PDA

View Full Version : THÁNH KINH GIỚI THIỆU CHÚA THÁNH THẦN



teresaMK
18-04-2009, 12:34 PM
THÁNH KINH
GIỚI THIỆU CHÚA THÁNH THẦN
Giuse Nguyễn Văn Hiển op


Thiên Chúa tạo dựng trời và đất bằng lời, và thần khí (ruah) của Người bay “là là mặt nước” (St 1:2). Như vậy, hành động tạo dựng của Thiên Chúa mang tính liên vị, hay nói khác hơn đó chính là một hành động mang tính “cộng thể”, đại danh từ “chúng ta” hãy làm ra (St 1:26)… diễn tả điều đó. Chính Thiên Chúa đã “thổi hơi” và truyền “sinh khí” cho con người và nhờ đó, con người được sống. Và Thần Khí của Đức Chúa vẫn hằng hoạt động trong vũ trụ, để bày tỏ sự hiện diện cũng như sức mạnh của Người trong lịch sử nhân loại (Tv 51:11; Ds 11:25-29; 24:2-3; Is 63:10-11; 1Sm 19:19-24; Xh 14:13).
Đức Giêsu được sai đến trong vai trò là người hoàn tất lời hứa cứu độ; Ngài là vị Ngôn Sứ của niềm hy vọng và tự do; Ngài là vị Cứu Tinh, là Messia muôn dân mong đợi. Ngài đến công bố niềm hy vọng Vương Quốc và quy tụ muôn người đạt đến Vương Quốc và được viên mãn nơi chính Thiên Chúa. Đức Giêsu xuất hiện được xức dầu Thánh Thần và được Thánh Thần hướng dẫn trong mọi công việc Ngài làm. Nói cách khác, Ngài chính là con người Thần Khí. Ngài làm việc trong mối liên hệ “ngôi hiệp” và tràn đầy đặc sủng Thần Khí.[1] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn1)
Cuối cùng, Chúa Thánh Thần, Ngài chính là Đấng được hứa để ở cùng chúng ta luôn mãi. Chính Ngài sẽ dạy con người hiểu biết những giá trị mầu nhiệm mà Thiên Chúa thực hiện cho con người, vì tình yêu. Và bài viết ngắn này nằm trong đề tài khảo luận về Chúa Thánh Thần là Đấng hoàn tất niềm hy vọng con người. Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu vai trò Chúa Thánh Thần trong tâm thức Cựu ước và Tân ước mà thôi.
1. Danh xưng

Nói về danh xưng của Thánh Thần là nói về một ngôi vị [prosopon] thần linh. Tuy nhiên khi tìm hiểu danh xưng này, các học giả Công giáo cả Đông và Tây phương đều cảm nhận những khó khăn. Điều khó khăn là việc gọi Thánh Thần là Chúa, và Thánh Thần là Ngôi thứ ba sau Chúa Cha và Chúa Con;[2] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn2) nhưng việc xác định một danh xưng chính xác cho Thánh Thần lại là những chuyện không đồng bộ trong truyền thống ngay cả giữa những giáo phụ, các thần học gia hay cả những nhà phụng vụ của Giáo hội. Chính vì thế, các ngài thường diễn tả Thánh Thần theo khía cạnh thần học của mình.
Trước hết, chúng ta thấy xuất hiện trong Thánh kinh những cụm từ khác nhau để chỉ về Thánh Thần hay Thần Khí. Bản Thánh kinh Tân ước Hy Lạp dùng từ Parakeletos để nói về Thánh Thần. Hạn từ này theo nghĩa văn chương được hiểu về một ai đó “được gọi đến bên cạnh một ai đó”. Và cũng theo nghĩa này, người ấy là người bảo vệ, hay bảo hộ cho một ai hoặc là cho chúng ta. Trong Anh ngữ, hạn từ Parakletos được chuyển dịch là Advocate (Thần an ủi, Người biện hộ …) khi liên quan đến Đức Giêsu. Một cách khác người ta lại dùng cụm từ Counselor, Comforter hay là Helper … khi nói về Chúa Thánh Thần. Một điểm xem ra chẳng thích thú tí nào lại được nhiều thần học gia nói đến khi cố gắng tìm hiểu Thần Khí hay Chúa Thánh Thần là nam hay nữ. Vì người ta vẫn gọi Thiên Chúa như một người Cha; Đức Giêsu là người Con và là một nam nhân, còn Thánh Thần thì sao? Do vậy, hạn từ Hy lạp Parakletos đã được dịch thành nhiều nghĩa: Counselor - Người cố vấn (RSV, NIV), Comforter –Đấng an ủi (KJV, ASV; x. Hc 48:24), Helper – người giúp đỡ (NASB, NKJV), tất cả những hạn từ này đều liên quan đến cụm từ Thánh Thần của Thiên Chúa. Khía cạnh khác, cụm từ Chúa Thánh Thần lại liên quan đến một ngôi vị (ngài) so với ngôn ngữ gốc của Hy lạp. Và đây chính là kết quả việc tìm kiếm của ngôn ngữ học liên quan đến khái niệm giống. Danh từ Hy lạp này mang hai hình thức giống đực và giống dở. Một vài bản văn Thánh kinh cho ta thấy điều này (x. Ga 14:12-17 / RSV; Ga 15:26-27 / RSV; Ga 16:7-8 / RSV).
Ở những bản dịch khác, người ta đã dùng những hạn từ như Adcocate (RSV, KJV, ASV, NASB, NKJV) hoặc one who speaks to (NIV) để chuyển dịch hạn từ parakletos. Một vài bản văn cho thấy điều đó (1Ga 2:1-6/ RSV). Cũng biết thêm rằng, hạn từ ruạh[3] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn3) trong tiếng Hipri là giống cái, khi chuyển sang tiếng Hy lạp (pneuma) là giống dở (trung tính) và trong tiếng Latinh thì ruah - Spiritus lại mang giống đực. Mặc dù như thế, nhưng ý nghĩa của hạn từ Pneuma vẫn được hiểu theo lối nghĩ của Do Thái là hơi thở, là sức sống bởi từ Chúa.
Nhà thần học chuyên về Thần Khí học Yves Congar đã tổng kết những cách xưng danh của các Giáo phụ, các nhà thần học về Thần Khí như sau: hơi thở (St 6:17), không khí, gió (Xh 10:13) là những danh xưng rất phổ biến về Thần Khí; nước, lửa (Cv 2:3; Is 6:6; Mt 3:11tt); là chim bồ câu, là sự xức dầu, ân sủng, dấu chỉ của Thiên Chúa (Lk 11:20; x. Mt 12:28); là dấu chỉ sức mạnh của Thiên Chúa (Xh 8:15; Ed 37:9tt); sức mạnh sáng tạo (Tv 8:3); là hơi thở từ miệng Người (Tv 33:6);[4] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn4) là Seal/ấn tích (Ga 6:27; Cv 10:38) trở nên những Kitô hữu (2 Cr 1:22; Ep 1:13; 4:30). Thần Khí cũng được xem như Đấng được hứa, là Món Quà cánh chung. Thánh Toma Aquino thì nhìn nhận Thánh Thần chính là Tình Yêu;[5] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn5) còn thánh Thánh Augustinô thì khẳng định Thánh Thần chính là là Quà Tặng, là tình yêu từ Chúa Cha và Chúa Con;[6] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn6) là Hoà Bình (Ga 20:19.21.22.23; Rm 14:17: niềm vui và an bình trong Thánh Thần).[7] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn7) Có sự liên hệ một vài từ ngữ từ Cựu ước sang Tân ước về danh xưng thần khí. Chẳng hạn, trong Cựu ước, người ta nói đến: “thần khí khôn ngoan” (Đnl 34:9), “thần khí hiểu biết” (Hc 39: 6), “thần khí dịu hiền” (Dcr 12:10), “thần khí mới” (Ed 36:26; 37) hay thần khí của Đấng Messia (Is 11:2; 61:1). Đối lại trong Tân ước, chúng ta cũng thấy những hạn từ liên hệ: “thần khí của sự liên hệ thánh thiện và thánh hoá” (Rm 1:4; 15:16; 1Cr 6:11; 1Pr 1:11-12; 4.14), “sự thánh hoá của thần khí” (2Tx 2:13), “thần khí thánh hoá và phục sinh” (Rm 1:4).[8] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn8)
Một điểm đáng lưu ý là chúng ta rất khó khăn để xác định tính cách ngôi vị của thần khí. Bởi nếu xét thần khí như một hơi thở và là hơi thở đến bởi Thiên Chúa thì, trong lối hiểu của người Do thái vẫn chỉ cho thấy thần khí tựa như một sức lực hơn là một ngôi vị. Chẳng hạn, trong sách Dân số có chép rằng: “Đức Chúa phán với Môsê: … Ta sẽ lấy một phần thần khí đang ngự trên người mà đặt trên chúng” (Ds 11: 17.25-29; 24:2-3); và trong sách các Vua quyển 2 cũng ghi rằng: “Thần khí của ông Elia đã ngự xuống trên ông Elisa” (2V 2:15). Điều này cũng liên quan đến lối hiểu của người Hy lạp khi hạn từ pneuma có đặc tính trung tính. Dĩ nhiên, trong một số trường hợp, các tác giả Tân ước cho thấy hành động của Thần khí thực hiện trên một người nào đó, như biến cố tấn phong Đức Giêsu tại sông Giodan trong Tin mừng Marcô: “Kai euthus anabainon ek tou hudatos eiden skhizomenous tous ouranous kai tô pneuma hos peristeran katabainon heis auton”. Bản Latinh: “Et statim ascendens de aqua, vidit caelos apertos, et Spiritum tanquam columbam descendentem, et manentem in ipso…” (Mc 1:9; x. Mt 3:13-17; Lc 3:21-22). Nhưng ở đây cũng không hẳn là được hiểu theo nghĩa ngôi vị. Hoặc ở bản văn Matthêu thì nói: “Thần khí Thiên Chúa – kai eiden [to] pneuma [tou] Theou.” Tương tự như Marcô, Luca dùng cụm từ “to pneuma to agion” chứ không phải là “Thánh Thần ngự trên tôi”. Chính vì điều này mà người ta rất khó để đồng nghĩa giữa Thần khí với chính Thiên Chúa hay là với Đức Kitô kiểu như một ngôi vị.[9] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn9) Bởi người ta chỉ hơn một lần được nghe rằng, Thánh Thần sẽ được sai đến bởi Cha, và Đức Giêsu sai Thần khí của Người đến ở với các môn đệ. Đối với các tác giả không phải là tác giả Tin mừng, các ngài cũng đã nói đến sự xuất hiện của Thần Khí, hoặc minh nhiên hơn là chính sự tác động của Thần Khí trong các công việc của các ngài, song dù có mang dáng dấp của một chủ vị nhưng điều này cũng không cho chúng ta thấy được nét rõ ràng để xác định Thần Khí là một ngôi vị.
Chẳng hạn với tác giả thư Phêrô, cách ám dụ ngài cho thấy Thần Khí hoạt động như một chủ vị. Ông nói đến Thần Khí là Ngôi Thứ Ba trong Tam Vị. Ở chương 1:3.10-12, chương 2 và chương 4,14, tác giả cho chúng ta thấy điều đó. Ông đã nói đến Chúa Cha, Thần Khí (pneuma)[10] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn10) và Chúa Giêsu Kitô. Đặc biệt, ông đã bàn đến việc những người được Chúa Cha biết trước và kén chọn qua Thần Khí. Và chính nhờ Thần Khí thánh hóa để họ vâng phục Đức Giêsu và được máu của Đức Giêsu tưới rảy lên (1:3). Như vậy, dưới tác động và hướng dẫn của Thần Khí, người tín hữu được hướng dẫn bước vào đời sống thiêng liêng giống như các thánh để xây lên ngôi nhà thiêng liêng. Chương 4 câu 14, tác giả nói đến nói đến sự “ngự trên” của Thần Khí Thiên Chúa trên những tín hữu. Thần Khí vinh hiển và uy quyền của Thiên Chúa. Chính nhờ Thần Khí mà các tín hữu sẽ được sự an ủi và hoan lạc trong đời sống dù phải có những đau khổ vì bách hại. Niềm vui mà Thần Khí của Đức Giêsu ngự trên sẽ thể hiện qua việc cư ngụ nơi Thiên Chúa và vì thế, Ngài giúp chúng ta biết thưa lên “Abba, Cha ơi !”; chính Ngài sẽ làm chứng cho chúng ta là con Thiên Chúa (Rm 8:26tt). Thần Khí cũng là Đấng ban phát ân sủng của mình cho bất kỳ ai[11] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn11). Hành động của Người sẽ thể hiện như một chủ vị có quyền tự do quyết định. Chính vì thế, Người cùng với Thiên Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô tạo nên Tam vị trong Một Duy Nhất (1Cr 12:4-6; 2Cr 13:13). Nhưng Ngài vẫn là một chủ vị như ngôi vị Cha và ngôi vị Con,[12] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn12) mà không có sự lẫn lộn hay trộn lẫn;[13] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn13) và hơn nữa vì Người đã được sai đến từ trời (1Pr 1:12).
2. Thần Khí Đức Chúa, nguồn mạch mọi hoạt động

