PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỰA VÀO ĐỨC KITÔ
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỰA VÀO ĐỨC KITÔ
--------Trong bài suy niệm “ Được làm tôi tớ Đức Kitô”, chúng ta thấy cần phải dẹp qua một bên xu thế tiến thân của thế gian mà trở thành nô bộc hèn mọc của Đức Kitô, và đồng thời cũng nhìn nhận rằng đây không phải là một công việc vặt. Mỗi sáng, các bạn phải cân nhắc xem phương pháp phân tích nào mình sẽ áp dụng để đưa ra các quyết định trong ngày. Các bạn phải chọn lựa hoặc phương pháp trần thế hay là đường lối của Chúa Giêsu. Buồn thay, chúng ta đã được “ huấn luyện”quá kỹ theo chiều hướng thế gian.
--------Lúc còn trẻ thơ, chúng ta thường được dạy “ Đa đa ích thiện”, tức là có càng nhiều càng tốt, và “ Một cộng một bằng hai”. Đến tuổi trưởng thành, ta được chỉ dạy lấy quyết định theo kiểu phân tích đựa vào “ tờ bảng tính”( spreadsheet). Chúng ta học tập chọn hướng đi nào sẽ đem lại lạc thú lớn nhất, hay sẽ làm nặng theo “ hầu bao”của mình nhiều nhất.
--------Thế nhưng Chúa Giêsu, vốn là mẫu gương tối thượng của nhân loại, không bao giờ bị gò bó theo lối suy nghĩ hạn hẹp của người đời. Người dạy ta một con đường chính đáng, đó là tuyệt đối vâng phục; và Người chứng minh rằng “ một cộng một luôn bằng bất cứ gì Thiên Chúa muốn.”
--------Ga 6, 5-7: “ Người mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: ‘ Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?’ Người nói thế là để thử ông, chớ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Phi-líp-phê đáp : ‘ Thưa có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.’ ”
--------Tôi mường tượng ra cảnh Phi-líp-phê đang ngồi cạnh Chúa Giêsu với chiếc máy tính xách tay, rối rít nạp vào các sô liệu. Sau một hồi phân tích các dữ kiện, ông chỉ vào mành hình và nói: “ Thầy xem kìa, computer không sao sử lý nổi. Chương trình của Thầy không thể thực hiện được !”
--------Dĩ nhiên, Chúa Giêsu không buồn để ý đến các thao tác phân tích của Phi-líp-phê. Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, rồi phân phát cho hơn năm ngàn người ngồi đó.
--------Cha Trên Trời đã giao cho chúng ta một số nhiệm vụ này khác cho ngày hôm nay cũng như cho những tuần, tháng, năm trước mắt. Nhiều công tác trong số này sẽ mang tích thách thức và đòi hỏi phải có những quyết định nghiêm túc. Chịu ảnh hưởng nặng nề của tâm tính thiển cận – chỉ biết dựa vào sô liệu – chúng ta thường hay lắc đầu, tuyên bố việc này không thực tiển hoặc việc kia bất khả thi. Nhưng Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta áp dụng một phương pháp phân tích mới – xoay quanh chính Người – một phương pháp được xây dựng trên niềm xác tín rằng:
“ đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể được”( Mc 10, 27).
--------Khi đối diện với thách thức, các bạn hãy tập “ hết lòng tin tưởng vào Đức Chúa, chớ hề cậy dựa vào hiểu biêt của con” ( Cn 3, 5). Các bạn hãy tập sống từng giây từng phút trong đức tin, và để cho mỗi bước đi của mình được điều khiển bằng một phương pháp phân tích dựa vào Đức Kitô.
HÃY TIN VÀ SẼ ĐƯỢC PHỤC HỒI
HÃY TIN VÀ SẼ ĐƯỢC PHỤC HỒI
--------Khi sáng tạo con người, Thiên Chúa ban cho ổng thẩm quyền chi phối mọi loài trên thế giới; “ Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất”( St 1, 28). Con người được tạo dựng với khá nhiều quyền tự do. Thiên Chúa giao cho ông nhiệm vụ cày cấy và canh giữ đất đai trong vườn Ê-đen, và chỉ cần tuân thủ một mệnh lệnh duy nhất:” Ngươi không được ăn trái của cây cho biết điều thiện điều ác, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết”( St 2, 17). A-đam không tin lới Chúa phán là thật, và ông đã ăn trái cấm. Tội của A-đam( do đã không tin) khiến nhân loại phải xa rời Thiên Chúa.
--------Lúc dùng Mô-sê làm người dẫn dắt dân tuyển chọn ra khỏi đất Ai Cập, Thiên Chúa ban cho họ những quy định về đời sống cá nhân, cộng đồng và đạo đức. Nếu dân tuân giữ các lề luật ấy, Thiên Chúa hứa sẽ phục hồi cho họ cơ hội được tái lập mối quan hệ chính đáng với Ngài; “ Chúng ta sẽ là người công chính, nếu chúng ta lo đem ra thực hành tất cả mệnh lệnh này trước nhan Đức Chúa “ ( Đnl 6, 25). Song dân đã không tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, và như vậy vẫn tiếp tục xa cách Ngài. Thiếu vắng đức vâng lời chứng tỏ họ đã mất niềm tin rằng mọi lời Thiên Chúa phán ra đều là chân lý.
--------Và khi sai Con Một của Ngài đến làm hy tế chung quyết để đền tội cho nhân loại, Thiên Chúa đã ban một lệnh truyền cơ bản là “ Hãy tin vào Đấng Người đã sai đến” ( Ga 6, 29). Nhưng ai không vâng theo mệnh lệnh sau cùng này – những kẻ không tin – sẽ phải chịu án phạt đời đời là đứng ngoài Nhan Chúa. Còn những ai tin vào Đức Giêsu Kitô thì sẽ được nối lại mối quan hệ với Ngài!--------Dt 8,10: “ Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Ítxraen sau những ngày đó, Đức Chúa phán. Ta sẽ ghi vào lòng trí chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là Dân của Ta”.
