứ nhất đó, Chúa còn mời gọi chúng ta bước theo Ngài trong ơn gọi thứ hai trên hành trình đức tin: Hoặc là ơn gọi sống đời sống hôn nhân, hoặc là ơn gọi sống đời sống tu trì.
Không sớm thì muộn, ai trong chúng ta cũng đều phải chọn lựa một trong hai ơn gọi: Đi tu hay lập gia đình?


“ĐÀN ÔNG Ở MỘT MÌNH THÌ KHÔNG TỐT”.:21::4:

Đây là câu nói trong sách sáng thế ký, cuốn sách đầu tiên Cựu ước, đoạn 2 câu 18 ( Tiếng anh: “It is not right that the man should be alone”) ^_^
Câu Lời Chúa này gọi cho chúng ta hai vấn đề:
1.Từ khởi nguyên, Chúa tỏ ý rằng, Người muốn con người sống có đôi. Nhiều người dùng câu nói Kinh Thánh này để biện luận khi họ không muốn đi tu: “Đàn ông ở một mình thì không tốt” như vậy phải lấy vợ… Cũng có lý, nhưng cần phải hiểu rằng, Chúa, nhất là trong Tân ước, đồng thời cũng mời gọi chúng ta bước một bước xa hơn nữa trên con đường hẹp của Tin Mừng, để sống hiến dâng trọn vẹn cho Thiên Chúa bằng một tình yêu không chia sẻ. “Đức Giêsu kêu gọi một số người đi theo Ngài cách gần gũi hơn để Giáo Hội trở thành một dấu hiệu hùng của ơn vinh thắng” (trích từ sứ điệp được truyền đi từ Thượng Hội Đồng Giám Mục, tháng 10/94 tại Roma)
2.Đàn bà ở một mình có tốt không? Có người nói: Đàn ông ở một mình thì không tốt, đàn bà ở một mình thì tốt. Không biết chắc chắn ý Chúa thế nào đối với người phụ nữ, nhưng tôi thiển nghĩ, nếu “đàn ông ở một mình thì không tốt” rồi thì đàn bà ở một mình càng không tốt hơn!.... >_< ???? Dường như con rắn đã không ngoan tìm lúc không có người nào ở bên cạnh người phụ nữ để cám dỗ…
Tắt lời, dù đồng ý rằng sống độc thân ở giữa đời cũng là ơn gọi, nhưng cách chung, dựa theo Lời Chúa, tôi không khuyến khích các bạn trẻ, nam cũng như nữ, sống độc thân giữa đời.
Như vậy, chúng ta tạm để qua một bên cái chọn lựa thứ ba này nhé!
Hai ơn gọi, hai bậc sống
Như vừa nói trên, chúng ta sẽ phải cọn lựa một trong hai ơn gọi: Một đi tu, hai lập gia đình, chứ không ai “bắt cá hai tay” được cả ! ^_^ Đó là người sống tích cực. Hai ơn gọi này dẫn đến hai bậc sống khác nhau:


BẬC TU TRÌ VÀ BẬC SỐNG GIA ĐÌNH

Hai bậc sống này có những điểm giống nhau, như : học đều phải nỗ lực để nên Thánh, sây dựng Giáo Hội, truyền giáo… Nhưng cũng có những điểm khác nhau, như: Đời sống gia đình lo việc truyền sinh về thể lý, mặc dù có góp phần về đời sống tinh thần, còn đời sống tu trì chuyên lo việc truyền sinh về đời sống thiêng liêng; Mọi người đều thuôc về dân Thiên Chúa, nhưng các tu sĩ, linh mục, nhất là các Giám mục là những người ở “cấp lãnh đạo” dân của Người, mặc dù họ cũng là một phần tử trong dân của Người; tình yêu trong đời sống gia đình thật là tuyệt đẹp, nhưng trong đời sống tu trì, xét theo bản chất còn đẹp hơn nhiều ^_^ ! Mong các bạn khôn ngoan chọn lựa …!
Chúng ta sẽ bàn về những điểm tương dị của hai ơn gọi này ở các phần sau nhé các bạn! ^_^ ^_^


YẾU TỐ TÌNH YÊU TRONG MỌI ƠN GỌI


Như chúng ta vừa nói ở phần trước, có hai ơn gọi, vấn đề là chúng ta có thực
sự sống ơn gọi của mình hay không. Để hiểu và sống ơn gọi, chúng ta cần phải hiểu yếu tố quan trọng của ơn gọi: TÌNH YÊU
Trong phần này, tôi xin nhường lời cho Mẹ Têrêxa Calcutta, Mẹ nói:
“Một cách đơn giản, ơn gọi là một tiếng gọi để tôi hoàn hảo lệ thuộc vào Đức Kitô, với ý thức rằng, không gì có thể tách tôi ra khỏi Tình yêu của Người”
Ơn gọi đó là một lời mời gọi đểsống trong tình yêu với Thiên Chúa và để chứng minh tình yêu đó.

Tôi yêu mến Chúa thế nào? Tôi chứng minh tình yêu của tôi cho Thiên Chúa thế nào?

Thưa bằng cách làm thật tốt đẹp công việc được trao phó, bằng cách thực hiện một cách đơn sơ những gì Chúa uỷ thác cho tôi dưới bất kỳ dạng thức nào.
Chẳng hạn như cuộc sống cảu anh chị em đã tuyên khấn, đùng như trên thực tế, họ trở thành “hiền thê” của Chúa Giêsu chịu đóng đinh, đó là ơn gọi của họ: Yêu Chúa Giêsu bằng một tình yêu không chia sẻ , qua đức khiết tịnh, qua sự tự ý sống thanh bần, qua việc hoàn toàn từ bỏ mình trong đức vâng phục, và qua tự ý hết lòng phục vụ những người nghèo nhất của những người nghèo. Họ minh chứng tình yêu của họ đối với Thiên Chúa bằng việc đặt tình yêu đó trong những hành vi sinh động.

Như thế, dù bạn được trao cho bất kỳ công việc gì, vời tư cách một tu sĩ, hay một giáo dân, đó là một phương tiện cho bạn để bạn dành tình yêu của bạn cho Thiên Chuá trong một hành vi sống động, trong một hành vi của tình yêu… Bất kỳ khi nào bạn mỉm cười với một người nào đó, nụ cười đó là một hành vi của tình yêu, là một món quà cho người đó, một cái gì thật đẹp…
Do đó, nếu biết làm thế nào để yêu mến Đức Kitô, nếu tôi muốn biết tôi có thực sự ở trong tình yêu với Thiên Chúa không tôi chỉ cần nhìn xem tôi đã làm công việc Ngài đã trao phó cho tôi thế nào, có bao nhiêu tình yêu tôi đã đặt vào trong công việc của tôi.

Bạn thấy đó, vấn đề cảu ơn gọi không hệ tại ở chính công việc, ơn gọi của chúng ta là trọn thuộc về Đức Giêsu với ý thức rằng, không gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Người.

Ơn gọi không phải là những gì chúng ta đang làm, hay là chúng ta làm được bao nhiêu việc, mà là bao nhiêu tình yêu tôi đã đặt vào công việc tôi đã được trao phó.
Những gì bạn đang làm, có thể tôi không làm được… Những gì tôi đang làm, có thể bạn không làm được, nhưng tất cả chúng ta đều có thể làm cái gì đó thật đẹp cho Thiên Chúa. (Trích từ “the best Gift ic Lovel Mesitation by Mother Teresa”).

tom
16-04-2009, 12:05 PM
Nếu các bạn có đón đọc ở mục trước tôi đã chia sẻ với các bạn về khái niệm ơn gọi và những cách để giúp ta nhận định là chúng ta có ơn gọi nào tu trì hay hôn nhân. Còn ở chuyên mục này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về :



TỈNH THỨC TRƯỚC TIẾNG GỌI CỦA CHÚA
Muốn đi tu được phải hội ít là hai yếu tố: Chúa muốn và tôi muốn. Nếu Chúa muốn mà tôi không đáp trả, “Chúa cũng phải chịu” ^_^, vì Ngài tôn trọng tự do của tôi. Nếu tôi muốn mà Ngài không muốn, thật buốn 5 phút, tôi cũng phải chịu và hiểu rằng, Ngài có lý do của Ngài. Ơn gọi là một huyền nhiệm!.
Dầu sao đi nữa, vấn đề của chúng ta phải làm điều Chúa muốn mình làm. “Này con xin đến để thi hành thánh ý Chúa”. Do đó, chúng ta phải tìm biết “Chúa muốn tôi đi tu không?” Và đâu là cách giúp chúng ta biết được Chúa muốn tôi đi tu hay không?
1) TỈNH THỨC
Chúa có thể gọi tôi bước theo Ngài vào bất cứ lúc nào trong đời, chúng ta không biết trước được. Chúng ta hãy cùng đọc lại trình thuật Chúa gọi bốn tông đồ tiên khởi nhé ! ^_^
“Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào phúc âm. Đang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và anh em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người:. Lập tức các ông bỏ lưới mà đi theo Người. Đi xa hơn một chút, Người thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Lập tức các ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người” (Mc 1,14-20).
Chúng ta thấy, khi gọi các tông đồ, đặc biệt Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan và Matthêu, Chúa Giêsu đều dùng một thành ngữ: “Hãy theo ta !” Thành ngữ ấy đến với các ông đều bất ngờ, không ai trong các ông nghĩ trước rằng một ngày nào đó mình sẽ gặp Đức Kitô Đấng Cứu Thế, và Ngài sẽ gọi mình.
Tỉnh thức nghĩa là khi Chúa đến, tôi gặp được Ngài; khi Ngài gọi tôi “Hãy theo Ta”, tôi nghe được tiếng gọi đó các huyền nhiệm và tôi “lập tức”đáp lại tiếng Ngài gọi tôi. Trạng từ “lập tức” rất quan trọng. Đức Kitô đến, các ông đã gặp; mời gọi, các ông đã đáp lời không chút trù trừ do dự. Không ai trong các ông biện luận với Chúa Giêsu rằng: “xin lỗi ông, ông là ai?” Ông không biết điều gì cả! Nếu ông có muốn tôi đi theo ông, ít ra ông cũng phải để tôi xếp lưới, về nhà từ giã cha mẹ, vợ con và người làm công chứ!... Không, cả hai trường hợp trên bờ biển Galilêa đều xảy ra như nhau: “Các ông lập tức đi theo Người”.
Rời bờ biển Galilêa, đến bàn thu thuế, ta cũng thấy tương tự xảy ra:
“Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi bàn thu thuế, tên là Matthêô. Người phán bảo ông: “Hãy theo Ta!” Ông đứng ngay dậy và đi theo Người. Và xảy ra khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có người thu thuế và người tội lỗi đến ngồi đồng bàn với Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ của Người rằng: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế?”. Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: “Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu…..” (Mt 9, 9-13)
Những người đánh cá nghèo nàn như Phêrô, Anrê, Gicôbê, và Gioan có lẽ có phần dễ hơn để sẵn sàng từ bỏ. Trái lại, vấn đề có thể khó khăn hơn cho một người quyền thế và giàu có như Lêvi. Ấy vậy mà cái nhìn mời gọi đầy bao dung của Đức Kitô đã tạo nên khúc quanh cho cuộc đời của ông: “Lập tức ông đứng dậy và đi theo người.” Thật cũng khó hiểu về giây phút dường như không cần suy nghĩ này của Lêvi.
Có lẽ Đức Giêsu chỉ đến bờ biển Galilêa để gặp và gọi các ông Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan có một lần duy nhất, và không bao giờ trở lại với mục đích đó. Trường hợp Lêvi cũng thế, có lẽ Đức Giêsu chỉ tới bàn thu thuế có một lần, rồi ra đi không hẹn ngày trở lại. Thực tế là không có lần thứ hai. Nhưng giả như có, vấn đề cho các ông vẫn là phải tỉnh thức mới có thể nghe và hiểu tiếng Ngài; các chủng sinh thường nhắc nhau rằng: “Ơn Chúa qua có một lần”. Giả như ơn Chúa lời mời gọi của Ngài đến trong đời chúng ta hơn một thì may mắn cho chúng ta. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi một người đã được Chúa mời gọi bước theo Ngài, họ cần mau mắn, “Lập tức” đáp trả lại lời mời gọi đó, bằng không người đó rất dễ xa rời ơn Chúa gọi, nhất là ở hải ngoại. Bao nhiêu người đã ân hận vì đã không đáp trả lại lời mời gọi của Ngài. Chúng ta tạm mượn mối tình nam nữ để phần nào diễn tả sự ân hận này: có anh chàng tiếc rẻ vì đã một lần bỏ lỡ cơ hội se duyên với cô nàng, đã bị cô nàng tặng cho một câu: “Tiếc gì một mớ trầu cay, sao anh chẳng hỏi những ngày còn thơ”.
Tục ngữ Anh có câu: “Đừng than ly sữa đã đổ rồi”. Muốn cho ly sữa khỏi đổ để rồi khỏi hoài công tiếc nuối, bạn hãy tỉnh thức để ngh được tiếng Chúa mời gọi. Chắc chắn có rất nhiều người được ơn Chúa gọi, nhưng không nghe được tiếng gọi đó, là vì thiếu tỉnh thức. nguyên nhân của việc sa sút ơn gọi ngày nay trong Giáo Hội là vì người ta không còn tỉnh thức trước tiếng gọi của Thiên Chúa nữa.
Vấn đề quan trọng tiếp theo chúng ta cần phải bàn là, làm thế nào để ta có thể tỉnh thức được?
2) CẦU NGUYỆN
Phải như đã nói ở bài trước, cầu nguyện là chìa khoá số một cho vấn đề ơn gọi. Nó còn là điều kiện cho một người luôn tỉnh thức trước tiếng gọi của Chúa. Dụ ngôn “Mười cô trinh nữ” là một giải thích minh bạch và sâu xa cho vấn đề. Chúng ta hãy cùng đọc lại dụ ngôn này nhé !^_^
“Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: Nước Trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. trong đó có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn ngoan đã mang đèn lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi ngủ cả. Nửa đêm có tiếng hô to: “Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người!” Bấy giờ các cô trinh nữ đều trỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Các cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: “Các chị cho chúng em ít dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả! Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra hàng mà mua thì hơn.” Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những cô trinh nữ đã sẵn sàng thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng, các cô trinh nữ kia cũng đến mà nói: “Thưa Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi!” nhưng chàng rể đáp lại: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô! Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào giờ nào” (Mt 25, 1-13)
Yếu tố quan trọng trong dụ ngôn này là “dầu”. Các cô trinh nữ nếu muốn luôn tỉnh thức, thì phải luôn trữ dầu: dầu phải luôn đầy bình! ở đây, dầu tượng trưng cho cái gì? Chung chung các nhà chú giải đều đồng ý rằng, một cách chính yếu, dầu tượng trưng cho lời cầu nguyện: hết dầu, đèn tắt; hết cầu nguyện, con tim ngủ quên. Bao lâu lời kinh còn được thắp sáng, bấy lâu tình yêu còn được cháy lên. Bao lâu tình yêu còn được cháy sáng, bấy lâu bạn còn gặp được Chúa Kitô. Người dự trữ dầu và người chuyên chăm cầu nguyện, cả hai đều là người khôn ngoan.
Kể ngụ ngôn này, Đức Giêsu muốn ví Ngài là Chàng rể, là Tân lang, và mỗi người Kitô hữu chúng ta là một cô trinh nữ, một cô dâu. Chỉ có người khôn ngoan mới gặp được chàng rể. Dùng dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nói đến hai chiều kích khác nhau của ơn gọi, ơn gọi chung của người Kitô hữu, và ơn gọi đặc thù của đời sống tu trì.Thật vậy, dùng hình ảnh “chàng rể” “trinh nữ”, Đức Giêsu muốn diễn tả mối tình Thánh giữa Ngài với mỗi người chúng ta như một hôn phối Thánh, trong đó Ngài là Chàng rể. Khi Ngài đến, các cô trinh nữ khôn ngoan gặp được Ngài và được sống với Ngài trong cuộc hôn phối Thánh này; còn những cô trinh nữ khờ dại, không những không gặp được Chàng rể lại còn trở thành “những kẻ bị vô thừa nhận” : “Tôi không biết các cô là ai” >_<
Cuộc sống tu trì là đỉnh cao của hành trình gặp gỡ Đức Kitô và sống thân mật với Ngài. Được như vậy quả là một hồng phúc cao vời. Muốn được hồng cao vời này, lời kinh cần luôn được thắp sáng.
Như vậy, đoạn Tin Mừng trên không chỉ mang chiều kích bình thường của đời sống đức tin phổ quát, nghĩa là nó nhắc ta không ngừng tỉnh thức vì Chúa đến bất ngờ để đưa chúng ta về quê hương mới, hay Chúa đến với chúng ta bất ngờ trong bất kì người anh em nào, nhưng còn đặc biệt nhắc nhở chúng ta cần phải TỈNH THỨC TRƯỚC TIẾNG GỌI CỦA CHÚA, để đèn trên tay luôn thắp sáng, dầu phải luôn dự trữ đầy bình. Cũng thế, muốn gặp được Chúa để được sống trong tình yêu của Ngài, ta luôn luôn thắo sáng lời kinh bằng đời sống liên lỉ cầu nguyện. Giữa hai cô trinh nữ, một cô khôn ngoan và một cô khờ dại, chỉ có một điều khác nhỏ bé thôi: cô trinh nữ khôn ngoan đã biết suy tính và chuyên cần trong việc dự trữ dàu luôn đầy bình!...
Ước gì mỗi chúng ta trở thành như những cô trinh nữ khôn ngoan, để chúng ta có thể gặp được chàng rể, để được Người đưa chúng ta vào đời sống thân mật với Người, thân mật như đời sống của “Chàng rể” sống với “Cô dâu” nghĩa là để chúng ta sống mãi mãi trong tình yêu hôn phối Thánh với Người. Đây là chiều kích sâu xa nhất ý nghĩa của dụ ngôn. Ý nghĩa này thật đúng cho những ai luôn luôn tỉnh thức trước tiếng gọi của Chúa, và nó càng thích hợp và mang lại ý nghĩa sâu xa cho những ai được Chúa mời gọi đi vào cuộc tình hiến tế Thánh trong đời sống chỉ dành riêng cho Người, hôm nay, ngày mai và bĩnh cửu… Chính vì thế, Giáo Hội gọi các nữ tu một cách đặc biệt là tân nương, là hiền thê của Đức Kitô Tân lang, và ngày khấn trọn đời như là ngày người nữ tu đèn vẫn sáng trên tay để được chàng rể dẫn vào hoàng cung, để ở đó, mãi mãi sống cho duy một mỉnh Người, để cùng Người, nhìn về một hướng, là sống cho mọi người…

