PDA

View Full Version : Chúa Nhật Lễ lá



Masafot
02-04-2009, 07:15 AM
CHIA SẺ
Baraba và Chúa Giesu
Văn sỹ Fabran Lagerkvist một nhà văn của Thụy Điển đã đoạt giải Nobel hoà bình về văn chương khoảng giữa thập niên 60 khi ông ta đưa vào đoạn Tin Mừng trên (đoạn thương khó) để thực hiện một thiên tiểu thuyết với tựa đề BARABA, từ đó tên tuổi của ông được nhiều người trên thế giới biết đến và tác phẩm của ông cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. …
Vậy Baraba là ai? Có gì trong vụ án trên 2000 năm qua?
Baraba là một tên cướp khét tiếng và đã được nhắc đến trong vụ án Chúa Giêsu. Theo các sách Tin Mừng kể lại Baraba là một tên cướp khét tiếng chuyên cướp của giết người tống tiền, cho vay nặng lãi, chuyên móc nối chỗ hối lộ, chạy án… và đã bị sa lưới pháp luật và đã có án trung thân. Hằng năm mỗi dịp lễ lớn quan trọng, tổng trấn Philato đại diện cho đế quốc Roma tại Palestina có thói quen ân xá cho một tù nhân, và cũng năm đó Philato đã đưa 2 nhân vật trong câu chuyện ra để hỏi dân nên tha án cho ai và bắt tội ai? Khi đưa 2 nhân vật này ra để trưng cầu dân ý thì tổng trấn Philato luôn nghĩ Baraba dứt khoát sẽ bị dân chúng đem đi giết vì tội quá nặng và đã từng gây kinh hoàng cho người dân trong vùng, còn Chúa Giesu thì ngược lại, là một người hiền lành, lại biết làm phép lạ, có khi quan cũng được người nhà cho biết chính ông Giesu đã chữa bệnh cho nhiều người, như vậy hy vọng ông sẽ cứu được Chúa Giesu. Nhưng than ui, toàn dân đã cùng đồng thanh la lớn THA CHO BARABA VÀ ĐÓNG ĐANH GIESU.
Cũng dựa vào sự kiện lịch sử này văn sỹ Fabran Lagerkvist đã tưởng tượng ra cuộc đời còn lại của Baraba và ông đã tô son điểm phấn cho Baraba trở nên người có quyền thế được mọi người biết đến và Baraba có được tất cả, lại được người dân cho là trắng án nên được phóng thích, còn Chúa Giesu thì là người công chính thì lại bị đem đi thi hành bản án tử hình bằng cái chết nhục nhã trên đồi Golgotha. Và Baraba đã được chính Chúa Giesu lấy mạng sống mình để cứu đầu tiên nhưng thế nhưng Baraba đã không bao giờ nhắc tới Chúa Giesu đã cứu mình và lại không muốn biết mình là ai? Vì chắc chắn rằng Baraba luôn nghĩ trong đầu và không dám nói ra ngoài. Đây là một vụ án thật kinh khủng và chính mình đáng lẽ phải chết, phải bị ngồi tù trong ngục tối suốt đời, thế nhưng Giesu là ai mà lại để cho bọn dân đen coi mình trọng hơn hẳn, coi tội của mình không đáng chết hơn hẳn vì nếu nhắc lại hắn cũng sợ bị người dân công khai phản lại bản án thì sao nên hắn im luôn, biết người thế chỗ cho mình là người công chính thế nhưng không dám nói ra.
Lí do khiến văn sỹ Fabran Lagerkvist được nhận giải Nobel văn chương cũng lại vì nhân vật Baraba, ông đã hoạ được đích thực con người của thời đại Baraba, chính nhờ Chúa Giesu cứu độ nhưng chắc hẳn cũng không hiểu lý do tại sao? tại sao lại có những bản án cực kỳ bất công vậy? Con người ngày nay không tin vào Chúa Kito và lại muốn loại bỏ Chúa ra khỏi lịch sử đời mình, đó chính là một điều đang xâu xé con người của các thời đại với nhiều tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, con người chẳng khác nào một Baraba trong tác phẩm Baraba của Fabran Lagerkvist. Con người luôn tin tưởng mình là đấng cứu độ của mình con người lại nghĩ mình có thể loại bỏ mọi chiều kích siêu việt của cuộc sống .Con người nghĩ mình có thể sống mà không cần biết đến ai là đấng cứu độ cho mình, con người tự phụ, con người đã luôn phản bội, cứng lòng.Con người đã thành công trong trường đời,luôn cho rằng chính mình tạo nên điều tốt lành nên mình mới có sự thành công, còn những người không tạo được tốt lành thì sẽ luôn thấy thất bại . Con người luôn thấy thất bại thì than oán Đấng đã tạo dựng nên mình, thế nhưng thành công lại phản bội quên mất ai đã cứu mình, ai đã luôn bên mình,… đó là bộ mặt của con người các thời đại…

Bạn thân mến!