--------Mối quan hệ với Thiên Chúa luôn dựa vào lòng tin – một niềm xác tín rằng những gì Thiên Chúa phán đều là sự thật. Thế nhưng để được coi là xác thực, niềm tin này phải sản sinh ra đức vâng lời. Điều kỳ diệu trong mối quan hệ của chúng ta ngày nay là Thiên Chúa đã ghi khắc lề luật của Ngài vào tâm khảm mọi người, ĐỒNG THỜI ban Thần Khí của Ngài để hướng dẫn và tạo thêm sức mạnh hầu giúp chúng ta có khả năng tuân thủ; “ Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi Thánh chỉ, tuân giữ c1c phán quyết cuả Ta và đem ra thi hành”( Ed 36, 27).
--------Nhờ tin vào Chúa Giêsu để được ơn tha tội, các bạn trở thành những “ thọ tạo mới”( 2 Cr 5, 17), với một con tim mới và một sức mạnh mới. Quả là diễm phúc biết bao! Nhờ ơn sủng, chúng ta được khôi phục lại toàn diện trong mối quan hệ vốn là mục tiêu để chúng ta được tạo dựng – một mối quan hệ yêu thương, tín thác và vâng phục.
--------Lời Chúa là chân lý! Hễ Ngài mời gọi, xin các bạn chớ lẩn tránh:
“ Ngày hôm nay, nếu các ngươi nghe tiếng Chúa, thì chớ cứng lòng”( Dt 3, 7).
--------Ngày hôm nay, nếu các bạn nghe tiếng Ngài, thì hãy tin và sẽ được phục hồi!
SỐNG MỘT ĐỜI SỐNG THÁNH THIỆN
SỐNG MỘT ĐỜI SỐNG THÁNH THIỆN
--------Trong bài “ Hãy tin và sẽ được phục hồi”, các bạn đã nghiền ngẫm về sự cần thiết phải tin những gì Thiên Chúa phán là chân lý. Ngài nói cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu là hy tế chung quyết để đền tội cho chúng ta, và những ai tin sẽ được ơn sống đời đời.
--------Cứu độ rõ ràng là một ơn sủng nhưng không của Thiên Chúa; “ Chính do ơn sủng và nhờ lòng tin mà anh em được ơn cứu độ”( Ep 2,8). Các bạn không thể làm gì để được ơn cứu độ, và giờ đây cũng không có gì chúng ta phải làm để bảo toàn ơn trọng ấy. Các bạn chỉ có mỗi việc là TIN, vì “ những ai ở trong Đức Kitô Giêsu thì không còn bị lên án nữa”( Rm 8, 1).
--------Cho dù chúng ta được tha tội và Chúa Giêsu hoàn toàn có đủ quyền năng để cứu chuộc mọi người – cho dù chúng ta sống trong ơn sủng và tuyệt đối không còn bị lên án nữa – tội lỗi trong đời sống chúng ta vẫn tạo ra hố ngăn cách tạm thời và làm cho mối quan hệ với Thiên Chúa trở nên căng thẳng. Do vậy, Kinh Thánh lặp đi lặp lại lời mời gọi ta sống thánh thiện: “ Như những người con biết vâng phục, anh em đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh em còn mê muội. Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em”( 1 Pr 1, 14-15). Trở nên thánh thiện là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống mỗi người; “ Anh em phải cố ăn ở hòa thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện”( Dt 12, 14).
--------Thế tại sao phải nhấn mạnh một nếp sống thánh thiện như vậy? Suy cho cùng, nếu được cứu chuộc là nhờ ơn Chúa thì mọi nỗi lực để nên thánh thiện sẽ không có vai trò nào trong sự cứu độ của chúng ta. Lời giải có thể tìm thấy trong việc xét lại mục đích của cuộc sống ngoài phạm vi ơn cứu độ:” Vì Thiên Chúa xót thương chúng, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người”( Rm 12, 1).--------2 Pr 1, 5-7: “ Chính vì thế, anh em hãy đem tất cả nhiệt tình, làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ, có đức độ lại thêm hiểu biết, có hiểu biết lại thêm tiết độ, có tiết độ lại thêm kiên nhẫn, có kiên nhẫn lại thêm đạo đừc, có đạo đức lại thêm tình huynh đệ, có tình huynh đệ lại thêm bác ái.”
--------Sau khi được cứu độ, chúng ta sống để phụng tự và tôn vinh Thiên Chúa; và điều này chỉ có thể làm được khi ta lớn lên trong đức tin và dâng mình như một hy tế sống động. Để cho của lễ đẹp lòng Chúa, bất cứ hy tế nào tự nó cũng phải tinh tuyền, và bất kỳ ai dâng tiến hy lễ ấy cũng phải thánh thiện. Do đó, khi “ đem tất cả nhiệt tình” để sống thánh thiện, các bạn không làm như vậy để được ban phát để giữ riêng ơn cứu chuộc: Chúng ta nỗ lực đển nên thánh vì muốn thật lòng phụng tự Cha Trên Trời qua từng nhịp tim trong đời sống của mình.
--------Các bạn phải luôn để mắt đến ân điển diệu kỳ của Thiên Chúa, một ân điển đã trao ban thuần túy do ơn sủng của Ngài. Giờ đây, kế hoạch của Cha là để chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Con Ngài và sống trong tình trang phượng thờ liên lỉ. Dự định của Chúa cho cuộc sống chúng ta là mọi người được nên chín chắn trong đức tin và phụng tự Ngài bằng cách sống một đời sống thánh thiện.
TÂN NƯƠNG YẾU DẤU VÀ CHUNG THỦY
TÂN NƯƠNG YẾU DẤU VÀ CHUNG THỦY
--------Trong bài “ Sống một đời sống thánh thiện”, các bạn thấy rằng mặc dầu được tự do trong Đức Kitô, chúng ta vẫn được kêu mời phải sống đạo đức. Đang khi tiếp tục đồng hành cùng Chúa Giêsu, các bạn được thôi thúc cố gắng đạt tới sự tinh tuyền trong việc phụng tự của mình, và đồng thời hiểu rằng không gì chúng ta thực hiện có thể làm tăng thêm ơn cứu độ của Người.