tom
16-04-2009, 12:06 PM
TU LÀ GÌ?
ĐI TU ĐỂ LÀM GÌ?

Từ ngữ “Tu”:

Trước hết “Tu” là tu sửa, sửa sai để thăng tiến đời sống mình. Người xưa đã nhiều lần dùng chữ “Tu”, đặc biệt trong câu nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
:92:
Trong Anh ngữ, người ta không tìm được một chữ nào chuyển dịch từ chữ “Tu” cả. Điều này cho thấy tiếng việt thật phong phú trong ý nghĩa tu trì.

Đi Tu Theo Nghĩa Công Giáo

Cũng có nghĩa là “Tu sửa, sửa sai” chính mình, từ ngữ chuyên môn hơn gọi là, “Cải thiện bản thân, thánh hoá bản thân”

Như thế, dù theo nghãi nào, đi tu trước hết không phải là để lo cho người khác, phục vụ cho người khácm nhưng trước hết để lo cho mình, lo cho mình nên thân nên người và nên thánh.

Nói rằng, đi tu là để “làm một cái gì cho người khác, là phục vụ, là đem phân phát, chia sẻ cơm áo cho người khác…” Điều này hoàn toàn đúng: khi mời gọi các tông đồ tiên khởi, Ngài đã cho các ông biết về mục đích đó: Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ chài lưới người!”. “Các anh hãy đi làm vườn nho cho Ta!”, những mệnh đề “Chài lưới người “ “làm vườn nho” nói lên hành vi, công việc, sứ mệnh của Người muốn bước đi theo Chúa.

Đi Tu là “Quên mình để nghĩ về người khác, để sống cho người khác; là từ bỏ mọi sự, để cùng với Đức Kitô gánh tội trần gian. Đi tu để phục vụ, là giúp ích cho người khác.” Đúng như vậy! Nhưng:

1- Nếu đi tu chỉ là để “Phục vụ tha nhân”, có lẽ chúng ta đâu cần đi tu, vì ở ngoài đời cũng phục vụ được, và đôi khi còn có thể phục vụ hay hơn trong đời tu nữa. Nhiều bạn trẻ nghĩ như thế nên quyết định không đi tu. Các bạn ấy nghĩ rằng, mình cần phải học hành giỏi để có khả năng phục vụ, thế là được, chứ đi tu làm ông cha bà phước mà không biết làm việc giỏi thì ở ngoài đời còn hay hơn! Nghĩ như thế không phải sai, nhưng chưa hiểu rõ về mục đích của đời tu. Nếu mục đích tiên quyết của đời tu là đi vào thế giới, nhập thể, đưa đôi bàn tay ra để giúp ích, phục vụ kẻ khác, nếu vậy, thì nên đóng cửa hết tất cả những dòng tu kín Kitô trên thế giới. Nhưng ở đây có một cái gì “nghịch lý”.
:36:
2- Mục đích tiên quyết của đời tu là sống tình thân mật với Chúa, chọn Chúa là người yêu muôn thuở. Người đi tu, nhất là các nữ tu, chọn Đức Kitô là “Chàng rể” là Đức Lang Quân, là người Bạn Trăm năm cho cuộc đời. Mọi người đều phải sống “đời sống tình yêu” với Chúa, nhưng người tu trì có một “đời sống tình yêu đặc biệt”với Người; họ yêu Đức Kitô bằng một tình yêukhông chia sẻ. Họ được Chúa “yêu riêng”. Chúng ta có thể vấn nạn Thiên Chúa làm gì có chuyện “yêu riêng” một ai ? Thưa có, Ngài yêu toàn thể nhân loại thế mà Ngài vẫn chọn một dân riêng cho Ngài, cả trong thời Cựu ước (Dân Do Thái) lẫn trong thơi Tân ước (Hội Thánh). Khi Đức Kitô đến, Người thương chọn nhóm 12 đó, Gioan, cũng được “Phúc âm tặng cho cái biệt danh là “Người môn đệ Chúa yêu (riêng)”. Tình yêu là một huyền nhiệm, “yêu riêng” tạo cho chúng ta một huyền nhiệm khó hiểu cho cuộc sống. Trong cuộc sống này chỉcó người “Được yêu” mới từ từ khám phá ra được chính người yêu mình, và chuyển thông cho người khác bằng một thứ ngôn ngữ không thể diễn ta được; Ngôn ngữ của tình yêu.

Chúng ta cùng đọc lại trình thuật của Tin Mừng kể lại việc Chúa Giêsu chọn 12 tông đồ nhé! ^_^
“Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Người muốn gọi, và họ đến cùng Người. Người chọn 1 nhóm 12 người để họ trở thành bạn hữu của Người (they became his companions) hoặc: “Họ ở lại với Người” (They stayed with him), và để Người sai các ông đi rao giảng, và ban cho các ông quyền trừ quỷ 12 người đó là: Simon mà Người đặt tên là Phêrô, Giacôbê con ông Giêbêđê và Gioan là em Giacôbê, cả hai được Người đặt tên là Boanerges, nghĩa là con của sấm sét, rồi đến Anrê, Philipphê, Bartôlômêô, Mathêô, Tôma, Giacôbê con ông Alphê, tađêô, Simon nhiệt thành và Giuđa Iscariôt là kẻ nộp Người” (Mc 3, 13-19).

“Các ông ở lại với Chúa Giêsu”. Từ ngữ “Ở lại” có nghĩa là “sống” với Chúa Giêsu, là “enjoy their life” với Chúa Giêsu, để mỗi ngày một trở nên thân mật với Người.

Hoạt động, làm việc, phục vụ là cần thiết và quan trọng, nhưng cầu nguyện với Chúa, nghĩa là nói với Chúa và nghe Chúa nói còn tốt hơn, cần thiết hơn, quan trọnghơn: Khi Chúa Giêsu vào nhà hai chị em Matta và Maria, Chúa Giêsu nói với Người chị là Matta rằng: “Con lo lắng bối rối về nhiều chuyện, chỉ có một điều cần là hãy lắng nghe Lời Chúa, Maria đã chọn phần tốt nhất”. Ở đây chúng ta tìm tia sáng cho vấn đề: càng tu kín thì càng đi vào căn tính của đời tu.

Đành rằng rất nhiều khi lý tưởng tu trì thọat tiên khởi phát bằng tâm tình ước muốn hy sinh phục vụ cho người khác, nhưng thực ra, phần chính yếu vẫm là phần sống thân mật với Chúa, có nhiều bạn trẻ lo lắng mình phải làm được cái gì cho Chúa là phần ưu tiên, nên bị “cám dỗ về việc học”. Đã bỏ ý định đi tu, hoặc có những bạn đã bước vào đời tu rồi, nhưng chưa hiểu rõ ý nghĩa của đời tu, đã xin ra ngoài đi học những môn mình thích, hay vì nghĩ rằng, học những môn đó sau này sẽ rất cần thiết và rất hữu ích cho việc xây dựng thế giới mai ngày. Loại cám dỗ này, tôi tạm gọi là “Intellectual temptation”. Các bạn ấy chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc hiến dâng: Hiến dâng là phó thác trọn vẹn cuộc sống mình, hiện tại, tương lai cho Chúa, qua bàn tay của một vị Bề Trên dòng. Học hành, làm việc, Thiên Chúa thường không giống với lý luận của con người. “Tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi. Các người tưởng Ta giống như ngươi chứ!” vả lại chưa chắc một người học hành giỏi dang sẽ có thể đem ơn thánh và nguồn suối cừu độ cho người khác nhiều hơn một người học hành kém cỏi nhưng có đời sống nội tâm sâu sắc.

