Quan niệm về trẻ em theo dòng lịch sử
I Thời cổ đại.
Người Hy Lạp thời cổ đại coi trẻ em như một vật tình cảm, thành phần quan trọng trong gia đình, biểu tượng của tương lai. Trẻ em được nhìn nhận như một nhân thể tiềm năng, nhưng trên phương diện pháp lí, trẻ em trước hết là một tài sản của người cha. Trong triết học về giáo dục Cổ Đại, người Hy Lạp nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục thể chất ngay từ tuổi ấu thơ và sự phát triển năng lực của trẻ em theo lứa tuổi. Áp dụng thái độ giám sát, không trừng phạt với trẻ em, nguyên tắc giáo dục của của người Hy Lạp Cổ Đại, khác với người Israel Cổ Đại. Ngược lại, đối với họ, việc giết hại trẻ em là hợp pháp, và được xã hội chấp thuận. Ví dụ: Ở Sparte, người cha có toàn quyền quyết định khi đứa trẻ ra đời được sống hay phải chết. Trẻ em khuyết tật, hay không được mong đợi bị giết ngay từ khi mới sinh. Ở châu Âu, việc làm này bị coi là bất hợp pháp kể từ thế khỉ thứ V sau CN, khi bộ luật được sửa đổi. Kể từ giai đoạn này, người cha không có quyền giết chính con của mình nữa.
Trong hầu hết các lĩnh vực liên quan đến quan niệm về trẻ em, người La Mã đồng hóa những nguyên tắc triết học của người Hy Lạp. Trong thời đại này, sự ngây thơ của trẻ em không được kể đến. Ngược lại, những văn bản La Mã để lại nhấn mạnh lên những xu hướng, thói quen tự nhiên của trẻ như bừa bãi, giận dỗi, ghen tức, và nói dối. Trẻ em được miêu tả như không hoàn không hiểu biết và cần có một nền kỉ luật liên tục. Tuy nhiên, trong những văn bản tiếng La tinh mới là nơi đầu tiên viết về các giai đoạn phát triển của trẻ. Người La Mã đề xuất trưóc tiên khái niệm về phát triển như một quá trinh biến đổi qua nhiều bước rời rạc, nhưng dần dần tiến bộ thành phương thức vận hành như của người lớn.
Theo truyền thống Do Thai-Cơ Đốc, ngay từ khi mới ra đời, con người được nhìn nhận như nạn nhân của cuộc đối đâu giữa tội lỗi đầu tiên và sự trừng phạt của những người có quyền hành động nhân danh Đức Chúa. Trái lại, quan hệ qua lại giữa bố mẹ và trẻ em rất được coi trọng ở Isarel Cổ Đại. Với bố mẹ, trẻ em, biểu tượng cho niềm danh dự và tự hào, sự trợ giúp càng giá trị khi là một bé trai. Trong nền văn hóa Do Thái, trẻ em giống như món quà của Chúa, một Đấng Cứu Thế tiềm năng. Trẻ em là biểu tượng của sự tái sinh của Tinh Thần, sinh vật khiêm nhường, không bị vấy bẩn bởi xã hội con người (ngưòi lớn).
2. Thời kì Trung Đại.
Thái độ, quan niệm về trẻ em không hoan toàn đồng nhất. Vào đầu thời kì đạo cơ đốc, trẻ em không biểu thị cho cái xấu mà chủ yếu được đánh giá như những môn đồ tiềm năng cho tôn giáo mới. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kì này, trẻ sơ sinh ngây thơ và trong sáng, vẫn mang trong mình tội lỗi nguyên thuỷ. Đối với những thực hành giáo dục, vai trò của người mẹ, của những cử chỉ dịu dàng, chăm sóc chỉ xuất hiện rất muộn sau đó, khi những câu chuyện về Jésus và mẹ Marie được xây dựng. Thông thường, trẻ em được coi như là một vật với tầm quan trọng thần học, một tâm hồn để cứu rỗi, nhân danh Chúa. Cần phải nhắc lại rằng, trong thời gian này, 2 trên 3 trẻ chết trước khi được một tuổi. Tình trạng này không hề được cải thiện trước thế kỉ XX.
3. Thời Phục Hưng.
Cho tới thời Phục Hưng, ở châu Âu vẫn giữ cái nhìn về trẻ em như vật trao đổi xã hội và không có khả năng để tự xử lí mọi việc. Mặt khác, địa vị xã hội của trẻ em giống như của những người điên hay bị phong cùi. Từ thế kỉ XIV đến XVII, tầng lớp trung lưu của những thương nhân xuất hiện và phát triển. Giai cấp tư sản này đảm bảo cho con cái địa vị xã hội ưu tiên bậc nhất, mở trường học chính thức do các thầy tu đảm nhiệm. Sự thành công của loại trường học này khiến sau đó, tất cả con em của tầng lớp quý tộc đều theo học.