--------Có lẽ mối quan hệ này sẽ được thông hiểu tỏ tường hơn bằng cách ngẫm lại cuộc “ hôn nhân” giữa chúng ta với Đức Kitô. Thánh Phao lô viết :“Tôi đã đính hôn anh em với một người đột nhất là Đức Kitô”( 2Cr 11, 2). Khi hiến mạng Sống mình trên thập giá, Chúa Giêsu đã minh chứng Người yêu thương chúng ta – vốn là tân nương muôn thuở của Người – và “ KHÔNG CÓ GÌ tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”( Rm 8, 39). Người hứa “ sẽ không bỏ rơi hoặc ruồng bỏ” bất cứ ai( Dt 13, 5), và thậm chí “ nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín”( 2Tm 2, 13). Tình yêu của Người quả là hoàn thiện!
--------Tuy vậy, các bạn đừng bao giờ để tình yêu hoàn hảo của Chúa Giêsu sản sinh ra thói tự mãn. Chúng ta không phải lo sợ đánh mất Tân Lang hay xua đuổi Người, mà cũng không cần cầu cạnh Người chấp nhận. Nếu thật sự quán triệt lòng mến của Chúa Giêsu, chúng ta buộc phải đáp trả lại tình yêu ấy trong mọi sự ta làm, và sống sao để đem lại vinh quang và danh dự cho Người.
--------Khi con cái Ítxraen trở lòng với Thiên Chúa, tội vạ này tạo cho Ngài biết bao nỗi ưu phiền. Họ vốn dĩ là dân được tuyển chọn – là cô dâu mà Ngài đã kén chọn và hết lòng yêu dấu – thế nhưng họ lại tiếp tục mưu tìm một cuộc sống rời xa khỏi Thánh Nhan.
--------Ed 6, 9: “ Ta sẽ đập nát con tim ngoại tình của chúng, con tim đã lìa bỏ Ta; Ta cũng đập nát những con mắt ngoại tình của chúng, những con mắt con đã theo các ngẫu tượng.”
--------Ngày nay, nỗi đau khổ của Ngài vẫn tái hiện mỗi khi chúng ta cố giữ lại dầu chỉ là một phần nhỏ trong tâm hồn. Chúng ta được kết hôn với một Thiên Chúa đầy lòng nhân ái, Đấng đã hiến mạng sống mình để ta được sống; nhưng Thiên Chúa cũng là “ một ngọn lửa thiêu, một vị thần ghen tương”9 Dnl 4, 24). Khi để con tim cuốn hút theo những thú vui trần thế hay trở thành nô lệ cho các giá trị thế gian, chúng ta chẳng khác gì một cô dâu bội bạc; “ Các ngươi không biết rằng yêu thế gian là ghét Thiên Chúa sao?”( Gc 4,4).
--------Nhiều cuộc thảo luận nhằm mục đích xem tân nương của Đức Kitô phải có thái độ nào để được coi là “ chấp nhận được” đã không nhận ra yếu tính trong mối quan hệ này. Chúng ta phải yêu mến Người tha thiết! Và niềm khao khác lớn nhất phải là làm mọi sự đẹp lòng Tân Lang – chớ không tạo cho Người những mối ưu phiền với lối sống tối thiểu dựa trên những gì có thể “ chấp nhận được”. Chúng ta được phép làm mọi sự, song phải làm những gì mói tỏ bày cách thỏa đáng tình yêu của mình?
--------Các bạn hãy giữ trài tim được vẹn sạch và tận hiến với Chúa Giêsu. Hãy một lòng trung tín với Người và yêu mến Người HẾT cả tâm hồn.
Hãy cam kết sống những ngày còn lại
như một tân nương yêu dấu và chung thủy.
ĐỊNH MỆNH HOÀN HẢO CỦA CHÚNG TA
ĐỊNH MỆNH HOÀN HẢO CỦA CHÚNG TA
--------Qua thông điệp “ Đừng đập vào tảng đá”, các bạn đã thấy ông Môsê không chịu nghe lời Đức Chúa ra sao khi làm cho nước phun ra từ tảng đá. Ngài gọi tội bất tuân của Môsê là thiếu vắng lòng tin và đã trừng phạt ông có phần nghiệt ngã; “ Bởi vì các ngươi đã không tin vào Ta để biểu dương sự Thánh Thiện của Ta trước mắt con cái Ítxraen, nên các ngươi sẽ không được đưa đại hội này vào đất Ta ban cho chúng”( Ds 20, 12). Thiên Chúa đã không tiền định cho ông Môsê phải thất bại; trái lại, với quyền uy tối thượng của Ngài, Thiên Chúa cho ông được chọn cách nào tùy thích.
--------Non bốn mươi năm trước, Thiên Chúa đã để toàn thể con cái Ítxraen tự do quyết định cùng một trật tự như vậy. Đấy là lúc Ngài giải thoát họ khỏi ách nô lệ tại Ai Cập, và kế hoạch của Ngài – tức là số phận của dân được tuyển chọn – là đưa họ vào miền đất hứa tại Canaan. Nhưng sau khi nghe báo cáo của mười hai người trong đội do thám, dân đâm ra sợ hãi và bắt đầu phản đối( Ds 13, 25).