Trên bước đường theo Chúa trong đời dâng hiến trọn vẹn, Chúa cần và dứt khoát cần tấm lòng và trái tim của chúng ta. Nếu bạn muốn đi tu, đừng sợ mình không có khả năng, đừng ngại bạn kémsinh ngữ, đừng ngại bạn học kém. Nếu bạn có sợ, bạn hãy si75 mình dám yêu Chúa hay không? bạn có sẵn sàng quảng đại dâng hiến trọn tình yêu của bạn cho Ngài hay không? Chúa cần trái tim của bạn. Thật là không hợp tình và không hợp lý khi một người muốn dâng hiến đời mình cho Chúa mà không đước, chỉ vì kém sinh ngữ, kém văn hóa…

Nói như thế không có nghĩa là Chúa tuyển chọn tòan là những người “sứt mẻ đui mù”. Không, Ngài luôn sử dụng tài sức, khả năng của chúng ta trong công việc của Ngài. Ở đây chúng ta muốn nhấn mạnh rằng. đi tu trước hết không phải phục vụ người khác, nhưng là để lo cho chính mình, cho phần rỗi của mình, cho sự lớn dậy và lớn mạnh của Tình Yêu Chúa ở trong mình. Và một khi tình yêu đã lớn mạnh trong ta rồi thì tự nhiên với khả năng tự trao ban của tình yêu, ta tự nhiên hăng say và quảng đại phục vụ anh chị em chúng ta, ngay cả sẵn sàng chết về sự trao ban này. Ở điểm này, nếu nói đời tu có hai mục đích, thánh hóa bản thân và phục vụ tha nhân, cũng đúng và nếu nói, đời tu chỉ có một là thánh hóa bản thân thì cũng đúng, vì khi bản thân thực sự được thánh hóa, chúng ta tự nhiên sẵn sàng và quảng đại muốn phục vụ tha nhân. Người Đông phương thật chí ký khi nói rằng: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Có tu thân tích đức, việc phục vụ của ta mới có căn bản vững chắc được. Người có tài mà không có đức nhiều khi rất nguy hiểm… Một vị Bề Trên dòng nói rằng, người cho đi khó hơn là người nhận, vì nếu không biết cách cho, sẽ có thể làm tổn thương người được cho.

tom
16-04-2009, 12:07 PM
CHẾT ĐI, LỀ LUẬT
CỦA SỰ SỐNG
CHO CẢ HAI ĐỜI SỐNG,
HÔN NHÂN & TU TRÌ

http://gieomamtinyeu.net/diendan/images/smilies/please2.gif:

“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24)

Tự nhiên, làm người, ai cũng sợ chết cả! Nhưng nghiệt ngã thay, đời sống dâng hiến là một đời sống phải chấp nhận cái chết. Chính vì thế, cũng theo tự nhiên, con người sợ hiến dâng! Hiến dâng là chết đi trong lòng không phải là một ít, mà là toàn thân! Vì sự sợ hãi này mà có nhiều người đã không dám bước vào đời sống hiến dâng trong bậc hôn nhân; và cũng vì khó chấp nhận phải chết đi cho nhau trong ơn gọi hôn nhân mà nhiều cặp vợ chồng đã sống ly hôn và ngay cả ly dị.:33:
Nói đến đời sống hiến dâng trong bậc tu trì, phải nói thẳng thắn rằng. Còn khó hơn nữa. Nếu không khó hơn thì người ta đã thi nhau đi tu hết rồi! Thực vậy, một cô, cậu tuổi xuân đang phơi phới, bao nhiêu người nghấp nghé, bao nhiêu mộng ước đến trong đời, có đầy đủ khả năng để biết yêu thương có đầy đủ những triển vọng trong việc xây dựng một tương lai tươi sáng, ngay cả có những khả năng tính dục như bao nhiêu bạn trẻ khác để có thể tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân …, nhưng cô, cậu đó đã sẵn sàng hy sinh cho một tình yêu lớn hơn! Người ta phải thực sự cảm động khi thấy những bạn trẻ trong tấm y phục đơn sơ giản dị, phủ phục (nằm xuống đất) trong ngày thụ phong linh mục, hoặc trong ngày khấn dòng, ý thức thân phận hèn yếu trong khiêm nhường, để muốn thưa với Chúa rằng: “Con xin trọn thuộc về Chúa, xin sử dụng con theo thánh ý Ngài”, và đồng thời, muốn nói cho mọi người rằng: “Tôi muốn chấp nhận cái chết, như cái chết của Đức Giêsu”.

Thế nào là cái chết của Đức Giêsu ??????
Đó là một cái chết mang lại nhiều hoa trái. Đức Giêsu nói: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi! Nhưng nếu nó chết đi thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt”.
Bằng những lời này, Chúa Giêsu tuyên bố một vấn đề xem ra có vẻ “ngược đời” : SỰ CHẾT LÀ NGUỒN CỦA SỰ SỐNG. Đó là luật của sự hiến dâng: Người ta có thể đạt tới được một đời sống cao cả chỉ khi họ chết đi cho những người anh em kém may mắn hơn họ. Đó là một thứ luật được Chúa Giêsu minh họa từ một sự kiện tự nhiên. Hạt lúa mì, hay một hạt giống nào đó, một hạt giống mà không “chết đi” bằng việc được chôn vùi trong lòng đất, nó sẽ không bao giờ có thể lớn dậy được để trở thành một cái gì đó giá trị hơn. Chúa Giêsu như hạt giống, Ngài đã phải chết và được chôn vào lòng đất 3 ngày. Đến Chúa Nhật Phục Sinh, như hạt giống kia làm nứt nẻ đất ra để mọc lên, Ngài bước ra khỏi mồ, đi lên cõi trời để tận hưởng sự sung mãn của đời sống mới.

Trong thư gửi tín hữu Do Thái, thánh Phaolô trình bày cho chúng ta cùng một lề luật của sự như vậy. Thánh tông đồ nhấn mạnh rằng, mặc dù mang bản tính Thiên Chúa, nhưng việc chấp nhận lề luật đối với Chúa Giês không phải là chuyện dễ dàng, bởi vì Ngài còn mang lấy bản tính loài người yếu hèn như chúng ta, ngoài trừ tội lỗi. tác giả Thánh thư nhắc lại cho chúng ta rằng, Chúa Giêsu đã nhỏ lệ khi Ngài cầu nguyện để xin cho mình khỏi phải chết. Ở đây chúng ta có thể tưởng tượng phần nào tâm trạng của Chúa Giêsu ki Ngài đang thao thức trong vườn Dầu. Dẫu khó khăn, nhưng cuối cùng. Vì tuân phục thánh ý Chúa Cha với hết tình con thảo, Ngài đã ôm choàng lấy cái chết! Nhưng lúc đó trớ trêu thay, Ngài đã đựơc cứu khỏi cái chết! Nói như vậy không có nghĩa là Ngài hoàn toàn không phải chết. Không, Ngài đã thực sự chết, nhưng Ngài đã Phục Sinh nhờ vâng phục. Và qua sự Phục Sinh này, Ngài đã vượt qua hiệu quả của sự chết, khi Ngài tiến về cõi vinh quang trong đời sống mới.

Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết trong niềm vâng phục Cha Ngài vì phần rỗi chúng ta, để cất đi sự tồn tại của sự chết đời đời. Nhờ sự Phục Sinh, Ngài đã trở nên nguồn ơn Cứu Độ đời đời cho tất cả những ai đón nhận Ngài. Chúa Giêsu nói trong bào Phúc Âm: “Và Ta, khi nào Ta được đưa lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người lên với Ta.” Từ ngữ “được đưa lên” vừa có nghĩa là Ngài được đưa lên thập giá để chịu chết, vừa có nghĩa là Chúa Giêsu muốn đưa hết tất cả chúng ta lên với Ngài, ngõ hầu chúng ta cùng được thông phần phục sinh với Người
Ngày hôm nay Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục hiện diện với chúng ta. Ngài như cây cổ thụ sừng sững đứng, có ngọn trạm tới trời cao. Cây cổ thụ ấy thoạt tiên chỉ là một hạt giống nhỏ bé, nhưng đã được chôn vào lòng đất… Dù muốn dù không, chúng ta vẫn phải đối diện với cái chết; đó là điều không thể tránh được, nhưng chúng ta có thể vượt qua nó trong sự kết hiệp với Đức Kitô, Đấng là con đường độc nhất vô nhị dẫn chúng ta đến nguồn ơn cứ độ.
Đức Kitô là câu hỏi ngàn đời cho chúng ta về sự sống, nhưng đồng thời, Ngài cũng là câu trả lời viên mãn ngàn đời cho chúng ta về sự chết. Phần chúng ta, chúng ta có phải là hạt giống đầy hứa hẹn cho chính mình và cho thế giới không???? (^_^)


Xin ACE góp ý kiến ở câu hỏi cuối cùng này nha!^_^

tom
16-04-2009, 12:09 PM
NHỮNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

I. Lãnh tu phục (Áo dòng)
a) Chuẩn bị
Tu phục là dấu hiệu riêng của đời tận hiến ám chỉ họ theo Đức Kitô và khác biệt với trần gian. Sau thời thỉnh sinh, ứng sinh bước vào giai đọan tập sinh để lãnh tu phục. Hành động này là ứng sinh gắn bó với Đức Kitô, từ bỏ thế tục, hiến mình làm lễ hy sinh nên Giáo Hội buộc phải chuẩn bị bằng tĩnh tâm 5 ngày cho ứng sinh xưng tội chung để trở thành người mới.
b) Nghi lễ trao tu phục
Bắt đầu năm tập, Bề Trên tuyên bố nhận thỉnh sinh vào tập viện và có lễ nghi trao tu phục. Tu phục tránh thời trang và kiểu mẫu, mỗi dòng có tu phục riêng và mang tính đơn giản nhưng nghiêm trang và nết na của bậc tu trì. Tu phục phải được Toà Thánh chấp nhận.
c) Ý nghĩa của Tu phục
· Tách biệt khỏi thế gian, từ bỏ tinh thần và phong tục của nó.
· Thuộc về Thiên Chúa hòan tòan vì họ mặc lấy Đức Kitô.
· Biểu lộ sự cam kết sống trong sạch, vâng lời và khó nghèo dù chưa chính thức tuyên khấn.
d) Phải mang Tu phục thế nào?
Việc mang Tu phục được coi là buộc nặng. Cuối thế kỉ 13, Đức Thánh Cha bonifaccio, Đã phạt vạ tuyệt thông những tu sĩ phải mang tu phục. Nhưng khi có lý do chính đáng thì được chuẩn không mang tu phục.
e) Phải quý mến Tu phục thế nào?
Tu phục giúp cho việc thánh hóa bản thân, sự cao trọng của ơn gọi, đòi buộc xứng đáng với địa vị của tu sĩ và hội dòng họ gia nhập nên phải biết quý trọng Tu phục còn là một lời tuyên xưng sống động hùng hồn mói lên sự dẫn thân cho đời tận hiến và công việc truyền giáo.

tom
16-04-2009, 12:10 PM
Kinh Cầu Cho Việc Chọn Lựa Ơn Gọi
Lạy Chúa của sữ khôn ngoan và Cố vấn Tối thượng của chúng con, chúng con biết rằng, chúng con chân thành muốn làm vui lòng duy một mình Chúa, và chỉ muốn chọn ơn gọi cho đời sống chúng con như ý của Chúa muốn. Xin Chúa hãy ban cho chúng con biết những gì Chúa muốn, để qua đó, chúng con mới có thể làm vinh danh Chúa, xây dựng Vương quốc của Đức Kitô trên mặt đất, chuẩn bị cho ơn cứu độ riêng của chúng con, và xứng đáng lãnh nhận phần thưởng Chúa ban cho những ai thực thi thánh ý Chúa. Amen.

Lạy Chúa, Xin Hãy Sai Con Đi!
(lời kinh trầm của tuổi trẻ)
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng Chăn Chiên Lành và Mùa Xuân bất diệt của chúng con, Chúa biết chúng con là con chiên của Chúa. Xin Chúa hãy mở rộng tâm hồn của chúng con, những người đang tìm kiếm, và đang đợi chờ một tiếng gọi thiên ân cho cuộc đời. Trên hành trình đức tin, xin Chúa giúp chúng con khám phá ra Chân lý, và tìm thấy ý nghĩa cao đẹp cho cuộc đời mình. Đứng trườc lời mời gọi yêu thương của Chúa, xin Chúa hãy khơi dậy lòng can đảm của chúng con; xin đừng để chúng con e sợ rằng những gì Chúa đòi hỏi là quá sức chúng con. Xin Chúa hãy khuấy động cõi lòng của các bạn trẻ đang bị lôi cuốn đi theo con đường trụy lạc, hoặc đangmuốn đi theo những tiếng gọi dẫn họ đến những phương trời vô định không có tương lai. Lạy Chúa là Lời Hằng Sống, Lời Sáng Tạo và Cứu Độ, Lời Thắp Sáng và Giữ Vững Niềm Tin của chúng con, bằng thần lực của Chúa, xin hãy đẩy lúi

tom
16-04-2009, 12:10 PM
10 CÂU HỎI CĂN BẢN PHẦN NÀO GIÚP BẠN TỰ TRẮC NGHIỆM “TRONG LÚC NÀY”


BẠN CÓ ƠN GỌI TU TRÌ HAY KHÔNG


Có thể bạn nghe thấy tiếng gọi của Chúa để đi tu, nhưng vẫn còn thắc mắc, không biết mình thích hợp với đời tu hay không, hoặc nếu thích hợp, có những gì mình có thể cải thiện, thay đổi để thích hợp. Sau đây là 10 câu hỏi gợi ý, giúp bạn tự trắc nghiệm lấy mình, xem mình thích hợp với đời tu cỡ nào:

Chữ “trong lúc này” cần được lưu ý ở đây: trong lúc này có thể bạn không thích hợp, hoặc không thích hợp lắm, nhưng sau khi đã tìm hiểu để biết mình, bạn có thể cầu nguyện, cố gắng luyện tập để thay đổi đời sống, đến một ngày nào đó đẹp trời, bạn có thể thấy mình thích hợp hơn khi bạn tự trắc nghiệm lại cũng cùng những câu hỏi đó. (Nãy giờ nói nhìu wá nhìu ^_^)

Nào, bây giờ mời các bạn tự trắc nghiệm lấy chính mình theo những gì tôi vừa nêu lên ở trên (xin bạn nhớ là trắc nghiệm chứ không phải coi bói đâu nhé!)
:11:
1. Tôi đã từng kinh nghiệm về tình yêu của Chúa trong cuộc đời của tôi? Nói cách khác, tôi cảm thấy Chúa yêu tôi thật nhiều?
:63:
2. Tôi có cảm thấy tôi là 1 người tối thiểu là không tệ lắm?
:42:
3. Tôi có dễ dàng thích nghe với những người thay đổi cuộc cuộc sống không?
:21:
4. Tôi có sống đời sống Công Giáo tích cự. có tham dự những sinh hoạt của giáo xứ tôi, hoặc có tham gia công tác xã hội hoặc tông đồ không?
:52:
5. Sứ điệp Tin Mừng của Đức Kitô có hấp dẫn tôi không? Tôi có đang tìm một con đường để chia sẻ cho tha nhân những món quà và những tài năng tôi đón nhận được từ nơi Chúa không?