Mặc khải Thánh kinh ngay từ buổi đầu đã giới thiệu sự xuất hiện của Thần Khí trong vũ trụ mà Thiên Chúa đã sáng tạo.
a. Cựu ước
- “Thần khí là là” (St1:2).[14] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn14)Cuốn sách đầu tiên trong truyền thống Thánh kinh đã cho thấy sự xuất hiện của Thần khí. Và Thần khí ở đây được hiểu là Thần khí trong công trình sáng tạo. Dĩ nhiên, ở đây sẽ không nhấn mạnh đến vai trò sáng tạo của Thần Khí cho bằng nhằm giới thiệu sự hiện diện của Thiên Chúa là Thiên Chúa Sáng Tạo, Thần khí và Lời. Sách Sáng thế kể: “Khởi thuỷ Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất. Đất thời trống không mông quạnh, và tối tăm trên mặt uông mang, và thần khí là là trên mặt nước” (St 1:2).[15] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn15) Tuy nhiên, khái niệm về Thần khí và dáng bóng Thần khí trong Cựu ước lại có nhiều ý nghĩa khác nhau như đã cho thấy ở trên. Điều này được thấy cách đặc biệt trong sách ngôn sứ Edekiel và Isaia, một cách nào đó với sách Thủ Lãnh và các Vua.[16] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn16) Một đặc tính rất rõ ràng trong hầu hết các văn phẩm Cựu ước khi nhìn nhận Thần khí là tác nhân của sự sống; hoặc Thần khí được thấy dưới khái niệm là hơi thở (St 6:17), là gió (Xh 10:13), là sự sống và sự tồn tại.[17] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn17) Hai bản văn 2V 2:1-18 và Ed 37:1-14 cho thấy sự xuất hiện của Thần Khí như một yếu tố tương quan, một thực tại năng động. Tác giả Gérand Blochat kết luận về bản văn 2V 2:1-8 như sau:
“Trong các bản văn này, Thần khí xuất hiện như một yếu tố tương quan, một thực tại năng động. Nơi Thiên Chúa, đó là quyền năng hành động của Người đối với con người. Trong thiên nhiên (gió), đó là một yếu tố Thiên Chúa dùng để làm ích cho con người. Trong con người, đó là sinh lực: nghĩa là hơi thở của con người và là cái linh hứng thái độ của mình. Thần Khí không thuộc về con người, nơi ở tạm thời, và có thể làm cho con người được cất lên. Con người nhận được thần khí từ nơi Thiên Chúa tạo nên một môi trường sống, một không gian sống để con người dưới tác động của Người có thể hành động và làm chứng về Đấng sai Thần Khí đến”.[18] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn18)
- “Thần khí sáng tạo và là sự sống”. Dường như có một sự tương đồng giữa hai bản văn St 2:7 và Ed 37:1-14. Vì cả hai bản văn đều nói đến việc chính “hơi thở” mà Thiên Chúa thổi vào lỗ mũi và “hơi thở” mà Thiên Chúa thực hiện qua hành vi của ngôn sứ Edekiel, làm cho những bộ xương khô được sống. Điều này càng khẳng định mối liên hệ đặc biệt giữa Thần khí và sự sống (Tv 104:30); vượt xa hơn đó chính là mối liên hệ giữa sự sống con người và chính Thiên Chúa (x. Ga 1:14; 4:12-13; Rm 8:14). Cuối cùng, “khi công trình vĩ đại của Thiên Chúa, sáng tạo và cứu chuộc khai mở, bản văn St 1:2 đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về Thần Khí trong mặc khải Thánh kinh. Câu này thể hiện một lịch sử lâu dài. Câu này chất chứa điều mà bầu khí gợi lên trước khi mặc khải này khởi đầu. ‘Khởi thuỷ Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất. Đất thời trống không mông quạnh, và tối tăm trên mặt uông mang, và thần khí (Thiên Chúa) là là trên mặt nước’, như một con chim bay lượn, bất động, trước khi lao thẳng vào con mồi. Nhất là không thể phiên dịch ‘Thần Khí Thiên Chúa’ là ‘một cơn gió mạnh’, vì một cơn gió mạnh không thể bay lượn, trên đất trống rỗng, trên vực thẳm đầy nước, chưa có hình dáng và tăm tối, Thần khí Thiên Chúa chưa bắt đầu công trình đem lại sự sống. Như Shou, thần khí quyển của Aicập, Thần khí cần phải đến đứng ở giữa trời và đất, giữa nước phía trên và nước phía dưới, để cho bầu khí xuất hiện, để loài người và loài vật có thể hít thở trở nên sinh khí. Do ý muốn của Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa của Isaac và Thiên Chúa của Giacóp, Thần Khí sẽ khởi đầu hoạt động trước khi được phái đến để ‘canh tân mặt địa cầu’ (Tv 104:30)”.[19] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn19)
Dẫu vậy, khi chúng ta đề cập đến Thần Khí, chúng ta phải đặt mối liên hệ ấy trong chính tương quan với Thiên Chúa và trong chính mục đích sáng tạo của Người. Thiên Chúa hoạt động trong Thần khí để đem đến một tương lai và sự sống dồi dào, cho dù mục đích rõ ràng trong hành động sáng tạo của Thiên Chúa thì chưa được tỏ lộ cách đầy tràn. Kinh nghiệm lịch sử của Israel cho thấy, mặc khải của Thần Khí diễn tiến một cách tiệm tiến, kính cẩn và đáng quan tâm mà con người thì vẫn không được học biết từ những cách thức ấy của Thiên Chúa. Chính vì lẽ đó, trong một số bản văn sớm hơn, đã cho thấy một vài sự thành công ngoại lệ là đã đóng góp cho hành động của Thần khí Thiên Chúa. Những điều này bao gồm những chiến công anh hùng biểu tỏ lòng quả cảm và sức mạnh (Jđt 6:34; 1Sm 11:6), bài giảng say mê (1Sm 10:10; 19:23) và kỹ năng nghệ thuật (Xh 35:31). Trong cách thế phản ảnh và kinh nghiệm này của Israel, chưa xuất hiện một chiều hướng đạo đức phản ảnh hướng tới công việc của Thần Khí; trong khi đó, điều không tiên đoán, không thể vận dụng bằng những cơ năng khác hơn về sự linh ứng của Thần Khí đến một vị trí nổi bật. Ở đây, Thần Khí thường vượt qua những sức mạnh, nhưng không nhất thiết biến đổi. Trong phạm vi hoạt động thứ hai phải kể đến của Thần Khí, đó là liên quan đến tính cách ngôn sứ, điều này đã phát triển trong lịch sử Israel cả trước và sau cuộc Lưu Đày. Trong thời gian đầu, người ta quan tâm đến điều gì được nói đến nhân Danh Thiên Chúa và nó trở nên cấp thiết hơn. Và như thế, trong những lời ngôn sứ cố cựu, được bắt đầu bằng việc nói “Lời” của Thiên Chúa; nội dung là ý định và kế hoạch của Thiên Chúa đối với dân. Tuy nhiên, người ta vẫn dè dặt hơn trong việc kêu cầu tới “Thần Khí”, mà có lẽ bởi vì đã bị lạm dụng một cách nào đó về những lời tuyên sấm phục vụ các vua. Trong ánh sáng của mối liên hệ rất quan trọng này có liên quan đến sự nhận thức ý định của Thiên Chúa: đó là ngôn ngữ thần khí, khi nó xuất hiện, nó tóm kết một tính chất đạo đức mới; thiết lập mối tương quan một trật tự thiêng liêng của sự thánh thiện với trật tự con người, bội phản và hướng chiều sự tội. Chẳng hạn, ngôn sứ Isaia đã thốt lên rằng: “Người Ai cập là những con người, không là Chúa, những chiến xa của họ bằng thịt và không có sinh khí” (Is 31:3).[20] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn20)