--------Thiên Chúa luôn quy tội cứng đầu cứng cổ cho tâm trạng thiếu đức tin và đức cậy; “ Dân này còn khinh thị Ta đến bao giờ nữa?”( Ds 14, 11). Ngài từng định “ dùng ôn dịch mà đánh phạt chúng”( Ds 14, 12). Thế nhưng Môsê nài xin Thiên Chúa xót thương:” Xin Ngài thứ tha lỗi lầm của dân này theo lượng cả ân nghĩa của Ngài”(Ds 14, 19). Thiên Chúa đã nhậm lời ông Môsê bởi Ngài quả là Đấng từ bi nhân hậu!--------Ds 14, 20-23: “ Ta tha thứ như lời người xin. Tuy nhiên, không một ai trong những ngươi đã thấy vinh quang của Ta và những dấu lạ Ta đã làm bên Ai Cập và trong sa mạc, nhưng đã thách thức Ta cả mười lần và đã không chịu nghe theo tiếng Ta – không một ai trong những ấy sẽ được thấy miền đất Ta đã thề hứa với cha ông chúng. Tất cả những ai khinh thị Ta sẽ không được thấy đất ấy.”
--------Ngày nay, những ai nhờ tin vào Chúa Giêsu mà lãnh nhận ơn được sống đời đời cũng đều là dân được tuyển chọn. Chúng ta đã tin và nguyện sống trong vâng phục ; và Thiên Chúa đã hứa tha thức cho dù ta lỡ không nghe lời Ngài hoặc thậm chí không HẾT LÒNG tin thác. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng có kế hoạch – một định mệnh – dành cho dân Ngài chọn; “ Vì những ai Ngài đã biết ừ trước, thì Ngài đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngài”( Rm 8, 29).
--------Cha Trên Trời đã biết chúng ta từ trước khi tạo dựng thế gian, và trong kế hoạch hoàn thiện của Ngài, đã tiền định cho chúng ta bước đi trong đức tin và ngày càng giống Chúa Giêsu hơn. Đồng thời, Ngài cũng cho ta được tự do lựa chọn. Hàng ngày, ta phải quyết định sống trong đức tin – tức là dốc lòng tin, cậy nơi Ngài. Hàng ngày, các bạn cất bước hoặc theo con đường vâng phục, hoặc theo lối đi hư hoại của tội khiên. Thật vậy, Thiên Chúa sẽ tha thứ, nhưng Ngài cũng sẽ không quên cho roi cho vọt!
--------Mỗi ngày các bạn hãy sống một đức tin “ xin vâng” và không ngớt tin rằng Lời Chúa là chân lý. Hãy phó thác cuộc sống mình cho bàn tay sửa dạy của Thiên Chúa và trông cậy Ngài dẫn dắt theo lộ trình định mệnh hoàn hảo của chúng ta.
PHỤNG SỰ NGÀI TRONG VÂNG PHỤC
PHỤNG SỰ NGÀI TRONG VÂNG PHỤC
--------Trong hai thông điệp vừa qua, chúng ta đã ngẫm lại sự cần thiết phải đồng hành cùng Thiên Chúa trong sự vâng phục không ngừng, nhằm tôn vinh Ngài và để được chiêm ngưỡng cái hay cái đẹp nhất của Ngài. Chương trình của Thiên Chúa là chúng ta phải tập sống trong Thánh Nhan và “ nên đồng hình dạng với Con Ngài”( Rm 8, 29). Có nghĩa ta phải chăm chú lắng nghe để nắm bắt lời Ngài chỉ dạy và theo bước Ngài dẫn dắt, chớ không chỉ nhắm mắt bước liều theo cái có vẻ là đường lối của Thiên Chúa.
--------Khoảng năm 1010 trước công nguyên, Đa vít được tấn phong làm vua Giu đa sau khi vua Saun tử trận. Độ bảy năm sau đó, toàn thể Ítxraen đều chấp nhận Đavít là vua mới. Một trong những hành động trước tiên của Đavít khi mới lên ngôi là cho rước HÒM BIA THIÊN CHÚA từ nhà ông Avinađáp về Giêrusalem. Đavít và các kỳ mục đều tin rằng nếu làm cho HÒM BIA trở thành trọng tâm chú ý của dân chúng, Thiên Chúa sẽ chúc phúc toàn thể Ítxraen.
--------Đây là một thời điểm mọi người đều rất hồ hởi. Người ta đặt HÒM BIA THIÊN CHÚA lên một cỗ xe mới do bò kéo, và hơn ba mươi ngàn tin binh Ítxraen “ vui đùa trước nhan Đức Chúa, với mọi thứ nhạc cụ bằng gỗ trắc bá, với đàn cầm đàn sắt, trống con, chũm chọe, thanh la”( 2 Sm 6, 5). Tuy vậy, ngay tại thời điểm phấn khích cao độ ấy, Thiên Chúa đã minh chứng sự cần thiết phải tuyệt đối vâng lời. --------2 Sm 6, 6-7: “ Khi đoàn người tới sân lúa Nakhôn, thì ông Út da giơ tay ra về phía HÒM BIA THIÊN CHÚA và giữ lại, vì bò trượt chân. Đức Chúa nổi cơn thịnh nộ với ông Út-da, và Thiên Chúa đánh phạt ông tại chỗ vì lầm lỗi đó. Ông chết tại đó, bên HÒM BIA THIÊN CHÚA .”
--------Hành động của ông Út-da là do thiện ý; trái lại, Thiên Chúa xem đây là điều “ bất kính”. Út-da khao khát phụng sự Chúa bằng cách giữ HÒM BIA khỏi đổ xuống đất. Khồn nỗi, Thiên Chúa đã không truyền cho ông làm như vậy. Thật thế, hành động của ông trực tiếp đi ngược với Lời Chúa.
--------Vào thời ông Môsê, Thiên Chúa đã chỉ thị rằng HÒM BIA phải được khiêng với những cây đòn bằng gỗ( Xh 25, 14-15), và những ai đụng tới các vật thánh sẽ phải chết( Ds 4, 15). Út-da nghĩ mình phải phục vụ bất cứ nơi nào có nhu cầu, và ông đã trả giá đắt cho tội bất tuân: bằng chính mạng sống mình.