6. Tôi có khao khát một đời sống liên kết sâu xa hơn với Đức Giêsu Kitô và Giáo Hội không?

7. Tôi có muốn hiến dâng đời sống tôi cho sứ mệnh của Đức Giêsu Kitô và Giáo Hội không?

8. Tôi có thích làm việc với người khác, và có thể cùng sống, cùng làm việc với nam giới lẫn nữ giới trong tất cả mọi nẻo đường của cuộc sống không?
:53:
9. Tôi có thấy tôi biết yêu không?

10. Tôi có nghiệm thấy một tiếng gọi nào từ Thiên Chúa, hoặc thầm kín trong tâm hồn, hoặc vang vọng, dù chỉ rất nhỏ, tới mọi nẻo đường nào đó trong cuộc đời của tôi?

Nếu bạn trả lời “YES” được ít nhất 1 câu, xin mời bạn tiếp tục tìm hiểu ơn gọi tu trì, và xin mời bạn bước qua bài trắc nghiệm số 2 sau đây. Cầu chúc bạn một ngày nào đó, nếu không ngay bây giờ được, trả lời được 10 lần “YES” cho cả 10 câu hỏi trắc nghiệm trên.:5:

ACE THÂN MẾN NẾU BẠN ĐỌC ĐƯỢC BÀI NÀY RÙI XIN TRẢ LỜI CHO MÌNH BIẾT ĐỂ CÓ NÊN POST TIẾP BÀI TRẮC NGHIỆM SỐ 2 HAY KHÔNG NHA! CHÍ ÍT LÀ PHẢI HƠN 20 NGƯỜI TRẢ LỜI NHÉ.^_^

tom
16-04-2009, 12:12 PM
LINH MỤC, NỮ TU, HỌ LÀ AI?
:79:
Bạn đang nghĩ gì về lý tưởng tu trì? Bạn đang nghĩ về một mẫu người lý tưởng trong Giáo Hội và trong xã hội loại người mà bạn có thể mong muốn trở thành? Đây là một phát họa:


Vài Nét Phát Họa Về Con Người Linh Mục::92:
v Linh mục là những người hạnh phúc, có sức khỏe dẻo dai, quảng đại và đáng mến
v Linh mục là người tìm thấy niềm vui và toại nguyện to lớn trong đời sống và trong thừa tác vụ của mình.
v Linh mục là những người chuyên nghiệp trong đời sống cầu nguyện và kết hiệp mật thiết với Chúa.
v Linh mục là người chuyên chăm cầu nguyện cho kẻ khác, hướng dẫn cộng đồng dân Chúa cầu nguyện.
v Linh mục là những người hoạt động để đem lòng thương xót, niềm an ủi, sự tha thứ và tình yêu của Chúa cho thế giới.
v Linh mục là những người có cái nhìn thiên giới để dẫn dắt cộng đồng những người có đức tin đi trong ánh sáng và chân lý của Phúc Âm.
v Linh mục là những người biết lắng nghe tâm sự vui cũng như tâm sự buồn của người khác, để thông cảm chia sớt…
v Linh mục là những người biết lắng nghe, hiểu và sống Lời Chúa, và là những người giảng dạy những gì họ suy tư và thực hành.
v Linh mục là hiện thân của Đức Kitô trong đời sống của nhân loại, nhất là ở những thời điểm đặc biệt nhất: ngày sinh, tuổi trẻ, bệnh tật, ngày thành hôn, ngày thụ phong linh mục hay khấn dòng, tuổi già, nghịch cảnh, ngày tử.
v Linh mục là những người thánh thiện, luôn ý thức sự hiện diện của Chúa trong đời sống thường nhật.
v Linh mục là con người công bằng và bác ái, luôn luôn làm việc nhân danh người nghèo, kẻ vô gia cư, người nghiện ngập, và những nạn nhân của xã hội.
v Linh mục là những người, cùng với Đức Kitô, “Đụng chạm” đến tâm hồn, linh hồn con người, hoặc bằng lời rao giảng, lời nói, gương sáng, hoặc bằng hành động phục vụ lẫn hành vi phụng tự, để làm biến đổi cuộc sống của họ.

Vài Nét Phát Họa Về Con Người Nữ Tu:
Nữ tu là những người đặt trung tâm điểm đời mình nơi Đức Giêsu: Họ chọn Giêsu là Người yêu muôn thuở; Họ được Thánh Thể và lời cầu nguyện làm cho mạnh sức, và được tình liên đới của công đoàn trợ lực.
Ø Nữ tu là những người diễn tả tình yêu của mình dành cho Đức Lang Quân bằng việc sống ba lời khưyên Phúc Âm: Thanh bần - Khiết tịnh – Vâng phục; với ba lời khấn này, họ trở nên cao cả do nếp sống đơn sơ giản dị và do việc phục vụ tha nhân bằng tình thương.
Ø Nữ tu là những người phụ nữ, biết đem đến cho Giáo Hội và xã hội tất cả những gì thuộc về nữ tính của mình: sự hài hòa, hiệp nhất hy sinh, quảng đại, nhạy cảm, hợp tác, cởi mở…
Ø Nữ tu là những người Kitô hữu chính hiệu, ra sức thực thi lời đã hứa với Chúa trong ngày chịu phép rửa tội, sống gắn bó với Đức Kitô và quan tâm đến những nhu cầu của thế giới: công lý, hoà bình, tình thương và lòng tha thứ. Sự dấn thân của họ vượt qua biên giới chính trị, địa dư, văn hóa chủng tộc.
Ø Nữ tu là những người chuyên nghiệp trong đời sống suy niệm và chiêm niệm, để sống hội nhập với đời bằng tình thương yêu gần nhất, nhưng tâm hồn siêu thoát trên tất cả những gì là phù vân chóng qua.

tom
16-04-2009, 12:13 PM
Xin chào ACE chúng ta đang cùng nhau chia sẻ về những điều căn bản về ơn gọi bài này tôi cũng xin giới thiệu về một đề tài hết sức quan trọng trong ơn gọi .


CẦU NGUYỆN CHÌA KHÓA SỐ MỘT


CỦA VẤN ĐỀ ƠN GỌI



Chúng ta nhìn thấy chìa khóa này nhiều chỗ trong Kinh thánh, đặc biệt trong lời dạy bảo của Chúa Giêsu khi Ngài nói:
“Lúc chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt, các con hãy xin Chủ sai thợ đi gặt lúa cảu Người”
Mệnh đề quan trong là “Các con hãy xin Chủ”. “Chủ” đó là chính Thiên Chúa (Cha). Chúng ta có thể hiểu lời Chúa Giêsu như sau: một là, nếu ta không xin Chủ thì Chủ sẽ không sai thợ đi. Hai là, nếu ta không xin, Chủ vẫn sai thợ, nhưng nếu ta cầu xin, Chủ sẽ sai đi nhiều hơn.
Dù hiểu theo ý nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải chấp nhận rằng, cánh đồng thiếu thợ gặt là do thiếu lời cầu nguyện. Điều này vừa đúng cho Giáo Hội hoàn vũ, vừa đúng cho Giáo Hội địa phương, vừa đúng cho từng cá nhân. Thí dụ, nếu một Giáo xứ quan tâm việc cầu nguyện cho ơn gọi của mình, chắc chắn ơn gọi trong Gx đó sẽ gia tăng. Đối với cá nhân cũng vậy, nhiều khi cá nhân cầu nguyện cho tập thể mà quên cầu nguyện cho chính mình. Cứ theo như lời Chúa dạy, chúng ta có quyền nghĩ rằng, một người chưa hề mơ ước đi tu, nhưng một khi hiểu biết về đời tu và ân cần xin Chúa cho mình được ơn Thiên Triệu, rất có thể Chúa sẽ nhậm lời.
Vậy bạn muốn yêu Ngài tha thiết, nhất mực bước theo Ngài và sống với Ngài, bạn hãy thiết tha và chuyên chăm thưa với Ngài: “Lạy Chúa, xin hãy sai con” hay những lời tương tự: “Con mong ước được thuộc về Chúa, xin Chúa hãy chọn con” hoặc “Con chỉ ước trông một điều đêm ngày con khấn xin là cho con được vui sống trong nhà Chúa trọn đời” hay “Con muốn ra đi bất kỳ phương trời nào Chúa muốn, lạy Chúa xin hãy sai con!”
Nếu bạn nghĩ rằng, bạn phải cầu nguyện cho người khác có ơn gọi, thì cần hiểu rằng, bạn có bổn phận cầu nguyện cho chính bạn trước. Tôi xin nhắc lại, cầu nguyện cầu nguyện cho ơn gọi của bạn là một bổn phận, vì ơn gọi là yêu tố diễn tả thánh ý Chúa riêng cho bạn trong một chiều kích sâu xa nhất, nó chi phối toàn bộ sinh hoạt cuộc đời của bạn. Bạn sẽ còn rất thiếu sót nếu bạn cầu nguyện nhiều cho ơn gọi của người khác, kể cả ơn gọi của cả Giáo Hội, nếu bạn chưa chuyên chăm cầu nguyện và tìm ơn gọi cho chính mình.
Nếu bạn thấy đi tu là một thách đố trong đo nó đòi hỏi bạn phải chấp nhận hy sinh và đau khổ, trong trường hợp này, bạn càu xin ơn can đảm của Chúa Thánh Thần. Xét theo bản chất cảu đời tu, mọi linh mục hay tu sĩ đều là những người can đảm. Rất nhiều người vì thiếu đức tính cao vời này, đã không dám bước vào con đường tu trì; hoặc đã bước vào nhưng thiếu cầu nguyện để xin ơn đặc biệt này, nên đã thối lui, và ngay cả, có thể nói, trốn chạy trước lời mời gọi của Tình Yêu. Trong trường hợp này học vẫn thấy tình yêu vẫy gọi họ, họ vẫn rất tốt, rất quảng đại, nhưng họ cần thêm can đảm. Sống đạo đức, siên năng đọc kinh, không làm điều sai quấy, ăn ngày ở lành, chưa là cho con người bay bổng lên Đầng toàn năng được. Bạn cần phải dũng cảm nữa. Các Thánh, đặc biệt là các Thánh tử đạo đã nên Thánh là vì đã yêu Chúa nồng nhiệt nhờ đức anh dũng của họ. Thánh Têrêsa Hài Đồng nói: “những nhà truyền giáo cũng đều là những người tử đạo, những anh hùng. Nếu đi tu là để làm chứng nhân cho Chúa Kitô trong một chiều kích sâu xa nhất, thì cần phải hiểu rằng, là chứng nhân chịu tử đạo vậy”


Chúng ta đã bàn xong hai vấn đề: (1) Cần phải tỉnh thức trước tiếng gọi của Chúa; (2) Muốn tỉnh thức phải liên lỉ cầu nguyện. Nay chúng ta thử bàn xem cầu nguyện là gì, và cầu nguyện như thế nào. (đã post lên rồi xin tìm đọc)
Nói về cầu nguyện, không biết cần phải dùng bao nhiêu trang giấy để viết. Ở đây, ta chỉ nói lên ý nghĩa cốt tuỷ của cầu nguyện rồi đưa vào thực hành, để qua đời sống cầu nguyện, chúng ta tìm được ý Chúa cho cuộc đời của mình.


PHẢI CẦU NGUYỆN NHƯ THẾ NÀO ?

