Câu hỏi rất đau đầu cho mọi người đây. mời mọi người xem và trả lời xem ai biết nhé.
Xin chào mọi người. Ngày hôm nay hoathuytinh_thuthuy tôi có một vấn đề để mọi người cùng suy nghĩ và trả lời đây. Mời mọi người cùng suy nghĩ và cho ý kiến nhé!! (Mọi người lưu ý rằng câu hỏi này được đặt ra bởi một người ngoại đạo, và nếu mà hoathuytinh_thuthuy tôi mà bị hỏi chắc chỉ còn biết độn thổ mà thôi):102::102::102:
"Như mọi người đã biết: Ađam và Evà có 2 người con trai là Cain và Abel, nhưng Abel thì chết lúc còn nhỏ, chỉ còn Cain mà thôi, vậy thì tại sao Cain lại có con, vậy người vợ của Cain ở đâu ra, là ai vậy" :105::105::105:
Ai có ý kiến gì thì xin mọi người cùng cho biết nhé!!!
Trích từ http://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=10993
II. Cách Giải Thích Kinh Thánh của Công Giáo Qua Lịch Sử
A. Giáo Hội Tiên Khởi
Sự kiện Kitô Hữu tiên khởi coi trọng Kinh Thánh có thể dễ nhận thấy qua việc nghiên cứu các bài giảng, phụng vụ, nhận xét và nghệ thuật của Kitô Hữu. Họ đồng ý về tính cách linh ứng của Kinh Thánh (tuy có sự bất đồng ý về tính cách quy điển của các sách) và coi Kinh Thánh là "công trình độc nhất của một Tác Giả độc nhất."13 Trong những học giả Kinh Thánh vĩ đại của Kitô Giáo tiên khởi là Ambrôse, Giêrôme, Augustine, và ĐGH Grêgôriô Cả ở Tây Phương, trong khi ở Đông Phương có Athanasius, Gioan Kim Khẩu và các Giáo Phụ Cappadocian (Basil Cả, Grêgôriô Nazianzus, Grêgôriô ở Nyssa).
Trong khi một số giáo phụ, tỉ như, Melito ở Sardis, Clemente ở Alexandria, Origen, đưa ra các quy tắc để dẫn giải Kinh Thánh, trong thời kỳ tiên khởi này, tổng quát, các quy tắc vẫn còn uyển chuyển. Việc dẫn giải có tính cách ngụ ý của các văn bản thánh được chấp nhận một khi sự ngụ ý này hướng về Đức Tin Kitô Giáo và không thay đổi nhiều với Tông Truyền. Câu châm ngôn nổi tiếng của Vincent ở Lerins là quy tắc của thời ấy: quod ubique, quod semper, quod ab omnibus (điều [được dậy bảo] ở mọi nơi, luôn luôn, và bởi mọi người).
Chân lý của Kinh Thánh được hiểu theo nghĩa đen, có giá trị lịch sử thường được các Giáo Phụ mặc nhiên chấp nhận. Tuy nhiên, một vài ngoại lệ của điều này được thấy trong Học Phái Alexandria. Thí dụ, Origen dậy rằng các biến cố trong Cựu Ước không nhất thiết phải chính xác về lịch sử, nhưng được dùng như các câu chuyện để nói lên các chân lý có giá trị tinh thần. Trái lại, Học Phái Antiôkia tỉ như Gioan Kim Khẩu mạnh mẽ tẩy chay phương cách tiếp cận này, và duy trì tính cách xác thực lịch sử của Kinh Thánh.
Khi các thế kỷ trôi qua, sự quen thuộc tự nhiên với ngôn ngữ Kinh Thánh (tiếng Hy Lạp và cổ Do Thái) và các truyền khẩu tiên khởi giảm dần. Bởi đó, phát sinh nhu cầu cần có các quy tắc dẫn giải và chú thích. Từ từ, việc phát triển liên tục về nghệ thuật và khoa học của việc nghiên cứu Kinh Thánh đã đưa đến truyền thống Công Giáo về bốn ý nghĩa của Kinh Thánh.
Ý nghĩa đầu tiên là nghĩa đen (theo văn tự) mà theo T. Tôma Aquinas, là ý nghĩa mà tất cả các ý nghĩa khác phải dựa vào đó. Nghĩa đen thì đơn giản là ý nghĩa trực tiếp và đúng theo mặt chữ, tuy điều này có bao hàm phép ẩn dụ (tỉ như, Con của Sấm Sét vẫn là nghĩa đen tuy nó có tính cách ẩn dụ).
Ba ý nghĩa khác, ngụ ý, loại suy, và luân lý cùng hợp thành ý nghĩa tinh thần. Nghĩa ngụ ý chú ý đến ý nghĩa biểu tượng được phát sinh bởi chữ. Những hình ảnh tiên báo trong Cựu Ước và Tân Ước là thí dụ của ý nghĩa này. Nghĩa loại suy nhắm đến sự liên can của chữ với điều người Công Giáo gọi là "tứ chung;" có thể nói là sự chết, sự phán xét, thiên đàng, và hỏa ngục. Sau cùng, nghĩa luân lý dậy chúng ta cách sống. Tính cách dậy bảo của bốn ý nghĩa này được tóm tắt trong bài thơ nổi tiếng thời trung cổ:
Littera geta docet, quid credas allegoria,
moralis quid agas, quo tendas anagogica.
Theo nghĩa bóng, câu này có thể lược dịch như sau: "văn tự dậy chúng ta về điều đã xảy ra; điều bạn phải tin được gọi là ngụ ý; điều bạn phải thi hành được gọi là nghĩa luân lý; ý nghĩa loại suy có liên quan đến chung cuộc đời bạn."14