--------Chúng ta phải học tập sao để thật nhạy bén với những gì Thiên Chúa chỉ dạy. Thậm chí các hành vi có vẻ đạo đức mà không phù hợp với Thánh Ý cũng được coi là tội. Các bạn đừng bao giờ cho rằng những gì trông “ có vẻ” thánh thiện và đạo hạnh đều thật sự đến từ Thiên Chúa. Cha Trên Trời sẽ luôn trung tín trong việc dẫn dắt chúng ta theo ý muốn hoàn thiện của Ngài. Thế nhưng các bạn phải sẵn lòng dành nhiều thời gian( thường là rất nhiều !) để phụng tự dưới chân Ngài, hiệp thông với Ngài trong sự cầu nguyện và bền đỗ chờ đợi Ngài chỉ dạy. Trong khi phụng sự Chúa, các bạn hãy dâng trọn lòng hăng say và sự nhiệt tình của mình, đồng thời luôn để Ngài dẫn dắt; và hãy phụng sự Ngài trong vâng phục!
NHƯỢNG LẠI ĐỂ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
NHƯỢNG LẠI ĐỂ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
--------Sau khi ông Giô-suê đưa con cái Ít-xra-en vào đất hứa, toàn bộ xứ sở được cai quản bởi hàng loạt thủ lãnh nối tiếp nhau. Thời kỳ các thủ lãnh kéo dài hàng m ấy trăm năm và chỉ chấm dứt lúc Samuel xuất hiện. Trọn đời, ngôn sứ hiến thân cho Đức Chúa. Thật vậy, mẹ Samuel đã dâng con cho Ngài ngay từ lúc ông còn trong bụng mẹ.
--------Trải qua nhiều năm, bà Anna cùng chồng đã cố gắng mọi cách để có một mụn con “mặc dầu Đức Chúa đã làm cho bà không sinh sản được”(1 Sm 1, 5). Như vậy, khát vọng có một đứa con đã kéo dài triền miên và đã trở thành nỗi ám ảnh trong cuộc sống của bà đến độ Ana không thể nghi gì khác; “Tâm hồn cay đắng, bà cầu nguyện với Đức Chúa và khóc nức nở”(1 Sm 1, 10).
--------Sau cùng, gánh nặng ưu phiền rồi cũng vơi đi; bà Ana khấn hứa rằng: “ Lạy Đức Chúa, nếu Ngài cho nữ tỳ Ngài một mụn con trai, thì con sẽ dâng nó cho Đức Chúa mọi ngày đời nó”( 1, Sm 1, 11). Thiên Chúa chấp nhận lời khấn của bà, và không lâu sau đó, bà mang thai. Vài năm sau khi Samuel chào đời, bà Ana đưa con đến tư tế Ê-li.--------1 Sm 1, 27-28: “ Tôi đã cầu nguyện để được đứa trẻ này, và Đức Chúa đã ban cho tôi điều tôi xin Ngưới. Đến lượt tôi, tôi xin nhượng nó lại cho Đức Chúa. Mọi ngày đời nó, nó sẽ được nhượng cho Đức Chúa.”
--------Lúc khấn hứa, Ana không còn tha thiết đến viễn cảnh đứa con sau này sẽ chăm lo săn sóc cho bản thân bà, mà hết lòng ao ước tôn vinh Thiên Chúa bằng cách nhượng Samuel cho Ngài. Để đáp lại, Thiên Chúa ban phúc cho bà sinh thêm năm đứa con, ba trai hai gái ( 1 Sm 2, 21). Ngài chúc púc cho Ana không phải vì lời hứa của bà – trái lại, Ngài chúc phúc cho Ana bởi lẽ tâm hồn bà khao khát tôn vinh Thiên Chúa sau khi Ngài chấp nhận lời khấn của bà.
--------Chúng ta phải tập rà soát lại mọi khía cạnh trong cuộc sống với cùng một nhãn quang như bà Ana. Các bạn không thể xây dựng được gì có giá trị bền vững với đôi tay của mình. Mọi thứ ta có – mọi yếu tố xác định chúng ta là ai – đều là ẩn điển của Thiên Chúa, bao hàm của cải, gai đình công ăn việc làm, trình độ học vấn, kỹ năng đặt biệt và tài giỏi cá nhân. HẾT THẢY những gì trong tay các bạn đều là ơn sủng do Thiên Chúa trao ban.
--------Rõ ràng chúng ta sẽ mắc tội kiêu ngạo nếu cho rằng các hồng ân bởi Thiên Chúa là do công trạng của mình; đồng thời cũng không kém phần xấu hổ nêu ta phủ nhận các ân tứ này – cho rằng chúng không có thật – và không sử dụng chúng để tôn vinh Ngài. Thiên Chúa luôn có chủ định khi Ngài ban các ơn lành; và cuộc đời chúng ta chỉ là một kiếp sống phiến diện nếu cố tình không màng đến chúng, hoặt chỉ dùng chúng cho các lợi ích hoặc lạc thú cá nhân.
--------Các bạn hãy tán tụng Cha Trên Trời bằng cách tiếp nhận đầy đủ các ân điển của Ngài, và rồi nhượng lại Ngài những gì Ngài đã độ lượng ban cho chúng ta. Hãy tán dương Thiên Chúa và quyết tâm sử dụng ngay cả ơn sống để đem lại vinh quang và danh dự cho Ngài. Thiên Chúa đã đổ tràn lên chúng ta những hồng ân kỳ diệu, những hồng ân mà chúng ta phải nhượng lại Ngài HẾT THẢY để đền ơn đáp nghĩa.
NHƯỢNG LẠI ĐỂ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
NHƯỢNG LẠI ĐỂ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
--------Sau khi ông Giô-suê đưa con cái Ít-xra-en vào đất hứa, toàn bộ xứ sở được cai quản bởi hàng loạt thủ lãnh nối tiếp nhau. Thời kỳ các thủ lãnh kéo dài hàng m ấy trăm năm và chỉ chấm dứt lúc Samuel xuất hiện. Trọn đời, ngôn sứ hiến thân cho Đức Chúa. Thật vậy, mẹ Samuel đã dâng con cho Ngài ngay từ lúc ông còn trong bụng mẹ.