Người đầu tiên liên kết Thần Khí Đức Chúa với sự phán xét đạo đức trên dân của Người là ngôn sứ Mikha. Đối lập lại những lời các ngôn sứ giả tạo đã làm cho Israel lạc lối, ông trình bày nền tảng (sức mạnh) căn bản cho lời phê phán của riêng ông. Ông nói: “Phần tôi, trái lại, tôi đầy sức mạnh Thần khí YHWH (Giavê), cùng với công lý và sức mạnh, để công bố cho nhà Giacóp và dòng dõi của nhà này và cho Israel về tội lỗi của chúng” (Mk 3:8). Từ điều này cũng có thể liên hệ đến lời rao giảng của ông Gioan Tẩy giả trong Tân ước (Mt 3:11-12). Trong những sứ điệp của các ngôn sứ một cách nào đó công bố nhiều hơn về tính hiện tại của Israel và hướng điều ấy đến một tương lai sắp tỏ hiện. Trong quá trình ấy, các ngài cho thấy sự xuất hiện một dòng dõi Messia thuộc dòng dõi nhà vua, vị này sẽ được xức dầu bởi chính Thần khí của Đức Chúa: “Thần khí khôn ngoan và thông hiểu, thần khí an ủi và sức mạnh, thần khí thông hiểu và kính sợ Đức Chúa” (Is 11:2).[21] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn21) Ngôn sứ Edekiel loan báo đến một cuộc sáng tạo mới liên quan đến Thần khí của Thiên Chúa (Ed 37:1-14). Cũng biết rằng, trong suốt cuộc lưu đầy dài cũng như khi trở về với miền đất của mình; các ngôn sứ không ngừng loan báo lời mang niềm hy vọng và an ủi (đặc biệt với Isaia đệ tam). Trong những lời loan báo của ông thường liên quan đến các hoạt động của Thần Khí Thiên Chúa và đưa dần đến một giao ước mới.
Trong bài ca về Người Tôi Trung, tác giả Isaia cũng đã cho thấy sự hoạt động của Thần khí trên Người Tôi Trung của Thiên Chúa. Chính Thần khí đã thúc đẩy Người Tôi Trung đi làm sứ vụ (Is 42:1; x. Lc 4:18-19; Is 61:1-2). Như vậy, Thần khí làm việc qua hành động xức dầu của Thiên Chúa, và vì thế, nó mở ra một không gian bao hàm trên toàn thể các dân và làm cho trở thành toàn dân của Thiên Chúa. Trong chiều hướng này, với kinh nghiệm và dưới cái nhìn của Israel, có thể nói rằng, Thần khí chính là biểu tượng của sức mạnh cứu độ của Thiên Chúa trong cuộc sáng tạo ban đầu và trong tất cả những cuộc tái sáng tạo đang diễn ra nơi một dân tộc[22] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn22) và trong thế giới. Trong dân tộc ấy, với ý nghĩa của mối liên hệ Tân ước trong thời của Chúa Thánh Thần, chúng ta nhận biết lời loan báo của Joel, khi ông công bố ý định của Thiên Chúa về một thời mới và trong ngày của Người như sau: “Sẽ xảy ra là sau đó Ta sẽ đổ Thần khí của Ta trên mọi xác phàm. Con trai con gái các người sẽ tuyên sấm. Kẻ già nua sẽ chiêm điềm mộng. Trai tráng các ngươi sẽ thấy thị kiến. Và cả trên các tôi trai tớ gái, trong những ngày ấy, Ta cũng sẽ đổ Thần khí của Ta” (Je 3:1-2).[23] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn23)
b. Tân ước
Theo J. Massingberd Ford, thần học Tân ước về Chúa Thánh Thần xuất hiện trong một vài vấn đề, trong số những vấn đề ấy ta thấy có ba vấn đề sau: 1) xuất hiện trong Tin mừng nhất lãm là sự so sánh đến một số liên hệ về Chúa Thánh Thần, trong lời dạy của Đức Giêsu nói đến bảy lần, điều này cho phép các học giải nhìn nhận như một sự thêm vào bởi Giáo hội tiên khởi. 2) Thần khí được dùng đôi khi không có “ngôi vị” tính, đôi khi lại có “ngôi vị” tính. 3) có hai lời nhấn mạnh đặc biệt đến Chúa Thánh Thần: thánh Gioan nói đến Thánh Thần “chưa hiện diện” bởi vì Chúa Giêsu chưa được tôn vinh (Ga 7:39); điều này cũng cho thấy rằng, các môn đệ ở Ephêsô cũng từng tuyên bố rằng, “họ chưa từng nghe nói rằng có Chúa Thánh Thần” (Cv 19:2).[24] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn24) Điều này có thể cho thấy rằng, cụm từ Thánh Thần rất ít xuất hiện trong các văn phẩm Tin mừng trong giai đoạn tại thế của Đức Giêsu. Và như J. Massingberd Ford nhận xét thì, Chúa Thánh Thần chỉ thực sự được nhắc đến một cách liên tục sau khi Đức Giêsu đã phục sinh (Ga 7:39).[25] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn25) Một vài lần cho thấy sự xuất hiện của Thánh Thần trước khi Đức Giêsu chưa phục sinh, nghĩa là chưa thụ nạn (Mt 1:18; Lc 1:35: biến cố ngày sinh của Đức Giêsu); trong phép rửa tại sông Jordan (Mc 1:8), một lần khác có liên quan đến sứ vụ của Đức Giêsu khi Người chống lại thần dữ (Mt 12:28). Tuy nhiên, điều đáng lưu ý trong những lần xuất hiện này của Thánh Thần là Thánh Thần được biết đến như một ngôi vị, nghĩa là chính Ngài là chủ thể thực hiện hành động đối với một nhân vật khác (ở đây là với Đức Maria và với Chúa Giêsu). Marcô cho thấy, Thánh Thần là Đấng điều khiển (trong ý nghĩa khác là ép buộc mà trong mạch văn của Marcô cho thấy là Thánh Thần đã ‘đẩy/put’-ekballei/ballw).[26] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn26) Trong Matthêu và Luca, Thánh Thần là Đấng hướng dẫn (hàm nghĩa là đến ở lại và hướng dẫn) (Lc 1:35; 3:16 tt).[27] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn27) Tuy nhiên, nơi các văn phẩm không phải là Tin mừng thì hình ảnh của Chúa Thánh Thần lại chiếm một vị thế đặc biệt. Người nói rõ nhiều nhất về Thánh Thần chính là thánh Phaolô; bên canh đó là thánh Phêrô. Dĩ nhiên, chúng ta không thể không nhắc đến bản văn Công vụ Tông đồ, vì chính bản văn này cho chúng ta thấy một cách rất rõ những hoạt động của Thánh Thần trên các môn đệ và những người tin.[28] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn28) Các lá thư khác, cho dù được trình bày dưới dạng khuyên bảo hay khuyến thiện, vẫn cho thấy sự xuất hiện một cách âm thầm của Thánh Thần mà các tác giả muốn đề cập đến.[29] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn29)
