PDA

View Full Version : Sống còn và chết mòn: 3000 thai nhi nằm lạnh lẽo trên đồi



BMK
28-11-2007, 09:11 AM
SỐNG CÒN VÀ CHẾT MÒN

Chỉ với khuôn viên mấy trăm thước vuông và 6 Nữ tu, vậy mà các chị đã làm được quá nhiều việc trong căn nhà này: nuôi những thiếu nữ lỡ lầm mang thai, chăm sóc mấy chục đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, rồi cả việc hàng tuần bồng ẳm những thai nhi từ bệnh viện đi chôn cất, xây mộ… nếu không có tấm lòng quảng đại và tận tụy, không có sự bền đỗ theo lý tưởng của đời tu là lấy hy sinh làm niềm vui, chắc là sẽ không có những công việc bác ái hằng ngày diễn ra âm thầm ở nơi chốn này.

NGÔI NHÀ “SỐNG CÒN”

Nhà có tên hẳn hoi: Mái Ấm Tình Thương, nằm ở ven thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, do các nữ tu Mến Thánh Gía Nha Trang phụ trách. Tuy nhiên tôi vẫn thích gọi đây là nhà “sống còn”, với tất cả ngữ nghĩa đen bóng. “Sống còn” là hai từ mà các chị cứ nhắc đi nhắc lại với những thiếu nữ lỡ lầm mang thai, ghé tạm về đây để được vỗ về, chăm sóc đợi ngày khai hoa nở nhụy. Các chị nhắc nhở với họ rằng, cứ vui sống, và nhất là phải để đứa con trong bụng được sống vì sẽ có rất nhiều điều tốt đẹp ở tương lai đang chờ đợi cả hai mẹ con. Còn người là còn nguyện ước. Còn người là còn niềm tin. Còn nguời là còn nhiều cánh cửa để bước ra cuộc đời với bao nhiêu là niềm vui, bao nhiêu là hạnh phúc hy vọng. Đó là hiểu theo nghĩa bóng, vì rằng, phần đông trong số những thiếu phụ không chồng được nuôi dưỡng, trọ trú nơi đây lúc ban đầu có ý định phá thai, vứt bỏ đi chính giọt máu của mình với muôn vàn lý do: vì kinh tế có, vì hoàn cảnh bản thân có và cả uất hận người tình cũng nhiều. Các Nữ Tu đã tìm đến với họ (thường là ở những cơ sở y tế, đang khi họ quyết định chuyện hệ trọng, có tính bước ngoặc của cả đời người), an ủi, khuyên nhủ, phân tích thiệt hơn về cả mặt nhân bản lẫn sức khoẻ. Trong những khoảnh khắc như vậy, hai từ “sống còn” hay được các chị nhắc đến. Với nghĩa đen thì rõ hơn, hàng mấy chục đứa bé, với những ánh mắt ngây thơ, gương mặt thánh thiện như thiên thần được bảo bọc chu đáo, tươm tất nơi đây không phải may mắn “sống còn” hay sao, khi mà mẹ chúng trong những phút giây tuyệt vọng nhất đã định không cho chúng làm người, nhưng được các Nữ Tu thuyết phục, thậm chí là năn nỉ, van xin rồi đưa về ngôi nhà này tạm sống, sinh nở và gửi con lại để các chị thay họ làm mẹ, làm cha.

Tuy chương trình “cứu sống bào nhi” của cộng đoàn Nữ Tu này chỉ mới được thực hiện tròn một năm rưỡi, nhưng đã có 43 cháu được cứu sống, ra đời và trở thành thành viên của cộng đoàn. Trong số này, có 17 trường hợp sau thời gian chăm sóc, các chị thuyết phục được người mẹ đứa bé hoặc ông bà cháu, đón cháu về nuôi dưỡng. Chị Maria Thanh Mai, phụ trách Mái Ấm Tình Thương bảo đó là những thành công lớn, vì rằng, tất cả mọi đứa trẻ đều cần lắm sự ôm ấp, nâng niu của người ruột thịt để phát triển một cách bình thường trong quá trình hình thành nhân cách. Với những trẻ, người thân không muốn hoặc không có điều kiện nuôi đưỡng sau khi sinh thì được nhận làm con trong cộng đoàn. Hiện nay có 26 đứa trẻ như vậy sống trong ngôi nhà này và một số khá đông chị em đang đợi ngày sinh nở.