--------Trải qua nhiều năm, bà Anna cùng chồng đã cố gắng mọi cách để có một mụn con “mặc dầu Đức Chúa đã làm cho bà không sinh sản được”(1 Sm 1, 5). Như vậy, khát vọng có một đứa con đã kéo dài triền miên và đã trở thành nỗi ám ảnh trong cuộc sống của bà đến độ Ana không thể nghi gì khác; “Tâm hồn cay đắng, bà cầu nguyện với Đức Chúa và khóc nức nở”(1 Sm 1, 10).
--------Sau cùng, gánh nặng ưu phiền rồi cũng vơi đi; bà Ana khấn hứa rằng: “ Lạy Đức Chúa, nếu Ngài cho nữ tỳ Ngài một mụn con trai, thì con sẽ dâng nó cho Đức Chúa mọi ngày đời nó”( 1, Sm 1, 11). Thiên Chúa chấp nhận lời khấn của bà, và không lâu sau đó, bà mang thai. Vài năm sau khi Samuel chào đời, bà Ana đưa con đến tư tế Ê-li.
<b>--------1 Sm 1, 27-28: “ Tôi đã cầu nguyện để được đứa trẻ này, và Đức Chúa đã ban cho tôi điều tôi xin Ngưới. Đến lượt tôi, tôi xin nhượng nó lại cho Đức Chúa. Mọi ngày đời nó, nó sẽ được nhượng cho Đức Chúa.”
</b>
--------Lúc khấn hứa, Ana không còn tha thiết đến viễn cảnh đứa con sau này sẽ chăm lo săn sóc cho bản thân bà, mà hết lòng ao ước tôn vinh Thiên Chúa bằng cách nhượng Samuel cho Ngài. Để đáp lại, Thiên Chúa ban phúc cho bà sinh thêm năm đứa con, ba trai hai gái ( 1 Sm 2, 21). Ngài chúc púc cho Ana không phải vì lời hứa của bà – trái lại, Ngài chúc phúc cho Ana bởi lẽ tâm hồn bà khao khát tôn vinh Thiên Chúa sau khi Ngài chấp nhận lời khấn của bà.
--------Chúng ta phải tập rà soát lại mọi khía cạnh trong cuộc sống với cùng một nhãn quang như bà Ana. Các bạn không thể xây dựng được gì có giá trị bền vững với đôi tay của mình. Mọi thứ ta có – mọi yếu tố xác định chúng ta là ai – đều là ẩn điển của Thiên Chúa, bao hàm của cải, gai đình công ăn việc làm, trình độ học vấn, kỹ năng đặt biệt và tài giỏi cá nhân. HẾT THẢY những gì trong tay các bạn đều là ơn sủng do Thiên Chúa trao ban.
--------Rõ ràng chúng ta sẽ mắc tội kiêu ngạo nếu cho rằng các hồng ân bởi Thiên Chúa là do công trạng của mình; đồng thời cũng không kém phần xấu hổ nêu ta phủ nhận các ân tứ này – cho rằng chúng không có thật – và không sử dụng chúng để tôn vinh Ngài. Thiên Chúa luôn có chủ định khi Ngài ban các ơn lành; và cuộc đời chúng ta chỉ là một kiếp sống phiến diện nếu cố tình không màng đến chúng, hoặt chỉ dùng chúng cho các lợi ích hoặc lạc thú cá nhân.
--------Các bạn hãy tán tụng Cha Trên Trời bằng cách tiếp nhận đầy đủ các ân điển của Ngài, và rồi nhượng lại Ngài những gì Ngài đã độ lượng ban cho chúng ta. Hãy tán dương Thiên Chúa và quyết tâm sử dụng ngay cả ơn sống để đem lại vinh quang và danh dự cho Ngài. Thiên Chúa đã đổ tràn lên chúng ta những hồng ân kỳ diệu, những hồng ân mà chúng ta phải nhượng lại Ngài HẾT THẢY để đền ơn đáp nghĩa.
MỘT TÌNH THƯƠNG CAO CẢ HƠN
MỘT TÌNH THƯƠNG CAO CẢ HƠN
--------Một trong những sứ điệp sau cùng ông Môsê gởi đến con cái Ít-xra-en là họ phải tuân thủ tất cả các điều răn của Thiên Chúa, và phải “ yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh( em), hết lòng hết dạ, hết sức anh(em)”( Dno 6,5). Khoảng một ngàn năm trăm năm sau, Chúa Giêsu xem giới răn này là trọng nhất trong các điều răn và Người còn nói thêm:” Còn điều răng thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là ‘ Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình ‘. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy “( Mt 22, 39-40). Yêu mến Thiên Chúa và yêu người thân cận là hai giới răn có thể tóm lược ý của Thiên Chúa muốn chúng ta phải sống như thế nào.
--------Trong đêm trước khi Người chịu nan trên thập giá, Chúa Giêsu đã ban cho các môn đệ một giới răn sau cùng:
--------Ga 15, 12-13: “ Đây la điều răn của Thầy: ‘ Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.”
--------Theo giới răn này, các bạn được kêu gọi không nhất thiết phải chết cho nhau về mặt thể lý( cho dù nhiều người ngày nay vẫn tiếp tục hy sinh tính mạng của họ để chúng ta được sống tự do). Trái lại, lời mời gọi phổ quát của Đức Kitô là chúng ta thí mạng sống bằng cách hy sinh các lợi ích cá nhân và coi trọng những nhu cầu của người khác hơn của bản thân(Pl 2, 3-4). Và ngược lại với cái chết thân xác vốn chỉ một lần, các bạn được kêu gọi hàng ngày thí mạng sống mình cho tha nhân, thậm chí khi họ không xứng đáng – ngay cả khi họ không đáng được ta yêu thương.