- Các Tin mừng nhất lãm. Trong Tin mừng Nhất lãm, cách riêng với Marcô, Thần Khí là một bí ẩn. Ở đây, người ta không nhận biết một cách xác thực về vai trò của Thần Khí, ngoài chuyện xác định Thần Khí ngự xuống trên Đức Giêsu tại sông Jordan dưới hình chim bồ câu để xác nhận Đấng được sai đến và có trách nhiệm đưa Đức Giêsu vào hoang địa (Mc 1:10.12; x. Lc 1:35). Đặc điểm thứ hai đó là việc cho thấy Thần Khí là sức mạnh nhằm để giúp con người chống lại các thần khí xấu, giúp họ thoát khỏi những tà ác bởi thần khí xấu gây ra; và như vậy Thần Khí ấy chính là sức mạnh của Thiên Chúa. Tác giả Luca trình bày Thần Khí với một sứ vụ hoạt động rõ ràng và luôn hoạt động một cách mạnh mẽ, ngay từ buổi đầu tiên cho đến thời kết thúc hoạt động của Đức Giêsu ở trần gian, và vẫn luôn hoạt động qua thời gian với các tông đồ.[30] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn30) Và như vậy, với trình thuật của Luca qua hai tác phẩm, vai trò của Thần Khí được thể hiện một cách rõ ràng và tràn đầy; thể hiện đầy đủ vai trò của một thầy dậy, một Kitô khác (trong ý nghĩa của một Đấng được sai đến để làm công việc của Thiên Chúa và là Đấng bảo trợ), một Hướng Dẫn Viên của Thiên Chúa nhân danh Đức Giêsu Kitô. Chúng ta có thể trở lại với hai bản văn của Marcô và những bản văn song song trong nhất lãm để thấy được vai trò của Thánh Thần dưới danh nghĩa là Đấng hướng dẫn, bảo trợ. Bản văn đầu tiên mà chúng ta khảo sát đó là Mc 13:11 (x. Lc 12:11-12). Nội dung của bản văn này là một lời hứa, công bố một lời hứa từ Đức Giêsu. Đức Giêsu trao cho các môn đệ một lời hứa về sự hiện diện của Thánh Thần và sự bảo trợ của Ngài đối với các môn đệ trong những lúc khó khăn. Chúa Giêsu nói với các môn đệ Người rằng: “Khi người ta dẫn đi giải nộp các người, các ngươi đừng lo toan trước phải nói gì, nhưng điều gì ban cho các ngươi ngay giờ đó, các người hãy nói, vì không phải các ngươi nói mà là Thánh Thần” (Mc 13:11; x. Lc 12:11tt; Mt 10:19-20; Ga 15:26; Cv 4:8.31; Xh 4:10-12; Gr 1:6-10).[31] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn31) Điều quan trọng trong lời xác tín này đó chính là việc Thánh Thần đứng bên cạnh và sẽ chỉ cho họ thấy điều gì họ phải nói trong những lúc khó khăn. Và như vậy, không chỉ là trước công hội hay toà án mà với cả hành trình thi hành sứ mạng tông đồ của các môn đệ và những người tin vào Đức Giêsu. Song điều này lại mời gọi chúng ta hướng đến cái nhìn khác về sự hiện diện của Thánh Thần. Đức Giêsu trao ban Thần Khí của Người cho môn đệ (điều này sẽ được nói trong Ga, qua động từ “paradidomi to pneuma” từ thập giá (Ga 19:30). Như thế, bản văn Lc 21:14-15 có liên hệ với Mc 13:11 và Lc 12:11; tất cả cùng cho thấy, Thần Khí mà Đức Giêsu nói đến ở đây không gì khác hơn đó là Thần Khí của chính Đức Giêsu trao cho môn đệ.[32] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn32)
Giá trị tư tưởng về Thánh Thần trong Mc 14,38 nhấn mạnh đến khía cạnh hộ giúp người tín hữu chống lại những thế lực của sự dữ, chống lại những kẻ thù của Thiên Chúa. Thế giới những người tin vào Thiên Chúa có chiều hướng rơi vào những cám dỗ, và như thế, người tín hữu cần sự giúp đỡ của Thánh Thần để chống lại sự tội và giúp thực thi thánh ý Thiên Chúa trong mọi giai đoạn của cuộc sống (Tv 50:12). Thiên Chúa sẽ trao ban một “Thần khí thánh” của Người cho tín hữu.[33] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn33)
Có một điều đáng lưu ý trong văn phẩm “công vụ các tông đồ” của thánh Luca. Có thể thấy một điểm xuyên suốt trong tác phẩm này đó chính là hoạt động của Thần Khí trên các môn đệ của Đức Kitô. Các học giả Thánh kinh nói rằng: sau biến cố tháp Babel (St 11:1-9), hình ảnh một dân tộc bị phân tán thì nay với biến cố ngày Ngũ Tuần, hình ảnh một dân tộc đã được quy tụ (Cv 2). Mối dây liên kết những dân này lại chính là sức mạnh của Thánh Thần.[34] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn34) Như vậy, cách riêng với Luca, Thánh Thần được hứa ban như món quà (quà tặng/hồng ân/charisma/donum (Cv 8:20; x. Cv 2:38; 10:45)) mà Thiên Chúa ban cho con cái (Lc 11:11-13). Lời hứa ban Thánh Thần đã được lặp lại cách đặc biệt sau khi Đức Giêsu Kitô phục sinh (Lc 24:49). Và cách rất đặc biệt lời hứa này đã được thể hiện trong ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 2:1-4). Dĩ nhiên, đọc các văn phẩm của tác giả Luca, chúng ta nhanh chóng nhận biết rằng, dưới ngòi bút của ông, Chúa Thánh Thần được trình bày là mạch sống của mọi hoạt động của cả Đức Giêsu và các môn đệ của Người. Quả vậy, nếu như khởi đầu sứ vụ Thánh Thần đã ngự xuống trên Đức Giêsu trong giòng sông Jordan (Lc 3: 21-22) và sai Người đi rao giảng Tin mừng khắp muôn dân (Lc 3:16.25-27) thì hôm nay, trong ngày lẽ Ngũ Tuần, Thánh Thần cũng đã đáp xuống trên các môn đệ (Hội thánh) (Cv 2:1-4) và hướng dẫn Hội thánh thực hiện sứ mạng của mình là truyền giáo (Cv 2:14.39; xc. Ga 20: 21-23). Kể từ biến cố Ngũ Tuần ấy, Thánh Thần hằng luôn ở với các môn đệ (Cv 1:14; 2:1; 4: 31; 10: 44-47).[35] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn35)
- Qua các tác phẩm của Gioan: Trong viễn cảnh của Tin mừng thứ tư và các tác phẩm dưới danh nghĩa của Gioan, Thần Khí có một vai trò rõ nét; ở đó thể hiện rõ cá tính của Đấng được hứa và sai đến. Tác giả Gioan cho thấy vai trò và chức năng của Đấng là Thánh Thần (Ga 14:26; 15:26; 16:12-14). Gioan cũng cho thấy một mối liên hệ xuất phát của Thánh Thần. Ngài là Đấng được chính Thiên Chúa Ngôi Cha và Ngôi Con sai đến đến với loài người, để tiếp tục công việc mà Ngôi Con đã thực hiện.[36] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn36) Cho nên, Thần Khí là hiện tại hoá Đức Kitô, vì Người tiếp tục nơi mỗi tín hữu công trình mặc khải đã được Đức Giêsu khởi đầu. Vai trò của Thần Khí làm cho “người ta đón nhận trong đức tin Lời của Chúa Con đến từ Chúa Cha. Thần Khí dẫn đưa mỗi người đến sự thật toàn vẹn khi bày tỏ kho tàng của Ngôi Lời đã thành xác phàm” (Ga 14:16-17.26; x. Ga 15:26; 16: 7-14; 21: 24).[37] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn37) Ở đây cũng có nghĩa là, Thần Khí sẽ là Đấng làm chứng về Sự thật, về Đức Giêsu và về Vương quốc Thiên Chúa. Văn phẩm Khải huyền trình bày về một viễn cảnh tương lai rõ nét.[38] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn38) Mặc dù mang tính an ủi nhưng lại là một an ủi giàu tương lai rạng rỡ. Ở đây, hình ảnh của Thần Khí được nêu bật trong các lời cầu nguyện. Như thế, Thần Khí chính là đầu mối của mọi hướng dẫn, kêu xin, xưng tụng và lời hứa: “Thần Khí và Tân Nương nói: ‘Xin Ngài ngự đến !’ Ai nghe, hãy nói: ‘Xin Ngài ngự đến !’ Amen, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến !” (Kh 22:17.20). Việc trao ban Thần Khí ở Ga 20:22 cho chúng ta một mối liên hệ đặc biệt đến chuyện được sai đến của Đức Giêsu. Quả thực, trong bối cảnh này, các môn đệ được chính Đức Giêsu ban Thần Khí mà đã được thể hiện trên đồi sọ, khi Đức Giêsu nói lời cuối cùng bên cạnh hành động “ngục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19:30). Như thế, các ông có một sứ vụ mới nhân Danh Đức Giêsu. Cuộc sai đi này của Đức Giêsu với các môn đệ có một mối liên hệ và lệ thuộc vào cách mà người Con được sai đi bởi Cha. Hành động thổi hơi vào con người cho thấy nguồn gốc của sự sáng tạo (St 2:7); những cuộc sáng tạo trước là cuộc sáng tạo cũ, cuộc sáng tạo bây giờ là cuộc sáng tạo mới.[39] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn39) Và như thế, họ được sai đi trong Thần Khí.