Một số gia đình tư bản giàu lên nhanh chóng đã gây khó khăn cho nhà nước với việc dấy lên tinh thần quốc gia chủ nghĩa trong nhân dân. Ở Anh, mối liên hệ gia đình giảm yếu, nhà vua muốn thay đổi các điều luật dân sự để củng cố quyền lực tối cao. Dưới sự ảnh hưỏng của tư tưởng triết học xã hội của Thomas Hobbs, tính độc ác được coi như bản tính bẩm sinh ngay từ khi ra đời. Cách nhìn mới này gắn liền với sự xuất hiện các phương pháp giáo dục thường ở dạng áp bức trong tất cả các tầng lớp xã hội. Trong khi, chính vào thế kỉ XVI mà nhưng văn bản đầu tiên về chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Mặt khác, những nguyên tắc chăm sóc gửi đến các ba mẹ trộn lẫn giữa vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng và mê tín dị đoan. Ví dụ như từ lúc sơ sinh, chân và tay của em bé phải được quấn trong băng vải để trành dị dạng.
Sự tổ chức của hệ thống trường học vào thế kỉ XVI đã dẫn đến việc trẻ em không hề phải học tập trong giai đoạn đó. Trên hình thức, trẻ em được giáo dục, đào tạo nhưng thực tế, chỉ là học tuân thủ sự chuyên chế của người lớn. Con cái của các gia đình tư sản có thể được đến trường, trong khi ở các thành phố, trẻ em nghèo phải đi làm sớm nhất có thể. Năm 1690, John Locke, để xoa dịu bớt sự bóc lột trẻ em ở các thành phố lớn của Anh, đề xuất việc xây dựng các "trường học lao động" cho trẻ em nghèo từ 3 tuổi trở đi.
4. Trẻ em ở Mĩ.
Điều kiện sống trong các khu rừng hoang dại của châu Mĩ, đặt lên trước tầm quan trọng của các gia đình hạt nhân. Phục tùng cha mẹ tuyệt đối đảm bảo sự sống cho trẻ. Những người đi tiên phong, khai phá cho rằng sự hiểu biết về điều Tốt đến từ bên ngoài, từ môi trường đạo đức lành mạnh và tìm mọi cách để bảo vệ con mình khỏi cái Xấu. Tuy nhiên trong văn học Mĩ, con cái của họ đặc trưng bởi cảm giác tội lỗi tràn ngập, nỗi sợ hãi để mất tình yêu của cha mẹ (thậm chí bị bỏ rơi) cũng như lo âu khi không thể đáp ứng mong đợi xã hội. Những nguyên tắc giáo dục của thời đại này vạch rõ, chứng minh rằng tình thương yêu của cha mẹ có hại cho sự phát triển đạo đức của con cái.
Theo những thuyết của thế kỉ XIX, vai trò của những bài học giáo dục, sư phạm trong sự phát triển của trẻ em được quan tâm nhiều hơn. Những lời khuyên được gửi tới các bậc phụ huynh rằng sự mềm dẻo trong cách giáo dục trẻ của bố mẹ là nguy hiểm, và rằng nhưng tín hiệu tình cảm làm giảm yếu tinh thần, cần phải phạt trẻ, nhưng không bao giờ trong giận dữ, hơn nữa phụ huyh cần làm những tấm gương tốt cho con cái mình. Từ giai đoạn này, xuất hiện suy nghĩ cho rằng khi trẻ em hư, khả năng lớn nhất là do lỗi của các bậc phụ huynh.
5. Thời hiện đại.
Các quan niệm về trẻ em hình thành qua nhiều thế kỉ để đáp ứng cho các nhu cầu, tín ngưỡng, hệ thống giá trị của các xã hội khác nhau. Những mối quan hệ gia đình được đinh nghĩa theo luật lệ, bắt buộc và sự trông chờ của xã hội. Ngày nay, quan hệ gia đình tập trung trước hết vào mối dây tình cảm giữa các thành viên.
Các ý tưởng giáo dục hiện đại thường dựa trên các thuyết " hậu - Darwin". Niềm tin vào các phương pháp giáo dục được củng cố qua các nghiên cứu chức năng của sự phát triển. Người ta vẫn chắc chắn rằng khi giáo dục được sự hỗ trợ của hiểu biết khoa học sẽ là một công cụ hiệu quả để đảm bảo một xã hội công bằng và chính trực. Giáo dục được thích hợp với các nhu cầu của trẻ có thể lôi kéo sự hứng thú của trẻ mạnh nhất, lôi kéo sự tò mò, khả năng nghệ thuật cũng như các chiến lược học tập. Một chương trình giáo dục như vậy đòi hỏi sự rành mạch tối đa các hành vi của giáo viên. Giáo dục hiện đại đưa ra những cơ hội để phat huy các khả năng, thiên hướng của học sinh.