Với cái nhìn đích thực, cái chết của Chúa Giesu trên thập giá là hành động tội ác của những người Do Thái và chính quyền La Mã cách đây hơn 2000 năm. Những người Do Thái cuồng tín đã kêu gào ĐÓNG ĐINH Chúa Giesu vào thập giá, các binh lính La Mã đã đánh đập, hành hung Ngài và cuối cùng treo Ngài lên thập giá.
Nhưng với cái nhìn của một người có niềm tin thì cái chết của Chúa Giesu trên thập giá là một nhiệm màu vì một cách nào đó họ nhận ra mình cũng đã có những hành động tham dự vào hành vi ĐÓNG ĐINH ấy. Chúng ta luôn tuyên xưng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta nghĩa là chính tội lỗi chúng ta cho dù cách đây trên 2000 nghìn năm vẫn là một hành động chối bỏ, là tiếng reo hò, sỉ vả, một vết đòn, một cái tát, một lời nhạo báng, một cái đinh đóng vào thân thể Chúa.
Thử hỏi nếu người đương thời có liên quan đến vụ án của Chúa Giesu, ta sẽ là người đứng trong nhóm người nào? Với thái độ nào? Phải thú nhận rằng tôi không thể làm được như ông Simon thành Dyrene đã vác thánh giá đỡ Chúa Giesu, nhưng có thể không nên quả quyết mình không đứng về phía bọn người quá khích kêu gào đả đảo Chúa, không thể là Phero chối Chúa, hoặc là môn đện chạy chốn, hoặc là Philato lên án người vô tội, hoặc là đám lính đánh đòn, xỉ vả, đóng đinh Chúa. Trái lại kinh nghiệm bản thân cho thấy (Già) rất rất yếu đuối, dễ dàng trung thành với Chúa trên môi miệng cũng như khi mọi điều trôi chảy, nhưng lại phản bội Chúa dễ dàng khi mọi hành động cụ thể gặp nghịch cảnh.
Năm 1975 trước khi nền cộng hoà VIệt Nam sụp đổ, Già luôn tung hô luôn muốn được bảo vệ, có thể sẽ phải hy sinh tính mạng để bảo vệ nền cộng hoà Việt Nam. Thế nhưng sau khi nền Cộng Hoà sụp đổ hoàn toàn, Già đã trối bỏ, mạ lỵ, phỉ báng… cho đến khi Già ngồi nghĩ lại bối cảnh của cuộc đời và thấy lại rằng con người Già cũng là con người của thời đại đang luôn cố hành động theo phe mạnh, đứng vào phe mạnh,… Cuộc sống của Già luôn thay đổi theo chiều hướng xã hội, thánh thiện theo lúc, xét ra Già cũng chẳng thua gì một tên lính Roma thời Chúa Giesu, Già luôn dễ dàng chạy về phe kẻ mạnh, không dám bênh vực công lý, cũng dễ dàng trung thành với Chúa trên môi miệng, cũng như khi công ăn việc làm đều suôi chảy nhưng lại phản bội Chúa cách dễ dàng trong hành động cụ thể lúc gặp nghịch cảnh.

Bạn thân mến!