Tóm lại, qua các tác phẩm của tác giả Gioan, Thánh Thần xuất hiện là một Đấng Paraklete thứ hai. Ngài là một ngôi vị trong trong Ba vị. Ngài sẽ bảo vệ, sẽ dạy và hướng dẫn các môn đệ và những người tin vào Đức Giêsu; Ngài sẽ là nhân chứng cho Đức Giêsu và cho cả các môn đệ nữa. Các môn đệ và những người tin vào Danh Đức Giêsu sẽ học biết tất cả sự thật từ sự xuất hiện của Đấng Paraklete, Thánh Thần. Điều quan trọng không chỉ vì Thánh Thần là một Đấng bảo trợ cho các tín hữu bằng cách giúp họ nhận ra Ngài (Ga 14,16-17), dạy bảo họ và thông báo những gì sẽ xảy ra trong tương lai (Ga 16:13; 14:26), nhưng Ngài cũng là chứng nhân của Đức Giêsu (Ga 15:26; 16:14), sẽ làm chứng về Đức Giêsu và nói cho thế giới biết rằng, họ đã làm bằng cách nói cho họ biết ý nghĩa của cụm từ: “Sự Thật là gì?” (Ga 15:18-26; 16:8-11). Và như thế, trong ý nghĩa của hiện tại cánh chung (eschatos), Thánh Thần là một Đức Giêsu hiện tại, đang hiện diện trong cộng đoàn và trong đời sống của mỗi người tín hữu.[40] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn40) Chính Ngài sẽ hướng dẫn toàn Dân Chúa đạt đến niềm hy vọng Vương Quốc.
- Các thư Phaolô: Thánh Phaolô được biết đến là một nhà thần học về Chúa Thánh Thần. Trong tất cả các tác phẩm của ngài, một cách trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta đều thấy xuất hiện hình ảnh của Chúa Thánh Thần cùng các hoạt động của Người. Nổi bật nhất trong các thư bàn về Chúa Thánh Thần là các thư Roma (Rm 8), Ephêsô (4), Galata (5:16-23a) và Corintô (1Cr 12-14).[41] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn41)
Quả thực, vai trò của Thánh Thần được thánh Phaolô cho thấy một cách đặc biệt và rõ ràng. Thánh Thần là nguyên nhân của mọi hành động và ước vọng của con người. Chính Ngài là Đấng hướng dẫn con người đạt đến niềm hy vọng đích thực mà Đức Giêsu đã thực hiện trong cuộc đời trần thế của Người. Thánh Phaolô trình bày về cái gọi là “những món quà của Thần Khí”, hay còn gọi là hoa quả, là quà tặng của Thần Khí (Gl 5: 16-23a; 1Cr 12: 8-10…). Và như vậy, theo thần học của Phaolô, sự xuất hiện của Thần Khí được ví như một cuộc sáng tạo mới của Giáo hội.[42] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn42) Chúng ta có thể điềm qua một vài khía cạnh tiêu biểu như sau:
1Cr 12: 8-10: những hoa trái của Thần Khí nảy sinh nơi mỗi người: “Ơn khôn ngoan để giảng dạy; ơn hiểu biết để trình bày; lòng tin; những đặc sủng để chữa bệnh; được ơn làm phép lạ; ơn nói tiên tri; ơn phân định thần khí; ơn nói các thứ tiếng lạ; ơn giải thích các tiếng lạ” (x. 1Cr 12:28-30; 1Cr 13:1-13; 14:26).[43] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn43)
Ep 4:11: cho thấy hoa trái của Thần Khí làm cho người ta trở thành: “người làm tông đồ; làm ngôn sứ; làm người Loan báo Tin mừng; làm người coi sóc và dạy dỗ”.
Rm 12:6-8: cho thấy dưới tác động của Thần Khí làm cho người ta trở nên: những người nhiệt thành với sứ vụ; ơn phục vụ; ơn rộng rãi; ơn bác ái vui vẻ”.[44] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn44)
Thánh Thần là mối dây liên kết mọi chi thể trong cùng một thân thể. Chính quà tặng là Thánh Thần sẽ giúp người tín hữu thực hiện những ơn mà Thiên Chúa đã ban cho họ cách riêng. Thánh Thần là nguồn mạch mọi hoạt động của con người nhằm hướng đến Thiên Chúa và hạnh phúc nơi Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu cùng các môn đệ của Người đã loan báo. Điểm đáng lưu ý nhất trong tư tưởng của Phaolô về vai trò của Chúa Thánh Thần là giúp cho con người đạt đến ơn làm nghĩa tử Thiên Chúa. Chính Thánh Thần là động lực và là Đấng hướng dẫn dạy con người biết thưa lên tiếng Abba với Thiên Chúa toàn năng! Điều này cũng khăng định một điều mà rằng: “vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5:5; 8:26). Không chỉ chính Thánh Thần sẽ dạy chúng ta biết rằng, chúng ta là nghĩa tử của Thiên Chúa, để rồi chúng ta thưa lên hai tiếng “Abba”, nhưng còn giúp chúng ta nhận biết về nguồn gốc của Đức Giêsu: Ngài là Chúa của chúng ta.[45] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn45) Như vậy, trong mối dây liên hệ, chính Thánh Thần sẽ làm cho mọi người được hưởng tự do; dậy họ cách cầu nguyện và làm cho họ có khả năng kêu lên “Abba” đối với Thiên Chúa (Gl 4:6-7; Rm 8:15-17);[46] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn46) làm cho họ có khả năng hiến tế (Rm 8:1-10; 1Cr 7:40; Gl 6:8) và có khả năng mở lòng ra đối với thế giới và những người khác (Pl 3:6-7; 1Cr 12:13; 14:1).[47] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn47)
Một vài cụm từ được thánh Phaolô dùng để nói về Thánh Thần như :
Spiritus sanctus (Rm 5:5): Thiên Chúa đổ vào lòng chúng ta tình yêu nhờ Thánh Thần đã ban cho chúng ta. Spiritus Dei (1Cr 2:12): Thần khí của Thiên Chúa, hoặc Thần Khí Thiên Chúa hằng sống (2Cr 3:3); Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại (Rm 8: 9-11). Thần khí của Chúa Cha (Spiritus Patris), thần khí của Thiên Chúa ban cho chúng ta để trở nên con cái của Ngài (1Cr 2:14; Pl3: 3; Rm 8:14). Thần khí của Đức Kitô - Spiritus Christi (Pl 1:19), hay thần khí của Chúa Con – Spiritus FIlii (Gl 4:6) mà Thiên Chúa đã đổ xuống trên chúng ta.[48] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn48) Những cụm từ này rất phong phú trong cách dùng của Phaolô (ví dụ khi nói về cụm từ “thần khí của Đức Kitô”: 2Tx 2: 8; 2Cr 3:17b; Gl 4: 6; Rm 8: 9; Pl 1:19).[49] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftn49)