Lược dịch của tác giả :
F.Francis STRAYER và Teresa BLICHARSKI
(trích trong Vị Tiên Tri - The Prophet - của thi hào Kahlil Gibran)
Và một người đàn bà ôm hài nhi trước ngực, thưa:
- “Xin Người hãy dạy chúng tôi về Con Trẻ”.
Và Người nói:
“Con các ngươi, chẳng phải là con cái các ngươi đâu.
“Chúng là con trai và con gái của nỗi khát khao Đời đối với tự thân.
(Con cái các bạn chẳng là của các bạn đâu.
Đó là con trai con gái của Sự Sống khát khao Sự Sống).
“Chúng đến qua các ngươi nhưng chẳng từ các ngươi.
“Và tuy chúng ở cùng các ngươi, chúng cũng chẳng thuộc về các ngươi.
(Chúng sinh ra thông qua các bạn chứ đâu phải từ các bạn.
Và cho dù chúng có ở cùng các bạn, chúng vẫn chẳng thuộc về các bạn).
“Các ngươi có thể cho chúng tình yêu,
nhưng chẳng thể cho chúng tư tưởng mình.
“Bởi chúng có tư tưởng riêng của chúng.
(Các bạn có thể cho chúng tình yêu,
nhưng không cho được tư tưởng,
vì chúng có tư tưởng riêng của mình).
“Các ngươi có thể cầm giữ thân xác chúng trong nhà,
nhưng không chứa nổi tâm hồn chúng.
“Vì tâm hồn chúng cư ngụ trong ngôi nhà của ngày mai,
nơi mà các ngươi không thể viếng thăm, dù là trong giấc mơ.
(Các bạn có thể cho chúng nương thân
nhưng không thể cho chúng nương náu tâm hồn,
vì tâm hồn chúng ở trong ngôi nhà của ngày mai,
mà các bạn không thể tới thăm cho dù là trong mộng tưởng).
“Các ngươi có thể gắng sức trở nên giống chúng,
“nhưng chớ tìm cách làm chúng giống mình.
“Vì đời sống không trở gót, cũng không lần lữa với ngày qua.
(Bạn có thể cố công cố sức giống chúng,
nhưng đừng tìm cách làm cho chúng giống mình.
Vì cuộc đời không đi giật lùi,
cũng không nấn ná với ngày hôm qua).
“Các ngươi là những cây cung,
“từ đấy con cái các ngươi tựa những mũi tên sống động được bắn vụt đi.
“Cung Thủ thấy đích trên đường vô cùng,
“và Ngài uốn các ngươi bằng sức mạnh,
“để những mũi tên của Ngài có thể bay mau và xa.
(Các bạn là những cây cung,
từ đó con cái các bạn là những mũi tên được phóng đi.
Người Giương Cung nhìn thấy dấu đích dọc con đường vô tận,
và Người dùng sức mạnh uốn các bạn,
cho những mũi tên của Người lao nhanh đi thật xa).
“Hãy hân hoan uốn mình trong tay Cung Thủ.
“Vì dẫu yêu mũi tên bay đi thế nào,
“thì Ngài cũng yêu cây cung vững mạnh thế ấy.
(Các bạn hãy vui vì được uốn cong bởi bàn tay Người Giương Cung.
Vì khi Người yêu mũi tên đang bay,
thì Người cũng yêu cả cánh cung đứng yên một chỗ).
“Các ngươi có thể cho chúng tình yêu,
nhưng chẳng thể cho chúng tư tưởng mình.
“Bởi chúng có tư tưởng riêng của chúng.
“Các ngươi có thể cầm giữ thân xác chúng trong nhà,
nhưng không chứa nổi tâm hồn chúng.
“Vì tâm hồn chúng cư ngụ trong ngôi nhà của ngày mai,
nơi mà các ngươi không thể viếng thăm, dù là trong giấc mơ.
“Các ngươi có thể gắng sức trở nên giống chúng,
“nhưng chớ tìm cách làm chúng giống mình.
“Vì đời sống không trở gót, cũng không lần lữa với ngày qua.
Kahlil Gibran (1883-1931, thi sĩ, triết gia, nghệ sĩ người Ả rập, sinh tại Li Băng, 20 năm cuối đời định cư tại Hoa Kỳ và mất ở đó). Đoạn này là một chương (chương 3) của thi phẩm Vị Tiên Tri - The Prophet -, rất nổi tiếng, được xem như kiệt tác của Kahlil Gibran.
Caretocom sưu tầm