1. Tập Trung Lòng Trí:
Trước hết, đọc kinh không hẳn là cầu nguyện, nếu đọc như máy móc, đọc trong vô ý hoặc vô thức:
Vô ý, nghĩa là không có ý đọc, không tự ý đọc, nhưng đọc vì bắt buộc. Giới trẻ là hay có tình trạng này! Có bà mẹ nói với tôi: “thúc đẩy con cái đi lễ và đọc kinh là một gánh nặng, nhất là khi chúng đã đến tuổi 15, 16”. Thực tế có nhiều bạn trẻ than rằng: “ông già bà già bắt đọc kinh nhiều quá!” >_< có một thầy trong dòng chia sẻ “tếu” rằng: “Tôi rất phục mẹ tôi, vì mẹ tôi thuộc rất nhiều kinh, gần như là hết sách, trang nào mẹ tôi cũng đọc vanh vách… cũng chính vì vậy mà mẹ tôi bắt anh chị em chúng tôi phải đọc kinh mỗi ngày, một ngày hai lần. Và vì “sợ cầu nguyện” kiểu đó, nên tôi phải bỏ nhà đi tu!” ^_^ … Thực ra, đọc kinh tự nó là tốt, tôi không khuyện các bạn bỏ đọc kinh đâu! Trong lịch sử của Giáo Hội, nhiều miền giáo dân bị bách hại, nhưng nhờ tìm cách tụ tập nhau lại để đọc kinh chung mà giữ vững niềm tin của mình. Giáo Hội là một tập thể mà cần có lời cầu nguyện đại đồng, tức là những lời kinh được dọn sẵn để mọi người có thể cùng đọc với nhau rập ràng, diễn tả sự đồng tâm ý hiệp. Ngoài các giờ phụng vụ, kể cả các giờ kinh phụng vụ, kinh Mân Côi cũng là một lời kinh đại đồng đặc biệt để cầu nguyện chung, theo lời mời gọi của mẹ Maria và theo lời khuyên dụ của Hội Thánh, hầu đón nhận Ơn Chúa qua tay của người Mẹ. Như vậy, đừng vì tình trạng đọc kinh cách vô ý mà ta bỏ hẳn đi việc đọc kinh, nhưng cần duy trì và thực hiện với ý thức hơn, nghĩa là, đọc kinh mà lòng trí phải tập trung hướng về Chúa, để sống mật thiết với Người.
Đọc kinh các vô ý thức nghĩa là đọc kinh như cái máy, đọc ngoài môi miệng, khẩu tung mà lòng không suy. Người ta không cảm thấy sốt sắng và được nhiều ơn Chúa vì tâm (lòng) không hướng về Chúa, bởi thiếu tưởng nghĩ về Ngài trong lời kinh. Như vậy, không lạ gì khi người ta đọc kinh nhiều mà không tiến xa được trên đàng nhân đức… Nhận xét về người Việt Nam, nhiều người đã cho rằng, đa số chúng ta mắc phải khuyết điểm này, chứ nếu không, đức tin của chúng ta còn triển nở mạnh mẽ hơn nhiều…
2. Cầu Nguyện Là Nâng Tâm Hồn L:ên Cùng Chúa:
Các nhà tu đức dạy chúng ta như thế. Nâng tâm hồn lên cùng Chúa có nghĩa là để chúng ta gần gũi với Chúa, sống thân mật với Chúa, sống với Chúa trong tình Cha, con, nên nghĩa thiết với Chúa như bạn hữu, nên tâm phúc với Người như tình yêu trong hôn phối thánh.
Thánh Gioan Maria Vianney đồng ý với Thánh Phanxicô Assisi và thánh Colletto khi nói rằng, cầu nguyện là nói chuyện với Chúa như ta nói chuyện với người bạn của ta, nói tự nhiên và nói thoải mái.
Như thế, không quá khó để chúng ta sống đời sống cầu nguyện, cách riêng là cầu nguyện cho ơn gọi của chính mình. Bạn muốn thì cứ tự nhiên thưa cùng Chúa điều đó. Chẳng hạn, tuỳ tâm tình hay tâm trạng mà bạn có thể thưa với Chúa những lời tương tự sau: “Lạy Chúa, Chúa biết con đang đứng ở ngã ba đường, không biết phải lập gia đình hay đi tu, xin Chúa hãy tỏ cho con biết ý dịnh của Chúa đi!” hoặc: “Lạy Chúa Giêsu, con ao ước được trở nên người bạn tình Thánh của Chúa, xin hãy làm cho con được nên như thế! Chúa có thương con không? …” hay: “Lạy Chúa, con muốn hiến trọn đời con cho Chúa, xin hãy chiếm hữu con đi, và làm cho con mãi mãi thuộc trọn về Chúa.” Hoặc: “Lạy Chúa con đây xin hãy sai con đi bất kì nơi nào Chúa muốn cho vinh danh Ngài”. Hoặc: “Lạy Chúa, con ước được luôn trung thành với Chúa qua việc sống Tin Mừng trong chiều kích sâu xa nhất của nó. Xin Chúa hãy lôi kéo con đến với Chúa để thự hiện điều đó cho con!” hoặc “Con muốn đi tu lắm nhưng Chúa ơi, thật là khó, vì con người là yếu đuối và mỏng dòn, xin Chúa nâng đỡ sự hèn yều của con, để con có thể thực hiên mộng ước cho cuộc đời con!”
Bạn cần cố gắng đề ra mỗi ngày ít nhất là 5 phút để tâm sư tư mật với Đấng Vô Hình, và cũng là người tâm phúc của bạn. Có quá khó không bạn? phải, thật là khó! Nhưng nếu quả thật chúng ta yêu Ngái, chúng ta sẽ thấy thích thú vô ngần mỗi khi chúng ta hẹn hò với Ngài, và mong cho cuộc hẹn hò đó mau tới, và rất mong càng có nhiều cuộc hẹn hò tư mật đó. Lòng nao nao đó chứng minh cho mối tình giữa ta với Ngài
3. Cầu Nguyện Là Cuộc Gặp Gỡ Giữa Chúng Ta Với Chúa Trong Bí Tích Thánh Thể:
Muốn thế, phải cố gắng tham dự thánh lễ thường xuyện tối đa. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng, mỗi lần ta dâng lễ là mỗi lần ta đi lên đồi Can-vê để gặp gỡ Đức Kitô. Thật vậy, thánh lễ là cao điểm của lời cầu nguyện là một cuộc gặp gỡ giữa ta với Đức Kitô, chúng ta không thể bỏ qua hoặc coi nhẹ việc tham dự thánh lễ, phương tiện số một để cầu nguyện. Nhờ đó đón nhận Chúa trong phần phụng vụ Lời Chúa ta đón nhận chính Chúa qua lời của Ngài, nhất là trong phần hiệp lễ, tức phần phụng vụ Thánh Thể, ta gặp gỡ Ngài trong tình yêu kết hiệp sâu xa đến nỗi, ta nên một với Ngài: Ngài ở trong ta, ta ở trong Ngài, như Ngài đã nói: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì Ta ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy”. Trong tình trạng kết hiệp thân mật này, ngày này qua ngày khác, lần hiệp lễ này qua lần hiệp lễ khác, ta sẽ nghe tiếng Ngài nói âm ỉ trong tâm hồn ta cách vô hình, trừu tượng, mầu nhiệm… nhưng qua đó, chúng ta sẽ biết được ý định của Ngài. Cũng nên ghi chú rằng, đây không phải là vấn đề tâm, sinh lý, nhưng là vấn đề sâu xa hơn nhiều: vấn đề hoạt động của ân sủng trong đời sống kết hợp.
Vậy, bạn cần phải sống mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng việc yêu mến Thánh lễ. Ngày nào chúng ta không tham dự thánh lễ được, chúng ta vẫn nghĩ đến Người liên lỉ, ý thức sống kết hợp với Người, và xin Người ngự vào tâm hồn chúng ta cách thiêng liêng (gọi là rước lễ thiêng liêng) đó là cầu nguyện.
4. Cầu Nguyện Là Gặp Gỡ Đức Kitô Qua Lời Chúa:
Tại sao ta có thể gặp gở Đức Kitô qua Lời Chúa?
Có một điều rất quan trọng mà rất nhiều người Kitô hữu chúng ta không biết, đó là: LỜI CHÚA LÀ CHÍNH CHÚA, chúng ta tìm thấy chân lý này trong Kinh thánh, đặc biệt trong những lời đầu tiên của Phúc âm theo Thánh Gioan: “Lúc khởi nguyên đã có Ngôi Lời, và Lời ở nơi Thiên Chúa, và lời là Thiên Chúa (Tiếng Anh: “In the beginning was God, the word was with God anh the Word was God”).
Mệnh đề cuối cùng quan trọng nhất: “Lời là Thiên Chúa”, nghĩa là lời Chúa là chính Chúa. Vậy mỗi khi chúng ta đón nhận vào trí khôn và trong linh hồn chúng ta, chúng ta đón nhận chính Chúa vào trong con người chúng ta: Ngôi Lời đã hoá thành một thân xác, và nhập vào trong thân thể chúng ta, gọi là nhập thể, và qua việc nhập thể vào trong thân xác của chúng ta, Ngôi Lời nhập thể vào trong toàn thân thể con người chúng ta. Trong các ngày cổ vũ ơn Gọi (Vacation Day), các Linh mục thường nói rằng: “Nếu các bạn có quên hết tất cả những gì tôi nói, xin các bạn đừng quên điều này; Lời Chúa là chính Chúa. Đón nhận Lời Chúa là đón nhận chính Chúa. Như Thế, chúng ta có thể gặp gỡ Chúa, tiếp xúc với Chúa và sống kết hợp với Chúa bất kỳ lúc nào. Và đó là đời sống cầu nguyện…”
Giáo Hội dạy chúng ta rằng, dù chỉ rước một mẩu Mình Thánh Chúa nhỏ (miễn là mắt thường có thể nhìn thấy được), là ta đã rước toàn thể Chúa Giêsu rồi. Tương tự, bất kỳ một cầu lời Chúa nào ta đón nhận, là ta đón nhận toàn thể Ngội Lời rồi.
Thường chúng ta gặp gỡ và đón rước Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể một ngày chỉ có một lần, hay tối đa là hai lần, nhưng chúng ta có thể gặp gỡ và đón rước Chúa Giêsu qua việc đón rước Chúa nhiều lần trong ngày. Trong ý nghĩa này, Lời Chúa bổ túc cho bí tích Thánh Thể, giúp cho bí tích này được nối dài trong cuộc sống, nghĩa là giúp ta tiếp tục sống tâm tình hiến dâng đời sống chúng ta cho Thiên Chúa trong Đức Giêsu, nói cách khác, là giúp ta cầu nguyện trong chiều kích sâu xa nhất của nó.
Để hiểu điều này cách sâu xa hơn, chúng ta cần nhìn vào ánh sáng của Mẹ Maria, trước hết vối biến cố nhập thể: Con người đầu tiên trần gian này đã “rước lễ” chính là Mẹ Maria: khi Mẹ thưa tiếng “Xin Vâng” Ngôi Lời liền nhập thể trong lòng dạ của Mẹ. Dâng lễ và rước lễ là chấp nhận việc nhập thể cảu Con Thiên Chúa, Ngôi Lời Hằng Sống trong tâm hồn và thân xác của mình. Trong giây phút truyền tin này, Mẹ đã rước lấy chính Máu Thịt, chính thân xác của Chúa Giêsu, để từng lời cầu nguyện cảu Mẹ trở thành từng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Rước lấy Chúa hay cưu mang Chúa Giêsu đồng nghĩa với nhau. Đức Giáo Hoàng nói: “Mẹ Maria đã cưu mang Chúa Giêsu một cách thiêng liêng trước khi cưu mang Chúa Giêsu một cách thể lý”. Tại sao? Vì Mẹ đã không ngừng đón nhận Lời Chúa vào trong tâm hồn của Mẹ (như đã nói trên, đón nhận Lời Chúa là đón nhận chính Chúa Giêsu) Lời đó, Mẹ trở nên mẫu gương cho việc đón nhận Lời Chúa, và Mẹ dạy cho chúng ta cách sống thinh lặng nội tâm để lắng nghe tiếng Chúa qua việc đón nhận lời của Người.
5. Cầu Nguyện Là Sống Kết Hợp Đặc Biệt Với Thiên Chúa.
Trước hết, chúng ta phải hiểu sống kết hiệp với Thiên Chúa là gì. Sống kết hợp với Thiên Chúa là nên một với Chúa là Chúa sống trong ta và ta sống trong Chúa; là ta nên một với Chúa; là Chúa hoạt động trong ta. Thực ra thay vì nói, “Chúa kết hợp với ta”: Chúa yêu chúng ta say nồng bằng một tình yêu mãnh liệt, mạnh hơn sự chết. Nên, lúc nào Người cũng “chực sẵn” bên chúng ta, để “hở cơ” là Người ôm choàng lấy chúng ta vào trong trái tim của Người. Nói cách khác, khi ta chưa kịp ôm choàng lấy Người, Người đã ôm choàng lấy chúng ta; khi ta chưa kịp sống với Người, Người đã sống với chúng ta; khi ta chưa kịp kết hiệp với Người, Người đã kết hiệp với ta. Cũng vậy, khi ta chưa kịp nói chuyện với Người, Người đã nói chuyện với ta. Nếu cầu nguyện là một cuộc nói chuyện giữa ta với người, Người đã nói với chúng ta trước; Người luôn đi bước trước mọi sự, bở vì, “không phải chúng ta yêu mến Thiên Chúa trước, nhưng Người đã yêu thương chúng ta trước”.
Vậy việc của chúng ta là hãy để Chúa đến với chúng ta và hoạt động trong chúng ta, và ngay cả nói trong chúng ta như Thánh Phaolô nói: “Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta bằng những tiếng than khôn tả”. Như thế, Thiên Chúa là vai chính trong việc cầu nguyện này, con người chỉ là vai phụ, là “người ăn theo” trong việc cầu nguyện. Nếu chúng ta bày tỏ lên Người những ước nguyện và mọi sự trong đời sống chúng ta, điều đó cần thiết, nhưng phần chính đó là sự hiện diện sống động của Người trong chúng ta. Ở đây chúng ta hiểu lý do tại sao Thánh lễ là cao điểm cảu lời cầu nguyện, vì Chúa Giêsu Thánh Thể sống động trong chúng ta, vì ta nên một với Chúa Giêsu Thánh Thể, để nhờ Người, với Người và trong Người, chúng ta tác động tình yêu của Chúa Thánh Thần, ngõ hầu chúng ta được Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rân siết khôn tả. (Rm 8.26). Thứ đến, muốn cho lời cầu nguyện của chúng ta ở chiều kích sâu xa nhất, chúng ta phải gặp gỡ Thiên Chúa trong Thánh Kinh, vì Lời Chúa là lời của Thần Khí.
Tóm lại, mục đích đặc biệt của lời cầu nguyện của chúng ta là để nghe được tiếng Chúa nói cho ơn gọi mình, và để đáp trả tiếng gọi đó với Thiên Chúa. Bước cuối cùng trong vấn đề này là ta thưa tiếng “Lạy Chúa, xin hãy sai con!” hoặc “Lạy Chúa; này con xin đến để thực thi ý Chúa”. Chính những tiếng thưa này, Chúa Thánh Thần sẽ dạy chúng ta, hơn thế nữa, sẽ “cầu thay chúng ta”, khi Người sống trong sâu thẳm linh hồn chúng ta. Việc của chúng ta là hãy đón nhận Người, hãy để Người sống trong chúng ta.
Trong chương sau, chúng ta sẽ bàn về việc sống Lời Chúa thế nào, để qua đó, chúng ta có thể tiến sâu hơn vào đời sống cầu nguyện qua đó việc đón nhận Lời Chúa.
Điều thực hành quan trọng cho bản thân là cầndành thời giờ cho việc cầu nguyện riêng với Chúa, đón nhận Lời Chúa, để trong tình trạng sống đón nhận Lời Chúa này, bạn có thể nghe được chỉ thị của Ngài cho cuộc đời bạn.

tom
16-04-2009, 12:14 PM
mục trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về ơn gọi và yếu tố tình yêu trong ơn gọi rồi Giờ đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm mục này nhé!




