Ngoại ô thành Rome có một nguyện đường bé xíu, chứa không nổi 50 tín hữu. Tên đầy đủ của nó là Domine Quo Vadis, theo tiếng Latin nghĩa là "Thầy đi đâu?"
Tuy rất bé và đơn sơ, nhưng Domine Quo Vadis sở hữu 1 Thánh Tích bất hủ, đó là phiến đá cẩm thạch trắng có in hằn dấu chân Chúa Giesu.
Gần 2000 năm, hàng triệu tín đồ đã đến thăm Domine Quo Vadis đã ướm chân mình vào đó khiến nó ngày càng một rõ ràng.
Theo Phúc Âm của Thánh Gioan, thì câu "Domine Quo Vadis" là của Simon Phero hỏi Chúa Giesu khi Ngài cáo biệt anh em để chịu bắt và nhục hình trên câu rút. Chuyện này xảy ra bên Do Thái.
Nhưng trong chuyện mà quý vị đang đọc, câu "Thầy đi đâu?", cũng của Simon Phero hỏi Chúa Giesu, nhưng là 40 năm sau Chúa về trời, tại Rome, cách rất xa đất Thánh.
Giáo Hội lúc đó bị ngược đãi, vu oan cho tội đốt thành Rome, Phero bị bạo chúa Nero lùng bắt, được sự che chở của anh em, đã thoát khỏi Rome.
Phero bước đi vô định, đến chỗ bây giờ là "Domine Quo Vadis?", Phero thấy Thầy mình là Giesu vác Thập Giá đi ngược chiều, tuổi 30 vĩnh cửu.
Phero hỏi :"Lạy Thầy, Thầy đi đâu?".
Thầy đáp: "Ta vào La Mã để chịu đóng đinh câu rút".
Đến lúc ấy, Phero nhận ra đã đến lúc mình hiến dâng xác phàm cho danh Chúa. Sự hy sinh của Phero như Thầy đã từng làm, sẽ là Đá Tảng xây nên Hội Thánh bền vững đời đời.
Ngài quay lại Rome.
Gặp Nero Bạo Chúa, Ngài nhận khổ hình đóng đinh câu rút. Và Ngài xin được đóng đinh lộn đầu, như là một cách hối lỗi vì năm xưa đã 3 lần chối Thầy.
Sử sách chép, Chúa Giesu gặp lại Phero trên nền đá cẩm thạch trắng. Giáo hữu đời sau gìn giữ thành nguyện đường Thầy Đi Đâu.
Thầy Đi Đâu? Đi chịu đóng đinh câu rút - Thầy trả lời.
(Trích theo An Hoang Trung Tuong).