Ghi chú thêm tên đường và địa danh BMT xưa
Sau khi đọc một số comments, tôi xin phép comment theo nguyên tắc dùng đúng tên ngày xưa và ngày nay của một số tên đường và địa danh như sau đây, mục đích chính là để bạn đọc dễ hình dung, tôi comment theo thứ tự từ 1 đến 57 như tác giả đã post.(Đỗ Thế Hùng)
1/ Đây là rạp Lo Do không phải rạp Nguyễn Huệ. Chú giải thêm: thị xã Ban mê thuột trước năm 1975 có 3 rạp hát chính: * Rạp Lo Do như trong hình ở đường Quang Trung nay đã bị phá bỏ chuyển đổi công năng sử dụng** Rạp Tường Hiệp ở đường Hai Bà Trưng xưa có thời chuyên chiếu phim Ấn độ nay là rạp Kim Đồng ***Rạp Thăng Long ở gần Cột Đèn Ba Ngọn xưa chuyên chiếu phim Âu Mỹ nay là Nhà Văn Hóa tỉnh Daklak.
2/ Không có đường Nguyễn Tất Thành năm 1965, có một đoạn đường này mang tên Thống nhất; nhưng nói chung lúc đó mọi người chỉ gọi đường này là " Đường Đi Cây Số 3"
3/ Chưa rõ là Bùng binh nào nhưng không thể là Bùng binh cây số 3 (căn cứ vào cảnh được thấy trong hình)
4/ Nên sửa là Sạp báo thay vì Rạp báo, đường Lê Hồng Phong ngày xưa là đường Tôn Thất Thuyết, do vậy chú giải nên là: Sạp báo tại góc đường Quang Trung-Tôn Thất Thuyết năm 1960
5/ Không comment gì thêm
6/ Không có đường Điện Biên Phủ năm 1965 và đoạn đường trong hình năm 1965 là đường Lê Lợi; như vậy chú giải đúng phải là: Đường Lê Lợi-đoạn giữa Nguyễn Thái Học và Y Yut năm 1965
7/ Năm 1960 đúng là rạp Lo Do đường Quang Trung, chú giải đề nghị là: Rạp Lo Do đường Quang Trung năm 1965- chụp từ ngã tư Y Yut-Quang Trung
8/ Không comment gì thêm
9/ Năm 1960 thì phải sửa là: Tiệm vàng Kim Môn-ngã tư Ama Trang Long Nguyễn Thái Học (nay là Nơ Trang Long Điện Biên Phủ)
10/ Đề nghị sửa là: Một đoạn đường Quang Trung năm 1964 nhìn từ quán Cà phê Piano-đoạn giữa Lê văn Duyệt và Tôn thất Thuyết (nay là Sô viết Nghệ Tĩnh và Lê Hồng Phong)
11/ Một góc đường Y Yut và Ama Trang Long năm 1964
12/ Khách sạn Darlac nằm trên đường Quang Trung, sau này là Vinh Thuận Tửu gia, đoạn giữa Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Thái Học năm 1965
13/ Năm 1960 chưa có đường Nguyễn Lương Bằng và chưa có địa danh Hòa Thắng. Đề nghị chú giải rõ hơn: Đoạn đường từ Ban mê thuột đi Hòa Bình năm 1960 nay là đường Nguyễn Lương Bằng đi Hòa Thắng.