-----------

Tài liệu tham khảo :
* ĐGH Gioan Phaolô II: Thông Điệp về Chúa Thánh Thần
* F.X. Durrwell, Hiểu và sống Mầu nhiệm Thánh Thần Thiên Chúa, bản Việt Ngữ, NXB Tôn giáo 2004.
* ĐGH Gioan Phaolô II: Chúa Thánh Linh, Đấng ban sự sống và tình yêu, bản Việt Ngữ, 2005.
* Giáo hoàng học viện PIO X, Điển ngữ Thần học Thánh kinh, A- L, Đà lạt, Việt Nam.
* Joseph A. Komonchak et al, The New Dictionary of Theology, Michael Glazier, Inc. Wilmington. Delaware. # Holy Spirit, pp. 474.
* Eduard Schweizer, the Holy Spirit, translated by Reginald H. and Ilse Fuller, SCM Press LTD, United States of America, 1980.
* Yves Congar, I believe in the Holy Spirit, the complete three volume work in one volume, Crossroad Herder, New York, 2001.
* Fernand Prat, The Theology of Saint Paul (6 vol), trans., John L. Stoddard, Burns Oates & Washbourne LTD, Great Britain, 1934.


[1] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref1) X. Eduard Schweizer, The Holy Spirit, trans. Reginald H. and Ilse Fuller (Philadelphia: Fortress Press, 1980). pp. 50-57. Xem thêm, ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Misso (1991), số 21, 24, 29.

[2] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref2) Lời tuyên xưng trong Kinh Tin Kính ngày Chúa nhật.

[3] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref3) Hạn từ ruah xuất hiện 378 lần trong Cựu ước; và cụm từ Spiritus Sancti xuất hiện tới 70 lần trong các bản văn Tân ước.

[4] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref4) Xem thêm Tv 31:18; Đnl 9:10.

[5] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref5) X. St. Toma Aquinô, C. Gent IV, 19; Summa Theologia, Ia, q.37. Có thể xem bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Văn Liêm: Thánh Thomas Aquinas, Tổng luận thần học: Thiên Chúa Tam Vị, phần 1, vấn đề 27-34 (Tp. HCM, 2000).

[6] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref6) X. Augustin, De trinitate VI, IX, XV, et “Commentaires sur l’Evangile de Jean, n. 5, P.L., 35, 1684”, trong Michel Dupuy, L’Esprit souffle du Seigneur (Paris: Desclee, 1988), p. 118-123; xem thêm, ST Ia, q.38. Có thể xem bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Văn Liêm: Thánh Thomas Aquinas, Tổng luận thần học: Thiên Chúa Tam Vị, phần 1, vấn đề 27-34 (Tp. HCM, 2000).

[7] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref7) X. Yves Congar, I Belive in the Holy Spirit (New York: Crossoad Herder, 2001), Vol III, p. 3ff.

[8] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref8) Xem thêm chẳng hạn: Fr F. Antonisamy, An Introduction to Christian Spirituality (St. Pauls Press. 1999). pp. 35-38; Daniel Callahan, God, Jesus, and Spirit (Herder and Herder, New York, 1969). pp. 225 tt.

[9] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref9) X. Yves Congar, ibid., Vol I, p. 73ff. Thánh Luca trình bày Thần Khí đi theo những khái niệm “sức mạnh”, “quyền lực”, “ân sủng”…

[10] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref10) Thực thì, tác giả thư thứ nhất Phêrô không minh nhiên khẳng định về chủ vị Thần Khí như Thánh Tông đồ Phaolô hay như tác giả Tin mừng thứ tư. Bởi trong Tin mừng thứ tư, tác giả sử dụng cụm từ Parakletos, và danh từ này liên quan đến khía cạnh của đại từ chỉ ngôi vị (người); vả lại, giữa pneuma và Parakleros lại có sự khác nhau cho dù cả hai đều là danh từ. Cái khác là vì, pneuma được dùng như danh từ nhưng lại ở giống trung; trong khi dó, Parakletos là danh từ ở giống đực.

[11] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref11) Xem thêm, Offcilical Catechetical Text in Preparetion for the Holy Year 2000, The Holy Spirit, Lord and Giver of life, Prepare by The Theological-Historical Commission for the Great Jubilee of Year 2000 (The Crossoad Publishing Company, 1999).

[12] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref12) X. Toma Aquinô, ST, I. q 36, a. 1&2. Có thể xem bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Văn Liêm: Thánh Thomas Aquinas, Tổng luận thần học: Thiên Chúa Tâm Vị, phần 1, vấn đề 27-34 (Tp. HCM, 2000).