Làm Thế Nào Để Biết Được


CHÚA MUỐN TÔI ĐI TU HAY LẬP GIA ĐÌNH?



Đây là một đề tài lớn và rất ư quan trọng, nếu không muốn nói là vô cùng quan trọng, vì chúng ta muốn bàn đến một vấn đề có liên quan và chi phối toàn bộ cuộc đời chúng ta. Trong phạm vi nhỏ hẹp của chuyên đề này, tôi không có tham vọng nói hết vấn đề, chỉ xin cùng với các bạn trẻ, đưa ra một cách vắn tắt và bao quát vài nét đại cương như sau:
ĐỂ BIẾT ĐƯỢC CHÚA MUỐN TÔI SỐNG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH HAY TU TRÌ, BỐN ĐIỀU ĐỀ NGHỊ CẦN LÀM:

1. CẦU NGUYỆN:
Cầu nguyện chính là chìa khoá của vấn đề ơn gọi.
Thật vậy, đọc lại truyện các Thánh, đặc biệt câu truyện về ơn Chúa kêu gọi các tông đồ Phêrô, Giacôbê, Gioan, Lêvi… chúng ta thấy tiếng gọi của Chúa đến thật bất ngờ. Điều đó đòi buộc chúng ta phải sẵn sàng, khi Người đến mời gọi chúng ta trong giờ Người muốn. Tinh thần tỉnh thức là tinh thần chung cho mọi bối cảnh, đặc biệt là bối cảnh ơn gọi. Dụ ngôn năm cô trinh nữ không ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại là những lý lẽ mạnh mẽ giải thích cho chúng ta về sự tỉnh thức này: Năm cô trinh nữ khôn ngoan gặp được Tân lang vì đã biết trữ dầu đầy bình: dầu đây tượng trưng cho lời kinh thắp sáng.
Vậy muốn gặp gỡ được Chúa và nghe tiếng của Người, ta cần phải tỉnh thức. muốn luôn tỉnh thức, phải cầu nguyện liên lỉ . Khi cầu nguyện liên lỉ, chúng ta sẽ sống gần gũi, thân mật với Chúa. Khi sống càng gần gũi thân mật với Chúa, ta càng nghe rõ tiếng Người gọi ta, cũnh như biết rõ được ý định của Người cho ta. Nguyên tắc này đúng cho việc thực hành tu đức cách chung, và càng đúng cho việc cchúng ta đi tìm ơn gọi cho cuộc đời mình.
Có rất nhiều người được Chúa kêu gọi sống đời sống tu trì, nhưng đã lập gia đình, vì người đó hoặc không nghe được tiếng gọi của Chúa, hoặc không nghe đúng tiếng gọi của Chúa, hoặc không nghe đúng tiếng gọi của Chúa (có thể nghe tiếng gọi nào khác, nói theo Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II). Hoặc nghe được tiếng gọi của Chúa nhưng không sẵn sàng, can đảm và quảng đại đáp trả lại tiếng gọi đó… Họ thiếu đời sống cầu nguyện.
Cầu nguyện là chìa khoá số một cho vấn đề ơn gọi, cách riêng là ơn gọi tu trì. Chúng ta tìm thấy chìa khoá này nhiều chỗ trong Kinh Thánh. Câu nói căn bản nhất là: “các con hãy xin chủ sai thợ đi gặt lúa của Người”. Chúng ta có thể hiểu câu nói này theo hai nghĩa:
(1) Nếu ta không xin thì chủ sẽ không sai thợ, nếu ta xin (=cầu nguyện) thì chủ sẽ sai thợ;
(2) Nếu ta không xin thì chủ cũng vẫn sai thợ, nhưng nếu ta xin, chủ sẽ sai nhiều hơn, nhờ lời xin (=cầu nguyện) của ta.
Và không phải chúng ta chỉ xin cho Giáo Hội một cách chung, nhưng trước hết là cho chính mình, bao lâu mình còn dò dẫm đi tìm ơn gọi cho cuộc đời mình. Các bạn trẻ cần mạnh dạn chân thành thưa với Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy sai con!” . Kiên trì trong lời cầu nguyện này, Chúa có thể nhận lời và sai mình đi, bằng không chúng ta cũng biết được ý Chúa cho ơn gọi mình.
Nếu cầu nguyện là cuộc đối thoại với Chúa, bạn hãy chuyên cần thưa với Người:
“Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? Chúa muốn con sống đời sống nào, sống ơn gọi gia đình hay tu trì? Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa! Nếu Chúa muốn, con xin hiến dâng trọn đời con cho Chúa. Xin Chúa ban cho con tất cả mọi ơn cần thiết để sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi con. Xin cho con ơn luôn hiểu, biết thực thi thánh ý Chúa. Nhất là xin cho con ơn khao khát được Chúa sai con vào đời để đáp trả lại tình yêu của Chúa…”
Bạn cần chuyên cần nói với Chúa, đồng thời chuyên cần, chăm chỉ và khiêm tốn lắng nghe tiếng Ngài nói với bạn. Nếu bạn lắng nghe, bạn sẽ nghe (If you listen, you will hear)

2. SUY NGHĨ VÀ SO SÁNH
Trong khi cách thứ nhất mang tính cách siêu nhiên, cách thứ hai này bắt chúng ta vận dụng lý trí: suy nghĩ về từng ơn gọi, sau đó, làm một so sánh giữa hai ơn gọi.
Suy nghĩ: Ta có thể tự đặt ra những câu hỏi như: Tôi hiểu gì về đời sống hôn nhân, về lý tưởng hôn nhân? Tôi đã hiểu tường tận về lý tưởng hôn nhân chưa? Tôi hiểu cách sâu xa và đúng đắn tình yêu là gì? Tôi thấy mình tự nhiên hướng chiều mạnh mẽ về đời sống nào? Dựa trên những gì tôi biết, tôi thấy lý tưởng hôn nhân có đẹp không? Nếu đẹp thì đẹp như thế nào? Con đường hôn nhân có giúp tôi nên Thánh hay không? Tôi đã biết Chúa và tôi đã biết tôi bao nhiêu? Tôi biết Chúa thương tôi bao nhiêu? Tôi biết mục đích của đời tu là gì?... Đâu là ý nghĩa và mục đích của ơn gọi tu trì?...
Chúng ta có thể đặt ra bao nhiêu câu hỉ để suy nghĩ rồi so sánh…
So sánh để rồi chọn lựa: Đã nói tời chuyện chọn lựa, trước mặt ta phải có ít nhất hai thứ: ơn gọi hôn nhân và ơn gọi tu trì. Muốn cho sự chọn lựa của ta được chính xác, chúng ta cần phải biết rõ mọi thứ. Nói cách khác, chúng ta cần phải biết rõ cả hai ơn gọi.
Về hôn nhân, chúng ta cần nhấn mạnh đến hai chữ “ơn gọi”. Thường chúng ta chỉ biết rõ hơn về đời sống hôn nhân hơn là ơn gọi hôn nhân. Dĩ nhiên chúng ta cần tìm biết cả hai, đời sống hôn nhân và ơn gọi hôn nhân. Nhưng vì thưởng chúng ta dễ biết nhiều hơn về ơn gọi hôn nhân.
Về tu trì, chúng ta cần phải nhận rằng, chúng ta biết ít hơn về đời sống hôn nhân. Do đó, chúng ta cần phải quan tâm hơn trong việc đi tìm hiển về đời sống và lý tưởng tu trì.
Câu hỏi bao quát chúng ta cần đặt ra là, xét theo bản chất, hôn nhân và tu trì, con đường nào cao đẹp hơn? Nếu theo tự nhiên của lý trí tôi, tôi mong tìm được Chúa thương cho bước vào con đường nào?
Để được soi sáng cho những suy nghĩ của mình, ta cần sống đời sống cầu nguyện, và cần đi tìm hiểu về vấn đề ơn gọi.

3. TÌM HIỂU:
Như đã nói trên, nếu chúng ta không đi tìm hiểu để hiểi rõ về cả hai loại ơn gọi, thì sự chọn lựa của chúng ta không bảo đảm để chính xác hợp với thánh ý Chúa. Do đó, có thể chúng ta sẽ không xác tín về ơn gọi mình đã chọn. Có bao nhiêu người đã than thân trách phận rằng, “Tôi đã chọn lầm ơn gọi của mình!”. Có bao bao người sau một thời gian cưới hỉ, than rằng, “Phải chi biết trước rằng mình sẽ khổ như thế này, thì tôi đã đi tu rồi!”. Thiếu tìm hiểu, quyết định sẽ thiếu chín chắn và chính xác, ngoại trừ khi đón nhận ơn đặc biệt của Chúa, nhờ những di sản tinh thần ông bà để lại… hiểu theo nghĩa ấy “cây tốt sinh trái tốt”
Vậy việc tìm hiểu ơn gọi là việc cần thiết của tất cả các bạn trẻ, chứ không phải chỉ dành riêng cho các bạn nào hoặc sắp nhập dòng, hoặc đã quyết định đi tu, hay đang nghiêm chỉnh suy nghĩ về đời tu. Như một bổn phận của một người con Thiên Chúa, tất cả chúng ta phải nghiêm chỉnh tìm hiểu để tìm ra ơn gọi cho cuộc đời mình, như phần quan trọng nhất của thánh ý.
Đây là một vài công việc làm vụ thể cho việc tìm hiểu:
- Tham dự các ngày tìm hiểu ơn gọi (“Voction Day” “Come and see”)
- Tìm đến các vị lãnh đạo tinh thần (Cha linh hướng), đặc biệt là cha xứ. cha quản nhiệm để xin các ngài giúp tìm hiểu.
- Đọc sách báo nói về ơn gọi (Rất tiếc loại sách báo này rất khan hiếm
- Liên lạc với các giáo phận và các dòng để tìm hiểu. Thường dòng nào cũng niềm nở nói chuyện, tiếp xúc với các bạn, ngay cả đón tiếp những ai muốn đến vài giờ, vài ngày, hay vài tuần để tìm hiểu. Đây là cách rất thiết thực.
- Các đoàn thể công giáo nên tổ chức những ngày hay những buổi hay lớp tìm hiểu ơn gọi cho những thành viên .
- Các bạn trẻ có thể liên kết với nhau thành từng “nhóm chia sẻ” để trao đổi, giúp đỡ nhau về lý tưởng và về ơn gọi…

4. SỐNG VỚI MẸ MARIA
Nghe qua, cách thế này không ăn nhập gì đến ơn gọi của chúng ta cả ! Nhưng thật ra nó rất “ăn nhập”.
Nếu có một việc nhỏ bé trong đời sống của chúng ta, như một cơn đau bệnh, hay sự bình an trong một chuyến đi… mà chúng ta còn mong có một bàn tay của Người Mẹ chúng ta can dự vào, phương chi là công việc tối quan hệ này, việc đi tìm ơn gọi cho cả cuộc đời của mình!... Đã nhiều lần, đặc biệt lần trong Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng của Mẹ Maria, đã dạy chúng ta rằng, cần phải ý thức mạnh mẽ về sự hiện diện đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo hội Ngài (tông huấn Mẹ Đấng Cứu thế, số 48). Hãy để Mẹ hiện diện trong cuộc đời của bạn, để Mẹ lo cho bạn, lo cho tương lai ơn gọi của bạn. Hãy thưa với Mẹ như Đức Gioan Phaolô II: “Totus Tuus” nghĩa là: “toàn thân con thuộc về Mẹ, xin Mẹ hướng dẫn con trong mọi sự!”.
Trong bản Thánh ca “Tâm ca đồng hành 1” câu quan trọng nhất tôi đã viết là: “Tình Mẹ đưa con đi vào hành trình hiến dâng”. Phải, tôi không tự mình quyết định, nhưng đã phó thác cho Mẹ, để theo sự khôn ngoan của Mẹ, quyết định cho ơn gọi của tôi.
Đối với người nữ, Đức Gioan Phaolô II nói: “Khi nhìn về Đức maria, người phụ nữ tìm thấy trong Mẹ bí quyết để sống xứng đáng nữ tính của mình và để hoàn thành sự thăng tiến của riêng họ…” (Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Thế”,số 46). Mẹ Maria “là khởi điểm mới” của địa vị và ơn gọi của mỗi người và của mọi phụ nữ” (Trích Tông thư “Dịa vị và ơn gọi của người phụ nữ” của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, số 11).

KẾT LUẬN:
Để có thể tìm ra ơn gọi thứ hai của mình trên hành trình đức tin, hoặc đi tu hay lập gia đình, chúng ta cần phải làm bốn việc:
1/Cầu nguyện;
2/ Suy nghĩ;
3/Tìm hiểu;
4/Sống với Mẹ Maria.
Tuy vậy, mấy trang giấy ngắn ngủi này chỉ là một gợi ý và đề nghị căn bản cho các bạn, đặc biệt cho những ai đang thao thức đi tìm chân lý, và một tiếng gọi thiên ân cho cuộc đời.
Mong rằng bạn sẽ xác tín về ơn gọi bạn sẽ chọn lựa, rằng “Đây là ơn Chúa gọi tôi”, để bạn sẽ không bao giờ đứng núi này trông núi nọ, rồi hối tiếc cho cái số phận mà chính mình cho là hẩm hiu của đời mình ^_^. Cầu chúc các bạn mãi mãi thích ơn gọi bạn sẽ chọn trong một buổi chiều Xuân thật đẹp, khi tời giờ Đức Giêsu đến gõ nhẹ cửa tâm hồn của bạn : “HÃY THEO TA”.<

tom
16-04-2009, 12:15 PM
Thiên Chúa muốn tôi làm gì bây giờ ?