14/ Nên chú giải là : Đường Phan Chu Trinh, góc nhìn từ Ban mê thuột đi Quảng Nhiêu (Cư M'Ngar)
15/ Năm 1960 chưa có đường Nguyễn Tất Thành, năm đó đường này gọi là "Đường Đi Cây số 3" sau đó- có đoạn - được gọi là đường Thống Nhất
16/ Năm 1960 chưa có đường Nguyễn Chí Thanh, hình chụp là ngôi nhà thờ ở khu vực CHPI, năm đó đoạn đường này được gọi là "Đường Đi Cây số 5"
17/ Không comment gì thêm
18/ Không comment gì thêm
19/ Nên sửa là:Cây xăng Esso trên đường đi Cây số 3-năm 1960, đoạn rẽ vào đường đi Thác Nhà Đèn (nay là Nhà Máy nước)
20/ Đường Quang Trung năm 1960-đoạn giữa Lý thường Kiệt và Y Yut
21/ Không comment gì thêm
22/ Không comment gì thêm
23/ Tiệm giặt ủi đầu đường Hàm Nghi (nay là Trần Phú)
24/ Ama Trang Long (nay là Nơ Trang Long)
25/ Nhà hàng Darlac (như ghi trên paneau)
26/ Đường Cường Để-Nguyễn Tri Phương (nay là Nguyễn thị Minh Khai-Mạc thị Bưởi)
27/ Đây là đường Ama Trang Long-đoạn giữa Y Yut và Nguyễn Thái Học
28/ Có 2 thời điểm có khách sạn mang tên Hoàng gia ở BMT, một cái ở đường Hai Bà Trưng; một cái ở đường Tôn Thất Thuyết... tôi không rõ hình mô tả khách sạn nào chỉ lưu ý thêm như vậy thôi.
29/ Đường Tôn Thất Thuyết năm 1960 (nay là Lê Hồng Phong), không rõ chú giải Đoạn Bán công BMT ngày nay ý chỉ gì?! Có lẽ tác giả nhầm.
30/ Không comment gì thêm
31/ -nt-
32/ Nay là Kho Bạc Nhà nước tỉnh Daklak
33/ Không comment gì thêm
34/ Đoạn Quốc lộ 14 từ Ban mê thuột đi Pleiku năm 1968, đoạn đi ngang khu vực Đạt lý, có công viên nước ngày nay
35/ Không comment gì thêm
36/ Thiếu nữ Ban mê thuột trên đường đi Cây số 3 năm 1965
37/ Đường Tôn Thất Thuyết (nay là Lê Hồng Phong) năm 1966, đoạn giữa Phan Bội Châu-Quang Trung
38/ Không comment gì thêm
39/ Một quán hàng trên đường Cường Để năm 1963 (nay là đường Nguyễn thị Minh Khai)
40/ Mẹ và con trên đường đi cây số 3 (nay là Nguyễn Tất Thành)
41/ Không comment gì thêm
42/ -nt-
43/ Góc đường Nguyễn Thái Học-Phan Bội Châu (nay là Điện Biên Phủ-Phan Bội Châu)
44/ Phơi lúa trên đường Hoàng Diệu-đoạn Lê văn Duyệt (nay là Sô viết Nghệ Tĩnh)-Nguyễn Tri Phương (nay là Mạc thị Bưởi)
45/ Đường Độc Lập (nay là Lê Duẩn) đoạn giữa Viễn Thông tỉnh và Phạm Hồng Thái năm 1960, đối xứng với Viễn thông tỉnh qua đường Phạm Hồng Thái là dinh tỉnh trưởng cũ, nằm trong khuôn viên Tòa Hành Chánh tỉnh Darlac (nay là Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Daklak)
46/ Không có comment gì thêm
47/ Đường Nguyễn Thái Học năm 1960 (nay là Điện Biên Phủ)
48/ Không comment gì thêm
49/ Nhà trên đường đi cây số 3
50/ Không comment gì thêm
51/ -nt-
52/ Đường đi cây số 3, góc chụp từ hướng cây số 3, hàng rào bên phải hình là hàng rào phi trường L19
53/ Làm bánh tráng trên đường Nguyễn Tri Phương (nay là Mạc thị Bưởi)
54/ Không comment gì thêm
55/ -nt-
56/ Một ngôi nhà trên đường Hàm Nghi 1960 (nay là Trần Phú)
57/ Không comment gì thêm
Trân trọng
Đỗ Thế Hùng