[13] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref13) Xem thêm, Daniel Callahan, God, Jesus, and Spirit (New York: Herder and Herder, 1969); F.X. Durrwell, Hiểu và sống mầu nhiệm Thánh Thần Thiên Chúa, bản Việt ngữ do P. Vũ Văn Thiện chuyển dịch, (Nxb Tôn Giáo, 2004). tr. 240 tt; Đức Gioan Phaolo II, giáo lý dựa trên Kinh Tin Kính về Chúa Thánh Linh, Đấng ban sự sống và tình yêu, bản Việt ngữ do Nguyễn Đức Tuyên và Ngưỡng Nhân Lưu Au Nhi thực hiện (Pauline Books and Media, 2005), tr. 314- 318. Công đồng Constantinốp năm 381 đã khẳng định Chúa Thánh là: Đấng Thánh, Đấng Ban sự sống , là Chúa và cùng được phụng thờ … Xem thêm: “Thánh Athanasiô, thư gởi Sêrapion, III, 1, SC n.15: ‘Thần Tính của Chúa Thánh Thần được mạc khải qua tương quan của Ngài với Chúa Con’; và Thánh Basilio, Khảo luận về Chúa Thánh Thần”; trong Giáo Phụ học, tài liệu dành cho sinh viên (TTHVĐM, niên khoá 2005-2006), tr. 121-122.

[14] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref14) Những phần trích Thánh kinh trong bài này được lấy từ Nguyễn Thế Thuấn, Thánh kinh, (Tp. Hồ Chí Minh, 1999) và từ bản Biblia Vulgata, Nova editio.

[15] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref15) “In principio creavit Deus caelum et terram. Terra autem erat inanis et vacua, et tenebrae erant super faciem abyssi, et Spiritus Dei ferebatur super aquas” (Ge 1:2).

[16] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref16) Xin coi: Bài đọc Kinh Sách, Chúa Nhật XI, quanh năm. Bản dịch Việt ngữ của Nhóm CGKPV.

[17] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref17) Chẳng hạn, trong sách Dân số, chúng ta chứng kiến bối cảnh ông Mosê tập họp Bảy mươi người trong số kỳ mục Israel theo như lệnh của Đức Chúa và chính Đức Chúa đã lấy một phần Thần Khí nơi ông Môsê mà đặt trên những người này, để họ giúp ông Môsê trong việc lãnh đạo dân (Ds 11:16-17. 24-30). Sách các Vua với bản văn 2V 2:1-18, thuật chuyện Thần Khí ông Elia đậu trên ông Elisa.

[18] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref18) X. Không rõ tác giả, Chúa Thánh Thần trong Thánh kinh, bản Việt ngữ, năm xuất bản, nhà xuất bản, tr. 14; 27-30.

[19] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref19) X. Ibid., tr. 41

[20] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref20) X. Robert P. Imbelli, “HOLY SPIRIT”, in Joseph A. Komonchak, Mary Collins and Dermot A. Lane, The New Dictionary of Theology (Wilmington, Delaware: Michael Glazier, Inc., 1987), pp. 474-476.

[21] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref21) X. ĐGH. Gioan Phaolo II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần (1997), các số 15-21.

[22] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref22) X. Eduard Schweizer, The Holy Spirit, trans. Reginald H. and Ilse Fuller (Philadelphia: Fortress Press, 1980). pp. 14-17, 67-73; W. Barclay, The Gospel of John (2 vol), vol 1 (The Wesminster Press: Philadelphia, 1975), pp 127ff, 226ff.

[23] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref23) Ở đây chúng ta liên hệ đến biến cố Ngày Ngũ Tuần, với một hình ảnh sống động mà Luca đã trình bày cho chúng ta (Cv 2). Xem thêm: J. Massingberd Ford, “The Spirit in the New Testament”, in Daniel Callahan (ed), God, Jesus, and Spirit (Herder and Herder, New York, 1969), p. 237-238; Eduard Schweizer, The Holy Spirit, trans. Reginald H. and Ilse Fuller (Philadelphia: Fortress Press, 1980). pp. 67-69

[24] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref24) X. J. Massingberd Ford, “The Spirit in the New Testament”, in Daniel Callahan (ed), God, Jesus, and Spirit (New York: Herder and Herder, 1969), p. 225; xem thêm, W.R.F. Browning, Oxford Dictionary of the Bible the essential guide to Biblical themes, places, and characters (Oxford University Press, 1996), art. HOLY SPIRIT, pp. 174-175; SPIRIT pp. 354-355.

[25] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref25) Chỉ sau khi Đức Giêsu phục sinh, hình ảnh thực sự về Chúa Thánh Thần mới được làm sáng tỏ. Cũng chính từ đây, cho thấy vai trò làm chứng và kế tục của Chúa Thánh Thần đối với Giáo hội tiên khởi, như Chúa Giêsu đã hứa. Xem thêm: W.R.F. Browning, Oxford Dictionary of the Bible, the essential guide to Biblical themes, places, and characters (Oxford University Press, 1996), art. HOLY SPIRIT p. 174-175; SPIRIT p. 354-355.

[26] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref26) Nguyên ngữ của câu này là: “Kai euquV to pneuma auton ekballei eiV thn erhmon” (Mc 1:12).

[27] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref27) Nguyên ngữ của câu này là: “kai apokritheis ho aggelos eipen aute: pneuma agion epeleusetai epi se, kai dunamis huphistou episkiasei soi (Lc 1:35)”. Điểm thấy rõ nhất trong tương quan này là hành động “epeleusetai “ của Thánh Thần trên người nữ. Mặc dù có sự khác biệt giữa hai hành động “ekballei và epeleusetai” nhưng cả hai điều nói đến khía cạnh chủ động của hành động nơi chủ thể là Pneuma.

[28] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref28) X. Kilian Mcdonnell, “The Spirit and Pentecostalism”, in Daniel Callahan, God, Jesus and Spirit (New York: Herder and Herder, 1969), pp. 290-308.

[29] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref29) Xem chẳng hạn: Fernand Prat, The Theology of Saint Paul, vol 1 (Burns Oates and Washbourne LTD London MCMXXXIV, 1934), pp. 142ff, 288-291; Margaret Y. MacDonald, Daniel J. Harrington (ed), Colossians ad Ephesians (Collegeville, Minnesota: The Liturgical Press, 2000), pp. 285ff.

[30] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref30) Việc này đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu tác phẩm của Luca cả với phần thứ nhất là sách Công vụ các tông đồ và phần thứ hai là sách Tin mừng. Bởi đây chính là một tiến trình liên tục trong tư tưởng của Luca. Tác giả cho thấy sự hoạt động của Đức Giêsu, các môn đệ của Người có một yếu tố trung gian hướng dẫn là chính Thánh Thần.

[31] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref31) Bản văn Hy lạp Mc 13:11 như sau: “kai otan agôsin humas paradidontes, mê promerimnare ti lalêsête, alla hô ean dothê humin en ekeinê tê ôra, toutô laleite. ou gar este humeis hoi lalountes alla to pneuma to agion.” “Et cum duxerint vos tradentes, nolite praecogitare quid loquamini: sed quod datum vobis fuerit in illa hora, id loquimini: non enim vos estis loquentes, sed Spiritus sanctus” (bản Biblia Vulgata).