--------------------------------------------------------------------------------

Thiên Chúa muốn tôi làm gì bây giờ?



Ai muốn bắt chước Ðức Mẹ luôn luôn tìm Thánh Ý Chúa và "xin vâng". "Hãy thành sự cho tôi theo ý Ngài".
Khi Chúa Kitô sống trong tôi, tôi cũng tìm lương thực nội tâm trong Thánh Ý Thiên Chúa. Sống theo Thánh Ý Chúa mang ích lợi cho tôi bởi vì Ngài che chở tôi và Ngài muốn làm vinh hiển cho tôi. Nhưng theo vết chân Chúa Kitô tôi không tìm Thánh Ý Chúa vì "ích lợi" này mà vì tôi yêu thương Ngài.
Ðây là một trái tim mới, là một con người mới trong tôi. Vì thương yêu Thiên Chúa, thánh I-Nhã muốn biết Thiên Chúa kêu mời ngài làm gì. Từ từ qua kinh nghiệm nhiều năm trời tìm Thánh Ý Chúa, thánh I-Nhã được Chúa ban một khả năng đặc biệt để tìm kiếm Thánh Ý Chúa.
Ðây cũng là khả năng đặc biệt Thiên Chúa ban cho nhà Dòng thánh I-Nhã sáng lập và cho những ai muốn kết thân với Chúa Kitô dưới sự hướng dẫn của ngài: "Luôn luôn phục vụ Thiên Chúa vì tình yêu".

CÁCH TÌM THÁNH Ý CHÚA
Chúng ta không có thể tìm Thánh Ý Thiên Chúa cách trực tiếp, ngay trong trái tim Ngài bởi vì trong đời này chẳng ai có thể gặp gỡ Thiên Chúa cách trực tiếp.
Chúng ta cũng không có thể tìm hiểu Thánh Ý Chúa như một kế hoạch Ngài soạn thảo sẵn và dành cho chúng ta. Thánh Ý Chúa cũng không phải là một chương trình gồm có những biến cố sẽ xảy ra cho mình và những hành động Ngài mong muốn chúng ta thực hiện.
Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta có quyền mở trái tim mình cho những ý muốn, niềm hy vọng và tình yêu chúng ta muốn lựa chọn. Chính Ngài là Ðấng tôn trọng quyền tự do đó.
Chúng ta tìm Thánh Ý Chúa trong các kinh nghiệm sống. Khi giữa Thiên Chúa và chúng ta có một tình thân mật, một mối liên hệ sống động, chúng ta sẽ nhìn nhận những tác động vui buồn nội tâm. Qua những tác động nội tâm đó chúng ta sẽ nhận ra Thiên Chúa mong chúng ta làm gì, làm như thế nào.
Không biết Thiên Chúa dành cho chúng ta những gì trong tương lai, nhưng mỗi lần chúng ta tuân theo các tác động của Chúa có một kết quả. Nhìn lại các năm trời vừa qua chúng ta sẽ khám phá ra một đường hướng, một kế hoạch kỳ lạ, đầy khôn ngoan, lòng nhân từ và vinh quang. Chúng ta tin rằng đó là kế hoạch Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Chúng ta tìm những "tác động" nội tâm. Có thể là tác động vui, cũng có thể là tác động buồn. Khi chúng ta bước theo Thánh Ý Chúa thường Ngài ban cho chúng ta bình an và niềm vui nội tâm. Khi chúng ta theo ý mình và từ chối tiếng kêu mời của Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy u buồn như thanh niên giàu có không dám "nghe" tiếng kêu mời của Chúa Kitô.
Tìm Thánh Ý Chúa là luôn luôn mở lòng cho Ngài, là sống trong tình thân mật với Ngài. Như Ðức Mẹ, Ðức Mẹ chẳng biết Thiên Chúa dẫn Mẹ đi đến đâu. Nhưng trong mỗi hoàn cảnh và biến cố, Ðức Mẹ lắng nghe và đón nhận ý muốn Thiên Chúa. Ðức Mẹ giữ trong lòng các biến cố để tìm hiểu đường lối và Thánh Ý Chúa.
Chúng ta tìm Thánh Ý Chúa trong các liên hệ với anh em, trong cách chúng ta tiếp xúc với họ. Trong tình thân mật với Chúa chúng ta sẽ tìm cách phục vụ, cách tiếp xúc với họ theo Thánh Ý Ngài.
Những kẻ biết nhận ra Thánh Ý Chúa, như thánh Gioan, sẽ nhận ra Ngài trước. Trong các ngã ba, trong các xung đột, lúc phải tìm một hướng đi, có kẻ nhận ra Thánh ý Chúa trước, giúp người khác cũng nhận ra Ý Ngài.
XÁC ÐỊNH THÁNH Ý CHÚA
Làm sao chúng ta có thể xác định chúng ta thực sự theo Thánh Ý Chúa chứ không phải theo ý mình?
Thiếu tình thân mật với Thiên Chúa chúng ta dễ suy luận và nhận định các vấn đề theo ý riêng, do quan niệm bản thân. Tưởng rằng đang phục vụ Thiên Chúa thực sự chúng ta có thể âm mưu ích lợi và danh vọng riêng.
Khi gặp sóng gió và thử thách chúng ta mới có thể biết đường lối chúng ta đang theo và động lực đang thúc đẩy chúng ta là do tình yêu Thiên Chúa hay do tự ái riêng.
Khi gió thổi mạnh và nước tuôn đến chúng ta mới có thể biết ngôi nhà được xây dựng trên cát hay trên tảng đá.
Lúc thành công, mọi người đứng vững, hăng hái hoạt động. Nhưng lúc gặp hiểu lầm, thất bại và bị sỉ nhục những kẻ muốn phục vụ một mình Thiên Chúa mới tiếp tục hoạt động và bình tĩnh dấn thân tiếp.
Chúa hỏi các môn đệ: "Bạn muốn gì?".
Phúc cho môn đệ có thể đáp trả lại: "Con mong muốn nhận biết Chúa Kitô, và sức mạnh phục sinh của Người, con mong muốn thông phần vào sự thương khó của Người và nên giống Người trong sự chết với niềm hy vọng con cũng sẽ được sống lại từ các kẻ chết". (Phil 3:10-11)
http://gieomamtinyeu.net/diendan/images/statusicon/user_offline.gif

tom
16-04-2009, 12:16 PM
Sự khác nhau linh mục triều và linh mục dòng

:49::100::26::79:

1. Linh muc triều: Một người muốn đi tu trở thành linh mục làm việc và sống trong 1 địa phận mình muốn (Có thể là Cha Phó, Cha Xứ hay được Đức Cha trong địa phận mình đang ở cắt đặt một việc nào đó). Sau khi hết lớp 12 hay chương trình đại học, ứng viên đến nhờ một Cha hay đến văn phòng ơn gọi hoặc gặp Ban Giám Đốc chủng viện thuộc địa phận đó để xin gia nhập làm chủng sinh thuộc địa phận này. Sau khi được tiếp nhận thì dĩ nhiên người ta sẽ cho 1 thời gian thử nghiệm và nếu được thì được học 2 năm triết học và 4 năm thần học (Như ở Việt Nam chương trình trước kia khi Cha học là như thế), ở ngoại quốc thì học 3 năm triết học để lấy bằng. Sau đó vào học 4 năm hoặc năm để lấy tới bằng cao học thần học rồi đệ đơn xin chịu chức linh mục.


- Sống đời linh mục: Mình khấn với Đức Giám Mục là vâng lời và làm việc trong địa phận đó, cuộc sống của mình là do địa phận ấn định, thí dụ bên ngoại quốc thì được lãnh lương tương đương với 1 người công nhân bình thường để có cuộc sống căn bản và dĩ nhiên số tiền lương này mình được toàn quyền sử dụng.
:54::52:

2. Linh mục Dòng: Sau khi Bạn muốn đi tu Bạn có thể đến hoặc hỏi Cha nào đó về 1 Dòng Bạn muốn vào: Tương lai của Bạn sau khi được nhận.
- Bạn sẽ được thử nghiệm trong 1 thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Bạn sẽ được nhận vào nhà tập (Nếu Dòng Nữ hiện nay có 1 năm tập ngặt và 1 năm tập rộng, thời gian này Bạn học luật sống, lời khấn và thực tập đời sống cộng đoàn), còn dòng Nam thì thường sau 1 năm tập Bạn sẽ được khấn tạm với 3 lời khấn qua tay Bề Trên của Dòng đó: Vâng lời, khiết tịnh và khó nghèo theo đặc sủng của dòng đó.


:32::4::21:
- Như thế sau 3 hoặc 6 năm khấn tạm, Bạn sẽ được khấn trọn và trọn đời Bạn sẽ ở trong Dòng đó; nếu là dòng có tính cách quốc tế Bạn có thể được gọi đi bất cứ chỗ nào Bạn muốn như Rome, hay các nước có sự hiện diện của Dòng đó). Và cuộc sống của Bạn sẽ có 2 vấn đề được đặt ra đó là:


+ Cuộc sống cộng đoàn: Có thể Bạn sẽ được gửi đến 1 cộng đoàn 2, 3 hay nhiều người hơn để Bạn sống chung và làm theo yêu cầu của Bề Trên theo nhu cầu ở đó và của Dòng nơi Cộng Đoàn Bạn ở.


+ Vấn đề thứ 2 lài mọi tài sản hay lương của Bạn có đều cho vào làm của chung. Dĩ nhiên Bạn cũng có một chút tiền để chi tiêu lai rai. Khi Bạn cần gì thì xin Bề Trên và cuối cùng khi Bạn về hưu hay chết thì nhà Dòng sẽ lo lắng cho Bạn hết

tom
16-04-2009, 12:19 PM
TRONG TẬP SÁCH NÀY TOM ẤN TƯỢNG BỞI 2 CÂU TRUYỆN, XIN POST 1 PHẦN CỦA CÂU TRUYỆN 1 LÊN TRƯỚC.

MÙA XUÂN NIỀM TIN

Chương Một:

Trong những ngày đau buồn của quê hương dân tộc, Tường Vi chào đời. Định mệnh đã ép buộc Tường Vi phải nghẹn ngào cất tiếng khóc đầu tiên của đứa trẻ chưa đầy tháng để miễn cưỡng “tiếp đón” những ngày đại tang của dân tộc dịp Tết Mậu Thân (1968). Lúc ấy, mặc dù Tường Vi quá nhỏ bé để nhìn thấy được những vành khăn sô của bao con người còn sống, nhưng cảm quan thiên phú dường như có thể làm cho một đứa trẻ mới sinh nghiệm được cảnh u buồn của trời đất, của hồn thiêng sông núi…

Đầu mùa hè đỏ lửa (1972), giữa lúc cuộc chiến trên quê hương đang tới hồi sôi động, Tường Vi được mẹ gởi đi vào vườn trẻ của các Sơ Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ. Vi bắt đầu làm quen với một thế giới có phần mới lạ. Ở đây, Vi gặp toàn là những người dễ thương.

Năm tiếp theo đó, lên năm, Vi bắt đầu cắp sách đến trường như bao trẻ khác trong trường của các Sơ. Cảm giác đầu tiên của Vi khi bước vào sân trường là cảcm giác là lạ của đôi chân dẫm trên những cánh phượng đỏ héo… Nơi môi trường mới này, có những ngày bé Vi đã nghêu ngao hát “Một ngàn năm nộ lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giắc Tây…”, mà chẳng hiểu gì, ngoài cái cảm thoáng buồn khi bé nhìn vào ánh mắt dịu hiền mẫu tử của mẹ mình. Trong những ngày đầu ở trường tiểu học, bé Vi bắt đầu vui được một chút khi làm quen và nói chuyện tíu tít với những người bạn đầu tiên của cuộc đời. Niềm vui chưa được bao nhiêu, cái buồn khác lại đến: bé bắt đầu khám phá ra mình thiếu thiếu một cái gì vô cùng quý giá. Những đứa trẻ khác có mẹ, có cha, Vi không có đủ!>_< Vi đã mấy lần hỏi mẹ: “Con có bố không mẹ?” Mẹ Vi chỉ ngắn ngủi trấn an Vi: “Bố con đi xa rồi!...” Mỗi lần như thế, bé Vi trộm nhìn mẹ, thấy mẹ trầm buồn quay đi hướng khác, từ đó, thương mẹ, Vi không bao giờ dám hỏi mẹ về chuyện đó nữa.
Lớn lên trong tuổi học trò, Vi mới biết được sự thể có người lớn kể lại: Chỉ vài tháng sau khi Vi chào đời, bố Vi đã to tiếng, đánh đập mẹ hung bạo, rồi ra đi không hẹn ngày trở lại… Mẹ Vi, xuất giá tòng phu, cắn môi ôm phận cô đơn trở về nhà ngoại Vi xin được “tá túc” tiếp tục âm thầm cưu mang, sinh hạ và nuôi Vi khôn lớn.