NỖI LÒNG VỚI TRẺ CHƯA LÀM NGƯỜI

Một năm rưỡi cất công đi tìm, khuyên nhủ rồi đem về cưu mang người mẹ, cho ra đời đến 43 đứa trẻ suýt không được làm người, cũng như đang nuôi dưỡng một số bà mẹ khác dang chờ ngày sinh, kể là biết bao nhiêu công khó của các chị Nữ Tu trong ngôi nhà “sống còn”. Mà các chị có khá giả gì cho cam, mỗi khi đưa về được một bà mẹ, lại chạy ngược chạy xuôi xin đầu này, nhờ đầu khác từ chai nước mắm, thùng mì tôm hay dăm ba ký gạo, ít hộp sữa để về lo cho những người đáng thương đang mang trong mình mầm sống.


http://vietcatholic.net/pics/27112007DSCN4228.jpg

3000 thiên thần nằm lạnh lẽo trên đồi, 3000 lần các nữ tu đã khóc
Thế nhưng các chi vẫn không lấy đó làm gánh nặng. Các chị chỉ có một thao thức, một nỗi ray rức duy nhất là cũng bằng ấy thời gian, cũng tại những nơi mình đã đến trong thị xã miền biển nhỏ bé này, cùng với việc đưa về trên dưới 50 bà mẹ đã sinh con, các chị cũng đã đưa đến 3.000 thai nhi ra đồng mộ buồn để chôn cất, xây lăng. Đó là những đứa trẻ chưa được làm người, chưa bao giờ được bập bẹ gọi tiếng mẹ cha, có khi còn chưa tượng hình, đã bị chính những người tạo ra nó đành lòng bỏ đi, không cho khóc cười với cuộc đời. Các chị kể, mỗi khi đưa một sinh linh bé bỏng lên đồi nghĩa trang là một lần lòng các chị co thắt, nuốt nước mắt vào trong. 3000 phần mộ của 3000 thiên thần nhỏ bé đáng thương nằm lạnh lẻo và cô đơn trên đồi là hơn 3000 lần các chị phải khóc tiếc và tái lòng. Đó là những thai nhi được đem về từ bệnh viện, từ phòng mạch tư hoặc thậm chí từ trên vỉa hè, trong bãi rác…, sau những ca phá thai vội vã, vô cảm. Cũng có nhưng rất ít những trường hợp, các bà mẹ lặng lẽ bọc xác con trong khăn tìm tới các chị nhờ chôn cất, sau khi không cho nó làm người. Chị Mai bảo, sau mỗi lần đưa các bé về đồng vắng hư không, động lực đi tìm và xin được cưu mang những người mẹ trẻ có ý định phá thai lại lớn lên một cách mãnh liệt trong mỗi nữ tu ở ngôi nhà này. Các chị cũng không quên xin những linh hồn trong trắng sớm bất hạnh nguyện cầu cho các bé thơ khác đang trong bụng mẹ được chào đời. Vậy rồi lại tiếp tục lên đường, dù rằng con số đồng ý về với các chị chiếm thiểu số trong những người có ý định xoá hẳn những dấu vết tình buồn, và mỗi ngày nghĩa trang đồng nhi của các chị đều có thêm những ngôi mộ mới. Cũng có nhiều trường hợp, khi được những người thiện nguyện, có khi là chính bác sĩ chuẩn bị ca phá thai cấp báo, các chị tìm đến thuyết phục nhưng vẫn thất bại do quyết tâm đến cùng của người mẹ. Thế là cộng đoàn có nhiều đêm không ngủ sau đó. Tỷ như một lần, biết tin em gái mới chừng mười tám, đôi mươi đang chuẫn bị bỏ đi đứa con đã nhiều tháng tuổi trong bụng, các chị vội vã đến phòng khám, năn nỉ, hứa hẹn và van xin em nghĩ lại đến hàng giờ đồng hồ, nhưng em vẫn lạnh lùng: “con không cần gì cả, chỉ không muốn đứa trẻ này ra đời !”. Dao kéo được buông xuống, các chị chỉ biết quỳ bên ngoài nguyện cầu và khóc ròng trong tuyệt vọng suốt buổi chiều, như chính mình vừa đánh mất cuộc đời của ai đó vậy ! Cứ như vậy căn nhà vẫn đầy ắp tiếng cười, tiếng bi bô của trẻ nhỏ, nhưng trong lòng những chủ nhân, các chị nữ tu nhận hậu, vẫn luôn canh cánh những thao thức, không ngơi nghỉ. Có thể thấy niềm vui của các chị bên trẻ nhỏ, nhưng cũng dễ dàng nhận ra những nuối tiếc và muộn phiền trên gương mặt mỗi chị. Dễ hiểu vì từng ngày, sau những giờ chăm sóc những trẻ may mắn trong nhà, chiều đến các chị lại lên đồi đi chôn những bé xấu số khác không có cơ hội sinh ra trên cuộc đời này! Các chị đang ấp ủ cả những trẻ sống còn và trẻ chết mòn, đang sống cùng lúc với niềm vui và nỗi buồn!

[align=right:536db9e71c]VietCatholicNews [/align:536db9e71c]