Khi khẳng định rằng, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha “và Chúa Con”, người ta nhấn mạnh sự hợp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con theo tư cách là nguyên lý duy nhất nhiệm xuy Chúa Thánh Thần. Và khi khẳng định rằng Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha qua Chúa Con, người ta nhấn mạnh tha tính giữa Ngôi Cha và Ngôi Con, nghĩa là sự kiện Chúa Cha là nguyên lý của Chúa Con và là nguyên lý duy nhất “nguyên lý không nguyên lý” trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta cần phải dùng đến toàn bộ tập hợp của cả hai công thức này hầu có được lối diễn tả trọn vẹn của tín lý Công Giáo. Điều đó cũng bao hàm cả sự nhiệm sinh của Chúa Con và sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần thực chất được liên kết với nhau. Chúa Thánh Thần có mặt trong chính tác động nhiệm sinh của Chúa Con, chứ chẳng phải là Ngài sinh ra Chúa Con. Nhưng bởi vì Ngài nhiệm xuất từ Chúa Con trong tư cách là Chúa Con được Chúa Cha sinh ra. Khi sinh ra Chúa Con, Chúa Cha ban cho Chúa Con, để cùng với Ngài nhiệm xuy Chúa Thánh Thần; trong tư cách nào đó, thì điềâu này thuộc sự sinh ra của Chúa Con. Vì vậy, sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần tự nó liên kết với sự nhiệm sinh của Chúa Con. Giáo huấn về sự nhiệm sinh của Chúa Con đòi hỏi chúng ta đồng thời phải xét đến sự nhiệm xuy của Chúa Thánh Thần[1].
Do đó, chúng ta cần đưa vào một sự chính xác nền tảng cuối cùng. Sự nhiệm sinh của Chúa Con và sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần thì tuyệt đối “cùng một thời điểm”. Tính đồng thời này chính là đặc tính vĩnh cửu của Thiên Chúa và nó loại trừ mọi yếu tố thừa kế: Ngôi này có trước Ngôi kia. Tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Con không có lúc “khởi đầu”; để rồi sau đó mới có tương quan của các Ngài với Chúa Thánh Thần. Thomas d’Aquin giải thích chủ đề này: “Trong thực tại của Thiên Chúa, sự nhiệm sinh (của Chúa Con) không có bất cứ quyền ưu tiên nào đối với sự nhiệm xuất (của Chúa Thánh Thần), không có cách nào khác”[2]. “Sự nhiệm sinh của Chúa Con thì đồng vĩnh cửu với Đấng tác sinh là Chúa Cha. Vì thế, Chúa Cha không hiện hữu trước khi sinh ra Chúa Con; cũng thế, sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần cũng đồng vĩnh cửu với nguyên lý của mình [Chúa Cha và Chúa Con]. Vì vậy, Chúa Con đã không được nhiệm sinh trước khi Chúa Thánh Thần nhiệm xuất, nhưng cả hai Ngôi đó đồng vĩnh cửu”[3]. Giáo lý Công Giáo khẳng định một mối tương quan nguồn gốc thuần tuý của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Con, mối tương quan này không có sự phụ thuộc nào cũng như không có trước sau, nghĩa là một thứ tự nguồn gốc thuần tuý. Chúng ta cũng có thể diễn tả điều đó thế này: khi nhiệm sinh Chúa Con thì cùng với Chúa Con, nhiệm xuy Chúa Thánh Thần. Đó là điều chủ yếu. Giáo lý Công Giáo tự nó không gây ra một sự thu hẹp nào của Chúa Thánh Thần, kể cả trên bình diện học thuyết lẫn trên bình diện kinh nghiệm và thiêng liêng của Giáo Hội[4].
Người ta có thể đánh giá được rằng, sự dị biệt chính yếu giữa Giáo hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống hệ tại trong lối quan niệm về cách thức mà Chúa Cha là nguồn mạch trong Ba Ngôi. Đối với Chính thống, tính “nhất chủ” (monarchie) của Chúa Cha loại trừ việc Chúa Thánh Thần cũng nhiệm xuất từ Chúa Con. Đối với Giáo Hội Công Giáo, thì việc nhìn nhận Chúa Cha như “nguồn mạch và cội nguồn tất cả thần tính”[5] không loại trừ việc Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Nhưng sự nhìn nhận đó bao gồm cả việc nhiệm xuất khi khẳng định thứ tự cội nguồn giữa Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. “Trật tự vĩnh cửu giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa trong sự hiệp thông đồng bản thể bao hàm rằng, Chúa Cha là cội nguồn thứ nhất của Chúa Thánh Thần, với tư cách là “nguyên lý không nguyên lý”, nhưng cũng trong tư cách là Cha của Con duy nhất và cùng với Ngài là nguyên lý duy nhất nhiệm xuất Chúa Thánh Thần[6]. Đó chính là điều mà thánh Âutinh tuyên bố khi khẳng định Chúa Thánh Thần nhiệm xuất “chủ yếu” từ Chúa Cha: Chúa Cha là “nguyên lý duy nhất không nguyên lý” trong Ba Ngôi Thiên Chúa; về phía Công Giáo, thì đặc biệt mời gọi biểu lộ sự tìm kiếm có tính đại kết theo cách sâu xa hơn trong sự hoà hợp với truyền thống mà chúng ta đã cố gắng trình bày rằng, sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha và Chúa Con (a patre et Filio) không mâu thuẫn với việc nhìn nhận Chúa Cha như “nguyên lý vô nguyên lý” hay như “nguồn mạch” của tất cả thần tính[7].
[1]Cet aspect a déjà été souligné plus haut dans l'exposé de la paternité du Père.
[2] Saint Thomas d'Aquin, Écrit sur les Sentences, livre I, dist. 12, q. 1, a. 1. S'il y a une « priorité », celle-ci ne se trouve que dans notre « mode de connaître », « en fonction des similitudes que l'on trouve dans les créatures et qui sont déficientes pour représenter la génération et la procession telles qu'elles sont en Dieu ».
[3]. Saint Thomas d'Aquin, Somme de théologie, I, q. 36, a. 3, ad 3.
[4]Voir les observations nuancées de Yves Congar, Je crois en l'Esprit Saint, t. III, p. 271-276 ; La Parole et le Souffle, Paris, 1983, p. 179-187.
[5] Catéchisme de l'Eglise catholique, n° 245.
[6] Catéchisme de l'Eglise catholique, n° 248.
[7]Voir la « Clarification » du Conseil pontifical pour la promotion de l'unité des chrétiens, publiée en 1995 : « Les Traditions grecque et latine concernant la procession du Saint-Esprit », La Documentation catholique, 92, 1995, p. 941-945.