[32] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref32) Trong Matthêu, cũng với mạch văn này, tác giả nói rõ ở đây là “Thần Khí của Chúa Cha – to pneuma tou patros” được ban cho anh em, sẽ nói trong anh em (to pneuma tou patros humon to laluon en humin). Như thế, điều này có vẻ như ngược lại với quan niệm của Luca khi nói Thần khí của Đức Giêsu (to gar agion pneuma didakhei humas). Phải chăng ở đây chính là sức mạnh của Thiên Chúa sẽ nói trong những người tin vào Ngài? Điều này có liên hệ đến lối dùng ngôn ngữ của Luca. Quả thực, trong mạch văn của Luca, ngay bắt đầu của tác phẩm, tác giả muốn sử dụng cụm từ “power” of God hơn là “Spirit” of God. Dĩ nhiên, với tác giả Luca, giữa hạn từ “power” và “Spirit” dường như có một mối liên hệ gẫn gũi với nhau. Điều này khẳng định rằng, chắc chắn, Thánh thần là “sức mạnh từ trên cao” (Lc 24:49; cũng xem: Lc 1:17.35; 4.14 ). Trong một nghĩa khác, hình ảnh “phép lạ” (trong những việc chữa lành) cũng cho phép chúng ta liên hệ đến “sức mạnh” là “Thần khí” (Lc 10:19; Cv 4:30; 9:34; 16,18; 19:13). Như vậy, có lẽ ở đây tác giả chỉ muốn nói đến Chúa Thánh Thần “thực hiện” khi phép lạ đã hiện diện. Xem thêm chẳng hạn: Eduard Schweizer, The Holy Spirit, trans. Reginald H. and Ilse Fuller, (Philadelphia: Fortress Press, 1980), pp. 58-59; Offcilical Catechetical Text in Preparetion for the Holy Year 2000, The Holy Spirit, Lord and Giver of life. Prepare by The Theological-Historical Commission for the Great Jubilee of Year 2000, (The Crossoad Publishing Company, 1999), p. 122 tt.

[33] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref33) X. Eduard Schweizer, The Holy Spirit, trans. Reginald H. and Ilse Fuller (Philadelphia: Fortress Press, 1980), pp. 57-58.

[34] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref34) X. Eduard Schweizer. Ibid., pp. 67-69; Kilian Mcdonnell, “The Spirit and Pentecostalism”, in Daniel Callahan (ed), God, Jesus, and Spirit (New York: Herder and Herder, 1969). pp. 290-308.

[35] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref35) Có thể xem cách riêng những đoạn nói về Chúa Thánh Thần mà Tin mừng Nhất Lãm cung cấp cho chúng ta như : Mt 1:18. 20; Lc 1:35, nói về việc Chúa Giêsu sinh ra; Mt 3:11; Mc 1:8; Lc 3:16, nói về hành động của Đấng Messia; Mt 3:13-17; Mc 1:9-11; Lc 3:21-22, nói về việc Chúa Giêsu chịu phép rửa; cuối cùng là những câu, những đoạn trình bày về Chúa Thánh Thần qua những phát biểu của Đức Giêsu: chẳng hạn, tội chống Chúa Thánh Thần (Mc 3:28-30; Mt 12:31-32; Lc 12:10); những sự trợ giúp của Thánh Thần (Mc 13:11; x. Lc 21:14-15; Mt 10:19-20)….

[36] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref36) Ga 16:7: Đấng Paraklete chỉ đến khi Đức Giêsu đi; Ga 15: 26: Đấng đến từ Chúa Cha; Ga 14:16: Chúa Cha gởi Đấng Paraklete đến theo lời cầu xin của Chúa Giêsu; Ga 14:26: Đấng Paraklete được gởi đến nhân danh Đức Giêsu; Ga 14:17: Đấng sẽ được gọi là Thần Khí sự thật (x. Ga 15:26; 16:13); Ga 14:26: Đấng Bảo Trợ là Chúa Thánh Thần; Ga 14:16: Đấng được gọi là “một Paraklete khác”, khi hiểu Đức Giêsu cũng là một Paraklete.

[37] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref37) X. John F. O’grady, According to John, the witness of the Beloved disciple (New York / Mahwah, N.J.: Paulist Press, 1999). pp. 83-85; Laurence Bright (ed), Scripture Discussion Commentary 9: John. Acta foundation. (Chicago: Illinois, 1972), pp. 157-161.

[38] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref38) Ở đây, chúng ta được mời gọi nhìn đến viễn tượng Vương quốc trong lời rao giảng của Đức Giêsu. Vương quốc đã thể hiện và sẽ nên viên mãn như thế nào. Hình ảnh Giáo hội tại thế biểu hiện vai trò gì trong quá trình thể hiện lời rao giảng của Đức Giêsu? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong chương thứ 3 của đề tài.

[39] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref39) X. Eduard Schweizer, The Holy Spirit, trans. Reginald H. and Ilse Fuller (Philadelphia: Fortress Press, 1980), pp. 70-72.

[40] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref40) X. John F. O’grady, According to John, the witness of the Beloved disciple (New York / Mahwah, N.J.: Paulist Press, 1999), pp. 84-85.

[41] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref41) X. Fernand Prat, The Theology of Saint Paul, vol 2 (Burns Oates and Washbourne LTD London MCMXXXIV, 1934), pp. 142-146. 291(# 4) -294.

[42] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref42) X. Eduard Schweizer, The Holy Spirit, trans. Reginald H. and Ilse Fuller (Philadelphia: Fortress Press, 1980), pp. 69-70; Laurence Bright (ed), Scripture Discussion Commentary 9: John. Acta foundation (Chicago: Illinois, 1972.) pp. 150-151.

[43] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref43) Xem thêm Is 11, 2.

[44] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref44) Xem thêm 1Pr 4, 10-11.

[45] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref45) X. Fernand Prat, The Theology of Saint Paul, vol 2 (Burns Oates and Washbourne LTD London MCMXXXIV, 1934), p. 142-146. xem thêm chẳng hạn: Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần (Dominum et Vivificantem). ss. 30-32. Bản dịch Việt ngữ của Đaminh Học Viện.

[46] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref46) X. Boris Bobrinskoy, The Mystery of the Trinity: Trinitarian Experience and Vision in the Biblical and Patristic tradition, trans. Anthony P. Gythiel (New York: St Vladimir’s Seminary press, 1999), pp. 124-125, 127.

[47] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref47) X. Eduard Schweizer, The Holy Spirit, trans. Reginald H. and Ilse Fuller (Philadelphia: Fortress Press, 1980), pp. 85-89.

[48] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref48) Bản văn Rm 8,9-11.14-16 cho chúng ta một súc tích hơn cả: “Anh em không bị tính xác thịt chi phối, mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Kitô, thì không thuộc về Đức Kitô. Nhưng nếu Đức Kitô ở lại trong anh em, thì dầu cho thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng ban cho anh em được sống, vì anh em đã được nên công chính. Lại nữa, nếu Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác anh của anh em được sự sống mới (…) . Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên : ‘Abba ! Cha ơi !’ Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa”.
Đối chiếu với nguyên bản như sau:
“umeiV de ouk este en sarki alla en pneumati, eiper pneuma qeou oikei en umin. Ei de tiV pneuma Cristou ouk ecei, outoV uok estin autou. Ei de CristoV en umin, to men swma nekron dia amartian, to de pneuma zwhdia diakaiosunhn. Ei de to pneuma tou egeirantos ton Iesoun ek nekron oikei en umin, o egeiraV ek nekrwn Criston Iesoun zwopoihsei kai ta qnhta swmata umon dia tou enoikountos autou pneumatos en umin (… ) Osoi gar pneumati qeou agontai, outoi uioi eisin qeou. Ou gar elabete pneuma douleiaV palin eiV jobon, alla elabete pneuma uioqesiaV, en w krizomen, abba o pater. Auto to pneuma summarturei to pneumati esmen tekna qeou”. Bản Biblia Vulgata: “Vos autem in carne non estis, sed in spiritu: si tatem spiritus Dei habitat in vobis. Siquis autem Spiritum Christi non habet, hic non est eius. Si autem Christus in vobis est, corpus quidem mortuum peccatum, spiritus vero vivit propter justificationem. Quod si Spiritus eius, qui suscitavit Iesum a mortuis, habitat in vobis: qui suscitavit Iesum Christum a mortuis, vivificabit et mortalia corpora vestra, propter inhabitantem Spiritum eis in vobis (…) Quicumque enim spiritu Dei aguntur, ii sunt filii Dei. Non enim accepistis spiritum servitutis iterum in timore, sed accepistis spiritum adoptionis filiorum, in quo clamamus: Abba (Pater). Ipse enim Spiritui nostro quod sumus filii Dei”.

[49] (http://daminhvn.com/thuvien/dongdaminh/chiasedoitu/thanhthan-hien.htm#_ftnref49) X. Phan Tấn Thành, Mầu nhiệm Thiên Chúa (Chân lý, 2001), tr. 104 -106.