Mẹ Vi ngày ngày long đong buồn tần bán tảo, tay xách nách mang bốn mùa yêu thương, kể cả những ngày mưa lạnh hay nắng cháy… Mẹ buôn từng trái chuối trái ổi, lọn hành, lọn cải… cho Vi cắp sách đến trường mong có ngày Vi khôn lớn nên Người…

Nói chung, Vi được ngoại cưng chiều, nhất là bà ngoại, “Đi đâu bà cũng mua quà về cho …” Chỉ tiếc rằng Vi đã mất bà quá sớm! ông ngoại Vi buồn vì sự mất mát lớn lao này nên nhiều khi tạo nên những chuyện buồn cho Vi. Chuyện có lẽ buồn nhất, vì Vi là “nạn nhân” xảy đến khi vi được bảy tuổi rưỡi. Hôm ấy là mồng hai tết, cái tết đầu tiên kể từ khi những chú bộ đội miền Bắc tràn vào miền Nam để mùa xuân Đỏ Lửa cứ tiếp tục đỏ… Vi chỉ còn nhớ đại khái là thế này: Chỉ sau một ngày Vi hồn nhiên nhận tiền lì xì của ông ngoại, mẹ con Vi bị ông ngoại la mắng và xua đuổi khỏi nhà… cho tới nay, Vi không thể quên được những giây phút mẹ con Vi ngậm ngùi khăn gói bước ra khỏi nhà ngoại.. để bắt đầu một cuộc hành trình vô định… Vi còn nhớ rất rõ những giọt nước mắt khi lăn dài trên đôi gò má gầy guộc tội nghiệp của mẹ. Vi cũng khóc theo mẹ và cảm thấy thương mình và thương mẹ hơn kể từ đó…

Sau này khi lớn lên, Vi được người lớn kể về những chuyện buồn của quê hương mình, trong đó có cả chuyện “Mùa hè đỏ lửa” trong trí khôn hạn hẹp của Vi, những chữ “Mùa hè đỏ lửa” không có gì là khó hiểu, nhưng nó tạo nên trong Vi những vấn nạn đầu tiên chớm phát trong cuộc đời: “Mùa hè đỏ lửa” thì còn nghe được, chứ “Mùa xuân đỏ lửa” thì thật phi lý! Phi lý nhưng nó đã thật sự xảy ra ít là một lần trong buổu ấu thơ của Vi. Vi cho “biến cố” đã xảy ra cho mẹ con Vi vào mùa xuân năm ấy, mùa xuân trong cay mặn của nước mắt, mùa xuân có người gọi là “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh’, như một thứ “Mùa xuân đỏ lửa”. Vi thắc mắc nhiều rằng, người ta thường nói, nắng xuân lúc nào cũng mát dịu, tình xuân lúc nào cũng nhẹ nhàng. Mùa xuân là mùa của niềm vui và hạnh phúc, trong đó, người người trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp và chân tình… ấy thế mà dường như Tường Vi chưa bao giờ hưởng nếm được những hương vị của mùa xuâ. Càng lờn lên, Vi càng hiểu được những gì người ta tả về Xuân, nhưngVi càng thấy đời mình dường như không có mùa xuân. Nhìn Vi, người ta không khó lắm để nhận thấy những nét buồn trên khuôn mặt còn ngây thơ dù chỉ của một đứa bé, phản ảnh nét u sầu thầm kín của mẹ, dẫu rằng mẹ Vi luôn cố ý cho dấu những nét u sầu ấy phát sinh từ những ngày tháng cưu mang Vi trong lòng dạ mình… Mẹ Vi luôn luôn cố quên đi những nỗi buồn dĩ vãng và cố vươn lên để vui sống, nhưng vẫn không thể giấu nổi đứa con gái duy nhất và thông minh nhạy cảm những sự thật hằn in trên khoe mắt khá sâu của mình.

Thắc mắc ấy lớn dần lên trong tâm tư của Vi trong tời gian Vi học các lớp Trung học. Càng ngày Vi càng thấy có biết bao nhiêu chuyện “Mùa hè đâu buồn” và “Mùa xuân đỏ lửa” xảy ra, hằng ngày, nhan nhản nơi những người bạn sống chung quanh Vi. Càng lớn lên, Vi càng có nhiều bạn. Qua những giờ tâm sự với bạn bè dưới sân trường rợp bóng cây xanh, Vi cảm thấy khuây khoả phần nào, vì có nhiều người bạn cũng “bị sinh ra dưới một ngôi sao xấu” tương tự như Vi. Thật vậy, nhiều người bạn của Vi cũng hoặc không có Cha, hoặc mất hẳn đi tình mẫu tử nồng ấm và dịu hiền của người mẹ như người mẹ của Vi. Vi thầm nghĩ, thà bố của Vi đã khuất vì một cơn bệnh, nỗi đau buồn của mẹ con Vi chắc chắn sẽ nhỏ hơn nhiều…

Nghịch cảnh và sự thông minh bẩm sinh đã làm cho Vi sớm già dặn trong việc nhận định về cuộc đời. Nhìn vào hoàn cảnh của mình, Vi bắt đầu bắc nhịp cầu thông cảm với những người có cùng một thứ cảnh ngộ. Mẹ Vi thường nhắc nhở Vi đọc Kinh Thành, cắt nghĩa cho Vi từng đoạn, và thường dạy Vi biết thứ tha cho mọi người. Thấm nhuần tấm lòng hiền hoà vị tha của mẹ, Vi sẵn sàng thông hiểu rằng, là con người ai cũng có những lúc lỗi lầm. Ông Ngoại tỏ ra gắt gỏng, và đặc biệt đã tạo nên “Mùa Xuân đỏ lửa” cho Vi chỉ vì ôngquá nhớ bà. Giả như có người nào biết an ủi ông và cầu nguyện cho ông, ông đã không có những lúc nóng giận như thế… Vi còn nhớ ông đã thường hay dắt Vi đi dự lễ Misa trong những ngày mẹ Vi bận buôn bán phải thức khuya dậy sớm. Bố cũng vậy! Bố đã lỡ xử tệ và từ giã mẹ, ra đi không hẹn ngày về, hoặc vì tuổi trẻ bồng bột của bố hoặc cũng có thể do một lý do ngoại tại nào đó … Chắc chắn con chiên. Những người giáo dân. Sẽ sống tốt hơn nếu họ có đủ các chủ chăn và các tu sĩ sống đời siêu thoát, cầu nguyện, hysinh phục vụ cho họ… Vi bắt đầu ước mong việc nối kết lại mối tình xưa của bố mẹ mình. Nhưng chuyện đó thật là quá tầm tay của Vi trong lúc này!...

Hè 1981 dường như Phượng nở đỏ rực hơn các năm trước, Vi trở lại trường như thường lệ. Thấy chương trình học năm nay nặng hơn năm trước, thế mà bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu mộng ước thay nhau xuất hiện trong khối óc nhỏ hẹp của Vi. Từ hoàn cảnh nghịêt ngã của mẹ con Vi, những tình cảm đáng thương của những người bạn của Vi, đến những hoàn cảnh đoạn trường của những người sống trong cái thế giới nhỏ bé mà Vi có thể nhìn thấy, Vi ước mong làm một cái gì tốt đẹp cho tương lai. Từ trước tới giờ, mẹ Vi giúp Vi cầu nguyện. Nay Vi đã bắt đầu có thể tự cầu nguyện, mong sao cho ước nguyện của mình trở thành hiện thực.

Bên cạnh mẹ và những người bạn bè tốt, Vi còn có Cha tinh thần, Cha tuyên uý của trường học và cũng là Cha tuyên uý Dòng các sơ, một số các chị và các người mẹ tinh thần, tức các Sơ Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ. Nhiều năm ở gần các Sơ, từ tiểu học lên đến trung học, Vi thầm kín kính yêu màu áo thiên thanh của các Sơ may phỏng theo kiểu áo dài dân tộc với chiếc núp xanh đậm tình Chúa và tình người. Vi thích làm Sơ từ đó, để mong đem niềm vui đến cho những người gặp những cảnh ngộ của Vi, cũng như của mẹ Vi; để Vi có thể dành nhiều giờ cầu nguyện cho những cha như bố của Vi biết sống tốt hơn, cũng như biết ý thức và chu toàn trách nhiệm của mình trong lý tưởng hôn nhân.

Vi cứ miên man giữ mãi ước mơ đó, không dám tỏ lộ với ai, kể cả với me Vi, vì Vi nghĩ rằng, gia cảnh của mình không thể “hợp lệ” để xin vào dòng. Tuy vậy, ống nước căng phồng quá cũng có lúc bị bể. Một ngày kia, Vi đánh bạo hỏi Sơ thân nhất của Vi. Sau khi trình bày vơí Sơ về gia cảnh cũng như ước nguyện của mình, Vi hỏi Sơ: “hoàn cảnh của con như vậy có đi tu được không, thưa Sơ?”. Sơ cảm động và thân mật kể lại hoàn cảnh “MÙA XUÂN ĐỎ LỬA” của Sơ như sau:

“Tường Vi à! Sơ và con đều được ‘sinh ra dưới một ngôi sao xấu!’. Vi mở đôi mắt tròn xoe hỏi Sơ: “ Thật vậy hả Sơ” – Sơ đáp, và tiếp tục kể: “Sơ có hai người mẹ, một người mẹ ruột và một người mẹ nuôi. Người mẹ đã cưu mang và sinh ra Sơ, Sơ chưa hề được giáp mặt bao giờ, và Sơ cũng chưa hề biết người đó là ai nữa; và Sơ càng không hề biết một chút tông tích gì về người đã hợp tác với người mẹ ruột của Sơ để sinh ra Sơ… Khi lớn lên, Sơ được nghe kể rằng (kể tới đây Sơ không cầm được nước mắt..) Sơ bị bỏ rơi trong một bụi rậm… tình cờ đi ngang qua, nghe tiếng Sơ khóc oa oa, mẹ nuôi của Sơ đem Sơ về nuôi, cho Sơ đi học, rồi đi tu làm Sơ, Sơ đã khấn trọn cách đây 2 năm… Cuộc đời của Sơ hiện giờ rất vui! … Sơ không hận đời, không trách cứ người nào cả… Người nào có lỗi, có tội, nguyên nhân không phải hoàn toàn tại đó đâu, mà còn tại những người có trách nhiệm đối với họ không chu toàn trách nhiệm, hoặc không chu toàn trách nhiệm đủ, đồng thời, thế giới này còn biết bao nhiêu chuyện xấu, chuyện buồn xảy ra, đưa đến biết bao nhiêu nạn nhân của những chuyện buồn, chuyện xấu đó… Sở dĩ như thế là vì con số linh mục và tu sĩ quá khan hiếm để có thể giảm bớt đi những chuyện xấu, chuyện buồn đó. Con hãy tin rằng, Chúa chính là Đấng sinh chúng ta ra. Dù được sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào: trong ngọc ngà phú quý, trong sang giàu thơm tho, trong máng cỏ tanh hôi, hay trong bụi rậm đơn côi, chúng ta vẫn có quyền làm con của Ngài, được phúc mời gọi nên thánh, và được quyền nên thánh, cũng như được mời gọi để trọn vẹn hiến thân phục vụ cho anh em… Với tất cả kinh nghiệm nhỏ bé của Sơ, Sơ khích lệ Vi hãy dẹp qua qua một bên mọi mặc cảm, mọi lo lắng, và phó thác trong tay Chúa tất cả những nỗi buồn của cuộc đời để xây dựng tình Chúa tình người, trước hết cho chính mình, rồi cho hàng triệu con tim đang cư ngụ trên trái đất đau thương và bi đát này. Nói theo kiểu của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, nếu Chúa Giêsu kinh nghiệm cảnh nghèo và cảnh bị ruồng bỏ khi Ngài xuống thế để Ngài dễ thông cảm hơn với những người cùng cảnh ngộ như Ngài, Sơ và con cũng vậy, chúng ta hãy tận dụng những nghịch cảnh cảu mình để thông cảm và yêu thương những người đồng cảnh ngộ. Ở trong dòng, Sơ được dạy rằng: “Ai chưa nằm trên Thập giá để chịu đóng đinh, người ấy chưa hiểu đau khổ là gì…” Vi à! Bao nhiêu tâm hồn đau buồn, cô đơn tủi nhuc,… đang cần đến bàn tay giúp đỡ và an ủi cảu Vi đó, cũng như họ cũng đang cần đến bàn tay phục vụ nhỏ bé của Sơ. Hơn nữa, con phải phấn khởi hơn Sơ, vì hoàn cảnh của con còn “đỡ xấu” hơn hoàn cảnh của Sơ: “Vi còn có mẹ ruột mà! Do đó nếu Chúa giúp Sơ có thể đi tu được, chắcchắn con phỉa tu được.. Nếu con quyết định, Sơ sẽ sẵn sàng giúp con!...”

Thật là một ngày đáng ghi nhớ trong cuộc đời của Vi. Bao nhiêu thắc mắc dường như đã được giải toả, bao nhiêu nỗi uồn như chợt biến tan… đồng thời, Vi cũng nhận ra đôi mắt mình đã ướt từ bao giờ khi nghe Sơ kể tâm sự về cuộc đời của Sơ… Vi liền nói ngay với Sơ không chút do dự: “Con xin Sơ giúp con làm Sơ giống như Sơ nhé!”

Dường như chưa bao giờ Vi có được ngày vui như ngày hôm ấy. Hôm ấy thật là ngày tết, ngày xuân đích thực trong cụôc đời của Vi… và Vi thấy thấm thía tâm hồn khi chợt nhớ tới ca khúc “tình yêu đến” cảu Phương Anh:

“Rồi hôm nay Tình yêu đến, đến trong cuộc đời,
Và mùa xuân niềm tin thắp sáng lên tình người.
Từ hôm nay niềm vui đến, đến trong lòng tôi,
Buồn chi nữa giờ ta sẽ mãi bên Người thôi!”