--------Thiên Chúa truyền cho chúng ta phải yêu thương khi Ngài đã yêu nhân loại trước; tình yêu của Ngài đi đôi với sự dấn thân và hy sinh trọn vẹn; “ Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài”( Ga 3, 16). Và tình yêu của Ngài cũng đồng nghĩa với lòng thương cảm và thứ tha tuyệt đối;” Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta”( Rm 5, 8)
--------Thánh Gioan Tông Đồ đã trải qua gần sáu mươi năm suy gẫm về lời của Đấng Cứu Độ và rồi đi đến kết luận: Tình yêu là một đặc tính xác định chúng ta là những người có lòng tin đích thực; “ Chúng ta biết rằng chúng ta từ cõi chết bước vào cõi sống, vì chúng ta yêu thương anh em. Kẻ không yêu thương thì ở lại trong sự chết”( 1 Ga 3, 14)
--------Thật vậy, các bạn phải yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương. Như thế có nghĩa các bạn yêu mà không phải bận tâm cân nhắc về tình trạng kinh tế, địa vị xã hội hay màu da sắc tộc của đối tượng mình yêu. Đức ái của chúng ta phải vượt lên trên giới tính, chủng tộc, văn hóa, THẬM CHÍ cả tín ngưỡng! Không bao giờ cố ý nhằm thỏa hiệp sứ điệp Sự Thật, chúng ta bắt đầu nhìn người khác với đôi mắt của Chúa Giêsu và tháo gỡ mọi rào chắn cản trở lòng mến của mình. Các bạn hãy bắt đầu yêu thật sự! Hãy bắt đầu mở rộng tâm hồn, sằn sàng hy sinh mạng sống mình mà yêu thương nhau với một tình thương cao cả hơn.
LẨN TRỐN TRONG ĐỐNG HÀNH LÝ
LẨN TRỐN TRONG ĐỐNG HÀNH LÝ
--------Ông Samuel dạo ấy tuổi đã xế chiều và không còn cáng đáng hiệu quả vai trò thủ lãnh trong Ítxraen. Các kỳ mục đòi hỏi ngôn sứ phải dựng lên một mô hình trị quốc mới cho dân; “ Xin ông lập cho chúng tôi một vua để xét xử chúng tôi, như tất cả các dân tộc”(1 Sm 8,5). Yêu cầu này thật ra là một dấu chỉ cho thấy chiều hướng suy sụp đáng buồn trong dân Chúa. Đòi hỏi phải có vua để cai trị họ “ như trong tất cả các dân tộc”, dân đang gạt bỏ kế hoạch của Thiên Chúa và chọn theo đường lối thế gian.
--------Thiên Chúa thất vọng bởi thái độ của con cái Ngài, song vẫn chấp thuận lời thỉnh cầu và bảo Samuel hãy xức dầu tấn phong Saun lên làm vua Ítxraen đầu tiên. Sa-un là “ một người trẻ và đẹp trai; trong số con cái Ítxraen, không có người nào đẹp trai hơn ông. Ông cao hơn toàn dân từ vai trở lên”( 1 Sm 9,2). Ngoại hình của Sa-un phản ánh cách hoàn hảo vẻ bên ngoài các giá trị trong Ítxraen thời đó.
--------Nghe Samuel thông báo, Sa-un rất ngạc nhiên khi biết mình được Thiên Chúa tuyển chọn; “ Tôi chẳng phải là một người Ben-gia-min, chi tộc nhỏ nhất trong Ítxraen sao? Thị tộc tôi chẳng phải là hèn mọn nhất trong các thị tộc của chi tộc Ben-gia-min sao? Sao ông lại nói với tôi như thế?”( 1 Sm 9, 21). Nỗi áy náy của Saun day dứt đến độ khi tới giờ phút trọng đại xức dầu phong vương, người ta đổ xô đi tìm ông mà không thấy ông đâu.----------------1 Sm 10,22: “ Họ lại thỉnh ý Đức Chúa:’ Thua còn người nào đến đây nữa không?’ Đức Chúa trả lời:’Nó đây rồi, nó đang lẩn trốn trong đống hành lý.’”
--------Mặc dầu vua Saun đã mắc phải nhiều lỗi lầm trong lúc tại vị, ta đừng quên ông chính là người được Thiên Chúa chọn cách riêng và được ban thêm sức mạnh hầu có khả năng thể hiện Thánh Ý. Nhưng Saun đã chứng tỏ mình thiếu năng lực trầm trọng và không bao giờ có thể lãnh đạo hiệu quả. Ông thường xuyên không tuân hành mệnh lệnh của Đức Chúa bởi lẽ ông quá cậy dựa vào khả năng hạn hẹp bản thân, thay vì tin tưởng vào quyền năng vô tận của Đấng đã gọi ông phụng sự.
--------Khi thiết lập quan hệ với Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ, mỗi người trong chúng ta cũng được tuyển chọn để thể hiện ý muốn của Người – và được Thánh Thần ban ơn sức mạnh để chu toàn mọi sự Người mong muốn cho cuộc sống chúng ta; “ Thật vậy, Đức Kitô đã lấy thần lực của Người mà ban tặng chúng ta tất cả những gì giúp chúng ta được sống và sống đạo đức”( 2 Pr 1, 3). Bất hạnh thay, phần đông chúng ta bước vào mối quan hệ này với quá nhiêu bao bị của quá khứ, luôn đè năng và ngăn trở quyết tâm phục vụ của mình.
--------Thế những hành lý nào chúng ta vẫn còn mang nặng trên vai, hay dùng để ẩn nấp khi Thiên Chúa cất tiếng kêu mời? Có lẽ đấy là các tội vạ cùng những điều thiếu sót từ thuở xa xưa( hoặc ngay cả chỉ gần đây thôi) khiến ta cảm thấy mình không xứng đáng để dấn thận phụng sự. Có lẽ đấy là những đau khổ và mất niềm tin vì một mối quan hệ bị đỗ vỡ. Có lẽ ta cũng cố chân thành phục vụ, nhưng sau một vài lầm lạc lại bỏ cuộc. Tuy vậy, KHÔNG GÌ có thể cản trở các bạn thể hiện Thánh Ý, hoặc bước theo lối Ngài dẫn dắt. Ngày hôm nay, chúng ta hãy tín thác nơi Chúa hết cả tâm can và đáp lại tiếng Ngài mời gọi. Hãy ngước nhìn lên Đức Kitô và thôi lẩn tránh trong đống hành lý!
