Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á
Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á
Dài 31 km, nơi rộng nhất khoảng 150 m, động Thiên Đường mới được phát hiện ở Quảng Bình mang vẻ huyền ảo khiến hàng trăm du khách trầm trồ.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3...2/VNE_9342.jpg
Được phát hiện năm 2005 nhưng sau 5 năm khai thác, mở đường, phạt núi và xây dựng lối lên xuống, động Thiên Đường vừa được tập đoàn Trường Thịnh đưa vào hoạt động chiều 3/9.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3...2/VNE_9530.jpg
Động cách thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 60km về phía Tây Bắc, nằm giữa rừng Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Theo các chuyên gia, Thiên Đường còn đẹp và tráng lệ hơn cả Phong Nha và Tiên Sơn.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3...2/VNE_9451.jpg
Từ thông tin của một người dân địa phương tên Hồ Khanh, động Thiên Đường được phát hiện và thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà thám hiểm và cộng đồng quốc tế.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3...2/VNE_9466.jpg
“Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh quốc” đã tổ chức khám phá và công bố, động có chiều dài 31,4km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100 mét, nơi rộng nhất 150 mét, chiều cao từ đáy lên trần động khoảng 60 mét.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3...2/VNE_9477.jpg
Tiến sĩ Howard Limbert, một thành viên của hội cho rằng đây có thể là hang động khô dài nhất châu Á.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3...2/VNE_9517.jpg
Từ đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) đoạn km16 vào đến động dài khoảng 7km. Hơn 6km là đường khá bằng phẳng đi trên nền đất mịn, dưới tán rừng rợp lá với những ngọn gió thổi mát rượi. Cách động chừng 300m là đoạn đường phải trèo băng qua những triền đá tai mèo sắc cạnh.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3...2/VNE_9399.jpg
Cấu trúc kỳ vĩ, vẻ đẹp huyền diệu và tráng lệ của hang động này đã khiến hầu hết những người tham quan hôm khai mạc ngỡ ngàng.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3...2/VNE_9428.jpg
Thiên Đường có miệng hang khoảng 9m2. Trần động vút cao, rộng thênh thang. Đặc biệt, với hai cột thạch nhũ khổng lồ đường kính 5 mét vươn lên cao như những kiến trúc cột của thiên đình có nhiều hình thù phong phú.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3...2/VNE_9431.jpg
Đoạn đầu của hang là một vòm đá cao hàng chục mét, rộng khoảng 100 mét.
Hoàng Hà
Còn tiếp
Những bức ảnh 'để đời' về thế giới động vật
Những bức ảnh 'để đời' về thế giới động vật
TPO - Cùng xem một số bức ảnh dự thi Nhiếp ảnh gia về thế giới động vật hoang dã năm 2010.
Bridgena Barnard (Nam Phi) cùng gia đình tới Kgalagadi Transfrontier Park tại Nam Phi. Tác giả bức ảnh "săn mồi" trên nói: "Chúng tôi biết đây là thời điểm đặc biệt và đã ngồi lặng lẽ trong xe sau những gì chúng tôi vừa chứng kiến".
Bức ảnh chụp kiến ăn lá của Bence Mate (Hungary) tại Costa Rica đoạt giải chính giải thưởng Nhiếp ảnh gia về Động vật hoang dã của năm. Anh nói: "Kiến chỉ hoạt động về đêm khiến chụp ảnh rất khó." Ông dùng đèn bên dưới lá để tạo bóng.
Jari Peltomaki (Hy Lạp) chụp ảnh những con bồ nông Dalmatian tại miền bắc Hy Lạp và coi đây là cơ hội có một không hai. "Tôi không ngờ ở vận may của mình khi mây tan và có thể thấy đỉnh núi xa xa. Tôi biết mình phải tận dụng cơ hội đó".
Marcelo Krause (Bazil) dự định chụp loài piranha - cá ăn thịt - tại Pantanal của Brazil, nhưng khi thả mồi thì con cá sấu lớn lại xuất hiện. "Nó đớp vào ống kính và tôi cứ phải rút tay lại" - ông kể.
Eirik Gronningsater (Na Uy) làm cho Viện Gấu trắng Na Uy tại Svarlbard. Khi chú gấu trắng này tiến lại gần, ông "hy sinh" một máy ảnh và điều khiến từ trên thuyền. "Chú gấu nhặt máy ảnh lên, gặm nó và vứt trên tuyết".
Jochen Schlenker (Đức) chụp sự tương phản về hình khối và màu sắc trong bức ảnh chụp dãy núi Alpes tại Pháp, ảnh đoạt giải nhất thể loại Động vật
trong môi trường.
Tomasz Racznyski (Ba Lan) chụp những chú chim hải âu tranh nhau một con cá ở phía nam Thái Bình Dương. Tác phẩm đoạt giải nhất thể loại Loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Matt Cole (Anh) chụp kiến chăn đàn rệp để hút chất ngọt mà rệp tiết ra.
Olivier Puccia (Pháp) chụp hai mẹ con khỉ langur ngồi trên núi để nhìn thành phố Ramtek, bang Maharashtra, Ấn Độ. Chúng chọn mỏm đá cao nhất để có thể quan sát mọi thứ một cách dễ dàng.
Pierre Vernay (Đan Mạch) ghi lại hình ảnh con hươu giương sừng chờ đợi một đối thủ trong lúc những tia nắng chiều xuyên qua mây và chiếu xuống đồng cỏ gần rừng Dyrehaven Đan Mạch.
Minh ĐứcTheo BBC/Telegraph