Với bài thương khó chúng ta vừa đọc hôm nay, tuần thánh đã bắt đầu, Chúa Giesu vào thành Gierusalem để hoàn tất mầu nhiệm vượt qua và đem lại ơn cứu độ cho loài người. Với bề ngoài cuộc đổ bộ vào Gierusalem giữa tiếng reo hò hoan hô vạn tuế của muôn người, với rừng lá vạn tuế và những lời hoan hô VẠN TUẾ CON VUA ĐAVID. Nó có vẻ như một cuộc chiến thắng vang dội, một cuộc diễu hành sau những chiến thắng, một cuộc cách mạng thành công, một cuộc tiến chiếm thủ đô…. Thực ra đây là một cuộc mở màn cho một sự thương khó đau thương, đầy mỉa mai và bi thương nhất cho cuộc thương khó, bởi vì chính Chúa đã biết trước cho niềm phấn khởi chóng qua của người dân, như một buổi tiệc chóng tàn, như một niềm vui đã hết, như một thương gia bị phá sản. Qua niềm vui đón tiếp chàng rể của người dân…. tiếp sau đó là sự phản bội sẽ bùng nổ một cách dữ dội trước mặt tổng trấn Philato trong tiếng kêu gào với những bàn tay nắm thật chắc hô to và cố gào thét sao cho tiếng hô của mình to hơn át đi tất cả tiêng hô của người khác ĐẢ ĐẢO ĐẢ ĐẢO, ĐÓNG ĐINH NÓ VÀO THẬP GIÁ, NÓ ĐÃ PHẢN BỘI TỔ TIÊN CHÚNG TÔI, NÓ ĐÃ PHÁ ĐỀN THỜ CỦA CHÚNG TÔI…
Rước Chúa Giesu vào đền thờ không phải là một điều khó khăn, đi theo Chúa trong lúc Ngài được tung hô, chúc tụng là một điều dễ dàng nhưng ai dám can đảm đi theo Ngài tới cùng? Ngài đã bị bỏ rơi và bị lên án. Chúng ta thấy vào giờ bắt đầu hành động Tin Mừng cũng không nói tới một ai dám bênh vực cho Chúa trong lúc đó mà lại đổi lên phóng thích cho tên trộm Baraba.
Chúng ta thường tuyên xưng mình là Kito hữu nghĩa là đã định nghĩa là người luôn đi theo Chúa Giesu thì chắc chắn chúng ta một lúc nào đó cảm nhận được nỗi khó khăn khi phải đến nơi mà mình không muốn đến. Con đường theo chân Chúa có lúc vui có lúc buồn, chúng ta phải có mặt trong đám đông để luôn tung hô Chúa Vạn Tuế khi vào đền thờ cũng như không nên vắng mặt khi Chúa hấp hối trên thánh giá.
Trong những ngày của tuần thánh này chúng ta hãy tìm thời giờ đọc lại 14 đàng thánh giá hay chương 15 của Tin Mừng Thánh Marco, hay để cho tâm tình, lời nói cùng hành động cảu Chúa Giesu thấm nhuần và biến đổi chúng ta trong cuộc khổ nạn của Chúa, để chúng ta nhìn thấy được nhiều tình huống tối tăm của cuộc đời trong đó vu khống, phản bội, gen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hàn nhát, đói rét,… Nhưng trong cuộc đời chúng ta hãy cảm nhận chúng ta đã bắt gặp một tình yêu vô cùng lớn lao của chính Thiên Chúa Cha đã hy sinh Con mình cho nhân loại chỉ vì tình yêu, chỉ tình yêu mới làm cho Ngài đau khổ, không những đau khổ cho Thiên Chúa Cha và Ngài mà chúng ta phải kể đến nỗi đau khổ của Người đã sinh ra Ngài, đã đi theo Ngài và đồng công cứu chuộc với Ngài bằng chính mắt mình nhìn thấy con mình chịu những đau khổ nhục nhã chỉ vì tình yêu.

Bạn thân mến!

Hãy dừng chân lại để lắng nghe Chúa có gì muốn nói với ta, hãy nhắm mắt lại để cho Chúa vào tâm hồn ta, đừng ngắt lời Ngài và hãy để cho Chúa vào tâm hồn chúng ta, và hãy coi chúng ta giống ai? Giuda? Phero ? Philato? hay dám dân quá khích đang hò hét đả đảo? Thật vậy, chúng ta không ai vô tội trước cái chết của con Thiên Chúa, Ngài vẫn còn hấp hối trước đống tội của chúng ta, Ngài đang vui với chúng ta, đang đồng hành cùng chúng ta, Ngài đang vui với chúng ta khi chúng ta làm sự lành, luôn đau khổ khi chúng ta chạy theo tà thần để phản bội Ngà, không phải chỉ có hôm qua nhưng cả hôm nay, ngày mai và mãi đến tận thế.

Đừng theo Chúa như một người đảo điên, quay phim cho một đám tang, luôn quay nhân vật khóc to, khóc hay, khóc thảm thiết hay nhân vật được chỉ định làm nhân vật chính cho đám tang, hãy theo Chúa trong mọi hoàn cảnh vinh quang, vui tươi, thành công, thất bại, đau khổ,tù đậy,… bởi lẽ mọi sự Ngài chịu vì chúng ta, cho chúng ta, ngài đac không quản ngại khi đau khổ lúc được tung hô …Sau khi chúng ta nghe, suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giesu CHÚNG TA THẤY TÌNH YÊU THẬP GIÁ CỦA CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TA, chúng ta đã có những cử chỉ gì để đáp lại TÌNH YÊU của Ngài đối với chúng ta?

CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giesu đã có rất nhiều lúc con quên mất rằng trong cuộc đời còn có Chúa luôn ở bên con, khi làm ăn thành công con đâu có biết Chúa đã và đang đồng hành với con. Nhưng lạy Chúa! Trên thập giá Chúa luôn giang hay tay để mời gọi và dọn chỗ cho con cho đến khi tình yêu con bị héo tàn, tương lai con hoàn toàn đen tối thì con lại vô tình oán trách Chúa ruồng bỏ con, không nhìn đến con và không đồng hành với con. Lạy Chúa, xin Ngài tha thứ tội vạ cho con, xin sai Thánh Thần Chúa đến hun đúc trong con ngọn lửa tình yêu để con luôn thúc tỉnh chờ Ngài lại đến, Amen!


Onggiachonggay_99
Sydney Lễ Lá 2009.