ĐẾN MUÔN ĐỜI TA SẼ Ở VỚI NGƯƠI
ĐẾN MUÔN ĐỜI TA SẼ Ở VỚI NGƯƠI
--------Không lâu sau khi Giuse và các người anh qua đời, con cái Ítxraen bị cưỡng bách làm nô lê tại Ai Cập. Và qua nhiều thế kỷ, người Ai Cập đã áp bức dân thậm tệ:” Nhưng chúng càng hành hạ họ, thì họ càng nên đông đúc và lan tràn, khiến chúng đâm ra sợ con cái Ítxraen. Người Ai Cập cưỡng bách con cái Ítxraen lao động cực nhọc”( Xh 1, 12-13).
--------Đáp lại lời cầu xin, Thiên Chúa gọi ông Môsê bước ra giải phóng dân Ngài:” Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai người đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ítxraen ra khỏi Ai Cập.”( Xh 3, 10). Môsê cảm thấy mình không đủ sức đáp ứng tiếng gọi của Thiên Chúa; ông phân bua rằng Chúa có lẽ đã chọn lầm người ch oovị thế lãnh đạo này:” Con là ai mà dám đến với Pha-ra-ô và đưa con cái Ítxraen ra khỏi Ai Cập?”( Xh 3, 11).
--------Vào thời điểm ấy, lẽ ra Thiên Chua có thể ban cho ông Môsê những lời động viên nhằm xây dựng lại niềm tin nơi chính ông. Lẽ ra Ngài có thể nhắc nhở Môsê về tiềm năng to lớn của ông và khích lệ ông hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn và tự khẳng định mình hơn. Tuy nhiên. Sự thiếu “ tư tin” đã khiến Môsê trở nên người thật sự lý tưởng cho sứ vụ đó. Thật vậy, trong mỗi bước đi, ông cần cậy dựa vào Thiên Chúa, chớ không phải nơi sự hiểu biết của mình. Ngoài ra, vẫn có một chân lý mà Môsê phải am tường.
Xh 3, 12:” Và Thiên Chúa phán, ‘ Ta sẽ ở với ngươi.’”
Chỉ mỗi một điều mà Môsê cần phải thâm tín trong tim là không không đơn độc – ông cần thấu triệt rằng Thiên Chúa luôn ở bên cạnh ông.
--------Như một mệnh lệnh cuối cùng, Chúa Giêsu bảo các Thánh Tông Đồ, “ Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”(Mt 28,19). Người không hề dặn dò các ngài phải loan báo sứ điệp Tin Mừng ra sao, cũng không hề chỉ dạy các ngài phải đấu tranh với tình trạng thối chí như thế nào – Chúa Giêsu chỉ nói thêm:
“ Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”( Mt 28,20).
--------Mỗi khi đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, các bạn có thể yên trí rằng mình đang có( hoặc sẽ được ban phát) đầy đủ khả năng xứng hợp. KHÔNG BAO GIỜ Thiên Chúa lại mời gọi mà không cung cấp các khí cụ cần thiết để giúp các bạn chu toàn mọi sự trong kế hoạch của Ngài. Song thậm chí khi được trang bị đầy đủ, chúng ta cũng thường đâm ra nghi ngờ và sợ hãi – cũng vẫn thấy ngập ngừng trong bước đi kế tiếp. Thế nhưng các bạn VẪN SẼ tiến bước. Hoặc chúng ta tiếp tục bước theo đường lối thế gian, hoặc chúng ta bước theo Ngài trong đức tin và đức cậy.
--------Ngày hôm nay, cũng như mọi ngày, chúng ta phải lấy quyết định! Đang lúc chọn lựa con đường nào phải đi, các bạn hãy nhớ rằng Cha Trên Trời luôn ở bên cạnh để yêu thương và dẫn dắt chúng ta bước theo đường lối của Ngài. Các bạn hãy nhớ rằng Ngài đã mời gọi, đồng thời cũng đã trang bị và ban cho chúng ta một lời hứa:
“ Đến muôn đời Ta sẽ ở với ngươi!”.
HÃY CHIA SẺ HỒNG PHÚC CỦA NGÀI
HÃY CHIA SẺ HỒNG PHÚC CỦA NGÀI
---------Lúc bắt đâu ra đi rao giảng trên thế gian, Chúa Giêsu dạy ai có tai thì hãy nghe; Người chữa lành cho người bệnh tật và cho kẻ đói khát được ăn. Người cũng tuyển chọn mười hai Tông Đồ và sai các ông “ đến với các con chiên lạc nhà Ítxraen”( Mt 10, 6) và dặn dò các ông phải rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, chữa lành kẻ ốm đau và ăn ở như thế nào. Đang lúc chuẩn bị cho các môn đệ bước vào cánh đồng truyền giáo, Người truyền cho các ông phải giữ một tâm hồn độ lượng.
----Mt 10, 8: “ Anh em đã được cho không thì cũng phải cho không như vậy”.
---------Tất cả những gì ta có đều bởi bàn tay Thiên Chúa. Không gì ta có thể rêu rao tự mình đã giành được hay xứng đáng lãnh nhận. Nếu trên phượng diện nào đó, nội dung các bài suy niệm này đem lại phúc lộc bình an cho các bạn và giúp các bạn xích lại gần hơn với Thiên Chúa, tôi tha thiết và thỉnh cầu các bạn hãy nghĩ đến việc hiến tặng quyển sách cho người khác. Cha chúng ta ở trên trời sẽ được chúng tụng không ngừng nếu các bạn cũng trao lại nhưng không hồng phúc của Ngài!